Posts: 162
Threads: 21
Likes Received: 151 in 101 posts
Likes Given: 109
Joined: Sep 2023
Thích điều gì ở Sài Gòn?
Xe xích lô đạp chở một phụ nữ trẻ Việt Nam qua đường phố Sài Gòn, hình chụp ngày 30 Tháng Tám năm 1965. (ảnh: Jero/Pix/Michael Ochs Archives/Getty Images)
Sài Gòn dù sao cũng được thừa nhận là có nhiều điều cuốn hút, mà phải từ góc nhìn của người ngoài mới nhận ra được. Trong đó có những điều mà tôi thấy dửng dưng từ bao lâu nay, vì trong mắt tôi đó là những điều rất bình thường không có gì phải ngạc nhiên.
Đó là: Thức uống cà phê pha bằng vợt vải – Tiếng ồn ào ở tiệm nước bán bánh mì xíu mại, há cảo, mì sủi cảo – Thói quen nhắc nhở xếp chống chân khi đi xe máy – Cho người lạ thiếu số tiền nhỏ khi đến mua đồ – Chỉ đường tận tình – Vá xe miễn phí cho người tàn tật – Tặng thuốc chữa bệnh thông thường cho người nghèo… và nhiều điều khác.
“Thành phố này có những giá trị mà anh không để ý, không quan tâm!”, giống như có ai nói tôi như vậy.
Mấy năm gần đây, những giá trị vô hình đó, được truyền tụng và càng phổ biến nhờ mạng xã hội. Nó tạo nên sức hấp dẫn lớn từ Sài Gòn, một “quyền lực mềm” đối với người từ nơi xa đến hay chưa đến thành phố này. Những giá trị được đúc kết từ cái nhìn khách quan, từ bên ngoài. Nó khiến cư dân lâu đời ở đây… vỡ lẽ về nơi mình đang sống.
Thời ba má tôi còn trẻ, giống như thời bây giờ, những điều thu hút ở Sài Gòn thì chính người gốc gác ở đây chưa chắc biết được. Những người nước ngoài viết về những điều này trong vài hồi ký hay bài báo, đó là “’vóc dáng cân đối của phụ nữ”, bao hàm cái nhìn thẩm mỹ chứ không nhất thiết là sự ham muốn.
Đó là môn săn bắn, nay đã được xem là thú vui lạc hậu chứ cách nay trên nửa thế kỷ, là môn thể thao, là thú vui lành mạnh và có chút mạo hiểm của đàn ông, thu hút giới thượng lưu, kể cả một vị vua.
Hai nội dung đó được chào mời trong một tờ brochure năm 1961 về sự hấp dẫn của Việt Nam đối với công dân Mỹ, khi chính phủ của họ muốn người Mỹ dành nhiều thời gian hơn ở Đông Nam Á. Nó cung cấp cái nhìn độc đáo về sự hấp dẫn của Sài Gòn trước cuộc chiến tranh mà Mỹ tham dự trực tiếp từ 1965.
Sài Gòn trong tờ brochure đó còn được miêu tả là một thành phố hấp dẫn nhất và sạch, có “ùn tắc giao thông, không phải từ ô tô, mà là xe máy” và càng ùn tắc hơn vì các quán mì, xe bán khô bò và xe nước mía. Sài Gòn được xem là nơi nấu ăn món Pháp ngon nhất ở phương Đông và thu hút nhất là các cô gái Việt có đôi mắt nai quyến rũ mặc trang phục theo cách duyên dáng nhất.
Tạp chí Holiday năm 1957 miêu tả các bãi biển Việt Nam với thủy triều như “tiếng gầm của một con hổ” và thành phố Huế nằm trên một “dòng sông có màu sắc của men ngọc”. Vẻ đẹp của thiên nhiên càng được tô đậm thêm khi quan sát các cô gái. “Có cảm giác là các cô gái Việt Nam luôn hạnh phúc, mỉm cười và thân thiện.
Đó là ở miền Nam, người Pháp gọi là Nam kỳ. Ảnh hưởng của Pháp được thể hiện rõ nhất ở đây và Paris và Sài Gòn có nhiều điểm tương đồng”.
Theo tác giả, cuộc sống ở miền Nam là tương đối dễ dàng so với các điều kiện khắc nghiệt ở miền Trung hay miền Bắc luôn phải đối phó với ngày mai. Tác giả viết: “Những người phụ nữ dễ khiến ta yêu và họ tuyệt đối chung thủy, chung thủy lâu dài. Ba người tôi còn giữ liên lạc từ thời kỳ đó vẫn còn kết hôn. Tuy nhiên, họ dễ cáu giận. Cho dù sự tức giận đó dễ biến mất khi giành được điều mình muốn. Họ không thù dai”.
Ba phụ nữ trẻ đi mua sắm ở Sài Gòn năm 1970, mặc trang phục truyền thống của Việt Nam. (ảnh: Keystone-France/Gamma-Keystone qua Getty Images)
Tác giả kể chuyện có một cô vợ đối mặt với sự thiếu chung thủy của ông chồng khi anh ta trở về trong tình trạng say rượu. Đợi anh ta ngủ say, cô trói tay và chân của anh vào giường và gọi dậy, cho anh ta một trận đòn bằng một cây roi, xen kẽ với những câu thẩm vấn về chuyện bồ bịch của ông ta.
Tuy vậy, phụ nữ Việt không đòi hỏi sự bình đẳng. Ở nơi công cộng họ sẽ không bao giờ gây rắc rối cho ông chồng. Trong nhà họ lo nấu ăn, tắm rửa trẻ em cho đến khi đỡ mệt hơn nếu có thể thuê người giúp việc. Đó là một thế giới riêng của họ mà những người đàn ông không can thiệp được.
Một ký giả Anh, ông Graham Holiday viết về sự quyến rũ của Sài Gòn trên trang http://www.noodlepie.com và vài bài báo đọc đã lâu khiến tôi cảm thấy bất ngờ vì thú vị. Ông nhắc đến mấy món ăn mà tôi ít quan tâm nhất, vì nó bình dân, bán trong hẻm hay chợ, thường bán cho cư dân ở cùng khu phố và không tiện lắm cho đàn ông đi làm trên chiếc xe máy tấp vô thưởng thức.
Ông mô tả: “Món ăn sáng dễ gặp nhất là cháo lòng, món cháo ngon với nội tạng và huyết heo, múc từ một thùng hấp dẫn đặt bên trong một xe đẩy rỉ sét”. Ông cho là món bánh mì pa tê thịt ở Sài Gòn là “Bánh mì pate nhiều thịt nhất của Đông Nam Á, là món ăn không thể cưỡng lại vào giờ ăn trưa”.
Đến tối, ông chọn một chảo sò huyết nướng trên đường Pasteur cho bữa chiều và lấy một cây bắp hấp ngọt từ một người bán dạo đi qua như là bữa ăn nhẹ thêm. Ông khẳng định ý thích đó không hoàn toàn từ khó khăn về kinh tế, vì có thể ngồi trong nhà hàng sang trọng ở Sài Gòn, có nhạc thính phòng, được trang trí công phu, món khai vị cầu kỳ và một thực đơn đa ngôn ngữ.
Những người phụ nữ Việt Nam, đội nón lá, ngồi ăn trên bờ kè sông Sài Gòn, hình chụp ngày 30 Tháng Tám, 1965. (ảnh: Lee/Pix/Michael Ochs Archives/Getty Images)
Ông có thể làm điều đó, nhưng sẽ không chọn vì khao khát có tiếng ồn bên ngoài, làn khói nướng đến nghẹt thở, sự thoải mái từ bồi bàn, mùi nước mắm thật gắt và cả những người bán nhếch nhác, văng nước bọt và dính tay vào món súp ngon nhất thế giới (!). Cho nên khi ông ngồi xổm ở hàng ăn, ông tưởng tượng ra “kẻ thù” là một viên chức đang ngồi tại bàn làm việc trong một căn phòng làm việc nhỏ, đang nghĩ ra một kế hoạch để dọn dẹp hàng quán, chỉnh trang hè phố Sài Gòn.
Tôi luôn luôn có cảm giác kỳ lạ, là rất muốn phóng xe ngay ra đường phố để ngắm nhìn thành phố này khi đọc những bài viết hay về Sài Gòn. Và một số bài viết của tôi viết về nơi chốn nào đó ở Sài Gòn cũng tạo cảm giác tương tự với một số độc giả, như vài người thừa nhận.
Vì sao? Phải chăng Sài Gòn là một thành phố sinh động và kỳ lạ, khiến ta cứ ngỡ hiểu được nhiều, nhưng thật sự cũng không hiểu được mấy; chỉ nhìn được vẻ đẹp hay sự quyến rũ của nó như nhìn trong kính vạn hoa, khi người khác cầm lên xem lại thấy được những khối hoa khác rất đẹp mà mắt ta không nhìn ra. Hoặc Sài Gòn như một cô gái quyến rũ thay đổi vẻ ngoài liên tục, ai cũng ngỡ là của mình nhưng không ai chinh phục và chiếm hữu được vẻ đẹp đó, nên cứ khát khao và mong hiểu được nàng, thậm chí muốn tìm cho ra những tật xấu của nàng.
Để rồi tiếp tục lên đường, tìm kiếm và lý giải câu hỏi về sự thu hút kỳ lạ từ thành phố phương Nam này.
Phạm Công Luận
Posts: 162
Threads: 21
Likes Received: 151 in 101 posts
Likes Given: 109
Joined: Sep 2023
NAM TÍNH LÀ GÌ?
(TÍNH CHẤT ĐÀN ÔNG)
• Ngày 16 tháng 5 năm 2010
• Cập nhật lần cuối: ngày 10 tháng 9 năm 2023
Nam tính là gì?
Đàn ông cổ điển leo núi bằng dây thừng vách đá.
Khi chúng tôi đề cập đến các chủ đề sâu hơn một chút so với tiếng lóng của Frank Sinatra, luôn có một số người tiếp thu những gì chúng tôi trình bày, một số hiểu nó nhưng không đồng ý một cách tôn trọng và những người khác chỉ đơn giản là hiểu sai bài báo. Điều thứ hai xảy ra là do họ không có đủ khả năng để hiểu nó hoặc vì chúng tôi đã không viết nó một cách dễ hiểu. Dù thế nào đi nữa, tôi cũng nhận thấy một số kết luận bị hiểu sai được rút ra từ bài báo tuần trước về “Sự khan hiếm, xa hoa và chứng minh bản lĩnh đàn ông”. Vì vậy, tôi muốn nhân cơ hội này để khai thác chủ đề nhiều hơn một chút. Đồng thời, tôi nhận ra rằng mặc dù blog này có tên là Nghệ thuật của sự nam tính, nhưng tôi chưa bao giờ thực sự ngồi xuống và giải thích chính xác những gì tôi tin là nam tính.
Đó là điều tôi muốn làm hôm nay. Kéo một chiếc ghế ra và bắt đầu.
Sự cần thiết phải gieo trồng nam tính trên nền tảng vững chắc
Trong khi có một số nguyên tắc trường tồn về nam tính, những đặc điểm được tôn vinh bởi hàng trăm nền văn hóa khác nhau ở nhiều thời đại khác nhau, một số lý tưởng về nam tính lại khác nhau giữa các dân tộc và các khoảng thời gian. Những khía cạnh nam tính này đã được gieo vào những phần nhất thời của văn hóa.
Đối với nhiều nền văn hóa cổ xưa, nam tính bắt nguồn từ việc trở thành một chiến binh. Nhưng đó là một người đàn ông đặc thù trên chiến trường không được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống trong thời bình. Trong lịch sử ban đầu của nước Mỹ, nam tính gắn liền với việc trở thành một nông dân tiểu chủ hoặc một nghệ nhân độc lập. Nhưng khi Cách mạng Công nghiệp chuyển đàn ông từ trang trại này sang nhà máy khác, đàn ông tự hỏi liệu nam giới thực sự có thể thực hiện được khi không có sự độc lập về kinh tế mà họ từng được hưởng hay không.
Ở thế kỷ 20, nam tính có nghĩa là trở thành trụ cột trong gia đình. Nhưng trong thời kỳ kinh tế suy thoái nặng nề, và khi số lượng lớn phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, đàn ông cảm thấy vô cùng yếu đuốiso với phụ nữ. Và trong nhiều nền văn hóa ở nhiều thời điểm khác nhau, là đàn ông có nghĩa là trở thành một phần của một giai cấp hoặc chủng tộc có đặc quyền; ở Hoa Kỳ, đàn ông sở hữu những nô lệ chỉ bằng 3/5 số “đàn ông thực sự”. Khi đẳng cấp và quyền công dân trở nên có thể đạt được đối với bất kỳ ai (nữ giới) sẵn sàng tham gia công việc, đàn ông cảm thấy rằng không chỉ vị trí đặc quyền của họ mà cả bản lĩnh đàn ông của họ cũng bị tấn công.
Khi nam tính được kết nối với những hướng dẫn văn hóa và cuối cùng là phù du như vậy, và thời thế thay đổi, sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng về nam tính. Sau đó, một số người đàn ông ngoan cố bám vào một quá khứ không thể tái tạo trong khi những người khác tìm cách xác định lại bản lĩnh đàn ông theo những cách mà dù có thiện chí nhưng cuối cùng lại tước đi sức sống độc nhất của đàn ông. Như vậy, định nghĩa về nam tính rõ ràng cần phải bắt nguồn từ một nền tảng vững chắc và bất di bất dịch. Một thứ có tác dụng xuyên thời gian, địa điểm và văn hóa và có thể đạt được đối với bất kỳ người đàn ông nào, trong mọi tình huống.
Nam tính như đức hạnh
Mặc dù định nghĩa về nam tính đã được thảo luận và mổ xẻ không ngừng trong các cuốn sách học thuật, nhưng định nghĩa của tôi về nam tính thực sự khá đơn giản, và cổ xưa.
Aristotle đã đặt ra trong Đạo đức học Nicomachean của mình một quy tắc đạo đức mà đàn ông phải tuân theo. Đối với Aristotle và nhiều người Hy Lạp cổ đại, nam tính có nghĩa là sống một cuộc sống tràn ngập eudaimonia. eudaimonia là gì? Các dịch giả và triết gia đã đưa ra những định nghĩa khác nhau cho nó, nhưng cách tốt nhất để mô tả eudaimonia [yiel- đờ- mó- nhia] là sống một cuộc sống “sự hưng thịnh, hạnh phúc của con người” hay sự xuất sắc. Aristotle tin rằng mục đích của con người là thực hiện những hành động được hướng dẫn bởi suy nghĩ hợp lý sẽ dẫn đến sự xuất sắc trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Vì vậy, nam tính có nghĩa là bạn trở thành người đàn ông tốt nhất có thể.
Đối với người La Mã cổ đại, nam tính có nghĩa là sống một cuộc sống có đạo đức. Trên thực tế, từ “đức hạnh” trong tiếng Anh có nguồn gốc từ chữ virtus trong tiếng Latin, có nghĩa là sự nam tính hoặc sức mạnh nam tính. Người La Mã tin rằng để trở nên nam tính, một người đàn ông phải trau dồi những đức tính như lòng dũng cảm, tính ôn hòa, cần cù và tận tụy. Vì vậy, đối với người La Mã cổ đại, nam tính có nghĩa là sống một cuộc sống có đạo đức.
Vì vậy, định nghĩa của tôi về sự nam tính, giống như Aristotle và người La Mã, rất đơn giản: phấn đấu để đạt được sự xuất sắc và đức hạnh trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, phát huy hết tiềm năng của một người đàn ông và trở thành người anh, người bạn, người chồng, người cha và công dân tuyệt đối tốt nhất có thể của bạn. Sứ mệnh này được hoàn thành bằng việc trau dồi những đức tính nam tính như:
Lòng can đảm
Lòng trung thành
Có đủ khả năng thích ứng để làm việc trong bất cứ ngành công nghiệp nào
khả năng phục hồi/ khả năng tự đứng dậy sau mỗi thất bại, cơn bạo bệnh...
Quả quyết/ quyết đoán
Trách nhiệm cá nhân
Tự lực cánh sinh
Chính trực
Hy sinh
(Courage
Loyalty
Industry
Resiliency
Resolution
Personal Responsibility
Self-Reliance
Integrity
Sacrifice.)
Những đức tính này là sự nam tính. Và bất kỳ người đàn ông nào cũng có thể phấn đấu đạt được chúng trong mọi tình huống. Từ người lính đến chiến binh công ty, từ lính cứu hỏa đến ông bố nội trợ. Những cách mà đàn ông ngày nay có thể thể hiện những đức tính này thường có thể nhỏ hơn và lặng lẽ hơn so với tổ tiên của chúng ta, nhưng điều đó không làm cho chúng trở nên kém quan trọng hoặc quan trọng hơn.
Tại thời điểm này, ai đó sẽ luôn nhảy vào và nói, "Đợi đã, chờ đã, không phải phụ nữ cũng nên phấn đấu để đạt được những đức tính này sao?"
Tuyệt đối.
Có hai cách để định nghĩa nam tính. Có một cách để nói rằng nam tính là đối lập với nữ tính. Cái khác là để & nói rằng tuổi trưởng thành trái ngược với tuổi thơ.
Kiểu trước có vẻ khá phổ biến, nhưng nó thường dẫn đến kiểu nam tính hời hợt. Những người đàn ông theo triết lý này cuối cùng sẽ trau dồi tính nam tính quan tâm đến những đặc điểm bên ngoài. Họ lo lắng về việc liệu x, y hay z có nam tính hay không và liệu những điều họ thích và làm có nữ tính hay không vì nhiều phụ nữ cũng thích chúng.
Tôi thì đi theo triết lý sau. Tuổi trưởng thành trái ngược với tuổi thơ và liên quan đến những giá trị nội tâm của một người. Một đứa trẻ luôn tự cho mình là trung tâm, thì thường sợ hãi và phụ thuộc, dựa vào người khác. Còn một người đàn ông táo bạo, can đảm, tôn trọng, độc lập thì thường thích phục vụ người khác. Vì vậy, một người đàn ông trở thành một người đàn ông khi họ trưởng thành và bỏ lại những điều trẻ con. Tương tự như vậy, một người phụ nữ trở thành phụ nữ khi cô ấy trưởng thành thực sự.
Cả hai giới đều có khả năng và nên phấn đấu vì sự xuất sắc của con người. Khi một người phụ nữ sống nhân đức, đó là nữ tính; khi một người sống nhân đức, đó là nam tính.
Điều này không có nghĩa là tôi nghĩ giới tính là giống hệt nhau. Trong Quy tắc con người, Tiến sĩ Waller Newell lập luận:
Chúng ta cần hướng tới sự hoàn thiện cao nhất mà tất cả mọi người đều có thể đạt được—các đức tính đạo đức và trí tuệ giống nhau đối với nam giới và phụ nữ ở thời kỳ đỉnh cao—đồng thời thừa nhận những phẩm chất đa dạng mà nam giới và phụ nữ đóng góp vào nỗ lực chung của con người để đạt được sự xuất sắc. Chúng ta cần tái hòa nhập một cách đồng cảm với những lời dạy truyền thống nhấn mạnh rằng mặc dù đàn ông và phụ nữ có chung khả năng đạt được những đức tính cao nhất, nhưng niềm đam mê, tính khí và tình cảm của họ có thể khác nhau, dẫn đến những con đường khác nhau dẫn đến những đỉnh cao chung đó.
Điều này có nghĩa là phụ nữ và nam giới đều nỗ lực đạt được những đức tính giống nhau nhưng thường đạt được và thể hiện chúng theo những cách khác nhau. Các nhân đức sẽ được sống và thể hiện khác nhau trong cuộc sống của chị em, mẹ, vợ hơn là nơi anh em, chồng, cha. Hai nhạc cụ khác nhau, chơi cùng một nốt nhạc, sẽ tạo ra hai âm thanh khác nhau. Sự khác biệt trong âm thanh là một trong những điều không thể diễn tả bằng lời nhưng rất dễ nhận biết. Không có nhạc cụ nào tốt hơn nhạc cụ kia; trong bàn tay của những người siêng năng và tận tâm, mỗi nhạc cụ sẽ phát ra những bản nhạc làm tràn đầy tinh thần và tô điểm thêm vẻ đẹp cho thế giới.
Nam tính và văn hóa nam tính
Vậy tất cả những điều này có mối liên hệ như thế nào với bài trước về “văn hóa nam tính?”
Mặc dù tôi nghĩ rằng đàn ông và phụ nữ đều có thể hướng tới cùng một mục tiêu là đạt được sự xuất sắc về đạo đức, nhưng tôi không nghĩ chúng ta có những điểm yếu giống nhau trong hành trình đó.
Một trong những điểm yếu duy nhất của đàn ông là chúng ta gặp khó khăn khi chuyển từ tuổi thiếu niên sang tuổi trưởng thành. Đúng, đó là một sự khái quát, nhưng dường như phụ nữ có quá trình chuyển đổi sang tuổi trưởng thành trưởng thành dễ dàng và tự nhiên hơn. Mặt khác, đàn ông thường cần một động lực để bỏ lại tuổi thanh xuân phía sau. Sẽ dễ dàng hơn để duy trì sự phụ thuộc, trở thành người ý lại, dựa dẫm vào người khác, và thích sống ích kỷ, chăm chút cho bản thân. Thay vì một người đàn ông có óc sáng tạo, chính trực, thích sự mạo hiểm để thử nghiệm những sáng tạo của mình, quảng đại, bao dung, dễ tha thứ, thích sống phục vụ cho người khác thay vì cho chính bản thân mình.
Các nền văn hóa trên khắp thế giới đã công nhận điều này. Và như chúng ta đã nói vào tuần trước, văn hóa nam tính được thiết kế để giải quyết vấn đề và biến nam tính thành một mục tiêu đáng mơ ước, điều mà đàn ông vô cùng mong muốn đạt được. Sự non nớt đã bị kỳ thị. Điều mà văn hóa nam tính đã làm là tạo ra một sức hút bên ngoài thu hút càng nhiều đàn ông càng tốt vào đúng tính chất cần có của đàn ông - đó là một tấm lưới rộng, một làn thủy triều nâng nhiều thuyền lên và thúc đẩy nhiều người đàn ông tiến tới để nâng cao tính chất nam tính của mình, thay vì bằng lòng ẩn mình ở phía sau và sống an toàn,trong một cuộc sống tầm thường.
Chúng ta thấy điều này diễn ra trong xã hội hiện đại, nơi không còn tồn tại một nền văn hóa nam tính mạnh mẽ nữa - nhiều người đàn ông ngày nay đang phải vật lộn để trưởng thành và trở thành một người đàn ông đáng kính. Họ không bao giờ chắc chắn khi nào họ đã vượt qua ngưỡng cửa đó và bỏ lại chàng trai yếu đuối ở phía sau và khoác lên mình tấm áo nam tính.
Nhưng ngay cả khi chúng ta không còn có nền văn hóa nam tính mạnh mẽ nữa, điều này không có nghĩa là vẫn không có những cá nhân tự mình tìm kiếm nam tính. Những người đàn ông này có số lượng ít hơn rất nhiều và có động lực bản thân. Mong muốn nam tính của họ đến từ bên trong, từ động lực bên trong.
Nhưng việc đạt được nhân cách không xảy ra trong môi trường chân không riêng tư. Những người đàn ông mà tôi ngưỡng mộ ngày nay, những người đàn ông đã trưởng thành bất chấp khó khăn, đều có một điểm chung: Họ tìm kiếm và hoàn thành một nghi thức vượt qua. Họ đi tìm thử thách trong khi những người khác trốn tránh nó.
Mặc dù lần trước chúng tôi đã đề cập rằng cơ hội để chứng tỏ bản lĩnh đàn ông của một người và trải nghiệm nghi thức vượt qua hầu như không tồn tại, nhưng điều này nhằm mô tả trạng thái của mọi thứ ở cấp độ văn hóa. Xã hội đã trở nên phân mảnh và phân mảnh đến mức không còn tồn tại những nghi thức vượt qua được toàn bộ “bộ tộc” công nhận.
Thử thách đối với con người ngày nay là trở thành một phần của những bộ tộc nhỏ vẫn đưa ra nghi thức vượt qua vô giá này. Quân đội, nhà thờ, tổ chức huynh đệ và những cuộc phiêu lưu thuộc loại khác vẫn có thể giúp đàn ông vượt qua cầu để trưởng thành. Hoặc sự ra đi có thể đến với một người một cách tình cờ, thông qua việc xử lý mạnh mẽ và kiên cường trước cái chết của người cha hoặc cơn đau của một căn bệnh. & Qua bất kể nó đến bằng cách nào, nghi thức vượt qua sẽ phá vỡ lực hấp dẫn của con đường ít lực cản nhất, con đường mà rất nhiều người đã đi qua và đẩy một người đàn ông lên con đường hướng tới sự nam tính thực sự.
Việc đánh mất nền văn hóa nam tính chắc chắn có những mặt trái của nó *1- vấn đề lớn nhất là sẽ có ít đàn ông được thúc đẩy trở thành nam giới trưởng thành hơn. Nhưng đối với những người đàn ông dũng cảm vẫn tìm kiếm điều đó, mặt trái của sự nam tính mà họ tìm thấy sẽ không sinh ra từ những áp lực bên ngoài hay những kỳ vọng về văn hóa mà từ những giá trị nội tâm, lương tâm, sự thật và trái tim.
Điểm mấu chốt? Bản lĩnh đàn ông đích thực vẫn tồn tại đối với những ai tìm kiếm nó.
*1: trào lưu phát triển mạnh mẽ của đồng tính, LGBT ...
ST.
Posts: 162
Threads: 21
Likes Received: 151 in 101 posts
Likes Given: 109
Joined: Sep 2023
Dư vị quê hương
Phạm Công Luận
3 tháng 11, 2023
Anh Đại Thành vẫn cao gầy như hơn bốn mươi năm trước khi anh ghé nhà tôi. Nhưng tóc anh đã bạc trắng và đôi mắt to ngày xưa đã nheo lại sau đôi kính trắng. Anh cười tươi khi tôi tình cờ nhìn thấy anh ngồi một mình bên cái ghế thấp của quán cóc nhà dì Hai Lành trên đường Nguyễn Trọng Tuyển.
Anh Thành kể: Giữa năm 2022, sau khi đại dịch đã lắng xuống, anh bay từ Mỹ về, cùng anh chị em trong nhà thay nhau chăm sóc mẹ già đang bệnh nằm một chỗ. Có lúc rảnh rỗi, anh đi bộ lang thang đến mấy con hẻm gần nhà, uống ly cà phê cho tỉnh táo sau một đêm thức trắng.
Từng học trường Vẽ Gia Định, dù nhắm mắt lại anh cũng có thể tả từng chi tiết những gì đọng lại trong trí nhớ của anh về chuyến thăm quê lần này, cho dù đã sống ở nước ngoài hơn 20 năm. Bên ly cà phê, câu chuyện quy cố hương của anh cứ mênh mang giữa hai chúng tôi.
Khác với hồi mới biết nhau, gần nhà anh bây giờ không còn cái chuồng ngựa dưới mấy cây gòn, chỗ ngày xưa ông Bảy Nị nuôi ngựa đánh xe đi chở hàng lagim cho mấy chợ đầu mối.
Cũng không còn mấy tiệm mì Tàu hai bên phố. Con đường Nguyễn Minh Chiếu, nay là Nguyễn Trọng Tuyển, bây giờ chỉ còn sót lại tiệm hớt tóc Tô Mỹ mang dấu vết ngày xưa, hẹp và cũ kỹ, bảng hiệu vẽ thẳng lên vách kính, do vợ chồng người con thứ của ông Tô Mỹ đứng hớt cho khách, còn ông chủ đã quy tiên từ lâu.
Anh bảo hẻm bác sĩ Thế, nơi anh đang ngồi uống cà phê ở cái quán cóc mở ngay tại nhà cô Hai Lành, thay đổi quá nhiều. Không còn cây duối dại bên trái hẻm. Dãy tường xi măng chia đôi con hẻm đã đập bỏ khiến hẻm trở nên phong quang, rộng rãi. Cây sung đầu dãy tường đó, nơi đám con nít đồn đại có ma để nhát nhau cũng không còn.
Anh hỏi tôi có nhớ hẻm 155 đường Nguyễn Minh Chiếu, bây giờ đổi thành hẻm 164 Nguyễn Trọng Tuyển (thật lạ vì số lẻ biến thành số chẵn) được gọi là hẻm Tư Từ không?
Tư Từ là tên ông thợ hồ, có bà vợ bán chè đậu đen ngon tuyệt đỉnh. Bà đi bán dạo vòng quanh khu Phú Nhuận. Buổi tối, tiếng rao của bà lanh lảnh: “Ai chè đậu đen đường cát nước dừa hôn!”.
Đám con nít hé cửa tìm dáng người bé nhỏ của bà đang lầm lũi đi trong đêm tối. Sau năm 1975 một thời gian, cán bộ phường yêu cầu xóm nào cũng có thanh niên ra gác đường ban đêm.
Một anh bạn là cư dân Xóm Mô trên đường Nguyễn Văn Trỗi gần đó kể lại là tối nào anh cũng chờ gánh chè của bà Tư. Có lần bà không ra bán, buồn quá nên giữa đêm vắng teo anh ta ngồi ngoài đường cất tiếng rao: “Aiiii… ăn chè đậu đen nước dừa… bún tàuuuu… bước qua hàng rào kẽm gai chà nát quừn hônnnnn…!”.
Lúc đó anh này còn là trai mới lớn nên giọng quá tốt, tiếng rao lanh lảnh trong đêm vắng nghe còn đã hơn tiếng bà Tư rao. Chắc vậy nên có một chị xách cái ca nhựa ra kiếm gánh chè để mua. Thấy anh ta ngồi đó, chị ấy hỏi: “Em có thấy gánh chè đậu không?”. Anh lắc đầu. Chị ấy xách cái ca lủi thủi về, điệu bộ ngơ ngác chắc tự hỏi bà Tư bán chè sao lại biến nhanh như ma vậy!
Những người bán rong ngày xưa trong trí nhớ của chúng tôi đa số là đàn ông. Vì sao? Vì họ có sức đi bán ở khắp nơi, có hơi khỏe để rao. Giọng rao của họ mỗi người mỗi khác nên là điều đặc biệt đáng nhớ. Như ông đẩy xe bán mía hấp, rao “mía hấp” mà hai từ đó dính liền nhau nghe như là “mép”.
Buổi tối, ông người Hoa đẩy xe bán chè lục tàu xá, chí mè phù. Ông và những người bán hàng gốc Hoa không ai kết thúc tiếng rao bằng chữ “đây..ây..ây..y..y…” kéo dài như người Việt.
Mỗi lần ông đi qua hẻm là lũ con nít chạy ra cả chục đứa. Có đứa lớn đẩy ông đứng qua một bên, tự múc bán giùm luôn, một lát sau cứ đếm chén tính tiền. Ông cũng dễ dãi, mặc kệ mấy đứa nhỏ quậy cái xe của mình. Nhờ vậy mà nhiều người nhớ ông đến giờ.
Anh Thành kể cách nay một tuần, anh ngồi trong một quán ăn ở Gò Vấp. Quán bán món bò bảy món khá ngon khiến anh nhớ miên man nhà hàng bò bảy món gần nhà những ngày thơ bé trước 1975.
Đó là nhà hàng lớn, rất đông khách vào cuối tuần. Thỉnh thoảng, thằng nhỏ Thành đi thẩn thơ ra cổng số 8 sát bên nhà hàng này, đứng xem ông thợ rèn nhà đối diện làm việc và để được hít mùi thơm của món chả đùm, bò lá lốt và cả mùi bia thơm sực nức từ nhà hàng bay sang.
Ngồi rảnh đợi bạn cùng xóm cũ đến, anh lẩm nhẩm câu thơ hiện lên trong đầu mà tác giả làm bài thơ như viết riêng cho anh: “… này Bi này Lữ ơi/ hồi tụi mình còn học lớp ba/ nắng chắc vàng hơn bây giờ nhỉ?/ con phố nhỏ dăm con đường giản dị/ mỗi đêm mưa bàng rụng lá biết bao nhiêu!…” .
Anh nói sao anh nhớ quá những ngày mùa mưa đi học, có cây bàng lá lớn rụng vài chiếc trên con phố hẹp hầu như không có lề đường. Thời ấy nghèo khó sao luôn thấy vui vì mỗi ngày được đến trường, được gặp bạn bè chơi cò cò, bắn bi trong giờ ra chơi.
Đó chính là hình ảnh quê hương hiện hữu trong tim, không quá lớn lao như trong thơ nhạc, chỉ là con hẻm nhỏ, con đường đến trường ngày xưa và vài kỷ niệm vụn vặt vậy thôi, mà sao nhớ hoài nhớ hủy trong những đêm khuya ở xứ người, như vậy đó.
Lần đi ăn đó, anh Thành bảo thật ngỡ ngàng khi nhận ra bàn bên kia hai chị em Yến, Oanh là những cô bạn ngày xưa thỉnh thoảng chạm mặt nhau trên con đường Nguyễn Minh Chiếu, cùng học trường Tiểu học Võ Tánh.
Sáp lại chuyện trò, cả ba nhắc lại quán chè cô Ba, là mẹ của Yến và Oanh. Quán chè hình thành khoảng cuối năm 1968, khi tình hình chiến sự đã êm dần sau trận đánh Tết Mậu Thân, ở căn nhà số 85 Nguyễn Minh Chiếu.
Nửa thế kỷ rồi từ khi ăn miếng chè đậu đỏ đầu tiên ở đó, anh mới rõ ngọn ngành về quán chè này. Cô Ba, mẹ của hai bạn Yến – Oanh, vốn lo việc nội trợ trong nhà, mọi chi tiêu đã có thầy Ba.
Thầy Ba làm công chức hãng tàu của Pháp, mỗi ngày cưỡi chiếc xe vespa xanh đi làm. Ở nhà, thấy vẫn còn có lúc rảnh rỗi khi các con đã lớn, cô Ba mở quán chè bán ngay trong sân nhà, vừa đỡ quên tay nghề nấu chè từ hồi còn thiếu nữ, vừa kiếm thêm để cùng thầy Ba lo cho đám con nhỏ.
Thầy Ba chiều vợ, giúp cô chuẩn bị đâu ra đó. Thầy cho xây một cái quầy bằng xi măng, sơn màu xanh đẹp mắt để có chỗ đặt các nồi chè khác nhau, đặt hũ thủy tinh… rồi liên lạc với hãng BGI để họ giao nước đá, các loại nước ngọt như Coca, Limonade bán cho khách.
Nước đá giao tận nhà, được bỏ trong thùng thiếc giữ lạnh và phủ thêm bao bố tời lớn bên ngoài cho lâu tan. Khi nào cần, cô Ba dùng dao lớn có răng cưa để chặt cây nước đá lớn thành từng miếng nhỏ. Cô làm thêm yaourt bằng cách mua hũ “yaourt cái” ở tiệm Givral trên đường Cách Mạng 1 tháng 11 (nay là Nguyễn Văn Trỗi), về làm mẻ yaourt mới với sữa, đổ vào từng hũ thủy tinh rồi dùng giấy pelure bọc nắp, cột dây thun xong mới bỏ vào tủ lạnh, nhìn rất sạch sẽ ngon lành.
Chè của cô Ba bán cho khách có nhiều món: Chè đậu xanh bánh lọt, chè đậu đỏ bánh lọt, sương sáo, sương sa hột lựu, có cả xi rô đá nhận… Bánh lọt do nhà tự làm chứ không lấy ở chỗ khác.
Mỗi ngày cô chuẩn bị nhồi bột làm bánh lọt, nấu nước đường, nấu các món chè, làm hạt lựu cho món sương sa… khá bận rộn nhưng rồi cũng đâu vào đó nhờ có các con phụ mẹ. Quán có sẵn một máy xay đá để làm món xi rô đá nhận. Một ly chè giá 5 đồng, trả bằng tiền đồng hình tròn có khía.
Đa số khách đến mua mấy bịch chè cùng lúc để cả nhà ăn. Con cái đi học thì thôi, về là xúm vô phụ bán hàng, rửa hũ yaourt, rửa ly, dọn dẹp… Quán chè cô Ba nổi tiếng trong giới học trò thời đó, vì giá rẻ, đi học về chìa 5 đồng ra là có một ly chè thơm ngọt, ly xi rô bạc hà the lạnh hay xi rô dâu thơm mát.
Quán vắng vẻ, nhóm bạn mới hình thành cao hứng ôn lại những món ăn hồi xưa trên đất Phú Nhuận hiền hòa. Đó là xe chè chí mà phù của ông già người Hoa đội nón cời lối bằng tre có chóp nhọn, bận cái quần ngắn và cái áo xá xẩu, bộ trang phục giờ không còn thấy nữa.
Cô Oanh nhớ mỗi khi ông mở nắp nồi ra, hơi và mùi chè nóng bay ra thơm ngào ngạt. Thùng chè của ông có hai ngăn, chia ra bằng một chữ S như biểu tượng “lưỡng nghi” trong Kinh Dịch, một bên là chè chí mà phủ nấu bằng mè đen và một bên lục tầu xá là chè đậu xanh.
Ông bán từ thập niên 1960 tới năm 1975, giải nghệ sớm hơn quán chè của cô Ba vài năm. Một cô nhắc đến hàng nem nướng đầu ngã ba Lò Đúc, vị trí một tiệm kính mắt bây giờ. Hai chị em chủ quán nem nướng toàn bận áo bà ba khi bán, dùng rổ rá bằng tre, khách ngồi bàn ghế cao như trong nhà hàng.
Giống như nhà hàng Ánh Hồng, quán này dành cho giới trung lưu vì giá không rẻ, chế biến rất ngon, ai đi ngang nghe mùi nem nướng từ đó tỏa ra là bắt thèm. Phía dưới ngã ba một chút, gần con hẻm đi vào đền thờ Đông Cuông Vọng Từ của những người Bắc theo đạo Mẫu, có tiệm tạp hóa bán các món đồ phục vụ cho đám con nít là học trò Tiểu học Võ Tánh trên đường đi học về ngang.
Chủ nhân của tiệm là hai ông bà già, dành phần nhà phía trước để bán các thứ bánh tráng, bánh kẹo, đồ chơi dích hình. Tiệm rộng rãi nhưng ẩm thấp vì xây từ rất lâu, vách gỗ, cột kèo đã mục dần, loáng thoáng trong bóng tối nhà trong là những tủ thờ, bàn ghế gỗ kiểu xưa…
Chuyện trò một hồi, cả nhóm và anh bạn ngồi cùng bật cười thấy nãy giờ toàn nói về những món ăn, hàng quán ngày xưa trong ngày đầu gặp lại sau mấy chục năm. Làm sao quên được và làm sao không nhắc đến tiệm bánh bao Ông Cả Cần ở góc Đại lộ Cách Mạng 1 tháng 11 – Trương Quốc Dụng, trước đó là nhà hàng Tân Lâm Điểu. Hiện nay địa điểm này là showroom bày bán xe gắn máy của Nhật.
Làm sao quên cháo cá giò heo hẻm Cô Bắc. Nhớ và thèm ăn lại quá món cá nướng trên đường Hồ Biểu Chánh, quán không tên, bên cạnh bụi tre. Cá nướng trên bếp than, đánh tróc vảy cháy đen, ăn vừa dai vừa thơm, vừa ngọt thịt. Nhớ cả bánh tiêu kem của tiệm Phi Phượng, bánh cốm tiệm Bảo Hiên Rồng Vàng, bánh xu xê đối diện Hội đồng xã Phú Nhuận, sát bên tiệm Radio Hà Nội.
Ngồi trên xe trở về nhà sau bữa ăn, anh Thành nghĩ về cuộc sống quá khứ tưởng đã chìm khuất sâu trong đáy tâm hồn bỗng nhiên có cơ duyên bất ngờ vùn vụt quay lại với anh và những người quen thuở ấu thơ. Chúng mình từng có thời tuổi thơ trên xã Phú Nhuận thân thương phải không?
Những hàng quán đó, món ăn đó, có khi chưa từng nếm qua nhưng lạ là dư vị đậm đà còn đọng lại rất lâu trong tâm khảm, chỉ đợi nhắc lại là rưng rưng hồi sinh trong lòng.
(trích sách Hồi ức Phú Nhuận – công ty sách Phương Nam xuất bản 2023)
Posts: 1,513
Threads: 6
Likes Received: 195 in 92 posts
Likes Given: 283
Joined: Oct 2020
Reputation:
26
(2023-11-13, 10:52 AM)72Nu Wrote: NAM TÍNH LÀ GÌ?
(TÍNH CHẤT ĐÀN ÔNG)
• Ngày 16 tháng 5 năm 2010
• Cập nhật lần cuối: ngày 10 tháng 9 năm 2023
Nam tính là gì?
Đàn ông cổ điển leo núi bằng dây thừng vách đá.
Khi chúng tôi đề cập đến các chủ đề sâu hơn một chút so với tiếng lóng của Frank Sinatra, luôn có một số người tiếp thu những gì chúng tôi trình bày, một số hiểu nó nhưng không đồng ý một cách tôn trọng và những người khác chỉ đơn giản là hiểu sai bài báo. Điều thứ hai xảy ra là do họ không có đủ khả năng để hiểu nó hoặc vì chúng tôi đã không viết nó một cách dễ hiểu. Dù thế nào đi nữa, tôi cũng nhận thấy một số kết luận bị hiểu sai được rút ra từ bài báo tuần trước về “Sự khan hiếm, xa hoa và chứng minh bản lĩnh đàn ông”. Vì vậy, tôi muốn nhân cơ hội này để khai thác chủ đề nhiều hơn một chút. Đồng thời, tôi nhận ra rằng mặc dù blog này có tên là Nghệ thuật của sự nam tính, nhưng tôi chưa bao giờ thực sự ngồi xuống và giải thích chính xác những gì tôi tin là nam tính.
Đó là điều tôi muốn làm hôm nay. Kéo một chiếc ghế ra và bắt đầu.
Sự cần thiết phải gieo trồng nam tính trên nền tảng vững chắc
Trong khi có một số nguyên tắc trường tồn về nam tính, những đặc điểm được tôn vinh bởi hàng trăm nền văn hóa khác nhau ở nhiều thời đại khác nhau, một số lý tưởng về nam tính lại khác nhau giữa các dân tộc và các khoảng thời gian. Những khía cạnh nam tính này đã được gieo vào những phần nhất thời của văn hóa.
Đối với nhiều nền văn hóa cổ xưa, nam tính bắt nguồn từ việc trở thành một chiến binh. Nhưng đó là một người đàn ông đặc thù trên chiến trường không được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống trong thời bình. Trong lịch sử ban đầu của nước Mỹ, nam tính gắn liền với việc trở thành một nông dân tiểu chủ hoặc một nghệ nhân độc lập. Nhưng khi Cách mạng Công nghiệp chuyển đàn ông từ trang trại này sang nhà máy khác, đàn ông tự hỏi liệu nam giới thực sự có thể thực hiện được khi không có sự độc lập về kinh tế mà họ từng được hưởng hay không.
Ở thế kỷ 20, nam tính có nghĩa là trở thành trụ cột trong gia đình. Nhưng trong thời kỳ kinh tế suy thoái nặng nề, và khi số lượng lớn phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, đàn ông cảm thấy vô cùng yếu đuốiso với phụ nữ. Và trong nhiều nền văn hóa ở nhiều thời điểm khác nhau, là đàn ông có nghĩa là trở thành một phần của một giai cấp hoặc chủng tộc có đặc quyền; ở Hoa Kỳ, đàn ông sở hữu những nô lệ chỉ bằng 3/5 số “đàn ông thực sự”. Khi đẳng cấp và quyền công dân trở nên có thể đạt được đối với bất kỳ ai (nữ giới) sẵn sàng tham gia công việc, đàn ông cảm thấy rằng không chỉ vị trí đặc quyền của họ mà cả bản lĩnh đàn ông của họ cũng bị tấn công.
Khi nam tính được kết nối với những hướng dẫn văn hóa và cuối cùng là phù du như vậy, và thời thế thay đổi, sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng về nam tính. Sau đó, một số người đàn ông ngoan cố bám vào một quá khứ không thể tái tạo trong khi những người khác tìm cách xác định lại bản lĩnh đàn ông theo những cách mà dù có thiện chí nhưng cuối cùng lại tước đi sức sống độc nhất của đàn ông. Như vậy, định nghĩa về nam tính rõ ràng cần phải bắt nguồn từ một nền tảng vững chắc và bất di bất dịch. Một thứ có tác dụng xuyên thời gian, địa điểm và văn hóa và có thể đạt được đối với bất kỳ người đàn ông nào, trong mọi tình huống.
Nam tính như đức hạnh
Mặc dù định nghĩa về nam tính đã được thảo luận và mổ xẻ không ngừng trong các cuốn sách học thuật, nhưng định nghĩa của tôi về nam tính thực sự khá đơn giản, và cổ xưa.
Aristotle đã đặt ra trong Đạo đức học Nicomachean của mình một quy tắc đạo đức mà đàn ông phải tuân theo. Đối với Aristotle và nhiều người Hy Lạp cổ đại, nam tính có nghĩa là sống một cuộc sống tràn ngập eudaimonia. eudaimonia là gì? Các dịch giả và triết gia đã đưa ra những định nghĩa khác nhau cho nó, nhưng cách tốt nhất để mô tả eudaimonia [yiel- đờ- mó- nhia] là sống một cuộc sống “sự hưng thịnh, hạnh phúc của con người” hay sự xuất sắc. Aristotle tin rằng mục đích của con người là thực hiện những hành động được hướng dẫn bởi suy nghĩ hợp lý sẽ dẫn đến sự xuất sắc trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Vì vậy, nam tính có nghĩa là bạn trở thành người đàn ông tốt nhất có thể.
Đối với người La Mã cổ đại, nam tính có nghĩa là sống một cuộc sống có đạo đức. Trên thực tế, từ “đức hạnh” trong tiếng Anh có nguồn gốc từ chữ virtus trong tiếng Latin, có nghĩa là sự nam tính hoặc sức mạnh nam tính. Người La Mã tin rằng để trở nên nam tính, một người đàn ông phải trau dồi những đức tính như lòng dũng cảm, tính ôn hòa, cần cù và tận tụy. Vì vậy, đối với người La Mã cổ đại, nam tính có nghĩa là sống một cuộc sống có đạo đức.
Vì vậy, định nghĩa của tôi về sự nam tính, giống như Aristotle và người La Mã, rất đơn giản: phấn đấu để đạt được sự xuất sắc và đức hạnh trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, phát huy hết tiềm năng của một người đàn ông và trở thành người anh, người bạn, người chồng, người cha và công dân tuyệt đối tốt nhất có thể của bạn. Sứ mệnh này được hoàn thành bằng việc trau dồi những đức tính nam tính như:
Lòng can đảm
Lòng trung thành
Có đủ khả năng thích ứng để làm việc trong bất cứ ngành công nghiệp nào
khả năng phục hồi/ khả năng tự đứng dậy sau mỗi thất bại, cơn bạo bệnh...
Quả quyết/ quyết đoán
Trách nhiệm cá nhân
Tự lực cánh sinh
Chính trực
Hy sinh
(Courage
Loyalty
Industry
Resiliency
Resolution
Personal Responsibility
Self-Reliance
Integrity
Sacrifice.)
Những đức tính này là sự nam tính. Và bất kỳ người đàn ông nào cũng có thể phấn đấu đạt được chúng trong mọi tình huống. Từ người lính đến chiến binh công ty, từ lính cứu hỏa đến ông bố nội trợ. Những cách mà đàn ông ngày nay có thể thể hiện những đức tính này thường có thể nhỏ hơn và lặng lẽ hơn so với tổ tiên của chúng ta, nhưng điều đó không làm cho chúng trở nên kém quan trọng hoặc quan trọng hơn.
Tại thời điểm này, ai đó sẽ luôn nhảy vào và nói, "Đợi đã, chờ đã, không phải phụ nữ cũng nên phấn đấu để đạt được những đức tính này sao?"
Tuyệt đối.
Có hai cách để định nghĩa nam tính. Có một cách để nói rằng nam tính là đối lập với nữ tính. Cái khác là để & nói rằng tuổi trưởng thành trái ngược với tuổi thơ.
Kiểu trước có vẻ khá phổ biến, nhưng nó thường dẫn đến kiểu nam tính hời hợt. Những người đàn ông theo triết lý này cuối cùng sẽ trau dồi tính nam tính quan tâm đến những đặc điểm bên ngoài. Họ lo lắng về việc liệu x, y hay z có nam tính hay không và liệu những điều họ thích và làm có nữ tính hay không vì nhiều phụ nữ cũng thích chúng.
Tôi thì đi theo triết lý sau. Tuổi trưởng thành trái ngược với tuổi thơ và liên quan đến những giá trị nội tâm của một người. Một đứa trẻ luôn tự cho mình là trung tâm, thì thường sợ hãi và phụ thuộc, dựa vào người khác. Còn một người đàn ông táo bạo, can đảm, tôn trọng, độc lập thì thường thích phục vụ người khác. Vì vậy, một người đàn ông trở thành một người đàn ông khi họ trưởng thành và bỏ lại những điều trẻ con. Tương tự như vậy, một người phụ nữ trở thành phụ nữ khi cô ấy trưởng thành thực sự.
Cả hai giới đều có khả năng và nên phấn đấu vì sự xuất sắc của con người. Khi một người phụ nữ sống nhân đức, đó là nữ tính; khi một người sống nhân đức, đó là nam tính.
Điều này không có nghĩa là tôi nghĩ giới tính là giống hệt nhau. Trong Quy tắc con người, Tiến sĩ Waller Newell lập luận:
Chúng ta cần hướng tới sự hoàn thiện cao nhất mà tất cả mọi người đều có thể đạt được—các đức tính đạo đức và trí tuệ giống nhau đối với nam giới và phụ nữ ở thời kỳ đỉnh cao—đồng thời thừa nhận những phẩm chất đa dạng mà nam giới và phụ nữ đóng góp vào nỗ lực chung của con người để đạt được sự xuất sắc. Chúng ta cần tái hòa nhập một cách đồng cảm với những lời dạy truyền thống nhấn mạnh rằng mặc dù đàn ông và phụ nữ có chung khả năng đạt được những đức tính cao nhất, nhưng niềm đam mê, tính khí và tình cảm của họ có thể khác nhau, dẫn đến những con đường khác nhau dẫn đến những đỉnh cao chung đó.
Điều này có nghĩa là phụ nữ và nam giới đều nỗ lực đạt được những đức tính giống nhau nhưng thường đạt được và thể hiện chúng theo những cách khác nhau. Các nhân đức sẽ được sống và thể hiện khác nhau trong cuộc sống của chị em, mẹ, vợ hơn là nơi anh em, chồng, cha. Hai nhạc cụ khác nhau, chơi cùng một nốt nhạc, sẽ tạo ra hai âm thanh khác nhau. Sự khác biệt trong âm thanh là một trong những điều không thể diễn tả bằng lời nhưng rất dễ nhận biết. Không có nhạc cụ nào tốt hơn nhạc cụ kia; trong bàn tay của những người siêng năng và tận tâm, mỗi nhạc cụ sẽ phát ra những bản nhạc làm tràn đầy tinh thần và tô điểm thêm vẻ đẹp cho thế giới.
Nam tính và văn hóa nam tính
Vậy tất cả những điều này có mối liên hệ như thế nào với bài trước về “văn hóa nam tính?”
Mặc dù tôi nghĩ rằng đàn ông và phụ nữ đều có thể hướng tới cùng một mục tiêu là đạt được sự xuất sắc về đạo đức, nhưng tôi không nghĩ chúng ta có những điểm yếu giống nhau trong hành trình đó.
Một trong những điểm yếu duy nhất của đàn ông là chúng ta gặp khó khăn khi chuyển từ tuổi thiếu niên sang tuổi trưởng thành. Đúng, đó là một sự khái quát, nhưng dường như phụ nữ có quá trình chuyển đổi sang tuổi trưởng thành trưởng thành dễ dàng và tự nhiên hơn. Mặt khác, đàn ông thường cần một động lực để bỏ lại tuổi thanh xuân phía sau. Sẽ dễ dàng hơn để duy trì sự phụ thuộc, trở thành người ý lại, dựa dẫm vào người khác, và thích sống ích kỷ, chăm chút cho bản thân. Thay vì một người đàn ông có óc sáng tạo, chính trực, thích sự mạo hiểm để thử nghiệm những sáng tạo của mình, quảng đại, bao dung, dễ tha thứ, thích sống phục vụ cho người khác thay vì cho chính bản thân mình.
Các nền văn hóa trên khắp thế giới đã công nhận điều này. Và như chúng ta đã nói vào tuần trước, văn hóa nam tính được thiết kế để giải quyết vấn đề và biến nam tính thành một mục tiêu đáng mơ ước, điều mà đàn ông vô cùng mong muốn đạt được. Sự non nớt đã bị kỳ thị. Điều mà văn hóa nam tính đã làm là tạo ra một sức hút bên ngoài thu hút càng nhiều đàn ông càng tốt vào đúng tính chất cần có của đàn ông - đó là một tấm lưới rộng, một làn thủy triều nâng nhiều thuyền lên và thúc đẩy nhiều người đàn ông tiến tới để nâng cao tính chất nam tính của mình, thay vì bằng lòng ẩn mình ở phía sau và sống an toàn,trong một cuộc sống tầm thường.
Chúng ta thấy điều này diễn ra trong xã hội hiện đại, nơi không còn tồn tại một nền văn hóa nam tính mạnh mẽ nữa - nhiều người đàn ông ngày nay đang phải vật lộn để trưởng thành và trở thành một người đàn ông đáng kính. Họ không bao giờ chắc chắn khi nào họ đã vượt qua ngưỡng cửa đó và bỏ lại chàng trai yếu đuối ở phía sau và khoác lên mình tấm áo nam tính.
Nhưng ngay cả khi chúng ta không còn có nền văn hóa nam tính mạnh mẽ nữa, điều này không có nghĩa là vẫn không có những cá nhân tự mình tìm kiếm nam tính. Những người đàn ông này có số lượng ít hơn rất nhiều và có động lực bản thân. Mong muốn nam tính của họ đến từ bên trong, từ động lực bên trong.
Nhưng việc đạt được nhân cách không xảy ra trong môi trường chân không riêng tư. Những người đàn ông mà tôi ngưỡng mộ ngày nay, những người đàn ông đã trưởng thành bất chấp khó khăn, đều có một điểm chung: Họ tìm kiếm và hoàn thành một nghi thức vượt qua. Họ đi tìm thử thách trong khi những người khác trốn tránh nó.
Mặc dù lần trước chúng tôi đã đề cập rằng cơ hội để chứng tỏ bản lĩnh đàn ông của một người và trải nghiệm nghi thức vượt qua hầu như không tồn tại, nhưng điều này nhằm mô tả trạng thái của mọi thứ ở cấp độ văn hóa. Xã hội đã trở nên phân mảnh và phân mảnh đến mức không còn tồn tại những nghi thức vượt qua được toàn bộ “bộ tộc” công nhận.
Thử thách đối với con người ngày nay là trở thành một phần của những bộ tộc nhỏ vẫn đưa ra nghi thức vượt qua vô giá này. Quân đội, nhà thờ, tổ chức huynh đệ và những cuộc phiêu lưu thuộc loại khác vẫn có thể giúp đàn ông vượt qua cầu để trưởng thành. Hoặc sự ra đi có thể đến với một người một cách tình cờ, thông qua việc xử lý mạnh mẽ và kiên cường trước cái chết của người cha hoặc cơn đau của một căn bệnh. & Qua bất kể nó đến bằng cách nào, nghi thức vượt qua sẽ phá vỡ lực hấp dẫn của con đường ít lực cản nhất, con đường mà rất nhiều người đã đi qua và đẩy một người đàn ông lên con đường hướng tới sự nam tính thực sự.
Việc đánh mất nền văn hóa nam tính chắc chắn có những mặt trái của nó *1- vấn đề lớn nhất là sẽ có ít đàn ông được thúc đẩy trở thành nam giới trưởng thành hơn. Nhưng đối với những người đàn ông dũng cảm vẫn tìm kiếm điều đó, mặt trái của sự nam tính mà họ tìm thấy sẽ không sinh ra từ những áp lực bên ngoài hay những kỳ vọng về văn hóa mà từ những giá trị nội tâm, lương tâm, sự thật và trái tim.
Điểm mấu chốt? Bản lĩnh đàn ông đích thực vẫn tồn tại đối với những ai tìm kiếm nó.
*1: trào lưu phát triển mạnh mẽ của đồng tính, LGBT ...
ST. chốt câu chót
văn hoá nam tánh biết mặc đầm
Posts: 2,086
Threads: 13
Likes Received: 580 in 354 posts
Likes Given: 418
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
(2023-11-14, 03:40 PM)vô_danh Wrote: chốt câu chót
văn hoá nam tánh biết mặc đầm
Nam tính biết mặc đầm xem ra còn đỡ hơn mấy anh nam mà không có tính, ý của tui ở đây là mấy anh nam có tính đàn bà, cái này xem ra còn đáng sợ hơn mấy anh nam dám công khai mặc đầm nhiều.
The following 1 user Likes Dan.'s post:1 user Likes Dan.'s post
• 72Nu
Posts: 162
Threads: 21
Likes Received: 151 in 101 posts
Likes Given: 109
Joined: Sep 2023
Posts: 162
Threads: 21
Likes Received: 151 in 101 posts
Likes Given: 109
Joined: Sep 2023
‘Dân anh chị’ trong làng
Phạm Công Luận
4 tháng 11, 2023
Tranh vui của HS Ngân Hà đăng trên một tờ báo xuân năm 1958.
Như một quy luật, nơi đâu có đông dân cư, việc làm ăn sôi nổi, nhiều dịch vụ mở ra, là nơi thị tứ có mua bán… thế nào cũng có những người trong giới anh chị, người sống ngoài lề xã hội tụ đến để kiếm ăn mà không phải bỏ công sức lao động ra. Họ có thể xuất thân từ những người nông dân bị mất ruộng đất, từ tầng lớp dân nghèo thành thị bị ức hiếp rồi bất mãn, hoặc là những người lười biếng làm việc, kiếm cách cướp của trắng trợn hay thành trộm đạo đào tường khoét vách.
Làng Phú Nhuận đầu thế kỷ 20 còn là vùng đất bán thị bán nông, nhưng do vị trí áp sát thành phố Sài Gòn chỉ cách nhau một hai cây cầu nên có lợi thế để phát triển, cũng dễ là nơi dung thân của giới giang hồ khi cần trốn tránh các truy đuổi, chỉ cần bước qua ranh giới Sài Gòn – Gia Định là dễ lẩn trốn. Bên cạnh đó, sau khi sân bay Tân Sơn Nhứt được hình thành, các dịch vụ dọc các con đường huyết mạch như đường Paul Blanchy (kéo dài từ Hai Bà Trưng xuống đến ngã tư Phú Nhuận hiện nay) phát triển.
Giới nhà giàu tìm về xây biệt thự, nhà vườn. Chợ Xã Tài dần phồn thịnh, các tiệm quán mọc lên dọc theo con đường này, dãy tiệm hát ả đào từ hẻm Đội Có chạy lên ngã ba Lò Đúc hình thành một khu phố đông vui với các tiệm phở, tiệm nước xúm xít. Ở đâu có mật là có ruồi bu vào nhiều.
Theo nhà văn Sơn Nam, vào những năm 1920, ở Phú Nhuận nổi lên nhóm Ba Nhạn, Tư Lượng, Năm Tây. Các nhóm du côn bên kia Cầu Kiệu (Tân Định), Bà Chiểu, Bà Quẹo muốn đến thì phải kiêng nể “anh chị địa phương”. Phong cách nhóm anh chị này khá đặc biệt. Về trang phục, thích đội nón nỉ nhập cảng, thường là hiệu Flê-sê (Flechet) màu đỏ hoặc màu nâu; mặc áo “xá xẩu” lụa trắng cổ đứng, hai túi trên, hai túi dưới, tay rộng, quần thì có miếng lưng khá rộng tra vào, để khi nịt (với sợi dây nịt da) thì kéo lên, bẻ trở xuống cho khỏi tuột. Lưng quần còn dành để cất dấu võ khí bén, hoặc củ chì. Đám này đã thương lượng trước về tiền hối lộ cho cò bót.
Thỉnh thoảng, có lính tới thì được nhận tiền, cho ăn uống, rồi ra đi chớ không dám bắt bớ. Người cầm đầu ngồi thường trực ở quán cà phê, dành sẵn một vài bàn để thết đãi bạn bè. Các tay đàn em đến các sòng, gìn giữ trật tự, khi thấy tiền xâu đã khá lớn thì gom lại, ra quán, nạp cho đàn anh, nạp ít thì bị khiển trách. Đã xảy ra cuộc tranh chấp đẫm máu khi các “anh chị” từ Bà Quẹo kéo xuống để truất phế, lấn chiếm địa bàn. Thường là đẫm máu, làng lính chẳng dám can thiệp. Lắm khi hẹn phục thù nơi vùng đất hoang vắng, phía ngã tư Phú Nhuận hoặc Lăng Cha Cả.
Mười năm sau, số “anh chị” cũ đã già, tốp khác tiếp tục giành ảnh hưởng, tổ chức sòng bạc. Nói chung, giới giang hồ nói trên gây rối xã hội, khoe khoang chống Tây, đồng thời cũng lấn hiếp người lương thiện. Gặp chủ xe đò nào đem tiền bạc mua chuộc, họ trở thành tay sai đắc lực ngay. Hồi thế chiến thứ nhất, một số “anh chị” tự xưng chống Tây đã tình nguyện qua Pháp làm lính thợ, làm cu li để đánh nước Đức mà chẳng biết ở đâu; chẳng qua là thích đi nước ngoài để thỏa mãn máu giang hồ, tìm không khí lạ.
Đến năm 1933, có một vụ cướp tại Phú Nhuận, mà người chủ mưu là Sơn Vương (tên thật là Trương Văn Thoại, sinh 1908), một nhà văn mà cũng là một tướng cướp. Ông này được xếp trong số người thụ án lâu nhất Việt Nam thời Pháp thuộc với tổng cộng các bản án của chính quyền Pháp gồm 79 năm tù, trong đó có 32 năm tù giam biệt xứ và 34 năm khổ sai biệt xứ tại Côn Đảo. Năm 1968, sau 34 năm ngồi tù, Sơn Vương được ân xá và được đưa về đất liền. Ông tiếp tục nghề văn, cộng tác với một số nhật báo tại Sài Gòn. Sau năm 1975, ông lui về sống ẩn dật tại một con hẻm nhỏ ở Sài Gòn với nghề bốc thuốc Nam và đến năm 1984, trở về sống tại quê nhà Gò Công và mất tại đó năm 1987.
Câu chuyện Sơn Vương cướp ở Phú Nhuận được tường thuật trong tờ Hà Thành ngọ báo, số 1789, ra ngày 22 Tháng Tám 1933 với tựa đề “Như chuyện chiếu bóng: Sơn Vương một tay nửa du côn, nửa văn sĩ thuê ô tô đi cướp ở Phú Nhuận”.
Bài báo cho biết Sơn Vương xuất thân nguyên là nhân viên chạy giấy của Đông Pháp thời báo, rồi sau dịch truyện để soạn tuồng cải lương, được “Tín Đức thư xã” nhận xuất bản. Từ đó Sơn Vương thể hiện mình là văn sĩ, có khi khoe mình là chí sĩ cách mạng. Sau, có lẽ nghề văn không khá, có lúc Sơn Vương làm một gánh mì tự đứng bán ở ga Nancy (nay là đường Nguyễn Văn Cừ), có căng tấm vải đề chữ “Mì Sơn Vương”. Bán mì một độ cũng khá nhưng không hiểu vì sao ông biến mất, cho đến khi bị báo loan tin ông bị bắt vì vụ cướp này.
Chiều thứ bảy trước đó, Sơn Vương đến ga-ra Tư Lung mướn xe Chevrolet Ce 4 chi phí tính theo giờ. Lên xe, Sơn Vương bảo người tài xế chạy lại đường hẻm Pellerin (nay là đường Pasteur) rước thêm hai người nữa cùng đi, lên Xuân Trường (khu du lịch nổi tiếng ở xã Linh Xuân thời Pháp thuộc) rước thêm hai người, trở về Thủ Đức rước thêm một người. Cả thảy sáu người thành một toán cướp.
Tụ tập xong, Sơn Vương bảo xe chở về Phú Nhuận. Tới nơi, Sơn Vương ra lệnh cho xe ngừng, để một người ngồi lại trên xe, còn mình và bốn người khác bận áo mưa và mang mặt nạ đi vào xóm cách đó vài trăm thước. Họ vào nhà một ông chức sắc đạo Cao Đài là ông giáo Kiệt. Bấy giờ, chủ nhà đang ngồi tụng kinh, Sơn Vương chĩa súng thẳng mặt ông giáo, tự xưng là cộng sản, tổ chức đang cần tiền làm việc, nên phái đến hỏi vay ông ta một số bạc 2000 đồng bạc Đông dương, nếu không chịu đưa thì bắn nát đầu. Trong khi Sơn Vương giơ súng sáu dọa ông chủ nhà, bốn người kia chia ra bao vây và trông chừng người nhà.
Ông chủ nhà sợ hãi, phải mở tủ lấy ra 20 tờ giấy một trăm đồng đưa cho họ. Nhận tiền, cả đám kéo nhau ra xe hơi, nội xóm không ai hay biết.
Tuy nhiên, anh tài xế nhà xe đã tinh ý sinh nghi ngờ đám khách này. Có điều không thể chở khách mà bỏ nửa chừng, nên anh cũng đi tới cùng cho biết rồi sẽ tính. Xe chạy về tới chỗ ngã tư Bà Chiểu thì toán cướp giơ dao và súng ra, bảo tài xế phải trao tay lái cho một người trong bọn cầm, nếu không thì bắn chết. Người tài xế vốn là người có học ít nhiều, nguyên là dân thầy mất việc xoay ra lái xe. Do đã có ý nghi ngờ từ trước, anh ta đã chuẩn bị đối phó. Thấy họ buộc trao tay lái, anh ta nói: “Việc các ông làm đã êm rồi, giờ nếu đòi cầm tay lái rủi có chuyện trắc trở giữa đường mà biện lính kêu lại xét hỏi, có phải là đổ bể việc ra không? Vả lại các ông đâu biết cầm tay bánh, cũng không thạo nghề và chắc tay bằng tôi, vậy xin các ông cứ tin nơi lòng ngay thật của tôi là hơn”.
Nghe mấy lời có lý lẽ, đám Sơn Vương không đòi trao tay lái nữa, giục chạy nhanh ra phía Sài Gòn. Lúc chạy tới Đất Hộ (Đa kao), anh tài xế ngó đằng xa thấy người cảnh sát Tây liền lặng lẽ tắt đèn xe, cốt cho viên cảnh sát thổi còi bảo ngừng lại biên phạt. Không dè anh ta đã tắt đèn xe mà cảnh sát cũng không kêu. Bấy giờ cấp thiết quá, anh ta liền cho xe đâm vào gốc cây bên đường rồi la lên:
– Au Secours! Pirates! (Cứu với, hải tặc! (?!)
Vừa kêu, anh ta vừa cúi mọp mình xuống chỗ tay lái để trốn, nhằm khỏi bị nhóm cướp túng thế mà bắn mình. Cảnh sát nghe kêu chạy lại, bọn cướp nhảy xuống xe nhào đến đánh với cảnh sát rất dữ dội. Rồi có lính tới tiếp chiến, đám cướp kiếm đường tẩu thoát, chỉ còn một mình Sơn Vương bị bắt tại trận, trong mình còn 1.100 đồng bạc, một khẩu súng sáu và cái mặt nạ. Về bót bị tra khảo gắt, Sơn Vương phải khai hết đồng đảng. Qua hôm sau, cả năm người kia cũng bị bắt nốt.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên báo La Dépêche tình cờ gặp Sơn Vương lúc anh ta bị bắt, Sơn Vương nói:
– Tôi muốn kiếm một món tiền để đi tìm em tôi mất tích đã gần sáu năm. Ông tưởng tôi làm ở nhà in Đức Lưu Phương một tháng trăm đồng mà lại cần tiền đến thế ư?
– Thế còn súng sáu?
– Súng ấy là súng trẻ con chơi đó, thế mà đã được việc cho tôi. Ông Kiệt có trong tủ sắt 10 vạn bạc, tôi chỉ xin có hai ngàn, thế là may cho ông đó. Chắc ông nghĩ thế nên khi tôi làm xong thủ đoạn, ông còn bắt tay tôi và tiễn tôi ra tận ngoài vườn. Sơn Vương kết thúc câu chuyện, nói rằng trò chiếu bóng đã xui anh ta làm chuyện đó.
Dấu vết của giới du đãng giang hồ ở Phú Nhuận thể hiện nhiều trên báo chí, các tờ nhật báo như Sài Gòn, Lục tỉnh Tân văn, Công Luận, Đuốc Nhà Nam… Trong các vụ án, du đãng không chỉ là những người cướp bóc, mà có khi là những người cậy thế để hiếp đáp người khác. Báo Sài Gòn số 380, ra ngày 23/08/1934 viết về cái chết oan ức của anh Trần Văn Toàn, chỉ mới 32 tuổi. Anh Toàn làm công cho hãng Limonade Phương Tuyền đường Tổng đốc Phương trong Chợ Lớn. Lúc 3 giờ chiều ngày 21 tháng 7, anh theo xe chở hàng giao cho bạn hàng ở chợ Xã Tài.
Anh chỉ giao hàng, không có ý đem hàng ra đó mà bán vì chợ đã tan nên không chịu trả tiền chỗ khi bị yêu cầu. Ai ngờ nhóm người thu tiền góp chợ vây lại đánh anh ta một trận. Anh vẫn tỉnh táo như bình thường sau đó, kể cả khi bị lính kêu lên phạt mỗi bên 5 cắc. Nhưng khi xe của anh chạy về tới chợ Cầu Ông Lãnh, thì Toàn hộc máu rồi dần bất tỉnh. Người lái xe hoảng sợ cho xe chạy riết về Chợ Lớn đưa Toàn vào nhà thương Chợ Rẫy để bác sĩ cứu cấp, lúc đó đã 5 giờ chiều. Theo khám nghiệm, Toàn bị đánh chấn thương não quá nặng, không thể cứu nổi. Anh chết dưới tay bọn nhân viên góp chợ quá hung hãn, để lại vợ và năm đứa con thơ ấu trong cái cảnh nghèo đói tại Chợ Lách (Vĩnh Long).
Tháng 4 năm 1938, một vụ trộm xảy ra với một nhân vật có tiếng ở Phú Nhuận là ông Louis Vidal, một người Pháp lấy vợ Việt và sau ra làm hương cả làng Phú Nhuận. Sự việc được đưa lên báo Điển tín, số 960, 8 Tháng Tư 1938. Mấy ngày trước đó, bỗng dưng ở Phú Nhuận xảy ra nhiều vụ trộm, mất đồ nhiều nhất là nhà ông Louis Vidal làm việc ở Bưu điện. Nghi ngờ trộm ở chỗ khác tới đây làm ăn, mỗi đêm thầy xếp bót là Đội Quới cùng lính tráng đi tuần rất gắt. Đến ngày 7 Tháng Tư, lúc hai giờ rưỡi sáng, thầy Đội Quới cùng hai anh lính Chấn và Ơn vừa đi tới cổng xe lửa số 10 (trên đường Nguyễn Kiệm hiện nay) bỗng dưng bị ngọn đèn của hai người lạ mặt gần đó rọi tới. Thầy đội Quới bèn rọi đèn lại thì thấy hai tên nọ dường như vứt bỏ mớ đồ gì đó.
Nghi là gian phi, thầy đội liền bảo họ ngừng lại, yêu cầu trình giấy thuế thân. Cả hai giả lả: “Thôi mà cha! Khéo làm rộn thì thôi”. Xem giấy xong, thầy đội liền bảo hai anh lính Chấn và Ơn soi đèn tìm kiếm mớ đồ của họ vừa liệng ra. Té ra đám này muốn phi tang đồ nghề là một xâu chìa khóa, một cây xà beng nhỏ, dụng cụ dùng để cạy cửa và mở tủ. Bọn chúng không thể chối cãi, bị điệu đi. Về bót, họ khai là Nguyễn Văn Hích và Nguyễn Văn Phải từ Chợ Lớn đến tạm tá túc nhà bà Giáp ở Phú Nhuận hơn 20 ngày rồi. Trong mình chúng còn vài cắc bạc, hai cái giấy tờ xe đạp. Xét nhà bà Giáp, nhà chức trách tịch thu luôn hai chiếc xe kiểu đua hiệu Acteon. Tên Hích đã có hai tiền án về ăn trộm.
Tuy nhiên, có lúc thần công lý phải chịu thua. Ở đây, nhân vật chính là người vừa bắt vụ trộm nói trên. Trước đó, trong vùng có mấy vụ nhân viên nhà nước bị tấn công, như chuyện tên Mười Đâu giết chết anh lính tên Đua và đâm thấu phổi viên Cai Triều tưởng nguy đến tánh mạng. Sau đó là vụ ông cò ở Bà Điểm bị hạ sát. Tất cả thủ phạm đều bị trừng trị nên dân chúng tạm yên tâm. Ai ngờ chiều tối thứ Bảy ngày 2 Tháng Bảy năm 1938 lại xảy ra một vụ đổ máu mà nạn nhân chính là thầy Đội Quới, xếp bót Phú Nhuận. Thầy Quới bị ba tên côn đồ chém ngã ở khu “Cây Xoài cơm” thuộc làng Tân Sơn Nhứt, ngang nghĩa trang Bắc Việt.
Vụ này được đăng trên báo Điển Tín, số 1035, 4 Tháng Bảy 1938 với tiêu đề “Máu đổ tại Tân Sơn Nhứt: Đội Quới, xếp bót Phú Nhuận bị chém ngã giữa đường”. Theo bài báo, người ta đã xầm xì với nhau: “Lại một người chức việc bị bọn côn đồ “hạ” nữa. Phải giải quyết cái nạn đó thế nào mới được!”. Trước đó một tuần, trường nữ học Gia Định bị bọn trộm rinh mất cái máy may, nhà chức trách chưa tìm ra manh mối.
Chiều thứ Bảy, sau khi nhận được lệnh của ông cò Voisin phái đi Tân Sơn Nhứt điều tra vụ trộm nầy, thầy đội Quới liền kêu xe thổ mộ đi làm phận sự. Lấy ăng-kết xong xuôi, lúc đó cũng gần 6 giờ chiều, thầy ngồi xe thổ mộ mà trở về, vừa tới ngang nghĩa trang Bắc Kỳ thì bị ba tên đứng đón nơi đây xốc tới chém. Một mình không thể đương cự được, thầy đội Quới liền nhảy xuống xe chạy, bọn chúng rượt theo chém bồi vào lưng mấy nhát nữa cho đến khi thầy ngã xuống bất tỉnh, bọn chúng mới tẩu thoát. Thầy bị cả thảy chục nhát dao, nặng hơn hết là nhát dao nơi trán ăn thấu vào nên sau đó nằm mê man bất tỉnh.
Sau, điều tra ra mới biết đám côn đồ hạ thầy đội Quới đây là các tên Ba, Đùm, Kị… đều là dân làng Tân Sơn Nhứt, làm nghề lái xe thổ mộ song cũng là những tay anh chị thất thời. Chúng căm thù vì bị thầy Quới hỏi giấy thuế thân, biên phạt xe đậu sai phép trước đây nên âm mưu giết thầy để rửa hận. Một ngày trước đó, chúng đã gặp nhau ở Sài Gòn để bàn cách tấn công thầy. Một thủ phạm bị bắt sau đó vài giờ, ba tên nữa còn trốn tránh. Riêng thầy Đội bị thương nặng phải vô nhà thương cứu chữa.
Cuộc sống ngày xưa của Phú Nhuận, quanh hàng tre xanh trên đường Lò Rèn, xóm Mả Đỏ, Xóm Mả Đen, Suối Đen, xóm Vườn Mít, cây Xoài Cơm… vẫn có những tên trộm cướp, du côn đe dọa cuộc sống êm ả và bình yên của những cư dân vùng đất hiền lành này.
Phạm Công Luận
(trích trong sách Hồi ức Phú Nhuận – công ty sách Phương Nam và NXB Thế Giới xuất bản Tháng Tám-2023)
The following 1 user Likes 72Nu's post:1 user Likes 72Nu's post
• TTTT
Posts: 162
Threads: 21
Likes Received: 151 in 101 posts
Likes Given: 109
Joined: Sep 2023
The following 1 user Likes 72Nu's post:1 user Likes 72Nu's post
• TTTT
Posts: 162
Threads: 21
Likes Received: 151 in 101 posts
Likes Given: 109
Joined: Sep 2023
The following 1 user Likes 72Nu's post:1 user Likes 72Nu's post
• TTTT
Posts: 2,712
Threads: 2
Likes Received: 2,244 in 1,278 posts
Likes Given: 4,857
Joined: Feb 2021
Reputation:
71
The following 1 user Likes TTTT's post:1 user Likes TTTT's post
• 72Nu
|