2023-07-30, 06:09 PM
Tôi thuộc nhóm yêu thích nhạc xưa aka oldies nên những bài hát của "Crooners" như Dean Martin, Andy Williams, Frank Sinatra etc... luôn ở trên đầu list nhạc của tôi. Mỗi khi nghe những bài hát này thì tôi lại thấy hình ảnh nghĩa phụ nghĩa mẫu của tôi dìu nhau từng bước nhảy trong tiếng nhạc dưới ánh đèn lấp lánh thuở bé.
...
Khi nghe tin nam danh cao gạo cội Tony Bennett từ giã cõi trần ở tuổi 96 vào ngày 21 Tháng Bảy vừa qua, nhiều bạn yêu nhạc gọi đó là “Người cuối cùng của bộ tộc Crooners”.
Quả thật, ông Bennett đã ra đi gặp những đàn anh, đàn em cùng dòng “Crooner” như Nat King Cole, Bing Crosby, Frank Sinatra, Fred Astaire, Dean Martin, Harry Belafonte, Sammy Davis Jr., Pat Boone, Perry Como, Andy Williams… Và buồn thay, giới yêu nhạc sẽ còn phải chia tay với một lớp crooners đàn em…
CROONERS
Nếu bên cánh nữ ca sĩ chinh phục khán thính giả bằng giọng hát tuyệt vời được gọi là diva thì bên cánh nam có những “crooner”. Họ không sử dụng nhạc cụ nào cả, không đàn guitar, không kèn, không sáo và cũng chẳng có hỗ trợ của âm thanh điện tử. Họ chỉ có giọng ca trời phú, mượt mà, trầm ấm hoặc thanh cao mà làm mê say hàng triệu triệu người nghe khắp thế giới từ những năm 1930 cho đến những năm 1960 và vẫn còn tiếp tục vang vọng mãi đến nay. Đặc điểm chung của các crooners là họ hát chậm rãi, dễ nghe chứ không gào thét ào ào như những rockers hoặc ủy mị lả lướt như những giọng ca pop.
Tuy nhiên, từ “crooner” cũng được gán cho một số nam nghệ sĩ vừa hát hay vừa đàn giỏi và lại có cả tài sáng tác. Họ là những thiên tài ở các lãnh vực country, pop, blues, jazz và rock, chẳng hạn như Roy Orbison (tuyệt tác Pretty Woman), Ray Charles (What I’d Say), Johnny Cash (I Walk the Line), Louis Armstrong (What a Wonderful World), Elvis Presley (It’s Now or Never), Boby Dylan (Blowin’ in the Wind), José Feliciano (Light My Fire và đặc biệt hơn cả là ca khúc Giáng sinh Feliz Navidad), Leonard Cohen (giọng khàn, nhiều sáng tác rất hay mà được nhớ đến nhiều nhất là Hallelujah)…
Không quên hai crooner có tài lướt đàn piano kiêm sáng tác rất tài là Elton John (Your Song, năm 1970) và Billy Joel (Piano Man, năm 1973).
Ngày nay, khi nói đến lớp nam danh ca cựu trào, nhiều người nghĩ đến dòng nhạc classic, jazz, blues nhưng quên rằng các crooners thuở ban đầu rất chuộng hát nhạc country. Nào ai còn nhớ, chính ông Bing Crosby đã nổi danh crooner từ năm 1940 khi trình bày lại ca khúc country San Antonio (bán một triệu đĩa thời ấy là kinh khủng lắm). Hai năm sau, đến lượt ông Perry Como cũng mãn nguyện với thành công lớn của Deep in the Heart of Texas. Cũng trong năm ấy, Bing Crosby hát lại bài này và đẩy nó lên hạng ba bảng xếp hạng những bài ca được ưa thích nhất.
Và còn ai nhớ rằng, Dean Martin cũng từng hát country; Tony Bennett thành công rực rỡ năm 1951 với Cold, cold heart, một tuyệt tác của Hank Williams. Năm 1952, lại là Perry Como lên hạng nhất khi hát lại Don’t Let the Stars Get in Your Eyes.
Khi rock và pop trỗi lên mãnh liệt từ giữa thập niên 1960 trở đi thì thời huy hoàng của các crooners dần qua. Tuy họ vẫn còn, vẫn được yêu mến nhưng họ không còn là những ông vua trên bục hát, trong phòng ghi âm, các salon thời trang deluxe nữa. Nhưng cũng mừng là dù sao dòng nam danh ca hát nhạc trữ tình vẫn tồn tại, bằng chứng là hiện nay còn có Harry Connick Jr. (One Fine Thing); Michael Bubblé (Just Haven’t Met You Yet); Robbie Williams (Old Before I Die); Sam Smith (Stay With Me)… Nhưng họ hát hay thật hay như các đàn anh năm xưa thì không.
BỘ TỨ CROONERS NỔI NHẤT THẬP NIÊN 1970
Từ những năm gần cuối thập niên 1960 trở đi, thế giới âm nhạc thi nhau sáng lên một loạt crooners ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, trong đó hiện còn bốn cây đại thụ đã ngoài 80 tuổi và rất được khán giả Việt yêu mến là Tom Jones, Engelbert Humperdinck, Neil Diamond và Paul Anka.
ENGELBERT HUMPERDINCK
Sinh năm 1936, nam ca sĩ Arnold George Dorsey bắt đầu nổi lên khắp thế giới vào năm 1967 với tên biểu diễn Engelbert Humperdinck nhờ ghi âm rất xuất sắc hai bài tình ca mùi Release Me và The Last Waltz, mỗi đĩa bán hơn một triệu bản tại Anh. Theo đà thành công, ông có thêm một loạt bài pop nay vẫn còn trong trí nhớ hàng chục triệu người yêu nhạc khắp thế giới, từ There Goes My Everything; The Way It Used to Be; Am I That Easy to Forget; A Man Without Love. Qua những năm 1970, khán thính giả Mỹ rất thích nghe ông hát After the Lovin’ (năm 1976) và This Moment in Time (1979). Ông đã được triều đình Anh phong lên hàng Thành viên của Đế chế Anh (Member of the British Empire – MBE).
TOM JONES
Ra đời sau Engelbert Humperdinck bốn năm và cũng thành danh crooner từ những năm cuối thập niên 1060 trở đi là Thomas Jones Woodward, người Xứ Wales. Đây chính là Tom Jones, giọng ca cuốn hút ở đủ mọi thể loại R&B, pop, soul, gospel và cả country với các bài ca ai ai cũng thích Green Green Grass of Home, It’s not Unusual; What’s New Pussycat? She’s a Lady; Kiss… và nhất là Delilah!
Mới ngày 22 Tháng Bảy 2023 qua, viện lý do nội dung bêu riếu phái nữ nên Liên đoàn bóng Rugby Xứ Welsh đã rút ca khúc Delilah ra khỏi danh mục những bài ca được phép trình bày ở sân Principality Stadium, Cardiff. Thế nhưng đám đông hàng chục ngàn khán giả đã hoan hô và vỗ tay vang rền khi Ngài Tom Jones kêu gọi “Các anh không thể khiến chúng tôi ngừng hát Delilah?” Và đám đông đã hát, hát mãi đến khi ra về! Tom Jones, 83 tuổi vẫn hát, vẫn diễn khỏe! Bài Delilah đã đi vào lịch sử nhạc pop từ năm 1968!
Tom Jones rất được khán thính giả quý mến, thu thập được nhiều giải âm nhạc (trong đó có Grammy 1966 hạng mục Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất) và đã được Nữ hoàng Elizabeth II phong hàng Hiệp sĩ Triều đình Anh (OBE) vào năm 2006.
NEIL DIAMOND
Sinh năm 1941 ở Mỹ, cũng vang danh crooner như hai đàn anh người Anh kể trên là Neil Leslie Diamond. Có tài sáng tác, hát hay, Neil Diamond đúng thật là “Kim Cương” vì trong bảng thành tích cá nhân ông có hơn 130 triệu đĩa bán khắp thế giới, là một trong những nhạc sĩ có đĩa bán chạy nhất mọi thời. Neil có đến 10 ca khúc lên hạng nhất Billboard Hot 100 tại Mỹ, gồm Cracklin’ Rosie; Song Sung Blue; Longfello Serenade; I’ve Been This Way Before; If You Know What I Mean; Desirée; You Don’t Bring Me Flowers; America; Yesterday’s Songs và Hearlight.
Nhưng, có thể nói không sai rằng bài ca của Neil Diamond mà ai ai cũng thích là Sweet Caroline. Năm 2018, giải Grammy Thành tựu trọn đời đã thuộc về ông. Trước đó, năm 2011 ông được lưu danh vào Rock and Roll Hall of Fame và Kennedy Center Honors; năm 1984 đã có tên trong Songwriters Hall of Fame.
Gần đây, ông kể rằng nếu không sáng tác I’m a Believer cho nhóm The Monkees hát thành công vang dội thì ông đã không thể trở thành một nam danh ca như mọi người biết. “Khi ấy, bài Cherry, Cherry của tôi đang gây chú ý, các nhà sản xuất đĩa cho The Monkees gọi điện hỏi tôi còn bài nào khác hay không và tôi đã gửi cho họ I’m a Believer”. Ông bầu của The Monkees kỳ vọng đĩa này bán được tốt nhưng không ngờ chỉ sau vài ngày phát hành, người hâm mộ đã mua hết hơn một triệu bản, giúp The Monkees nổi tiếng và cũng giúp Neil Diamond trở thành một crooner.
PAUL ANKA
Sẽ không sai khi viết rằng hai ca khúc của Paul Anka mà khán thính giả Việt Nam biết đến và yêu thích nhất là Papa và Diana. Hai bài này được Paul Albert Anka (sinh ngày 30 Tháng Bảy 1941 tại Ottawa, Canada) sáng tác vào hai thời điểm cách xa nhau nhưng đều rất nổi tiếng. Diana phát hành Tháng Bảy 1957 (khi tác giả mới 16 tuổi); còn Papa, năm 1976.
Nhưng Paul còn nhiều ca khúc rất hay, Lonely Boy; Put Your Head On My Shoulder; Puppy Love; My Way (chuyển ngữ từ bài ca tiếng Pháp Comme d’habitude của Claude Francois và Jacques Revaux, Frank Sinatra hát); She’s a Lady (Tom Jones ghi âm năm 1969)… và cả The Longest Day, bài ca hào hùng của phim cùng tên về cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh lên bờ biển Normandie (Pháp) ngày 6 Tháng Sáu 1944. Bài này ông Paul Anka soạn năm 1962 khi mới 21 tuổi. Không ngạc nhiên khi biết crooner kiêm nhạc sĩ này đã được rất nhiều vinh danh.
TOP 10 CROONERS MỌI THỜI
Theo bình chọn của Ranker.com thì trong Top 10 Crooners xuất sắc nhất mọi thời có các nam danh ca sau:
1.Frank Sinatra (1915 – 1998, 82 tuổi)
2.Dean Martin (1917 – 1995, 75 tuổi)
3.Bing Crosby (1903 – 1977, 74 tuổi)
4.Nat King Cole (1919 – 1965, 45 tuổi)
5.Perry Como (1912 – 2001, 88 tuổi)
6.Tony Bennett (1926 – 2023, 96 tuổi)
7.Bobby Darin (1936 – 1973, 37 tuổi)
8.Andy Williams (1927 – 2012, 84 tuổi)
9.Johnny Mathis (1935 – còn sống)
10.Mel Tormé (1925 – 1999, 73 tuổi)
THỨ HẠNG NHỮNG CROONERS VẪN LUÔN TRONG TIM NGƯỜI HÂM MỘ VIỆT
13.Elvis Presley (đã qua đời)
18.Paul Anka (81 tuổi, vẫn còn biểu diễn)
20.Engelbert Humperdinck (nay 87 tuổi, thỉnh thoảng đi hát)
30.Tom Jones (83 tuổi, thỉnh thoảng đi hát)
34.Pat Boone (89 tuổi)
38.Julio Iglesias (79 tuổi)
39.Lionel Richie (74 tuổi)
42.Michael Bolton (70 tuổi)
47.Charles Aznavour (99 tuổi)
48.Rod Stewart (78 tuổi)
50.Sammy Davis Jr. (1925 – 1990, 64 tuổi)
https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-ng...HJJbhWY570
...
...
Khi nghe tin nam danh cao gạo cội Tony Bennett từ giã cõi trần ở tuổi 96 vào ngày 21 Tháng Bảy vừa qua, nhiều bạn yêu nhạc gọi đó là “Người cuối cùng của bộ tộc Crooners”.
Quả thật, ông Bennett đã ra đi gặp những đàn anh, đàn em cùng dòng “Crooner” như Nat King Cole, Bing Crosby, Frank Sinatra, Fred Astaire, Dean Martin, Harry Belafonte, Sammy Davis Jr., Pat Boone, Perry Como, Andy Williams… Và buồn thay, giới yêu nhạc sẽ còn phải chia tay với một lớp crooners đàn em…
CROONERS
Nếu bên cánh nữ ca sĩ chinh phục khán thính giả bằng giọng hát tuyệt vời được gọi là diva thì bên cánh nam có những “crooner”. Họ không sử dụng nhạc cụ nào cả, không đàn guitar, không kèn, không sáo và cũng chẳng có hỗ trợ của âm thanh điện tử. Họ chỉ có giọng ca trời phú, mượt mà, trầm ấm hoặc thanh cao mà làm mê say hàng triệu triệu người nghe khắp thế giới từ những năm 1930 cho đến những năm 1960 và vẫn còn tiếp tục vang vọng mãi đến nay. Đặc điểm chung của các crooners là họ hát chậm rãi, dễ nghe chứ không gào thét ào ào như những rockers hoặc ủy mị lả lướt như những giọng ca pop.
Tuy nhiên, từ “crooner” cũng được gán cho một số nam nghệ sĩ vừa hát hay vừa đàn giỏi và lại có cả tài sáng tác. Họ là những thiên tài ở các lãnh vực country, pop, blues, jazz và rock, chẳng hạn như Roy Orbison (tuyệt tác Pretty Woman), Ray Charles (What I’d Say), Johnny Cash (I Walk the Line), Louis Armstrong (What a Wonderful World), Elvis Presley (It’s Now or Never), Boby Dylan (Blowin’ in the Wind), José Feliciano (Light My Fire và đặc biệt hơn cả là ca khúc Giáng sinh Feliz Navidad), Leonard Cohen (giọng khàn, nhiều sáng tác rất hay mà được nhớ đến nhiều nhất là Hallelujah)…
Không quên hai crooner có tài lướt đàn piano kiêm sáng tác rất tài là Elton John (Your Song, năm 1970) và Billy Joel (Piano Man, năm 1973).
Ngày nay, khi nói đến lớp nam danh ca cựu trào, nhiều người nghĩ đến dòng nhạc classic, jazz, blues nhưng quên rằng các crooners thuở ban đầu rất chuộng hát nhạc country. Nào ai còn nhớ, chính ông Bing Crosby đã nổi danh crooner từ năm 1940 khi trình bày lại ca khúc country San Antonio (bán một triệu đĩa thời ấy là kinh khủng lắm). Hai năm sau, đến lượt ông Perry Como cũng mãn nguyện với thành công lớn của Deep in the Heart of Texas. Cũng trong năm ấy, Bing Crosby hát lại bài này và đẩy nó lên hạng ba bảng xếp hạng những bài ca được ưa thích nhất.
Và còn ai nhớ rằng, Dean Martin cũng từng hát country; Tony Bennett thành công rực rỡ năm 1951 với Cold, cold heart, một tuyệt tác của Hank Williams. Năm 1952, lại là Perry Como lên hạng nhất khi hát lại Don’t Let the Stars Get in Your Eyes.
Khi rock và pop trỗi lên mãnh liệt từ giữa thập niên 1960 trở đi thì thời huy hoàng của các crooners dần qua. Tuy họ vẫn còn, vẫn được yêu mến nhưng họ không còn là những ông vua trên bục hát, trong phòng ghi âm, các salon thời trang deluxe nữa. Nhưng cũng mừng là dù sao dòng nam danh ca hát nhạc trữ tình vẫn tồn tại, bằng chứng là hiện nay còn có Harry Connick Jr. (One Fine Thing); Michael Bubblé (Just Haven’t Met You Yet); Robbie Williams (Old Before I Die); Sam Smith (Stay With Me)… Nhưng họ hát hay thật hay như các đàn anh năm xưa thì không.
BỘ TỨ CROONERS NỔI NHẤT THẬP NIÊN 1970
Từ những năm gần cuối thập niên 1960 trở đi, thế giới âm nhạc thi nhau sáng lên một loạt crooners ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, trong đó hiện còn bốn cây đại thụ đã ngoài 80 tuổi và rất được khán giả Việt yêu mến là Tom Jones, Engelbert Humperdinck, Neil Diamond và Paul Anka.
ENGELBERT HUMPERDINCK
Sinh năm 1936, nam ca sĩ Arnold George Dorsey bắt đầu nổi lên khắp thế giới vào năm 1967 với tên biểu diễn Engelbert Humperdinck nhờ ghi âm rất xuất sắc hai bài tình ca mùi Release Me và The Last Waltz, mỗi đĩa bán hơn một triệu bản tại Anh. Theo đà thành công, ông có thêm một loạt bài pop nay vẫn còn trong trí nhớ hàng chục triệu người yêu nhạc khắp thế giới, từ There Goes My Everything; The Way It Used to Be; Am I That Easy to Forget; A Man Without Love. Qua những năm 1970, khán thính giả Mỹ rất thích nghe ông hát After the Lovin’ (năm 1976) và This Moment in Time (1979). Ông đã được triều đình Anh phong lên hàng Thành viên của Đế chế Anh (Member of the British Empire – MBE).
TOM JONES
Ra đời sau Engelbert Humperdinck bốn năm và cũng thành danh crooner từ những năm cuối thập niên 1060 trở đi là Thomas Jones Woodward, người Xứ Wales. Đây chính là Tom Jones, giọng ca cuốn hút ở đủ mọi thể loại R&B, pop, soul, gospel và cả country với các bài ca ai ai cũng thích Green Green Grass of Home, It’s not Unusual; What’s New Pussycat? She’s a Lady; Kiss… và nhất là Delilah!
Mới ngày 22 Tháng Bảy 2023 qua, viện lý do nội dung bêu riếu phái nữ nên Liên đoàn bóng Rugby Xứ Welsh đã rút ca khúc Delilah ra khỏi danh mục những bài ca được phép trình bày ở sân Principality Stadium, Cardiff. Thế nhưng đám đông hàng chục ngàn khán giả đã hoan hô và vỗ tay vang rền khi Ngài Tom Jones kêu gọi “Các anh không thể khiến chúng tôi ngừng hát Delilah?” Và đám đông đã hát, hát mãi đến khi ra về! Tom Jones, 83 tuổi vẫn hát, vẫn diễn khỏe! Bài Delilah đã đi vào lịch sử nhạc pop từ năm 1968!
Tom Jones rất được khán thính giả quý mến, thu thập được nhiều giải âm nhạc (trong đó có Grammy 1966 hạng mục Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất) và đã được Nữ hoàng Elizabeth II phong hàng Hiệp sĩ Triều đình Anh (OBE) vào năm 2006.
NEIL DIAMOND
Sinh năm 1941 ở Mỹ, cũng vang danh crooner như hai đàn anh người Anh kể trên là Neil Leslie Diamond. Có tài sáng tác, hát hay, Neil Diamond đúng thật là “Kim Cương” vì trong bảng thành tích cá nhân ông có hơn 130 triệu đĩa bán khắp thế giới, là một trong những nhạc sĩ có đĩa bán chạy nhất mọi thời. Neil có đến 10 ca khúc lên hạng nhất Billboard Hot 100 tại Mỹ, gồm Cracklin’ Rosie; Song Sung Blue; Longfello Serenade; I’ve Been This Way Before; If You Know What I Mean; Desirée; You Don’t Bring Me Flowers; America; Yesterday’s Songs và Hearlight.
Nhưng, có thể nói không sai rằng bài ca của Neil Diamond mà ai ai cũng thích là Sweet Caroline. Năm 2018, giải Grammy Thành tựu trọn đời đã thuộc về ông. Trước đó, năm 2011 ông được lưu danh vào Rock and Roll Hall of Fame và Kennedy Center Honors; năm 1984 đã có tên trong Songwriters Hall of Fame.
Gần đây, ông kể rằng nếu không sáng tác I’m a Believer cho nhóm The Monkees hát thành công vang dội thì ông đã không thể trở thành một nam danh ca như mọi người biết. “Khi ấy, bài Cherry, Cherry của tôi đang gây chú ý, các nhà sản xuất đĩa cho The Monkees gọi điện hỏi tôi còn bài nào khác hay không và tôi đã gửi cho họ I’m a Believer”. Ông bầu của The Monkees kỳ vọng đĩa này bán được tốt nhưng không ngờ chỉ sau vài ngày phát hành, người hâm mộ đã mua hết hơn một triệu bản, giúp The Monkees nổi tiếng và cũng giúp Neil Diamond trở thành một crooner.
PAUL ANKA
Sẽ không sai khi viết rằng hai ca khúc của Paul Anka mà khán thính giả Việt Nam biết đến và yêu thích nhất là Papa và Diana. Hai bài này được Paul Albert Anka (sinh ngày 30 Tháng Bảy 1941 tại Ottawa, Canada) sáng tác vào hai thời điểm cách xa nhau nhưng đều rất nổi tiếng. Diana phát hành Tháng Bảy 1957 (khi tác giả mới 16 tuổi); còn Papa, năm 1976.
Nhưng Paul còn nhiều ca khúc rất hay, Lonely Boy; Put Your Head On My Shoulder; Puppy Love; My Way (chuyển ngữ từ bài ca tiếng Pháp Comme d’habitude của Claude Francois và Jacques Revaux, Frank Sinatra hát); She’s a Lady (Tom Jones ghi âm năm 1969)… và cả The Longest Day, bài ca hào hùng của phim cùng tên về cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh lên bờ biển Normandie (Pháp) ngày 6 Tháng Sáu 1944. Bài này ông Paul Anka soạn năm 1962 khi mới 21 tuổi. Không ngạc nhiên khi biết crooner kiêm nhạc sĩ này đã được rất nhiều vinh danh.
TOP 10 CROONERS MỌI THỜI
Theo bình chọn của Ranker.com thì trong Top 10 Crooners xuất sắc nhất mọi thời có các nam danh ca sau:
1.Frank Sinatra (1915 – 1998, 82 tuổi)
2.Dean Martin (1917 – 1995, 75 tuổi)
3.Bing Crosby (1903 – 1977, 74 tuổi)
4.Nat King Cole (1919 – 1965, 45 tuổi)
5.Perry Como (1912 – 2001, 88 tuổi)
6.Tony Bennett (1926 – 2023, 96 tuổi)
7.Bobby Darin (1936 – 1973, 37 tuổi)
8.Andy Williams (1927 – 2012, 84 tuổi)
9.Johnny Mathis (1935 – còn sống)
10.Mel Tormé (1925 – 1999, 73 tuổi)
THỨ HẠNG NHỮNG CROONERS VẪN LUÔN TRONG TIM NGƯỜI HÂM MỘ VIỆT
13.Elvis Presley (đã qua đời)
18.Paul Anka (81 tuổi, vẫn còn biểu diễn)
20.Engelbert Humperdinck (nay 87 tuổi, thỉnh thoảng đi hát)
30.Tom Jones (83 tuổi, thỉnh thoảng đi hát)
34.Pat Boone (89 tuổi)
38.Julio Iglesias (79 tuổi)
39.Lionel Richie (74 tuổi)
42.Michael Bolton (70 tuổi)
47.Charles Aznavour (99 tuổi)
48.Rod Stewart (78 tuổi)
50.Sammy Davis Jr. (1925 – 1990, 64 tuổi)
https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-ng...HJJbhWY570
...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.