VietBest
Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Giải Trí và Nghệ Thuật / (Entertainment and Art) (https://vietbestforum.com/forum-42.html)
+--- Forum: Thơ Văn (https://vietbestforum.com/forum-60.html)
+--- Thread: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo (/thread-367.html)

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23


RE: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - anatta - 2018-02-02

Quote:Tâm Thiền định thì im lặng. Không phải sự im lặng mà tư tưởng có thể nắm bắt, không phải sự im lặng của một buổi chiều tĩnh mịch, đó là sự im lặng khi tư tưởng - với đủ thứ hình ảnh, ngôn từ và cảm nhận - dừng bặt hoàn toàn. Tâm Thiền định đó chính là tâm thức tôn giáo - một tôn giáo mà nhà thờ, đền chùa hay thánh ca không tiếp chạm được.

Tâm thức tôn giáo là tình yêu bùng vỡ. Chính tình yêu đó không biết đến biệt ly, tuy xa mà gần. Không phải một cũng chẳng phải nhiều, hơn thế nữa tâm thái yêu thương này không còn phân chia. Cũng như chơn mỹ, tình yêu không nằm trong phạm vi của ngôn ngữ. Từ sự im lặng đó chỉ có tâm Thiền định vận hành.


Nói về thiền định thì Pháp thiền quán về hơi thở thông dụng, nhiều người biết đến. Đức Phật cũng thường hay ca ngợi về phép "quán hơi thở", và ngài giới thiệu nhiều lần trong các kinh điển nguyên thủy.

Có một vị là sĩ quan VN trước 75 (nick là Nguyễn Sầu Riêng), sau này định cư ở Hòa Lan, rồi bị thất nghiệp, trong thời gian đó, ông đọc quyển Đường Xưa Mây Trắng của thầy Nhất Hạnh, và tập thở theo hướng dẫn "quán hơi thở" trong sách đó. Đôi  năm sau, ông đã có kinh nghiệm ngộ, 10 năm sau đó ông viết tả lại kinh nghiệm này rất sống động, sự ngộ đó tăng trưởng theo thời gian. QL đã có đọc qua kinh nghiệm của vị này chưa? Nếu chưa, và muốn đọc thử, thì anh rinh bài đó về đây cho QL tham khảo. Anh nghĩ, thâu lượm kinh nghiệm tâm linh của những người đã trải qua cũng hữu ích. Mai sau này, đôi khi bản thân thực hành mà gặp những trạng thái như vậy, thì sẽ an tâm.


RE: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - QueQua - 2018-02-03

(2018-02-02, 09:36 PM)anatta Wrote: Nói về thiền định thì Pháp thiền quán về hơi thở thông dụng, nhiều người biết đến. Đức Phật cũng thường hay ca ngợi về phép "quán hơi thở", và ngài giới thiệu nhiều lần trong các kinh điển nguyên thủy.

Có một vị là sĩ quan VN trước 75 (nick là Nguyễn Sầu Riêng), sau này định cư ở Hòa Lan, rồi bị thất nghiệp, trong thời gian đó, ông đọc quyển Đường Xưa Mây Trắng của thầy Nhất Hạnh, và tập thở theo hướng dẫn "quán hơi thở" trong sách đó. Đôi  năm sau, ông đã có kinh nghiệm ngộ, 10 năm sau đó ông viết tả lại kinh nghiệm này rất sống động, sự ngộ đó tăng trưởng theo thời gian. QL đã có đọc qua kinh nghiệm của vị này chưa? Nếu chưa, và muốn đọc thử, thì anh rinh bài đó về đây cho QL tham khảo. Anh nghĩ, thâu lượm kinh nghiệm tâm linh của những người đã trải qua cũng hữu ích. Mai sau này, đôi khi bản thân thực hành mà gặp những trạng thái như vậy, thì sẽ an tâm.

Nhập Môn vào Thiền Tông Phật Pháp

(Theo lời chú giải  của ẩn sỉ Quá Quê)

Thưa các bạn, tui là Quê Quá, một người chiêm niệm nên không rành lắm về Phật Pháp. Do đó tui đã nhờ ông ẩn sỉ Quá Quê viết dùm vài lời để giới thiệu sơ về Thiền Tông như sau ... ahem ... Sau đây là lời chú thích của ẩn sỉ Quá Quê, .... dô đề ...

Thiền là gì? Sự khác biệt giữa thiền Nguyên Thủy và Tổ Sư thiền ra sao? Giác Ngộ, Kiến tánh là  gì?

Ở đây có nhiều bà cô biết nấu bếp, nên ẩn sỉ Quá Quê tôi xin dùng thí dụ về bếp cho dể hiểu ... Tôi xin dùng ví dụ nấu cơm hay pha cà phê là một điều ẩn sỉ Quá Quê tôi cũng thường làm.

Có bao nhiêu cách Nấu Cơm hay pha Cà Phê?

Xét ra thì thấy cũng nhiều cách khác nhau. Ở trên rẫy nếu là người Thượng thì họ có thể nấu cơm bằng ống tre, hoặc là hấp cơm.
Thời xưa, khi nếp sống con người còn đơn sơ chưa có đủ tiện nghi, thì người ta nấu cơm bằng lò đất, chụm củi hay than và nấu trong nồi đất hay nồi gốm.
Sau này phát triển hơn, người ta nấu cơm trong nồi nhôm, hay stainless steel, và dùng bếp ga hay điện.
Rồi cuộc sống phát triển hơn nữa, thì người ta dùng nồi nấu cơm điện, nhưng gần chín thì phải xới cơm.
Sau này nồi cơm điện lại còn tinh vi hơn thì chỉ cần vo gạo đổ nước vô, bấm cái nút là xong khỏi phải xới ...

Pha cà phê cũng thế.

Có nhiều cách pha cà phê khác nhau, như cà phê phin, cà phê nấu trong vợt bằng vãi, cà phê Pháp, Cà phê Ý (Capuccino,)  cà phê Starbuck ...
Đủ cách pha cà phê từ đơn giản tới cầu kỳ và kiểu cách khác nhau (tám mươi bốn vạn pháp môn.)

Thiền theo Phật pháp Nguyên Thủy, cũng giống như cách nấu cơm hay pha cà phê truyền thống nói trên.

Còn thiền theo pháp Đại Thừa hay Thiền Tông cũng giống như nấu bằng nồi cơm điện hay pha cà phê tân tiến. Do đó Đại Thừa, Thiền Tông còn gọi là Phật Giáo phát triển.

Xong lời chú giải ... Đọc đến đây bạn nghĩ sao? 

Đầu óc bạn trở nên trống rỗng, chẳng nghĩ được gì phải không?

Nếu đầu óc bạn trở nên trống rổng, hết biết nói gì?    Cám ơn bạn.  Tôi đã đạt được mục đích.

Om... 

Xin trả lại cho post cho anh Quê Quá ... để anh viết thêm sau...


RE: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - Rách Việc - 2018-02-03

(2018-02-02, 01:49 AM)QueQua Wrote: "Vạn vật đồng nhất thể,"  mọi sự trên thế gian có cùng một qui luật.

Cấu trúc của một "Atom - nguyên tử" cũng giống như cấu trúc của Thái Dương Hệ.

Ta không phải là một giọt nước trong đại dương, mà ta là toàn bộ đại dương trong một giọt nước.

Một ngày có 4 thời  sáng, chiều, đêm, và rạng đông. cũng như một năm có 4 thời Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Con người có 4 thời, sinh ra, lớn lên, già, chết.  v.v ...

Đó là lý do có đôi khi qq nói những việc mà bác Rách Việc nói tại sao ông cứ bơi lội trong cái "biển thức," không biết mà cứ nói càng ... Bác ta nghĩ là qq nói những chuyện mà mình không biết ....   [Image: dance.gif]

Thật ra qq cũng không theo dõi "lich sữ" của Quỷ Lệ đâu,  chỉ là lâu lâu vài tháng QQ vô tình xem một hai post thôi, giống như take "snapshot" nhưng  "vạn vật đồng nhất thể" ... Nếu qq đã đi qua con đường đó thì mình cũng biết được người đang đi trên con đường đó sẽ gặp những gì, và đi qua những chặng đường nào ...

Tại sao QL lại có vẻ obsess với địa ngục? ... QQ cũng có biết chút đỉnh về bản chất của quỷ vương và địa ngục ... theo kinh nghiệm cá nhân.


Vạn vật đồng nhất thể? So sánh này đủ bệnh rồi.   Grinning-face-with-smiling-eyes4


RE: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - Rách Việc - 2018-02-03

Ò
(2018-02-01, 05:17 PM)anatta Wrote:
A meditative mind is silent. It is not the silence which thought can conceive of; it is not the silence of a still evening; it is the silence when thought - with all its images, its words and perceptions - has entirely ceased. This meditative mind is the religious mind - the religion that is not touched by the church, the temples or by chants.


The religious mind is the explosion of love. It is this love that knows no separation To it, far is near. It is not the one or the many, but rather that state of love in which all division ceases. Like beauty, it is not of the measure of words. From this silence alone the meditative mind acts.


Tâm Thiền định thì im lặng. Không phải sự im lặng mà tư tưởng có thể nắm bắt, không phải sự im lặng của một buổi chiều tĩnh mịch, đó là sự im lặng khi tư tưởng - với đủ thứ hình ảnh, ngôn từ và cảm nhận - dừng bặt hoàn toàn. Tâm Thiền định đó chính là tâm thức tôn giáo - một tôn giáo mà nhà thờ, đền chùa hay thánh ca không tiếp chạm được.

Tâm thức tôn giáo là tình yêu bùng vỡ. Chính tình yêu đó không biết đến biệt ly, tuy xa mà gần. Không phải một cũng chẳng phải nhiều, hơn thế nữa tâm thái yêu thương này không còn phân chia. Cũng như chơn mỹ, tình yêu không nằm trong phạm vi của ngôn ngữ. Từ sự im lặng đó chỉ có tâm Thiền định vận hành.

(J. Krishnamurti -- Ẩn Hạc dịch)


Những ý tưởng trong từng đoạn văn này tự hại lẫn nhau.  Grinning-face-with-smiling-eyes4


RE: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - Rách Việc - 2018-02-03

(2018-01-30, 11:01 PM)caothang Wrote: ct mới nghe bài kệ đó lần đầu

theo thiển ý ,,,, những câu kệ , những bài giảng của các Tổ , nhất là bằng Hán văn thì mông lung lắm 

mỗi chử trong một ngữ cảnh khác nhau có thể khác nhau một trời một vực

đem ra tranh cãi cho sân hận nổi lên hoặc cho qua ngày tháng thì không gì bằng , còn lợi lạc thì không đuợc bao nhiêu

lời thật mất lòng


Đó gọi là tuỳ bệnh cho thuốc, tại bác nghĩ mông lung nên thấy mông lung.  Grinning-face-with-smiling-eyes4


RE: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - Rách Việc - 2018-02-03

(2018-02-01, 05:28 PM)LQueQua Wrote: “Đạo lớn chẳng gì khó

Cốt đừng chọn lựa thôi
Quí hồ không thương ghét
thì tự nhiên sáng ngời…” 

Sơ lược về bài kệ này của Tổ Thiền Tông đời thứ 3.

Lần đầu qq đọc bài kệ này cách đây khoảng 5 năm.
Cảm tưởng khi mới đọc bài kệ này thì cũng giống như các bạn nghĩ bây giờ ...

Cái chân lý nêu ra thì không sai, "đừng chọn lựa. Không thương ghét."
Nhưng chân lý này cũng thường thôi, chẳng có gì đặc sắc. Ai cũng nói được mà ...
Tại sao lại qui đạo lớn vào đây?

Khó hiểu ... khó hiểu?  Vô lý nữa là khác ...

Rồi qq bỏ nó qua một bên, đi đọc những câu hay hơn, thí dụ như ..

"Không nghĩ thiện, không nghĩ ác."
Cái gì là bản tánh của Thượng Tọa Minh?"

À, câu này hay hơn, có lý hơn, mình mà hiểu được câu này là đắc ngộ (Thức) đấy...!!

Nhưng rồi cái câu trên nó lại thấy trở đi trở lại nhờ ... bạn Minh Nguyệt post ở vài nơi ...
Nên lần lần qq thấy quen măt ...

“Đạo lớn chẳng gì khó
Cốt đừng chọn lựa thôi

Nhưng rồi sau một số kinh nghiệm trải qua trong cuộc sống, qq chợt thấy câu kệ này có lý, và make sense ...

Phải nói rằng đối với QQ, câu này giống như một công án, mà là công án khó nhất.

Phá những công án kinh điển trong sách Thiền Tông còn dể hơn phá cái công án "Đạo lớn" này ...

Bác Rách Việc đâu gòi ... Xin mời bác giải thích dùm câu này xem tổ thứ 3 nói gì được không?

Winking-face4


Tui đã nói những lời Tổ nói chỉ là nhổ đinh tháo chốt cho đương cơ lúc đó. Tài lanh giải thích thì bị tích trượng (gậy) của Tổ.  Grinning-face-with-smiling-eyes4 y như con chó chỉ biết đuổi theo cục xương.


RE: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - Rách Việc - 2018-02-03

(2018-02-02, 02:46 AM)Xí Xọn Wrote: Bài toán của Công Án đơn giản thôi á huynh  QQ.  :front-facing-baby-chick4:   [Image: chase.gif]

Các vị Tổ Thiền Tông dạy Công Án cho đệ tử là muốn đệ tử chú tâm đến đề mục của Công Án đến mức cái đầu hổng còn nghĩ lẫn thẩn lung tung nữa á, và cũng hổng cần hỏi lung tung nữa á.  :face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye4:

Công án là cách đối trị Tâm phóng dật, cũng là một loại Định á. 
[Image: chase.gif]
Nếu muốn tìm Đáp Án  của Công Án thì nghìn kiếp cũng hổng tìm ra á huynh.  
Tự vì bản chất của Công Án là một Đáp Án rồi.   [Image: chase.gif]


Ai nói bản chất của công án là một đáp án rồi thì kẻ ấy gan thật dám cướp thiền sàn của Tổ để xác quyết công án của Tổ là đáp án. Grinning-face-with-smiling-eyes4 Cùng kẻ cướp thiền sàng của Tổ để giải thích công án của Tổ không khác.


RE: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - Rách Việc - 2018-02-03

Người chân thật cầu đạo cạo đầu phát hiện ra kiến giải con chồn của mình thì liền cởi bỏ thân chồn.  Grinning-face-with-smiling-eyes4 Kẻ chân giả cào đạo chẳng biết kiến giải con chồn của họ vội xưng minh xưng sư giơ chân toan muốn đạp đổ thiền sàn của Tổ Sư.


RE: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - anatta - 2018-02-03

(2018-02-03, 02:23 PM)QueQua Wrote: Nhập Môn vào Thiền Tông Phật Pháp

(Theo lời chú giải  của ẩn sỉ Quá Quê)

.....

Thiền theo Phật pháp Nguyên Thủy, cũng giống như cách nấu cơm hay pha cà phê truyền thống nói trên.

Còn thiền theo pháp Đại Thừa hay Thiền Tông cũng giống như nấu bằng nồi cơm điện hay pha cà phê tân tiến. Do đó Đại Thừa, Thiền Tông còn gọi là Phật Giáo phát triển.

Xong lời chú giải ... Đọc đến đây bạn nghĩ sao? 

Đầu óc bạn trở nên trống rỗng, chẳng nghĩ được gì phải không?

Nếu đầu óc bạn trở nên trống rổng, hết biết nói gì?    Cám ơn bạn.  Tôi đã đạt được mục đích.

Om... 

Xin trả lại cho post cho anh Quê Quá ... để anh viết thêm sau...


Bạn QQ cứ tiếp tục viết cho xong bài sơ lược hay căn bạn về thiền tông. Đừng để ý đến Rach Viec, tôi thấy he ham nói, chứ nhiều khi he không biết he đang nói gì -- nonsense.

Sau khi viết xong về bài thiền tông thì bạn có thể nói chuyện với RV sau cũng được mà, phải không.


RE: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - QueQua - 2018-02-03

(2018-02-03, 06:41 PM)anatta Wrote: Bạn QQ cứ tiếp tục viết cho xong bài sơ lược hay căn bạn về thiền tông. Đừng để ý đến Rach Viec, tôi thấy he ham nói, chứ nhiều khi he không biết he đang nói gì -- nonsense.

Sau khi viết xong về bài thiền tông thì bạn có thể nói chuyện với RV sau cũng được mà, phải không.

QQ không bận tâm lắm với bác Rách Việc đâu, bác ấy biết khá nhiều, nhưng bị stuck và qq biết bác ấy bị kẹt chổ nào. :face-with-tears-of-joy4:

Chỉ vì qq hơi bận với một công việc khác. Nhưng xin tiếp thêm một post nữa rồi mai sẽ viết tiếp nhé....

Như vậy thì sự khác biệt giữa thiền Nguyên Thủy và Thiền Tông ra sao?

Chúng ta nên nhớ rằng Phật TC không giác ngộ qua pháp thiền mính sát hay tứ niệm xứ. Ngài đã qua một quá trình riêng, và chỉ dạy cho các môn đệ những phương pháp mà ngài nghĩ rằng "hay nhất" sau đó. Ý muốn nói rằng pháp thiền Nguyên Thủy tuy hay, nhưng không phải là pháp "duy nhất."

Giống như ví dụ nấu cơm ở trên. Cái điều chính yếu không phải là nấu bằng nồi nào, lửa nào, cách nào, cho cơm chính, mà cái điều chính yếu là làm sao cho "cơm chín" và ngon. Giả sử như bây giờ bạn đi mua chinese food TV dinner trong đó họ bỏ gạo sống mix với sauce, rồi bạn chỉ cần microwave 5 phút là bạn có một hộp cơm chín mix với đồ ăn, thì điều đó cũng ô kê luôn.

Nói tóm lại, cách thiền nào có thể mang đến sự "giác ngộ" thì đó là điều tốt miễn là không bị "tẩu hỏa nhập ma" hay theo tà đạo hoặc đi ngược với giáo lý Phật pháp.

Giáo lý PG Nguyên Thủy dựa vào Tứ Diệu Đế, 8 Chánh Đạo để hướng dẫn người thiền ý thức được hành động, tư tưởng, lời nói, để họ luôn làm và suy nghĩ "chánh" trong mọi lúc, đi đứng, nằm, ngồi ...

Giáo lý Đại Thừa dựa vào kinh Đại Thừa như Kim Cang, kinh Bát Nhã, và nhiều kinh khác như kinh Duy Ma Cật, phát triển giáo lý đi vào chiều hướng tâm thức cao hơn, như về "Vô,"  về những điều sâu xa hơn bên trong tâm thức con người và thế giới, vũ trụ theo quan điểm Phật giáo.

Thiền Tông dựa vào những kinh Đại Thừa này để mang con người đến "Ngộ" nhanh hơn qua những nhận thức về bản chất của "Tánh"

Kiến Tánh là gì?  Kiến Tánh có nhiều cấp bậc cao thấp khác nhau, như bước đầu của Kiến Tánh tương đương với thánh quả "Nhập Lưu" bên phái Nguyên Thủy.

Người kiến tánh là người đã được ký nhận,  và sẽ không bị mất hay quên về pháp, cho dù họ có ngưng và luân hồi, họ cũng sẽ trở lại và tiếp tục con đường Đạo.

Nguyên Tắc của Thiền Tông là gì?  Làm sao để "thổi gạo thành cơm?"

Giáo Ngoại Biệt Truyền,
Bất lập văn tự,
Trực chỉ nhân tâm,
Kiến tánh thành Phật.


Trong bài kệ "tôn chỉ" của Thiền Tông này, ba câu trên rắc rối nên qq sẽ nói sau nhưng câu cuối có thể giải thích như vầy...

Trong PG Nguyên Thủy, từ thánh quả "Nhập Lưu" cho đến thánh quả "A La Hán"  là một con đường dài nhiều kiếp.

Làm thế nào Thiền Tông lại có thể đi từ "Nhập Lưu" cho đến "A La Hán"  trong một kiếp?

Trả lời, theo qq nhận xét, thường thường là không đi hết được. Ngài Huệ Năng trong sách được nói chỉ là Bồ Tát, chứ chưa phải là Phật.

Bởi vì lâu lắm mới có một vị Phật ra đời ...

Tuy vậy được lên hàng Bồ Tát cũng là quá đã rồi, phải không bạn?

Thế thì làm sao từ "Nhập Lưu" lên đến "Bồ Tát" chỉ trong một kiếp?

Xin thưa, nếu bạn đọc trong sách, thường thường tất cả những người tu đều là "tăng"  có nghĩa là những người chuyên tu 24/24 cho nên họ tiến, tinh tấn rất nhanh, nhất là sau khi kiến tánh.

Còn kiến tánh mà ở đời thường thì cũng xìu xìu như bạn Nguyễn Sầu Riêng mà bạn Anatta có nhắc đến.

Như vậy nếu kiến tánh mà bạn là người thường, thì bạn cần phải có một chương trình tu học, hay một con đường vạch sẳn rất rõ ràng, nếu như muốn "Kiến Tánh thành Phật."

:dance: :kiss:


RE: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - TamMuội - 2018-02-04

(2018-02-02, 09:36 PM)anatta Wrote: Nói về thiền định thì Pháp thiền quán về hơi thở thông dụng, nhiều người biết đến. Đức Phật cũng thường hay ca ngợi về phép "quán hơi thở", và ngài giới thiệu nhiều lần trong các kinh điển nguyên thủy.

Có một vị là sĩ quan VN trước 75 (nick là Nguyễn Sầu Riêng), sau này định cư ở Hòa Lan, rồi bị thất nghiệp, trong thời gian đó, ông đọc quyển Đường Xưa Mây Trắng của thầy Nhất Hạnh, và tập thở theo hướng dẫn "quán hơi thở" trong sách đó. Đôi  năm sau, ông đã có kinh nghiệm ngộ, 10 năm sau đó ông viết tả lại kinh nghiệm này rất sống động, sự ngộ đó tăng trưởng theo thời gian. QL đã có đọc qua kinh nghiệm của vị này chưa? Nếu chưa, và muốn đọc thử, thì anh rinh bài đó về đây cho QL tham khảo. Anh nghĩ, thâu lượm kinh nghiệm tâm linh của những người đã trải qua cũng hữu ích. Mai sau này, đôi khi bản thân thực hành mà gặp những trạng thái như vậy, thì sẽ an tâm.

Thanks anh! ...QuỷLệ nhắn với anh và anh QUEQUA là QuỷLệ có đọc những gì hai anh chia sẻ...nếu có thắc mắc và thuận duyên thì QL sẽ lên tiếng hỏi sau....khi nào duyên trổ xin anh cứ post kinh nghiệm của những người đi trước lên cho QL đọc hén???????????....thanks anh in advance!.. Cheer :tropical-drink_1f379: Cheer


RE: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - TamMuội - 2018-02-04

(2018-02-03, 07:26 PM)QueQua Wrote: Giáo Ngoại Biệt Truyền,
Bất lập văn tự,
Trực chỉ nhân tâm,
Kiến tánh thành Phật.


:dance:  :kiss:

Hello Hello anh QUEQUA và ANATTA....QuỷLệ đọc công án này cảm giác hay hay...nhưng chưa hiểu sâu xa ý nghĩa cho lắm....nói chung chung là QuỷLệ hiểu là "không truyền giáo ra bên ngoài, không thiết lập văn bản, chỉ thẳng đến chơn TÂM ắt sẽ thành Phật"....hai anh suy nghĩ sao có thể chia sẻ cùng QuỷLệ và người hữu duyên ghé qua đây không????????? Confused Innocent Confused


RE: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - anatta - 2018-02-04

Câu kệ 4 câu đó có nhiều người đã lý giải. Anh nghĩ: Điểm cốt yếu là nói về TÁNH (Kiến Tánh thành Phật). Tánh này cũng có nghĩa là Như Lai Tạng, Phật Tánh, Chân Như, Chơn Tâm .... trong sáng thường còn tịch lặng. Và đây là quan điểm theo Đại thừa. Vì Tánh đó không sanh không diệt, không nhơ không sạch .v.v... nên nó không nằm ở trong các giáo điều (giáo ngoại) và văn tự. Giáo điều và văn tự chỉ là ngón tay chỉ trăng. Đừng chấp vào văn tự, giáo điều. Dụng công tự thân tu tập theo một pháp hành nào đó. Như tham Thoại Đầu chẳng hạn.


RE: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - anatta - 2018-02-04

(2018-02-04, 07:23 PM)anatta Wrote: Câu kệ 4 câu đó có nhiều người đã lý giải. Anh nghĩ: Điểm cốt yếu là nói về TÁNH (Kiến Tánh thành Phật). Tánh này cũng có nghĩa là Như Lai Tạng, Phật Tánh, Chân Như, Chơn Tâm .... trong sáng thường còn tịch lặng. Và đây là quan điểm theo Đại thừa. Vì Tánh đó không sanh không diệt, không nhơ không sạch .v.v... nên nó không nằm ở trong các giáo điều (giáo ngoại) và văn tự. Giáo điều và văn tự chỉ là ngón tay chỉ trăng. Đừng chấp vào văn tự, giáo điều. Dụng công tự thân tu tập theo một pháp hành nào đó. Như tham Thoại Đầu chẳng hạn.

THAM THOẠI ĐẦU (Công án): 參話頭 (公案)

Chữ tham tức là nghi. Đề câu thoại đầu hỏi thầm trong tâm, cảm thấy không hiểu nên sanh khởi nghi tình. Có nghi tình mới gọi là tham thiền. Tham thoại đầu cũng gọi là khán thoại đầu, tức là nhìn ngay chỗ một niệm chưa sanh khởi (là vô thủy vô minh) không biết đó là cái gì, phối hợp với câu thoại đầu để tăng thêm nghi tình.

(HT Thích Duy Lực)


*** Đây là link tài liệu Tự Điển Thiền (tông) của Hòa Thượng Thích Duy Lực.

https://thuvienhoasen.org/p10a19023/danh-tu-thien-hoc

QL hay các bạn nào khác có muốn tìm hiểu về các danh từ như Công án, Thoại đầu .v.v.. thì có thể tra cứu.


Cheer


RE: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - TamMuội - 2018-02-04

(2018-02-04, 07:23 PM)anatta Wrote: Câu kệ 4 câu đó có nhiều người đã lý giải. Anh nghĩ: Điểm cốt yếu là nói về TÁNH (Kiến Tánh thành Phật). Tánh này cũng có nghĩa là Như Lai Tạng, Phật Tánh, Chân Như, Chơn Tâm .... trong sáng thường còn tịch lặng. Và đây là quan điểm theo Đại thừa. Vì Tánh đó không sanh không diệt, không nhơ không sạch .v.v... nên nó không nằm ở trong các giáo điều (giáo ngoại) và văn tự. Giáo điều và văn tự chỉ là ngón tay chỉ trăng. Đừng chấp vào văn tự, giáo điều. Dụng công tự thân tu tập theo một pháp hành nào đó. Như tham Thoại Đầu chẳng hạn.

-Thiền giả không thể khởi nghi tình nên Tổ sáng tác ra tham thoại đầu, nếu thiền giả không hành tham thoại đầu cũng không khởi nghi tình mà đi thẳng tới chánh nghi, được không anh ANATTA và anh QUEQUA????????....QL hỏi là vì làm research thì biết như vầy "Thiền Tông lấy chánh nghi làm gốc và không nơi trụ vì chánh nghi là nguyên bổn của chư Phật, là không sanh không diệt, chánh nghi là ngọn lửa phá chấp diệt sân... Confused Confused 

-Vậy thì làm sao tìm được chánh nghi và luôn sống với chánh nghi???????????...mạng có thể mất chứ chánh nghi không thể bỏ????????

-QuỷLệ bắt đầu thấy interesting về thế giới Thiền Tông này rồi...hihihihihi.... Grinning-face-with-smiling-eyes4 ...thế giới của tâm linh... Clap Clap