Posts: 2,914
Threads: 65
Likes Received: 1,938 in 1,371 posts
Likes Given: 2,731
Joined: Mar 2018
Reputation:
32
Bé Ly thanks anh đã hát nhạc theo yêu cầu. Downloaded về nghe xong ngủ quên tới 7 giờ sáng mới thức dậy, trễ làm.
Anh hát nhạc gì mà lạ với THL quá. Anh có biết bài hát "Dầm Trong Tim" không anh Duke?
Em mời ca sĩ VB món bánh ngọt cinnamon pretzel for breakfast hỉ, nóng hổi phải vừa thổi vừa ăn cơ!
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù
Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Posts: 2,914
Threads: 65
Likes Received: 1,938 in 1,371 posts
Likes Given: 2,731
Joined: Mar 2018
Reputation:
32
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù
Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Mời các bạn nghe ...
Ca khúc “Suối Mơ” của nhạc sĩ Văn Cao – Tuyệt tác của dòng nhạc lãng mạn
Ca khúc Suối Mơ được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào khoảng năm 1942, khi ông mới chỉ 19 tuổi.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, nhạc sĩ cho biết: “Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng cảng Hải Phòng, nên sông nước là hình ảnh tôi vô cùng yêu thích. Nhiều sáng tác của tôi, đặc biệt là bài Suối Mơ, sông nước đã trở thành hình tượng chính trong giai điệu và lời ca…”. Chính vì điều này mà nhiều người cho rằng đây là sáng tác chung của Văn Cao và Phạm Duy.
Tuy nhiên, đến tận năm 1944, Văn Cao mới gặp gỡ và bắt đầu thân thiết với Phạm Duy, khi đó Phạm Duy vẫn còn là chàng ca sĩ du ca theo gánh hát cải lương Đức Huy, đang tập tành sáng tác những ca khúc đầu tiên. Nhắc đến khoảng thời gian này, Văn Cao gọi Phạm Duy là “kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi khắp chốn”. Có thể rằng sau đó Phạm Duy đã góp ý chỉnh sửa lại một số câu chữ trong bài hát này, tuy nhiên một điều chắc chắn là ca khúc Suối Mơ của Văn Cao đã được trình diễn ở Hải Phòng từ trước khi ông gặp Phạm Duy.
Vậy nên việc nhiều người cho rằng Phạm Duy là đồng tác giả của Suối Mơ cùng với Văn Cao là không đúng. Nếu chỉ xét riêng về giai điệu, ca từ của Suối Mơ, có thể thấy sự đồng nhất về phong cách sáng tác với nhiều tác phẩm nổi tiếng khác của Văn Cao giai đoạn này như Buồn Tàn Thu (1939), Thiên Thai (1941), Trương Chi (1942), Thu Cô Liêu (1943),… Thời kỳ nhạc sĩ Văn Cao sáng tác nhạc lãng mạn trước năm 1945, dù có số lượng khiêm tốn nhưng giá trị của mỗi tác phẩm đều là đỉnh cao mà rất ít nhạc sĩ có thể vươn tới, trong đó có ca khúc Suối Mơ được coi là nhạc phẩm “thoát tục” và nhẹ nhàng nhất với những lời ca bay bổng, uyển chuyển, tuyệt mỹ.
Suối mơ! Bên rừng thu vắng
Giòng nước trôi lững lờ ngoài nắng
Ngày chưa đi sao gió vương
Bờ xanh ngát bóng đôi cây thùy dương
Những lời ca lững lờ, lãng đãng như thơ như mơ, hồ hoặc ẩn mật kéo người nghe đến với dòng suối cội nguồn trong lành, mát lạnh nơi quê nhà của chàng nhạc sĩ trẻ Văn Cao. Theo lời kể của những người thân trong gia đình Văn Cao. Dòng “Suối Mơ” thanh tao, “thoát tục” này chính là dòng suối chạy quanh khu đền Cấm, ở thị trấn Đồng Mỏ, Chi Lăng, Lạng Sơn. Khi xưa, đền Cấm là một khu vực rất yên tĩnh, xanh mát với những gốc xoài rừng, vải rừng cổ thụ rất lớn. Dãy núi Cai Kinh ở phía Tây luôn che chắn cho khu đền khỏi ánh nắng buổi chiều, từ sau 3h chiều là hoàn toàn không còn thấy ánh nắng, vì vậy khu vực quanh đền luôn được bao bọc bởi bầu không khí mát lạnh và trong lành. Cảnh quan tuyệt đẹp nơi đây đã không còn nữa từ năm 1968 khi quốc lộ 1A bắt đầu thành hình.
Suối ơi! Ôi nguồn yêu mến
Còn ghi khi bóng ai tìm đến
Đàn ai nắn buông lưu luyến
Suối hát theo đôi chim quyên
Từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối
Nghe suối róc rách trôi hoa lừng hương gió ngát
Đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi…
Ai đã từng một lần dừng chân bên bờ “suối mơ” thần tiên ấy, bên dòng nước trong veo lững lờ soi bóng nắng, nhìn bóng thuỳ dương xanh ngát đôi bờ, nghe tiếng suối róc rách, ngắm hoa trôi lừng hương gió ngát, trông đàn nai đùa trên khóm lá vàng tươi,.. hẳn không thể cưỡng lại ước mơ được sống trong một ngôi nhà bên suối, để tận hưởng dài lâu cảnh sắc thần tiên, thoát tục ấy, để gột rửa mọi ưu tư, phiền muộn và thanh lọc tâm hồn.
Tơ đàn chùng theo với tháng năm
Rừng còn nhớ tới người
Trong chiều nào giữa chốn đây
Hồn cầm lắng tiếng đời
Suối ơi! Nghe rừng heo hút
Giòng êm đưa lá khô già trút
Còn như lưu hương yêu dấu
Với suối xưa trôi nơi đâu…
Nhưng mơ ước chỉ là mơ ước. Liệu có mấy ai buông bỏ được tất cả những phiền muộn của đời sống, để trở về với cội nguồn nguyên sơ của chính mình? Tiếng đàn réo rắt lưu luyến xưa kia rồi cũng sẽ “chùng theo với tháng năm”. Để rồi, chàng nhạc sĩ trẻ thả vào ca khúc một câu hỏi hoài nhớ, mênh mông: “rừng còn nhớ tới người?”
Bởi đã lâu rồi, người chẳng còn trở lại chốn xưa. Cuộc đời, thân phận, những vướng bận trong đời sống cứ kéo người đi xa xa mãi, đường về, chốn xưa yên bình đã xa mãi tận đâu đâu, dù nỗi hoài nhớ vẫn còn hoài mãi. Nhạc sĩ Văn Cao trong một lần trải lòng, đã bộc bạch về nỗi hoài nhớ khôn nguôi, dai dẳng đó: “Có nhiều buổi sáng, con người khi hết một giấc mơ lại tiếp tới thấy một giấc mơ khác, những giấc mơ dù không có thật nhưng nó lại đem lại cho mình mường tượng tới những ngày mình sống cũ, nghĩ lại mà nó vẳng lại những tiếng nói của kỷ niệm, đôi lúc kỷ niệm cứ đeo đẳng và không thể quên, những cái đó là những năm tháng tôi tìm được ra những điều mà tôi đã mất đi trong những ngày trẻ tuổi của tôi…”
Bài: Niệm Quân
Theo nhacxua.vn.
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Bài hát này có một hoàn cảnh sáng tác trong giai đoạn lịch sử thật rất đáng ghi nhớ về chiếc "tàu há mồm", theo lời kể của nhạc sĩ Anh Bằng, là một nỗi sợ hãi hoang mang vô cùng, đối với những người dân hiền lành chất phác miền Bắc khi bước lên chiếc tàu này để trốn chạy cs miền Bắc.
***
Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Nỗi Lòng Người Đi” (nhạc sĩ Anh Bằng)
Nhạc sĩ Anh Bằng và Lam Phương là hai nhạc sĩ Việt Nam đã không những dâng hiến cả cuộc đời cho âm nhạc mà họ còn sống và với những sáng tác nổi trôi theo dòng thời gian cùng với những đổi thay qua các biến chuyển lịch sử của quê hương đất nước suốt hơn 60 năm qua. Bắt đầu từ thập niên 1950 khi quê hương đất nước phải đứt đoạn, chia lìa khí có hơn một triệu người miền Bắc may mắn được di cư vào Nam mang thân phận của những con người ngậm ngùi phải dứt áo ra đi, rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để đi tìm tự do nhạc sĩ Anh Bằng đã chia sẻ nỗi xúc động của mình cùng với người cùng hoàn cảnh qua nhạc phẩm Nỗi Lòng Người Đi như sau:- "𝐍ó𝐢 đế𝐧 𝐡𝐚𝐢 𝐜𝐡ữ 𝐝𝐢 𝐜ư 𝐥à đồ𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡ĩ𝐚 𝐯ớ𝐢 𝐡𝐚𝐢 𝐜𝐡ữ đứ𝐭 𝐫𝐮ộ𝐭, đó 𝐥à 𝐭ô𝐢 𝐯í 𝐧𝐡ư 𝐯ậ𝐲. 𝐍𝐡ữ𝐧𝐠 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐝𝐢 𝐜ư 𝐥à 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐭â𝐦 𝐭ư đứ𝐭 𝐫𝐮ộ𝐭, 𝐭𝐫ê𝐧 𝐜𝐨𝐧 đườ𝐧𝐠 𝐛ộ 𝐭ừ 𝐇à 𝐍ộ𝐢 đế𝐧 𝐇ả𝐢 𝐏𝐡ò𝐧𝐠 𝐭ô𝐢 𝐭𝐡ấ𝐲 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐜á𝐧 𝐛ộ 𝐜ộ𝐧𝐠 𝐬ả𝐧 𝐥ô𝐢 𝐤é𝐨 𝐱á𝐜𝐡 𝐭𝐚𝐲 𝐜ủ𝐚 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐝𝐢 𝐜ư 𝐯ớ𝐢 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐭𝐢ế𝐧𝐠 𝐫ê𝐧 𝐱𝐢ế𝐭 𝐠𝐢ả 𝐭ạ𝐨 ..." * 𝐓𝐫í𝐜𝐡 𝐭ừ 𝐀𝐒𝐈𝐀 𝟕𝟕 𝐯𝐢𝐝𝐞𝐨.*
*Xin xem thêm chi tiết trong video.
Posts: 69
Threads: 3
Likes Received: 53 in 34 posts
Likes Given: 3
Joined: Sep 2023
Reputation:
6
Hi
Rất hay
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
The following 1 user Likes duke's post:1 user Likes duke's post
• TanThu
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Mời các bạn nghe ...
“Chuyến Đò Vĩ Tuyến” – “Ranh giới” của hạnh phúc trong thời chinh chiến trước những năm 1975
Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho nền tân nhạc Việt Nam từ những năm 1950, ông được xem là người tiên phong cho nền tân nhạc hiện đại với hơn 170 tác phẩm để đời. Những năm trước 1975 thì hầu hết người người nhà nhà đều nghe nhạc của Lam Phương, thậm chí đâu đâu cũng nghe thấy người ta ngâm nga những giai điệu thuộc sáng tác của nhạc sĩ. Những tác phẩm của ông không đặc biệt tập trung vào một thể loại nào, mà nó rất đa dạng thể loại, đa dạng màu sắc. Nhạc phẩm của ông dường như được lấy toàn bộ từ cuộc sống hàng ngày, từ cuộc sống nơi vùng nông thôn chân chất, cho tới sự gian khó của người lính chiến binh. Mọi thăng trầm trong chiến tranh hay những vui vẻ, hoan lạc của cuộc sống xung quanh, những tình cảm mặn nồng đều được Lam Phương đưa vào bài hát một cách thuần thục, chân thật nhưng không mất đi sự lãng mạn, nhẹ nhàng nhưng không thiếu sự sâu lắng và da diết.
Có lẽ Lam Phương thành công nhất là trong lĩnh vực tình ca, bởi rất nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của ông đều là tình khúc, người ta cũng hay gọi ông là “cha đẻ” của nhạc tình. Nhưng đừng quên, trước khi dấn thân vào tình ca, Lam Phương cũng đã có nhiều sáng tác về người lính, về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc rất được người nghe đón nhận. Vào giữa thập niên 1950, ông bắt đầu nổi tiếng, tên tuổi vang xa bởi hai sáng tác để đời: “Kiếp nghèo” và “Chuyến đò vĩ tuyến”.
................................... (xem thêm chi tiết trong Youtube video).
The following 1 user Likes duke's post:1 user Likes duke's post
• TanThu
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Mời các bạn nghe ...
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Have a nice Wednesday everyone.
Posts: 2,914
Threads: 65
Likes Received: 1,938 in 1,371 posts
Likes Given: 2,731
Joined: Mar 2018
Reputation:
32
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù
Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Posts: 2,914
Threads: 65
Likes Received: 1,938 in 1,371 posts
Likes Given: 2,731
Joined: Mar 2018
Reputation:
32
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù
Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
The following 1 user Likes duke's post:1 user Likes duke's post
• TanThu
|