Im Lặng Còn Vang - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Giải Trí và Nghệ Thuật / (Entertainment and Art) (https://vietbestforum.com/forum-42.html) +--- Forum: Truyện (https://vietbestforum.com/forum-61.html) +--- Thread: Im Lặng Còn Vang (/thread-22194.html) |
RE: Im Lặng Còn Vang - Ech - 2021-07-12 Đúng là vô duyên RE: Im Lặng Còn Vang - TTTT - 2021-07-12 (2021-07-12, 05:34 PM)LýMạcSầu Wrote: Chào NL, thôi NL hỏi đi, tui hỏi ổng chửi Nói giởn thôi chứ tui dễ bị ổng chửi nhất, tưởng là bị "chai" luôn rồi mà còn sợ nữa huống chi là sis! ...Muốn chọc ông Ech cho ổng nhẩy nhổm thôi chứ tui không dám nói thêm nữa đâu. Chưa chi nữa mà ổng đã nói tui vô duyên rồi kìa! RE: Im Lặng Còn Vang - Ech - 2021-07-12 Một phụ nữ giàu có sau một lần đi công tác về nhà sớm hơn dự định đã bắt quả tang chồng mình đang "mây mưa" với một cô gái khác. Vô cùng tức giận chị ta đuổi cô gái ra khỏi nhà rồi vừa khóc vừa mếu máo hỏi chồng: Tại sao anh lại hư hỏng đến mức đó? Anh phải ký ngay vào đơn ly dị cho tôi. Anh chồng lúng túng, ngượng ngùng: Em, anh xin em... Em cho anh giải thích.... Chuyện hoàn toàn không như em nghĩ đâu, anh mong em nghe hết để hiểu cho anh. - Được, tôi cho anh nói nốt lần này. Và nhớ rằng đây là lần cuối cùng tôi chịu đựng để nghe anh trình bày - Cô vợ giằn giọng - Anh chồng bắt đầu bài tự bào chữa như sau: Chiều hôm nay, lúc đi làm về anh gặp một cô gái đứng vẫy xe, trông dáng điệu rất khổ sở. Anh cho cô ấy lên xe, trên đường đi anh để ý thấy cô ấy hơi gầy, run nhẹ và bộ đồ trên người cô ta bẩn và có một số chỗ bị rách. Anh hỏi, thì cô ấy nói là: do cãi nhau với chồng và bị đuổi ra khỏi nhà, đã 3 hôm cô ấy chưa ăn gì và chưa được tắm rửa. Thương cảm với một mảnh đời bất hạnh tội nghiệp anh chở cô ấy về nhà mình. Anh pha một cốc sô cô la nóng mà em nói là em kiêng vì uống vào sẽ béo nhanh và đưa cho cô ta, cô ấy vồ lấy uống một hơi, hết sạch. Sau đó, anh bảo cô ấy đi tắm. Lúc cô ấy tắm, anh đã vứt hết mấy cái đồ rách và hôi hám của cô ấy vào sọt rác. Cô ấy tắm xong anh dắt cô ta đến trước tủ quần áo của em, chọn cho cô ấy cái quần bò em mua 4 năm trước mà chưa mặc một lần, vì em bảo mặc chật. Xong anh còn tìm thấy bộ đồ lót còn trong hộp mà anh mua tặng em vào dịp Noel cách đây mấy năm, mà em bĩu môi chê anh là không có mắt thẩm mỹ. Cô ấy mặc lên người mình rồi thì anh lại tìm thấy một cái áo sơ mi rất sexy của em gái anh tặng em, mà em cũng cố tình không mặc để chọc tức em anh. Sau cùng anh đưa cho cô ta đôi giày hàng hiệu chúng mình cùng đi shopping và mua mà em cũng không chịu đi vì ai đó cùng cơ quan em cũng có đôi giày như vậy. Lúc tiễn cô ấy ra đến cửa, cô ấy khóc thút thít và cám ơn anh đã cho cô ấy nhiều đồ không dùng của em trong lúc cô ấy khó khăn. Rồi cô ấy hỏi còn cái gì mà chị lâu rồi không dùng nữa không? Và anh đã cho cô ấy nốt cái mà lâu nay em cũng không dùng tới... <<Sưu tầm>> RE: Im Lặng Còn Vang - SugarBabe - 2021-07-13 (2021-07-12, 02:11 PM)Ech Wrote:(2021-07-12, 02:11 PM)Ech Wrote: FB MỖI NGÀY 1 TRANG SÁCH RE: Im Lặng Còn Vang - abc - 2021-07-13 im lặng mà còn vang thì cái giống gì mà không vang , phải hôn tính triết lý ba xu một tí ti ... mà thôi lâu lâu đọc lại NNT cũng còn bình dân mà sâu sắc RE: Bông Hoa Tình Nở Muộn - anattā - 2021-07-14 (2021-07-12, 10:37 AM)Ech Wrote: Bông Hoa Tình Nở Muộn Có lẽ đây là truyện ngắn được phóng tác từ một vài sự kiện thật. Hoặc cũng có thể là quan niệm về ái tình của người viết. Quan niệm của nữ tác giả trông tương tự như thần tượng NB của bạn 3Ech. Thỉnh thoảng cũng bắt gặp đâu đó có những người đàn bà có tâm hồn hay tư tưởng về tình yêu chín chắn như thế này. Tình cảm lớn dần theo năm tháng do sự hiểu biết lẫn nhau. Có như thế thì may ra cuộc tình mới được êm ấm và bền bỉ. Còn thiếu đi sự hiểu biết lẫn nhau thì đời sống tình yêu của cả hai dễ gây ra xung đột, đau khổ. Đọc truyện ngắn này, tôi nhớ lại câu nói có lẽ phù hợp với tình cảnh thương thương mến mến trong lặng lẽ của cô gái trong truyện. :) -- Cái lạc thú của tình yêu âm thầm có những nỗi chua xót, nhưng cũng có những hạnh phúc êm đềm đằm thắm. Thêm một câu nữa của Barthe: -- Tình yêu thành thật làm cho người đàn bà trở nên kín đáo và ít bộc lộ. RE: Im Lặng Còn Vang - Ech - 2021-07-14 Đôi lúc tui nghĩ có dịp nói chuyện với thần tương Như Biển của tui sẽ thú vị hay thất vọng? Có những người viết rất hay, nhưng khi nói chuyện lại rất ngây ngô, hay khi hành xử lại càng tức cười vì chả giống gì với những gì họ viết. RE: Im Lặng Còn Vang - phai - 2021-07-14 (2021-07-14, 10:24 AM)Ech Wrote: Đôi lúc tui nghĩ có dịp nói chuyện với thần tương Như Biển của tui sẽ thú vị hay thất vọng? Có những người viết rất hay, nhưng khi nói chuyện lại rất ngây ngô, hay khi hành xử lại càng tức cười vì chả giống gì với những gì họ viết. Tao nhớ có một nàng chưa là thần tượng nhưng mày cũng khá ái mộ rồi khi được nhìn thấy hình thật của nàng chưa qua apps tu sửa, mày té ngửa vì thất vọng . RE: Im Lặng Còn Vang - Ech - 2021-07-14 (2021-07-14, 10:38 AM)phai Wrote: Tao nhớ có một nàng chưa là thần tượng nhưng mày cũng khá ái mộ rồi khi được nhìn thấy hình thật của nàng chưa qua apps tu sửa, mày té ngửa vì thất vọng . haha, nhớ vụ này. Thất vọng là một chuyện, nhưng không còn đọc nữa vì một chuyện khác. Số là cô nàng biến chất, tối ngày cứ lồng vào các bài viết các quảng cáo, dù khéo léo cở nào đi nữa thì đó vẫn là các quảng cáo, không hơn không kém. Một bài viết dù hay cỡ nào nhưng để đồng tiền điều khiển như vậy thì trở thành giả tạo, như cái nhan sắc hiện tại của cô ta vậy RE: Im Lặng Còn Vang - Ech - 2021-07-23 BÉ NGẦN. Bố tôi vẫn thường nói với tôi: “Nó khổ hơn con rất nhiều, con đừng ganh tị với nó.” “Nó” là bé Ngần, con bé lang thang không có cha mẹ được bà tôi đem về nuôi trong một lần bà đi tàu từ Sài Gòn về. Bà tôi kể: lúc thấy nó ngơ ngơ ngác ngác một mình trên sân ga, quần áo rách rưới bẩn thỉu, bà tôi động lòng hỏi han nó thì không hiểu sao nó oà khóc đòi đi theo bà tôi. Nó chẳng nhớ tại sao nó đến được đây. Nó cũng chẳng nhớ nó tên gì. Bắt đầu từ ngày đó, cuộc sống đang êm ả của tôi bị đảo lộn lung tung cả lên. Ðầu tiên là mấy con búp bê xinh đẹp. Mẹ tôi bảo: “Con cho nó chơi với”. Rồi hộp đồ xếp hình tôi vẫn cất cẩn thận trong thùng giấy các tông. Bố tôi bảo: “Con hãy chơi chung với nó”. Bực nhất là nó chẳng thèm xin chơi với tôi. Nó đứng trân trân, tròn đôi mắt nhìn tôi. Nó muốn tất cả đồ chơi của tôi ư? Ðừng hòng … Tới năm đầu đi học nó mới được bố tôi đặt cho cái tên là Ngần. Cả nhà gọi nó là bé Ngần. Nó quen dần với cái tên mới. Khi được gọi “Ngần ơi”, nó toét miệng cười. Nó gọi bà tôi bằng bà, gọi bố tôi bằng bố. Nghe ngọt không? Tôi nhiều lần quát nó: “Bà mày à? Bà của tao chứ… Bố tao chứ. Bố mày ấy à, đang ở ...” Tôi chỉ tay về rặng núi xa tít phía chân trời. Nó nhìn theo, bần thần gạ tôi: “Cho em chung bà với… chung bố với …”. Có thế chứ. Cuối cùng nó cũng hiểu thân phận nó và đã ngoan ngoãn xin tôi. Ở làng tôi, rất nhiều cây xoan. Tháng Hai, hoa xoan thả hương thơm ngát, rụng tím cả các phiến đá lát đường. Những hàng rào cúc tần xanh mơn mởn trong mưa bụi mùa xuân. Dây tơ hồng vàng quấn quýt đan vào nhau hứng những cánh hoa xoan li ti như những vỏ trấu màu tím rơi nhẹ. Tôi với bé Ngần chơi trò công chúa về làng. Nó luôn bắt tôi làm công chúa. Làm công chúa được đeo vòng vàng (vòng vàng làm bằng dây tơ hồng). Nó cẩn thận “trang điểm” cho tôi xong rồi nghiêng ngó cười ngặt nghẽo: “Chị Huyền giống hệt công chúa nhé”. Công chúa như thế nào tôi không biết. Có gì khác lũ con gái bình thường chúng tôi? Tôi làm bộ sang trọng đi vào sân nhà. Bé Ngần vun hoa xoan rụng đầy vạt áo, đi sau tung hoa lên đầu tôi, miệng ơi ới: “Tránh ra nhá, cho công chúa đi cái nhá”. Chú cún cũng rối rít lăng xăng chạy lui chạy tới. Chán vai Công chúa tôi bảo đổi cho nó. Bé Ngần lắc đầu nguây nguẩy: “Em không làm được công chúa đâu. Em xấu lắm. Công chúa phải đẹp chứ. Em là người hầu công chúa thôi”. Những mùa hoa xoan tím thấm thoắt qua nhanh. Vèo một cái chúng tôi đã học lớp 9. Bà tôi dạo này yếu hẳn đi. Bà ho nhiều về đêm. Mâm cơm hàng ngày của gia đình tôi không còn nhiều bát đĩa to đựng thức ăn như trước. Bố tôi hay ngồi tư lự sau những buổi đi làm về. Mẹ tôi lại chuẩn bị sinh em bé. Tất cả việc đồng áng đều một mình bố tôi gánh vác. Tôi và bé Ngần sau buổi học lăn ra làm giúp bố. Tối tối đến giờ học bài, bố bắt chúng tôi vào học: “Năm nay là năm cuối, các con phải chú ý bài vở hơn đấy”. Tôi với Ngần hai đứa không giao ước nhưng đều cố đạt điểm tốt để bố vui lòng. Tuy khác lớp nhau nhưng chúng tôi đều biết được kết quả học tập của nhau. Tôi là học sinh giỏi lớp A thì nó cũng là học sinh giỏi lớp C. Kỳ thi tốt nghiệp, đám học trò lo xanh mặt. Tôi với Ngần thì “Yên trí làm bài xong bọn tớ sẽ viện trợ”, chúng tôi đùa với bạn như thế. Năm đó chúng tôi thi xong tốt nghiệp phải thi tiếp lên lớp 10. Buổi báo tin danh sách trúng tuyển tôi không tin vào mắt mình nữa: “Ngần không đỗ lớp 10”. Khi tôi báo tin này với bố, bố tôi bỏ buổi cày phóng xe đạp hộc tốc xuống trường. Mẹ tôi hỏi lại tôi: “Sao Ngần lại không đỗ?” Bà tôi thì rên rẫm: “Ðúng là học tài thi phận. Rõ khổ”. Rồi bà lại ho khan từng hồi dài … Ngần về, mặt buồn buồn. Tôi hỏi. Nó trả lời qua quýt: “Em bị điểm liệt”. Bố tôi đạp xe từ trường về thở dài: “Con Ngần không đỗ rồi, bị một môn điểm liệt”. Không, tôi không tin được. Tất cả các môn Ngần đều học khá. Có môn còn giỏi nữa. “Vấn đề” gì đây. Tôi quyết định cất công tìm hiểu. Có đứa mách: “Không hiểu sao Ngần chép đề xong cứ ngồi im khóc thầm. Thầy giám thị hỏi nó trả lời ấp úng là không hiểu bài, không làm được”. Tôi nóng ruột: “Hôm đó thi môn gì?” Ðứa bạn trả lời: “Môn địa lý”. Người tôi run lên. Môn địa lý nó học giỏi hơn cả tôi. Ðề năm nay không khó … Ðúng rồi … Tôi chạy về nhà, lôi nó ra sau bếp: "Sao mày cố tình không làm bài thi môn địa lý?" Lúc đầu nó chống chế: "Em không nhớ bài …" "Nói láo!", tôi quát lên: "Mày cố tình không làm. Bài đó tao với mày đã từng kiểm tra lẫn nhau!" Ngần cúi đầu. Tôi nhìn qua làn tóc mai của nó. Những giọt nước mắt đang từ từ lăn trên má nó. Tôi khóc oà lên: "Tao biết rồi. Mày muốn ở nhà làm giúp bố phải không? Mày thấy bà ốm nên muốn ở nhà phải không? Mày muốn dành cho tao đi học phải không? Sao lại thế ..." Bố tôi từ đồng về đứng sau chúng tôi lúc nào không biết. Ông lẳng lặng dựng chiếc cuốc vào góc hè, mắt cũng đỏ hoe… Thằng Bờm RE: Im Lặng Còn Vang - Ech - 2021-07-23 TÔI XIN ĐƯA EM, ĐẾN HẾT CUỘC ĐỜI (Sưu tầm) "Một câu chuyện nghẹn lòng" Khi gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên năm tuổi. Anh là con độc đinh, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật. 1. Cảnh nghèo Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu nghi ngút khói hương, nói phải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn. Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh. Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả lương thực, bệnh không khỏi. Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư. Vì thế bà mối đến, réo rắt: “Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha, còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà”. Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng chị xin: “Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!”. Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị. Bố chị nằm trên giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư! Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài. Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha mình , tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng. Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri. ...................................... 2. Cười xót xa Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa cũng chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng. Anh vâng lời mẹ gọi chị là chị gái. Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi, cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm chườm khăn hạ sốt, cho anh uống nước, uống thuốc. Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai. Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v… Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng rồi thờ thẫn tự hỏi mình: “Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình ư?”. Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to: “Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đèn, thổi nến, lên giường…” Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói: “Chị ơi, em yêu chị!”. Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ. ........................................ 3. An ủi nhỏ nhoi Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay. Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi, từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sức, cầm đi đổi lấy vài đồng tiền. Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi, mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua. Chỉ khổ cho bà mẹ chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ. Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hóa bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm rồi không dậy nổi. Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói: “Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó trưởng thành”. Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi. Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ, là chị hay là mẹ của anh? Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học. Cuộc sống của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao la như tình mẫu tử bền chặt. Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học Sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường. Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm điều gì nữa. Nhưng anh vẫn nói: “Chị, chờ tôi quay về nhé!”. Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khóe miệng ẩn một nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khóe cười ấy không phải vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu. ............................................ 4. Kiếp này Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi. Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc. Nhưng năm thứ ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa. Và kỳ nghỉ tôi cũng không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị. Lúc đó chị đã 29 tuổi. Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát li đi học, thế coi như là đã quá tốt với anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa. Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng mình có về nữa hay là không về nữa! Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: Dù sao thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: “Chị, chờ tôi quay về nhé!”; hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của mình đang ở xa; chị cứ chờ. Chị cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng. Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về. Anh đã là một người đàn ông trưởng thành có phong cách và khí chất, dáng dấp một người đàn ông nho nhã hiểu biết. Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực. Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu. Chị không dám ngờ anh đã nói với chị: “Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành thân!”. Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị? Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng cười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt nước mắt đẹp đẽ nhất đời người. ........................................... 5. Xin lỗi Anh ở lại thị trấn dạy học, chị ở nhà làm ruộng. Họ có với nhau một con trai một con gái. Sau này, anh đến khu mỏ dầu dạy học, lên chức hiệu trưởng một trường Trung học nhờ vào bằng cấp và kinh nghiệm dạy học của mình. Vì hộ khẩu, con cái vẫn để ở nhà cho chị nuôi nấng. Sau khi nhập được hộ khẩu, anh về quê đưa vợ con lên trường. Các giáo viên trong trường đến giúp hiệu trưởng dọn nhà. Có một giáo viên bộc tuệch chạy ra nói: “Hiệu trưởng, sao anh đón mẹ và em trai lên ở mà không đón cả chị nhà và các cháu luôn?”. Một sự im lặng bao trùm, mọi người đều ngoái đầu nhìn chị. Lúc ấy, mặt chị sượng trân trân, không biết nên nói gì, chị cười méo mó, nhìn anh biết lỗi. Anh ngoái đầu nhìn chị, nói với tất cả mọi người với giọng chắc nịch: “Chị các chú đây. Có cô ấy mới có tôi ngày hôm nay, thậm chí cả tính mạng tôi”. Chị nghe anh nói, mắt chị dâng lên toàn là nước mắt. ......................................... 6. Năm tháng như bài ca, tình yêu như ngọn lửa Bây giờ chị đã bảy mươi hai, vì làm việc nặng nhọc quá nhiều, sức khoẻ kém, bệnh phong thấp làm chị đi tập tễnh. Anh sáu mươi mốt, đã về hưu từ lâu. Hai năm nay họ dọn về khu nhà này ở, nếu hôm nào trời không mưa gió, hoặc ngày quá lạnh, đều có thể gặp bóng dáng họ ở khu sân chơi, bồn hoa; chị nắm gậy chống, anh đỡ một bên, đi chậm chạp từng bước một về phía trước, như đang dìu một đứa trẻ tập đi, chăm sóc như thế, ân cần như thế. Những người biết chuyện của họ đều nhìn theo, cảm động bởi mối tình sâu nặng và bền chặt của anh và chị, mang nghĩa đủ tình đầy đi dọc một kiếp người. Anh nói: “Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy”. Anh dắt tay chị, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười, đẹp như nét mây chiều êm ái nơi chân trời mùa hạ (Sưu tầm) RE: Im Lặng Còn Vang - RungHoang - 2021-07-23 RE: Im Lặng Còn Vang - phai - 2021-07-23 (2021-07-23, 01:43 AM)Ech Wrote: TÔI XIN ĐƯA EM, ĐẾN HẾT CUỘC ĐỜI Bài này đọc cảm động nhưng hình như người viết có những bất cẩn về thời gian. Câu nói về người bố chồng bị lính bắt đi làm phu, lính bắt đi làm phu là ở một thời phong kiến rất xa xưa. Sau đó tới câu anh chồng tốt ngiệp trung học thi đỗ vào trường sư phạm rồi sau đó làm hiệu trưởng ở khu mỏ dầu. Những mốc thời gian như vậy không thể diễn ra trong đời sống của anh chồng. Một câu chuyện mini Quỳnh Dao viết ra để làm rơi lệ phụ nữ và những nam nhân yếu mềm trong trái tim , nhưng kỹ thuật viết rất bất cẩn . RE: Im Lặng Còn Vang - Ech - 2021-07-23 Hihi, ngồi đó mà nhặt sạn đi, trái tim băng giá RE: Im Lặng Còn Vang - phai - 2021-07-23 (2021-07-23, 11:20 AM)Ech Wrote: Hihi, ngồi đó mà nhặt sạn đi, trái tim băng giá Trái tim tuy băng giá nhưng con mắt vẫn còn rất tinh tế đọc lướt qua là thấy ... sạn rồi . |