VietBest
Lục Sơn Thanh Khê - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Giải Trí và Nghệ Thuật / (Entertainment and Art) (https://vietbestforum.com/forum-42.html)
+--- Forum: Thơ Văn (https://vietbestforum.com/forum-60.html)
+--- Thread: Lục Sơn Thanh Khê (/thread-21548.html)



RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2021-12-17

CHUYỆN SINH TỬ NHƯ GIÓ THOẢNG MÂY TRÔI

Hôm qua người anh em Đỗ Nam Trung (Trung Nghĩa) bị nhà cầm quyền CSVN tuyên án 10 năm tù và 4 năm quản chế. Đây là “tăng 2” của anh, lần thứ nhất anh bị bắt hồi 2014 khi lấy tin tức về công nhân bạo động ở Bình Dương dịp Trung Quốc hạ đặt dàn khoan HD-981.

Đỗ Nam Trung là người khá kiệm lời trên mạng xã hội, nhưng quen biết và đồng hành cùng anh gần chục năm qua, tôi hiểu anh đã hi sinh, nỗ lực và dũng cảm như thế nào cho công cuộc đấu tranh vì tương lai Việt Nam dân chủ.

Đỗ Nam Trung đi đấu tranh bằng sự nhiệt tình và hồn nhiên riêng của anh ấy. Nhiều lần Đỗ Nam Trung thường giúp đỡ những anh em hoạt động khác khó khăn hơn bằng chính tiền anh ấy kiếm được. Nhưng chính bản thân anh ấy lại rất tự trọng chuyện tiền bạc. Có thể hiểu, nếu Trung Nghĩa có 10 đồng, mà phong trào hoặc anh em cần 15 đồng, anh ấy sẽ cố gắng vay mượn thêm 5 đồng cho đủ.

Vào những thời điểm Đỗ Nam Trung nguy cơ bị bắt, tôi đã nhiều lần khuyên anh ấy đi tị nạn. Nơi nào khác mà khó quá thì sang Thái tôi sẽ giúp đỡ hết mình, nhưng anh ấy đều từ chối và cố bám lấy đất nước. Với anh ấy, chuyện tù đày là mặc nhiên và bình thản đón nhận.

Có những người đấu tranh ở Việt Nam bằng tất cả sức lực của họ. Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, anh Lê Đình Lượng hay Đỗ Nam Trung, họ không ồn ào, không kể lể, nhưng những gì họ đóng góp thiệt là nhiều và đáng trân trọng.

Chúc những người anh em đang trong lao tù cộng sản luôn vững chí bền gan!

T Nguyen

[Image: EE361736-618-C-4-C00-A526-F707956839-A3.jpg]


RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2021-12-17

Những ngày tháng cuối năm, gió đông khắc nghiệt hơn.  Giáng Sinh gần về, ánh đèn lấp lánh trên cây Noel, tiếng lửa tí tách từ lò sưởi ấm áp cũng kg nguôi ngoai được một note nhạc buồn trong lòng.  Những người anh em, chiến hữu đang bị giam cầm trong song sắt nhà tù vì hai chữ Tự Do.  Buổi họp mặt chuyện trò qua mạng của chúng tôi, anh em chiến hữu từ mọi ngả trên địa cầu, những giọt nước mắt, tiếng nấc, tảng đá của sự bất lực, gần như vô vọng...

Con Đường Việt Nam còn lắm gian nan và nhiều hy sinh.  :(

Nhà văn Nguyễn Tường Thụy
Cựu quân nhân chống TC Lê Đình Lượng
Sinh viên ưu tú Nguyễn Viết Dũng
Luật Sư Nguyễn Bắc Truyển
Đỗ Nam Trung (tên gọi thân thương là Trung Nghĩa)
Thầy Giáo Nguyễn Năng Tĩnh

[Image: 0-FEE9-D05-F400-45-EF-91-C1-3-A70-BBC0819-B.jpg]





Trả lại đây cho nhân dân tôi
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn.

Trả lại đây cho anh quân nhân
Quyền được sống đời trai hùng
Quyền tự hào, tự tôn nòi giống
Là bảo vệ non nước Việt Nam
Là bảo vệ dân lành Việt Nam.

Trả lại đây quyền phúc quyết của toàn dân
Dân biết điều gì dân cần
Để tự do mưu cầu hạnh phúc.

Trả lại đây quyền chính đáng của người dân
Dân biết chọn gì cho mình
Cho thái bình non nước Việt Nam.


RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2021-12-17

“Nơi cuối cùng mà người ta có thể tin tưởng tìm ra được sự thật là trong một vở kịch hoặc trên bầu trời. Và sức mạnh không đến từ các tuyên ngôn, nó bùng lên từ sự im lặng của sự chịu đựng.”

Trích: Những Linh Hồn Trên Đá.

(Nơi đầu tiên thì cần quá nhiều nhân vật mà chẳng một ai còn đủ khả tín về độ trung thực khi đứng vào; nơi thứ hai thì quá xa vời so với khả năng chạm tới của con người, và vì thế, nó trở thành một không gian thoả đáng cho mọi sự nghi ngờ đều trở nên có cơ sở.)

Luân Lê

[Image: 143881658_10225212690883707_860501483786447956_o.jpg]


RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2021-12-17

SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA SOPHIA SCHOLL  VÀ PHẠM ĐOAN TRANG.

Sophia Magdalena Scholl  (9 tháng 5 năm 1921 - 22 tháng 2 năm 1943) là một sinh viên người Đức và nhà hoạt động chính trị chống phát xít Đức, hoạt động trong nhóm kháng chiến bất bạo động Hoa hồng trắng ở Đức quốc xã.

Cô bị kết tội phản quốc  sau khi bị phát hiện phát tờ rơi chống chiến tranh tại Đại học Munich (LMU) cùng với anh trai của cô, Hans. Vì hành động của mình, cô đã bị xử tử bằng máy chém. Kể từ  năm 1970, Scholl đã được tưởng nhớ  vì công lao kháng chiến chống Đức quốc xã.

Cô và các thành viên của White Rose bị bắt vì phát tờ rơi  tại Đại học Munich vào ngày 18 tháng 2 năm 1943. Scholls mang theo một vali đầy tờ rơi đến tòa nhà chính của trường đại học. Họ vội vã thả những chồng tờ rơi  trên hành lang trống để sinh viên tìm thấy khi họ rời khỏi phòng giảng.

Tại Tòa án trước Thẩm phán Roland Freisler vào ngày 22 tháng 2 năm 1943, Scholl  đã nói những lời sau:

"Rốt cuộc thì ai đó đã phải bắt đầu. Những gì chúng tôi viết và nói cũng được nhiều người khác tin tưởng. Họ chỉ không dám thể hiện bản thân như chúng tôi đã làm".

Vào ngày 22 tháng 2 năm 1943, Scholl, anh trai cô, Hans, và bạn của họ, Christoph Probst, bị kết tội phản quốc và bị kết án tử hình. Tất cả họ đều bị đao phủ Johann Reichhart chặt đầu bằng máy chém tại nhà tù Stadelheim ở Munich vài giờ sau đó, lúc 5 giờ chiều. Vụ hành quyết được giám sát bởi Walter Roemer, người đứng đầu thực thi của tòa án quận Munich. Các quan chức nhà tù đã rất ấn tượng trước sự dũng cảm của các tù nhân bị kết án, và cho họ hút thuốc lá  trước khi bị hành quyết.

Những từ cuối cùng được biết đến của Sophie là:

Làm sao chúng ta có thể mong đợi lẽ phải chiến thắng khi hầu như không có ai sẵn sàng xả thân vì chính nghĩa .... Đó là một ngày nắng chói chang, và tôi phải đi. Nhưng bao nhiêu người phải chết trên chiến trường trong những ngày này, bao nhiêu cuộc đời trẻ trung đầy hứa hẹn. Cái chết của tôi có vấn đề gì nếu hàng ngàn người được cảnh báo  bằng hành động của chúng tôi. Trong giới sinh viên chắc chắn sẽ có một cuộc nổi dậy.

Không có gì ô danh một dân tộc văn hiến hơn là khoanh tay chấp nhận sự cai trị của một tập đoàn lãnh đạo vô trách nhiệm và chỉ tuân theo những bản năng tăm tối. Chẳng phải mỗi con người trung thực ở đất nước này đều hổ thẹn vì chính phủ của mình đó sao, và ai lường nổi nỗi nhục trút xuống đầu con cháu chúng ta sẽ lớn đến mức nào khi bức màn che mắt chúng ta rơi xuống và những tội ác ghê tởm nhất và vượt xa mọi giới hạn sẽ được đưa ra ánh sáng? Nếu dân tộc này đã tha hóa và phân rã trong bản tính sâu thẳm nhất của mình, đến mức một ngón tay cũng không buồn đụng đậy, từ bỏ ý chí tự do, điều cao quý nhất mà con người sở hữu và nhờ đó mà đứng trên mọi loài vật – nếu dân tộc này đã mất hết mọi phẩm giá cá nhân và chỉ còn là một đám đông vô hồn và hèn nhát, vâng, nếu vậy thì dân tộc ấy xứng đáng diệt vong.

DHL

[Image: Capture-scholl-dt.png]


RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2021-12-18

Wow, một ngạc nhiên thú vị.  


THUẬN XƯƠNG - công ty sản xuất đàn Piano, đóng thùng, lắp ráp tại Saigon trước 1975.
****

Việt Nam từng sản xuất Piano? 


Piano MADE IN VIETNAM 1920 – 1975 
Thuận Xương Viet-Nam là hãng đàn Piano ở Sài Gòn – Chợ Lớn, với mẫu Piano mang tên Thuan-Xuong Viet-Nam và YAMANA (không phải YAMAHA). Hiện còn tồn tại rất rất ít ở Việt Nam.

Cây trong ảnh là tại nhà thờ Thủ Thiêm được giữ gìn bởi các sơ – những người góp phần bảo tồn nền văn hóa và lịch sử.  Cây đàn Thuan-Xuong Viet-Nam gần như còn nguyên viện. CEO của TAF là người thẩm định và hỗ trợ bảo tồn nó.   Piano Thuan-Xuong Viet-Nam là minh chứng cho kỹ thuật làm đàn của nước ta thời đó không thua kém bất cứ quốc gia nào. 

Theo người bảo tồn cây đàn, Thuan-Xuong Viet-Nam và YAMANA là xưởng đàn của người Hoa Chợ Lớn, âm thanh và hình dáng khá giống Yamaha, tên đàn viết là YAMANA nhưng hay đọc thành ya-ma-la (thói quen phát âm?) 
Nghe và ngắm đàn tại link: https://youtu.be/PtWA-99dF98 
theo TAF MUSIC




<3 <3
Sau năm 1975 số phận của cây đàn piano Thuận-Xương Việt-Nam cũng như xe hơi La Dalat và nhiều sản phẩm thương hiệu khác nữa đã chết tức tưởi mà nguyên do vì đâu chắc các bạn cũng hiểu.

FB Lê Văn Quý .
.
**** 
Anh FB Chien Phung cho biết thêm:

Hãng này sau 75 họ đã sang Pháp. Nếu nhớ không lầm nằm  góc đường Hùng Vương và Trần Hoàng Quân.

Lúc đầu họ làm đàn mang tên những hãng đàn của Pháp và Đức nhưng tên hơi khác một chút như Grabro thành Grabpo... Shimel thành Schimelvà chỉ 85 phím sau một thời gian họ mới lấy tin chính thúc là Thuận Xương và làm dủ 88 phím, sau 75 một số nghệ sĩ miền Bắc đã khen đàn này tiếng và độ nhậy của phím đàn hay hơn đàn của một só hãng đàn dân dụng của Nga trừ hiệu Tháng 10 đỏ (Red October)

[Image: 78-D90-DB7-F3-E9-4797-8-EAC-B10-EBEF8-D17-B.jpg]

[Image: 90408-AE3-8472-43-F6-8-A64-BC34-D0-F3067-C.jpg]

[Image: 9-BE36-CE0-EADE-44-B5-B6-A6-B101-B1733024.jpg]

[Image: A2677-F2-E-A19-F-49-FE-A6-DF-43464-D180-F9-B.jpg]


RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2021-12-19

“Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34)

Nhưng xin cứu con vì con đang bị tẩu hỏa nhập ma khi đọc cái ni ... 😨😵

Hình lượm tờ Kinh Thánh của đạo Minh râu.

[Image: 25446494-10213786651287728-3792462307071533521-n.jpg]


RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2021-12-19

Thường dặn lòng những điều như thế.

Thế nào gọi là có phước? 
– Tai không nghe chuyện thị phi, 
mắt không để ý việc tranh đấu, 
miệng không nói lời hại người.

Sao mới đáng vui mừng? 
– Trải qua nhiều lận đận vẫn không bị quật ngã, 
gặp hoàn cảnh đau khổ chí nguyện vẫn kiên cường.
 Tâm cảm nhận được ánh sáng, lòng mỗi ngày càng mở rộng.

Một năm phát sinh bao nhiêu chuyện, chuyện không tốt thì quên đi, chuyện ý nghĩa thì lưu giữ. Gặp phải vấn đề bực dọc nên nhanh chóng cho qua, việc làm mình khó chịu thôi đừng suy nghĩ mãi. Đời người vốn hình thành từ quên với nhớ, cuộc sống cần nên biết thêm – bớt đúng nơi, đúng lúc.

Mỗi ngày phát sinh bao chuyện không lường trước. 

Có vui, có buồn, có tức giận, có bất lực, có đau lòng, có khi lại cười không được khóc không xong, có lúc giải thích kiểu gì cũng không thể rõ ràng,…

Bất luận sự việc thế nào cũng đều là khảo nghiệm. Chỉ khi đối diện với sinh tử mới phát hiện ra tất cả đều là chuyện nhỏ, như khói bay qua mắt mà thôi.
Cứ cố gắng sống tốt, đừng để hổ thẹn với bản thân hiện tại & sau này!

Trần thế này chúng ta đi ngang qua rất thoáng chốc, sao không vui vẻ mà sống? Sinh mạng này chúng ta chỉ có một, sao không tận lực hết lòng? Khi biết thời gian còn lại không nhiều, phải chú ý sức khỏe, để lòng tới nội tâm, đừng bạc đãi bản thân quá mức. Nói thầm với chính mình: Bắt đầu từ hôm nay, phải sống thật thanh thản và vui vẻ mỗi ngày!

Từ Tâm

[Image: 244590002-4363170313731311-693008819460650460-n.jpg]


RE: Lục Sơn Thanh Khê - 005 - 2021-12-19

Hôm qua tới nay bị thầy Phai "đầu độc" vụ hàng bơm.
 Bay giờ nhìn những đóa thạch sen này tự dưng đa nghi. Shy


RE: Lục Sơn Thanh Khê - 005 - 2021-12-19

(2021-12-19, 05:45 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34)

Nhưng xin cứu con vì con đang bị tẩu hỏa nhập ma khi đọc cái ni ... 😨😵

Hình lượm tờ Kinh Thánh của đạo Minh râu.

[Image: 25446494-10213786651287728-3792462307071533521-n.jpg]

 Ở Việt Nam có cái khu du lịch gì gọi là Đại Nam.
 Lúc mới mở, có người chộp hình để lên mạng,
 thấy Hồ Ly Tịch ngồi trên cả ông Phật. Trên thực
 tế thì lý tưởng cộng sản là vậy mà. Đạo làm chủ ...
 nhưng nhà nước quản lý.  Shy


RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2021-12-20

(2021-12-19, 11:28 PM)005 Wrote: Hôm qua tới nay bị thầy Phai "đầu độc" vụ hàng bơm.
 Bay giờ nhìn những đóa thạch sen này tự dưng đa nghi. Shy

Hahaha, dạ quậy vòng vòng rồi cũng phải nhớ đạp thẳng để xe kg đâm vào cột điện chứ ạ.   Wink Lol


RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2021-12-20

Bạn tin chăng câu nói: " KHẨU   XÀ , TÂM  PHẬT " ?

Theo đạo Phật thì trong 10 nghiệp lớn của con người, có 4 nghiệp từ miệng gây ra đó là nói dối; nói lời hung ác; nói lưỡi đôi chiều và nói lời thêu dệt. 
Không khó để nhận thấy, đây là 4 lỗi khá dễ gặp trong những cuộc sống đời thường của mỗi người.

Chuyện "không nói có", chuyện "có nói không" thường chung một lý do là hòng đổ lỗi cho người khác, che giấu lỗi của mình. Loại khẩu nghiệp này thường dễ bắt gặp ở những môi trường hay va chạm về quyền lợi, trách nhiệm. 

Ngay ở môi trường công sở, chắc không khó để bạn thấy những câu chuyện vòng vo đổ trách nhiệm lên người khác , tránh bị phạt hay nhận "hộ" thành quả người khác. Tương tự, những lời thêu dệt hay những lời hung ác có mặt ở mọi nơi trong đời sống, đối tượng của nó có thể là bất cứ ai và có lẽ bất cứ ai trong chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân hoặc trở thành thủ phạm vào những khi chính mình không ngờ đấy.

 Có bao giờ, những câu chuyện "trà dư tửu hậu", bạn bàn về chuyện người khác nhưng thêm bớt vài tình tiết, phóng đại tí chút cho câu chuyện thêm kịch tính, cuốn hút?  Cứ nghĩ tán dóc cho vui nhưng chính như câu thêm thắt ấy lại có thể làm sai lệch hẳn vấn đề, khiến người nghe chuyện hiểu nhầm về người khác.

"Có cái đơn giản thế mà cũng không làm được, tao không có đứa con ngu như mày!" - " Đi đứng như thế à, có mắt như mù!"... 

Có rất nhiều câu mà khi phát ngôn, chúng ta không ý thức được hoàn toàn mà chỉ nghĩ nó như phương tiện để giải tỏa bức xúc trong lòng mình.
 Chính những lúc cáu giận, sân hận, tâm trí bị giận hờn mê mờ, người ta dễ nói ra những điều hung ác làm buồn lòng người khác, đặc biệt là những người thân yêu của mình.

Trong xã hội hiện nay, khẩu nghiệp không chỉ dừng ở lời nói trực tiếp như ngày xưa mà còn là những chia sẻ, bình luận bạn viết trên mạng xã hội. 

Sử dụng những lời độc ác, bịa chuyện, thô tục, xúc phạm đến người khác cũng có thể được xem là một dạng khẩu nghiệp. 

Thậm chí chỉ cần nhấp chuột tán thành, ủng hộ những lời ác ngữ đều nguy hiểm cả, vì nhiều lần làm như vậy, không ai kiểm soát, không ai khuyên nhủ nên lâu ngày sẽ trở thành một thói quen.

Ai cũng biết rằng vết thương trên thân thể dễ lành hơn vết thương gây ra bởi lời nói.  Và hậu quả của lời nói đôi khi còn nặng nề hơn rất nhiều so với những vết thương trên thân thể.

 Khẩu nghiệp từ các lời nói tạo ra những hậu quả xấu, làm hại cho chính người nói ra và những người liên quan.  Khẩu nghiệp còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, cả xã hội.

Có người cho rằng khẩu nghiệp đơn giản là một cách giải tỏa stress, có người bao biện rằng họ "khẩu xà, tâm Phật", họ chỉ nói như vậy chứ chẳng có ý hại ai.  Nhưng thực ra, nếu có tâm Phật thật, có lẽ họ sẽ cần cân nhắc kỹ càng hơn về lời ăn tiếng nói của mình. 

Trên thực tế, từ xưa đến nay đã có không ít những vụ việc thương tâm bắt đầu chỉ bằng những lời bông đùa đi quá giới hạn hay những lời ác ý. Hậu quả từ phía người nghe đã rõ, nhưng người nói ra lời khẩu nghiệp, liệu có hại gì mình không mà Phật giáo lại nhấn mạnh rằng đó là nghiệp báo lớn nhất?

 Theo như luật nhân quả của đạo Phật, đã gieo nhân thì ắt phải gặt quả, đã có nghiệp ắt phải trả.  Quả từ khẩu nghiệp đưa đến thường đến rất nhanh và sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người đó.

 Vì thế, một lời buông ra có tính chất khẩu nghiệp, người nói cũng sẽ chịu nhiều hậu quả, chứ không thể vô can, hoặc chẳng sao cả như người ta tự an ủi mình.

Khi ai đó nói lời ác độc, nói cho sướng miệng, toàn dùng những lời cay cú chửi bới nhục mạ người khác, bạo hành tinh thần người khác, trước hết, chính bản thân của người ấy đã thể hiện lối sống thiếu phẩm chất, sống kém đạo đức, văn minh trong lời nói, trong giao tiếp và dẫn đến hạ thấp uy tín tự thân.  Lâu dần, những người xung quanh sẽ dần dần xa lánh họ. Bạn có muốn ở gần ai đó mà luôn khiến bạn căng thẳng bởi năng lượng xấu từ những lời cay nghiệt không?

Những lời thêu dệt, dối trá cũng rất dễ gặp phản ứng. 

Những câu nói dối, dù chỉ để vui đùa hay trục lợi, khi bị phát hiện chân tướng cũng khiến bạn bị mọi người dè chừng, xa lánh, không còn tin tưởng vào bạn.  Lời nói dối có là tâm ý hay là ác ý thì đều là nghiệp xấu, làm tổn hại danh dự của chính bản thân bạn. 

Những người nói hai lời, lời khiêu khích châm chọc người khác, gợi lên tính tình đố kỵ của người khác luôn gây ra xích mích trong các mối quan hệ, cũng có thể bị trả thù hoặc bị ghét bỏ, lâu dần sẽ mất hết những mối quan hệ chân thành...

Trên hết, những người hay tạo khẩu nghiệp trong đời sống thường ngày cũng khó được người khác thương mến, thậm chí là bị đánh giá xấu bởi cách ứng xử thiếu tinh tế, thiếu văn hóa của mình. 

Đừng dương dương tự đắc cho rằng mình "an toàn" vì khẩu nghiệp chỉ để cho vui, vì nghe lời khó ưa vậy thôi chứ bạn là người tử tế.

 Bởi trong xã hội bận rộn này, không phải ai cũng kiên nhẫn dành cho ta thời gian để tìm hiểu về "tâm Phật" của ta khi vấp phải "khẩu xà" khi mới tiếp xúc.
Nếu thật sự có tâm Phật hiện diện bên trong bạn, hãy bộc lộ ra bằng lời nói cũng đẹp đẽ và tỏa hào quang ấm áp như thế, không phải vì ai khác, mà vì chính mình. 

Thả rông con rắn xảo ngôn ngoe nguẩy trong miệng mình, phun nọc vào cuộc đời (và gây họa cho chính mình), ai tin nổi vào tâm Phật của bạn đây?

********************

- Ít nói cho lòng được tịnh thanh
Cho tâm hoa nở đóa sen lành.
Nhiều lời, lắm lỗi, đa phiền não
Bao nhiêu rối rắm mãi vây quanh.
Ít nói quay về với tự tâm
Nương theo hơi thở niệm Phật thầm.
Sáu cửa cài then, phòng hộ ý
Tỉnh thức từng giây, dứt lỗi lầm.

Như Nhiên

[Image: EBDDB110-1-E8-D-442-A-95-F1-69-AAD49-AB333.jpg]


RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2021-12-20

Nháy mắt đã 8 năm rồi, tôi vẫn còn nhớ như in lần cuối cùng anh em chúng tôi cùng đứng trên sân khấu với vai trò MCee, điều khiển chương trình.  Giữa cái lạnh của mùa đông, anh đã trấn an tôi bằng những lời dặn dò trìu mến, "em làm được, cứ làm đi, có anh ở đây."  

https://postimg.cc/DSwMtxD0

Trước ngày ra đi, tôi đã đến chỗ làm việc của anh nơi mà anh em chúng tôi đã có nhiều buổi phỏng vấn, tâm tình chiến sĩ, lúc nào anh cũng dìu dắt đàn em từng chữ từng lời để chúng tôi thêm vững lòng tin vào bản thân mình.  Ngày hôm đó gặp anh, anh còn "mắng" tôi, "bệnh mà còn đi tới, ở nhà gọi phone cho anh được rồi ..."  Thật kg ngờ, chỉ một ngày sau, anh đã kg từ mà biệt chúng tôi... :'(

Trong đêm "Hát Cho Người Tỵ Nạn", tôi đã bật khóc nức nở trên sân khấu khi nói về những kỷ niệm của tôi và người anh đáng kính này.  Đến hôm nay khi xem lại những tấm hình, những video của anh em chúng tôi, tôi vẫn khóc... vì nhớ anh, vì những hoài bão, những ước mơ chưa trọn của anh.  Đêm nay, tôi lại kg cầm được nước mắt của mình.  We miss you!

He left us quietly
His thoughts unknown
But left us a memory
We are proud to own
So treasure him Lord
In your garden of rest
For when on earth
He was one of the best!

Bài viết cũ viết cho anh, người chiến binh kg cầm súng.
...

Người chiến binh "VNCH"

Mấy ngày qua đã có nhiều lời về việc phủ cờ cho anh Việt Dzũng.  Theo như lời chú Nam Lộc thì gia đình vì kg muốn "vi phạm" nguyên tắc đã được đặt ra trong nền VNCH.  Bên chống đối đưa ra lý luận rằng:   "VNCH là một quốc gia có hiến pháp, pháp luật có những thủ tục, nghi thức được quy định chặt chẽ cho dân, quân, cán, chính. Ngày nay VNCH và QLVNCH đã đi vào lịch sử nếu quý vị tin rằng chính nghĩa quốc gia là thực hữu trước tiên hãy tôn trọng những tín niệm và nghi thức thiêng liêng bất khả tư nghị của nền cộng hòa."

Sau 1975, khi Sài Gòn lọt vào tay CSBV.  Dinh Độc Lập của VNCH bị phá, dân quân cán chính, người thì tự sát, kẻ thì tù đày.  Khi thoát được đến bến bờ tự do, những người đã từng mặc quân phục đau đớn nói rằng, VNCH đã chết khi chiến tranh chấm dứt.  Có lẽ đối với họ, câu nói này rất đúng.  VNCH chỉ còn là một dòng lịch sử và những chiến binh anh dũng chỉ còn là một kỷ niệm đẹp của một thời.

Tuy nhiên, VNCH chưa hề bị bức tử và chiến tranh chống cs chưa hề chấm dứt, chiến sĩ vẫn đang chiến đấu từng ngày, từng giờ.  Tại sao ư ?  Đơn giản lắm, những người từng mặc áo chiến binh kg còn quân đội VNCH, kg còn cầm súng ra sa trường, đối với họ là dấu chấm hết.  Nhưng những người kg trưởng thành vào thời điểm để gia nhập quân đội, để cầm súng ra sa trường, để được mang huy hiệu Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm thì đối với họ làm sao có sự chấm hết.  Họ mang lý tưởng, tinh thần của một người lính "VNCH" trong trái tim và họ chiến đấu bằng tất cả nhiệt huyết của một người chiến sĩ kg tấc sắt trong tay cho một quốc gia, một dân tộc.  Họ là những người lính kg mặc quân phục, cũng chưa hề buông vũ khí đầu hàng.  Miêt mài suốt 38 năm, họ vẫn chiến đấu kg ngừng nghỉ, vẫn mang khí thế của một chiến binh với huy hiệu khắc bằng máu trong tim, "Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm".   Họ chiến đấu dưới lá quốc kỳ biểu tượng cho Tự Do, Dân Chủ.   

Việt Dzũng, anh đã chiến đấu bằng trí óc, tài năng, lòng nhiệt huyết đến hơi thở cuối cùng, sức khỏe kiệt kuệ.  Đúng, anh đã vị quốc vong thân, kg bằng súng đạn, nhưng anh đã làm việc vì đất nước, vì quê hương cho đến tàn hơi kiệt sức khi cuộc chiến vẫn còn đang ầm ĩ.  "Anh hùng tử sỉ" vì nước quên mình, anh đã làm tròn bổn phận của một người mang huy hiệu "Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm".   Giá như csBV kg cướp được Sài Gòn, có lẽ anh đã được Tổng Thống "VNCH" trao huân chương danh dự và khi nằm xuống, lá quốc kỳ mà anh đã gói trọn linh hồn và trái tim trong những ngày tháng làm người sẽ ấp ủ quan tài của một anh hùng tử trận.

Những ai bảo rằng VNCH đã chết, họ đã buông súng, thua cuộc, bỏ đi tìm tự do, "VNCH" chỉ còn là một hoài niệm.  Còn anh và đồng đội của anh, "VNCH" vẫn còn đó, cuộc chiến chưa kết thúc, các anh chưa đầu hàng, các anh vẫn đánh, đánh cho đến tàn hơi.   Anh là một chiến binh với tinh thần "VNCH" đã hy sinh cho quê hương, dân tộc, đã để lại tấm gương anh dũng cho hậu thế nối gót và tiếp tục chiến đấu để giành lại toàn cõi Việt Nam cho con dân Việt.  Anh chính là một quân nhân chân chính, tận trung với nước nhà, dũng mãnh trước quân thù.  "Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm", huy hiệu này anh thật xứng đáng mang trên mình.

Tâm bút tuổi trẻ
Lanney Tran 
31-12-2013






RE: Lục Sơn Thanh Khê - 005 - 2021-12-20

(2021-12-20, 03:33 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Bạn tin chăng câu nói: " KHẨU   XÀ , TÂM  PHẬT " ?

Theo đạo Phật thì trong 10 nghiệp lớn của con người, có 4 nghiệp từ miệng gây ra đó là nói dối; nói lời hung ác; nói lưỡi đôi chiều và nói lời thêu dệt. 
Không khó để nhận thấy, đây là 4 lỗi khá dễ gặp trong những cuộc sống đời thường của mỗi người.

Chuyện "không nói có", chuyện "có nói không" thường chung một lý do là hòng đổ lỗi cho người khác, che giấu lỗi của mình. Loại khẩu nghiệp này thường dễ bắt gặp ở những môi trường hay va chạm về quyền lợi, trách nhiệm. 

Ngay ở môi trường công sở, chắc không khó để bạn thấy những câu chuyện vòng vo đổ trách nhiệm lên người khác , tránh bị phạt hay nhận "hộ" thành quả người khác. Tương tự, những lời thêu dệt hay những lời hung ác có mặt ở mọi nơi trong đời sống, đối tượng của nó có thể là bất cứ ai và có lẽ bất cứ ai trong chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân hoặc trở thành thủ phạm vào những khi chính mình không ngờ đấy.

 Có bao giờ, những câu chuyện "trà dư tửu hậu", bạn bàn về chuyện người khác nhưng thêm bớt vài tình tiết, phóng đại tí chút cho câu chuyện thêm kịch tính, cuốn hút?  Cứ nghĩ tán dóc cho vui nhưng chính như câu thêm thắt ấy lại có thể làm sai lệch hẳn vấn đề, khiến người nghe chuyện hiểu nhầm về người khác.

"Có cái đơn giản thế mà cũng không làm được, tao không có đứa con ngu như mày!" - " Đi đứng như thế à, có mắt như mù!"... 

Có rất nhiều câu mà khi phát ngôn, chúng ta không ý thức được hoàn toàn mà chỉ nghĩ nó như phương tiện để giải tỏa bức xúc trong lòng mình.
 Chính những lúc cáu giận, sân hận, tâm trí bị giận hờn mê mờ, người ta dễ nói ra những điều hung ác làm buồn lòng người khác, đặc biệt là những người thân yêu của mình.

Trong xã hội hiện nay, khẩu nghiệp không chỉ dừng ở lời nói trực tiếp như ngày xưa mà còn là những chia sẻ, bình luận bạn viết trên mạng xã hội. 

Sử dụng những lời độc ác, bịa chuyện, thô tục, xúc phạm đến người khác cũng có thể được xem là một dạng khẩu nghiệp. 

Thậm chí chỉ cần nhấp chuột tán thành, ủng hộ những lời ác ngữ đều nguy hiểm cả, vì nhiều lần làm như vậy, không ai kiểm soát, không ai khuyên nhủ nên lâu ngày sẽ trở thành một thói quen.

Ai cũng biết rằng vết thương trên thân thể dễ lành hơn vết thương gây ra bởi lời nói.  Và hậu quả của lời nói đôi khi còn nặng nề hơn rất nhiều so với những vết thương trên thân thể.

 Khẩu nghiệp từ các lời nói tạo ra những hậu quả xấu, làm hại cho chính người nói ra và những người liên quan.  Khẩu nghiệp còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, cả xã hội.

Có người cho rằng khẩu nghiệp đơn giản là một cách giải tỏa stress, có người bao biện rằng họ "khẩu xà, tâm Phật", họ chỉ nói như vậy chứ chẳng có ý hại ai.  Nhưng thực ra, nếu có tâm Phật thật, có lẽ họ sẽ cần cân nhắc kỹ càng hơn về lời ăn tiếng nói của mình. 

Trên thực tế, từ xưa đến nay đã có không ít những vụ việc thương tâm bắt đầu chỉ bằng những lời bông đùa đi quá giới hạn hay những lời ác ý. Hậu quả từ phía người nghe đã rõ, nhưng người nói ra lời khẩu nghiệp, liệu có hại gì mình không mà Phật giáo lại nhấn mạnh rằng đó là nghiệp báo lớn nhất?

 Theo như luật nhân quả của đạo Phật, đã gieo nhân thì ắt phải gặt quả, đã có nghiệp ắt phải trả.  Quả từ khẩu nghiệp đưa đến thường đến rất nhanh và sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người đó.

 Vì thế, một lời buông ra có tính chất khẩu nghiệp, người nói cũng sẽ chịu nhiều hậu quả, chứ không thể vô can, hoặc chẳng sao cả như người ta tự an ủi mình.

Khi ai đó nói lời ác độc, nói cho sướng miệng, toàn dùng những lời cay cú chửi bới nhục mạ người khác, bạo hành tinh thần người khác, trước hết, chính bản thân của người ấy đã thể hiện lối sống thiếu phẩm chất, sống kém đạo đức, văn minh trong lời nói, trong giao tiếp và dẫn đến hạ thấp uy tín tự thân.  Lâu dần, những người xung quanh sẽ dần dần xa lánh họ. Bạn có muốn ở gần ai đó mà luôn khiến bạn căng thẳng bởi năng lượng xấu từ những lời cay nghiệt không?

Những lời thêu dệt, dối trá cũng rất dễ gặp phản ứng. 

Những câu nói dối, dù chỉ để vui đùa hay trục lợi, khi bị phát hiện chân tướng cũng khiến bạn bị mọi người dè chừng, xa lánh, không còn tin tưởng vào bạn.  Lời nói dối có là tâm ý hay là ác ý thì đều là nghiệp xấu, làm tổn hại danh dự của chính bản thân bạn. 

Những người nói hai lời, lời khiêu khích châm chọc người khác, gợi lên tính tình đố kỵ của người khác luôn gây ra xích mích trong các mối quan hệ, cũng có thể bị trả thù hoặc bị ghét bỏ, lâu dần sẽ mất hết những mối quan hệ chân thành...

Trên hết, những người hay tạo khẩu nghiệp trong đời sống thường ngày cũng khó được người khác thương mến, thậm chí là bị đánh giá xấu bởi cách ứng xử thiếu tinh tế, thiếu văn hóa của mình. 

Đừng dương dương tự đắc cho rằng mình "an toàn" vì khẩu nghiệp chỉ để cho vui, vì nghe lời khó ưa vậy thôi chứ bạn là người tử tế.

 Bởi trong xã hội bận rộn này, không phải ai cũng kiên nhẫn dành cho ta thời gian để tìm hiểu về "tâm Phật" của ta khi vấp phải "khẩu xà" khi mới tiếp xúc.
Nếu thật sự có tâm Phật hiện diện bên trong bạn, hãy bộc lộ ra bằng lời nói cũng đẹp đẽ và tỏa hào quang ấm áp như thế, không phải vì ai khác, mà vì chính mình. 

Thả rông con rắn xảo ngôn ngoe nguẩy trong miệng mình, phun nọc vào cuộc đời (và gây họa cho chính mình), ai tin nổi vào tâm Phật của bạn đây?

********************

- Ít nói cho lòng được tịnh thanh
Cho tâm hoa nở đóa sen lành.
Nhiều lời, lắm lỗi, đa phiền não
Bao nhiêu rối rắm mãi vây quanh.
Ít nói quay về với tự tâm
Nương theo hơi thở niệm Phật thầm.
Sáu cửa cài then, phòng hộ ý
Tỉnh thức từng giây, dứt lỗi lầm.

Như Nhiên

[Image: EBDDB110-1-E8-D-442-A-95-F1-69-AAD49-AB333.jpg]

 5 xấu chứng đói. 5 mà đói là không làm được gì cả, bực dọc và rầy rà người chung quanh. Cả mẹ lẫn người phụ nữ trong nhà đều than phiền. Cứ đói bụng là quạu quọ, cáu có, ăn nói thô lỗ, vô duyên. Có gọi là khẩu nghiệp hâm? Anh 5 thì hay nói thằng này khẩu nghiệp nặng nề nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. 
Happy-smiley-emoticon


RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2021-12-21

(2021-12-20, 10:32 PM)005 Wrote:  5 xấu chứng đói. 5 mà đói là không làm được gì cả, bực dọc và rầy rà người chung quanh. Cả mẹ lẫn người phụ nữ trong nhà đều than phiền. Cứ đói bụng là quạu quọ, cáu có, ăn nói thô lỗ, vô duyên. Có gọi là khẩu nghiệp hâm? Anh 5 thì hay nói thằng này khẩu nghiệp nặng nề nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. 
Happy-smiley-emoticon

Lol 

Dạ ngũ ca nghĩ sao ạ?  “Mình biết mình mới là giác ngộ.”   😁


RE: Lục Sơn Thanh Khê - Sao Chổi - 2021-12-21

(2021-12-19, 05:45 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34)

Nhưng xin cứu con vì con đang bị tẩu hỏa nhập ma khi đọc cái ni ... 😨😵

Hình lượm tờ Kinh Thánh của đạo Minh râu.

[Image: 25446494-10213786651287728-3792462307071533521-n.jpg]

Astonished-face4 Lol Lol