Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 689 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
DUYÊN
Trên đời này chúng ta gặp nhau là do duyên, nhưng gặp nhau làm gì, đó lại là cái duyên khác.
Gặp nhau để thành bạn hay gặp nhau để gây gỗ.
Gặp nhau để hại nhau hay gặp nhau để giúp nhau.
Giúp nhau kiểu nào và giúp nhau bao nhiêu.
Trong giáo lý A-Tỳ-Đàm có phần quan trọng mà tôi rất là tâm đắc. Đức Phật ngài dạy rằng : Trên đời này không có gì ngẫu nhiên mà biến mất mà cũng không có gì ngẫu nhiên mà có mặt.
Cái gì trên đời cũng do duyên mà có, mà bản thân nó cũng có thể tác động lên một cái khác.
Duyên ở đây có 2 nghĩa :
Duyên trợ lực và duyên trợ sinh
Duyên trợ lực : Có nghĩa là cái kia nó đã có rồi, cái này nó giúp cho mạnh thêm.
Duyên trợ sinh : Có nghĩa là cái này chưa có, mà cái kia nó trợ duyên mà cái này nó mới có.
Nhờ mẹ tạo ra, rồi nhờ ba nuôi. Như vậy mẹ là trợ sinh còn ba là trợ lực. Chưa hết ! Mình lớn lên bạn bè, thầy cô và xã hội, hàng xóm láng giềng thì đó cũng gọi là nguồn trợ lực.
Mọi sự ở đời này nó có cũng nhờ duyên mà nó mất cũng nhờ duyên. Chúng ta quen nhau cũng nhờ duyên mà chúng ta hại nhau hay giúp nhau cũng khó nói.
Mình tu hành là gì ? Là vận dụng các duyên để đi lên và đi ra.
Đi lên có nghĩa là đừng có lè tè trong cái đám bùn nhơ sanh tử nữa. Còn đi ra là đừng có kẹt trong ngôi nhà sanh tử nữa.
Tu hành là cả một quá trình vận dụng các duyên. Vận dụng và tận dụng để mình thấy những cái khác nhau của cuộc sống.
Cái gì trong đời sống này cũng vậy. Cái nồng nhiệt cái vồn vã nó không hẳn là nó đẹp, mà cái lạnh lùng cái hờ hững, cái xua đuổi cũng không hẳn là cái xấu. Cái đẹp cái hay cái mà mình thích nó xảy đến. Đúng ! Xét về mặt nào đó thì nó là thuận duyên. Nhưng mà xét về mặt nào đó thì có thể nó lại là chướng duyên.
Cái hạnh phúc của người này cũng có thể bắt đầu đau khổ cho người khác, và cái hạnh phúc của mình lúc này nó cũng có thể là cái nguồn đau khổ lúc khác.
Nội dung tôi nói chuyện với quý Phật tử hôm nay cũng chỉ quẫn quanh trong một chữ duyên mà thôi. Gặp nhau do duyên, xa nhau cũng do duyên. Còn tốt hay xấu là chuyện khác.
Mình mới tu học mình cứ đi tìm những thứ thuận duyên. Ông thầy ngó được một chút, bài pháp phải vui một chút, bạn tu phải dễ thương một chút, chỗ tu hành cũng phải rộng rãi mát mẻ một chút, tu cũng phải ăn uống dễ nuốt một chút, tu tối ngủ cũng hơi mát một chút. Mình đi tìm những thứ chút chút đó.
Nhưng đến một lúc nào đó hành giả mới thấy rằng : Nóng hay mát, điều kiện sống có cơ cực hạn chế, hay là có thoải mái như ý thì nó không còn là vấn đề nữa. Cái vấn đề là mình đón nhận nó ra sao.
Sư Toại Khanh
ps: SGN giảng "Cái vấn đề là mình đón nhận nó ra sao." SVM thì hay nói "sống tuỳ duyên thuận pháp"
cái mà tui rút ra là đa số mọi người (trong đó có tui) có nghe, có hiểu , nhưng không sống với nó trong từng phút từng giây mà chỉ thỉnh thoảng nhớ lại rồi gật gù .... đúng ha , thâm thuý quá , hay ghê .... nhưng đụng chuyện thì một núi tham và sân đổ ra
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
SGN nhắc bản chất của sự hiện hữu trong thế gian là CÔ ĐƠN.
Khi chấp nhận sự thật đó, chúng ta sẽ quay về mình, bớt hướng ngoại, và lo học Phật Pháp để tìm chân hạnh phúc.
Cảm ơn Sư Giác Nguyên.
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 689 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Chuyến đi cuôi cùng!
Rồi sẽ đến một ngày tất cả chúng ta đều phải có một hành trình trên chuyến bay miễn phí. Không cần dặn chỗ trước, vì chỗ ngồi của ta đã được định sẵn. Bảo đảm chuyến bay sẽ rất đúng giờ. Hành lý của ta sẽ là các hạnh lành đã huân tập. Lòng nhân sẽ là cuốn hộ chiếu, từ tâm sẽ là dấu nhập cảnh. Điều quan trọng nhất là tự bảo đảm được rằng ta sẽ về cõi lành với chiếc vé thương gia!
Posts: 2,693
Threads: 2
Likes Received: 2,213 in 1,266 posts
Likes Given: 4,799
Joined: Feb 2021
Reputation:
71
(2022-04-08, 10:30 AM)abc Wrote: Chuyến đi cuôi cùng!
Rồi sẽ đến một ngày tất cả chúng ta đều phải có một hành trình trên chuyến bay miễn phí. Không cần dặn chỗ trước, vì chỗ ngồi của ta đã được định sẵn. Bảo đảm chuyến bay sẽ rất đúng giờ. Hành lý của ta sẽ là các hạnh lành đã huân tập. Lòng nhân sẽ là cuốn hộ chiếu, từ tâm sẽ là dấu nhập cảnh. Điều quan trọng nhất là tự bảo đảm được rằng ta sẽ về cõi lành với chiếc vé thương gia!
Sadhu....🙏🏻🙏🏻🙏🏻
Đọc xong cái post này thì tự nhiên cảm thấy tâm mình nhẹ nhỏm vô cùng. Cảm ơn anh abc đã shared chung trong đây.
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 689 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
(2022-04-08, 10:49 AM)TTTT Wrote: Sadhu....🙏🏻🙏🏻🙏🏻
Đọc xong cái post này thì tự nhiên cảm thấy tâm mình nhẹ nhỏm vô cùng. Cảm ơn anh abc đã shared chung trong đây.
bữa nay biết sadhu nữa ha
chuyện gì rồi cũng qua , đúng hôn ....
hồi nhỏ khi biết tính phần trăm , tui đã nghĩ rằng ... mình 15 tuổi , vậy là sống 1/4 cuộc đời rồi ... nổi ám ảnh này lâu lâu lại xảy ra .... vậy là hết nữa cuộc đời rồi .... giờ thì 2/3 , 4/5 cuộc đời đã sống qua
gần đây thì không biết sáng mai có dậy không .... hay đi check up cái lab return có gì ko ổn thì chuẩn bị lên máy bay là vừa
nên .... cứ sống ngay bây giờ , do the right thing and let it go
Posts: 2,693
Threads: 2
Likes Received: 2,213 in 1,266 posts
Likes Given: 4,799
Joined: Feb 2021
Reputation:
71
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 689 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
HỎI
Kính thưa Sư
Dưới đây là đoạn trích dẫn của một vị tu sĩ : “Người tại gia không nên bận tâm đến việc chứng đắc niết bàn, giác ngộ giải thoát. Việc đó là không thể thực hiện được đối với những người tại gia có tình yêu và quan hệ vợ chồng, ngoại trừ những người tại gia độc thân, không phải do ế vợ, ế chồng mà do không màng đến việc kết hôn và sống một đời thanh tịnh như các vị tăng sĩ ở trong đạo Phật. Những người như thế, nếu tu đúng phương pháp được đức Phật giảng dạy trong bài kinh này và những bài kinh hỗ trợ khác, thì kết quả đạt được Niết bàn ở trong tầm tay. “
Xin Sư từ bi chia sẻ thêm về vấn đề này để hàng cư sĩ tại gia đã có gia đình bận rộn như chúng con có thêm hiểu biết để tu tập. Kính tri ân Sư .
ĐÁP
Phát biểu này có thể phải hiểu như thế này: Người chưa thiết tha cầu giải thoát thì khó lòng hướng đến cứu cánh giải thoát. Một đôi chân không thể cùng lúc đi hai con đường khác nhau. Muốn giải thoát thì trước hết phải có khả năng buông bỏ. Nếu không thì chỉ là tu...cái miệng.
Nếu hiểu như vậy thì ở đây không có gì để bàn nữa.
Sư Giác Nguyên
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 689 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Trong đạo mình chỉ cần có ba thứ : Phước vật, phước đức và phước trí.
-Phước vật : Là khả năng buông bỏ vật chất .
-Phước đức : Là không sát sanh, không làm cho ai đau, không làm cho ai sợ, là khả năng quan tâm đến người khác để mình hành xử cho phải phép, không làm tổn thương cho ai.
-Phước trí : Không thích bị ngăn che trong nhận thức, có nghĩa là đời nó ra sao thì thấy nó như vậy, không sợ sự thật mà phải yêu sự thật. Đây là Danh, đây là Sắc, chứ không có thằng Tèo thằng Tý, ông A bà B và đồng thời cũng thấy rằng Danh và Sắc nầy do duyên mà có, có rồi phải mất. Đây là sự thật mà mình phải thấy.
Thành Phật là gì ? Thành Phật là xé toạc cái màng vô minh đã che mình mấy chục tỷ a tăng kỳ đại kiếp.
Sư Toại Khanh
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 689 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 689 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
BÁT NHÃ TÂM KINH
Trong kinh điển Bắc Truyền có một câu kinh rất là nổi tiếng mà tuyệt đại đa số Phật tử VN đọc suốt mấy chục năm trời cứ tưởng đó là câu thần chú; thật ra đó là nội dung kinh điển, một con đường hành trì, một đạo sống và là tinh hoa tuệ giác của chư Phật; khổ thay đa phần Phật tử VN cứ đọc như két và cứ tưởng lầm là câu thần chú. Đó là câu đại minh chú trong Bát Nhã tâm kinh: “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”. Đọc như vậy thì đương nhiên không hiểu gì hết nhưng bản tiếng Phạn thì hay vô cùng “Gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā”: Hãy lên đường, hãy ra đi, đừng dậm chân tại chỗ, đừng làm gà què ăn quẩn cối xay.
Gate gate nghĩa là hãy lên đường, hãy dấn thân, chứ đừng dẫm chân tại chỗ. Pāragate pārasaṃgate, hai chữ này đồng nghĩa, hãy sang bờ bên kia, hãy về bên khác, đừng có miệt mài ở lại với lối mòn hôm qua, phải có đủ can đảm từ chối chính mình ngày cũ. Pāra: bờ kia. Toàn bộ Phật pháp đã nằm trong câu đại minh chú đó. Và ngay trong quốc hiệu của nước VN, chữ ‘Việt’ có nghĩa là ‘vượt’. Triết gia F. Nietzsche cũng nói “Con người là cái gì đó cần phải bỏ lại và vượt qua.” Ai đọc Zarathustra Đã Nói Như Thế sẽ thấy câu này. Chúng ta chỉ là con người thật sự khi chúng ta biết bỏ lại con người cũ của mình. Đã là con người thì phải biết chối bỏ cái cũ không được hay lắm của mình ngày hôm qua.
Người ta hay nói “Lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu”, chỉ có loài vật mới quen lối mòn, còn con người thì khác. Ngày còn bé ta quen với vòng tay của mẹ, lớn lên thì quen với vòng tay của gia đình, quẩn quanh trong hẻm nhỏ, trong xóm, trong làng, quanh quẩn lũy tre. Lớn lên tí nữa chúng ta có gia đình, đi vào đời lập nghiệp, chúng ta như cánh chim bay về muôn phương, ở đó chúng ta phải làm quen với những môi trường sống khác biệt, với những con người và điều kiện sinh hoạt hoàn toàn mới mẻ, bởi vì là con người chúng ta không thể nào dậm chân tại chỗ và lịch sử cũng như cuộc đời của từng cá nhân hay toàn nhân loại trên hành tinh này cũng đã chứng minh điều đó. Về khoa học, chúng ta không thể tiến bộ nếu chúng ta cứ tiếp tục dậm chân tại chỗ; về nghệ thuật hay đạo học cũng vậy. Hãy chịu khó đọc lại cuộc đời của Đức Phật, chúng ta sẽ thấy đúng là một hành trình Gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā.
Cuộc đời ngài là một hành trình luôn luôn đi tới và bỏ lại sau lưng mọi thứ. Trong mười hồng danh của Chư Phật có chữ ‘Thiện Thệ’ từ tiếng Phạn là Sugato nghĩa là người một đi không trở lại. Tiếng Hán, “Thệ” nghĩa là ‘thề’ (誓) thuộc bộ Ngôn, và ‘thệ’ (逝) (thuộc bộ Thủy) là đi luôn không trở lại. Trong cổ văn VN có một câu: “Cầu thệ thủy ngồi trơ cổ độ. Quán thu phong đứng rũ tà huy”, ‘thệ thủy’ là dòng nước trôi đi không trở lại. Trong Luận Ngữ, một buổi chiều tối, Khổng Tử đứng nhìn con sông chảy mà nói “Thệ như tư phù bất xả trú dạ”, chuyện đời như con nước, trôi đi mãi mà không có quay về, trôi ngày đêm không ngừng nghỉ, không quay lui.
Ngài là người của bộ tộc Sakya, 16 tuổi lấy vợ, nàng Yasodhara cũng 16, hai người sanh cùng ngày cùng tháng cùng năm. Ngài Ānanda cũng sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm với Đức Phật. Sanh ra, thành đạo, Niết bàn đều ở ngoài trời không có mái che. Đó là thông lệ của chư Phật ba đời, không có mái che nghĩa là không có gì ngăn ngại nhân cách vĩ đại đó, và con người đó nằm ngoài mái che của cuộc đời; con người này nằm ngoài những chấp hữu, chấp vô, thường, đoạn, khổ hạnh lợi dưỡng. Đời ngài là cuộc hành trình buông bỏ, ngày hôm nay đẹp hơn ngày hôm qua và ngày mai đẹp hơn ngày hôm nay. Cuộc đời Bồ tát Tất Đạt luôn luôn là đi tới, theo sử liệu Nam truyền, ngài lấy vợ năm 16 tuổi, 13 năm sau 29 tuổi đi xuất gia, trong sáu năm. Năm 35 tuổi ngài thành Phật và ngài trụ thế 45 năm sau đó để hoằng pháp độ sinh.
Tổng cộng là 80 năm cuộc đời luôn luôn đi tới, không quay lui. Từ giã tuổi ấu thơ để đi vào tuổi lớn, có gia đình, nhàm chán cuộc đời, bỏ hết cung vàng điện ngọc đi xuất gia. Trong kinh nói ngài chỉ bỏ một ít thời gian đã đắc chứng toàn bộ các tầng thiền định. Nếu là mình thì mình sẽ chìm sâu gắm chặt trong đó, Ngài khác mình một điều, ngài luôn luôn phát hiện ra rằng, còn có cái tốt hơn. Trong đời sống cũng như trong cuộc tu, đừng bao giờ hướng tới the best (tốt nhất) mà phải hướng tới better (tốt hơn). Khi sống với chữ ‘the best’ thì rất nguy hiểm, bởi sẽ có một ngày mình dừng chân với thành tựu không đáng gì vì tưởng nó là the best, còn khi sống bằng chữ better thì suốt đời mình không bao giờ dừng lại.
Sư Toại Khanh
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh giảng đầy đủ chi tiết. Vì thế, người nghe cảm thấy thỏa thích và không còn thắc mắc chi nữa.
Bravo.
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 689 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Hỏi: Pháp học và pháp hành là gì? Sự khác nhau giữa pháp học và pháp hành ra sao?
Đáp: Pháp học là bản đồ. Pháp hành là người đi theo bản dồ. Cảnh trên bản đồ là các ký hiệu không giống với cảnh trên đường đi. Bản đồ thì ai cũng có thể có. Nhưng cảnh trên đường đi thì ai đi người đó mới thấy biết cảnh, cảnh này không có trên bản đồ.
Chúng ta cũng cần biết pháp học hay lý thuyết rất quan trọng. Toàn bộ kinh điển đều là lý thuyết, là pháp học. Ngay như khi Đức Phật nói: “Này các tỳ kheo” cũng là ngôn từ, là khái niệm tục đế. Nhưng nếu không có câu này thì không có đời sống phạm hạnh, không có xuất gia hay tại gia. Cho nên thực hành Tứ Niệm Xứ hay Vipassana dễ nhầm lãn hay rơi vào chấp Không nếu không nắm vững bản đồ hay pháp học. Nhưng không thực hành thì rơi vào chấp thủ, ôm giữ bản đồ là khái niệm hay pháp tục đế. Ví dụ có người nói thực hành Vipassana phải trực ngộ, trực nhận nhưng nếu không cẩn thận cái “trực ngộ, trực nhận” đó cũng là lý thuyết hay khái niệm nếu không hiểu đúng các đề mục trong Tứ Niệm Xứ ở mức danh và sắc (vật chất và tâm). Vì thế khi đến một khoá thiền Vipassana, thiền sinh nên hỏi kỹ thiền sư hướng dẫn nhận ra các đề mục chân đế trong Tứ Niệm Xứ để tập quan sát. Nếu không như vậy thì Đức Phật đã không cần phải dạy kinh Tứ Niệm Xứ và thuyết giảng 45 năm làm gi.
Tất nhiên khi dùng lý thuyết thì phải nói, viết và suy luận, và luôn nhớ rằng đây là pháp Tục Đế. Còn khi thực hành thì chỉ quan sát đề mục chân đế trong im lặng, không suy luận, không phân tích, không chia chẻ. Đây là sự thực hành đúng Vipassana hay Tứ Niệm Xứ.
(Thấy Biết)
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 689 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Niệm chết cũng là một trong nhiều cách để chúng ta ra khỏi vũng sình của năm dục. Có người niệm thây chết không sốc nhưng niệm sự chết thì lại sốc. Khi niệm sự chết của chính mình, họ sốc. Hôm qua có một câu quan trọng mà tôi quên nói. Khi đóng room rồi, tôi ra ngoài rừng, tôi chực nhớ lại. Ồ, cái đó mình không nói có thể là một điều thiếu sót. Đó là, với đề mục thây người, đề mục chết, đề mục bất tịnh, nếu một người tu đúng, có duyên tiền kiếp, khi tu mấy đề mục này buổi đầu họ bị sốc kinh khủng lắm. Ví dụ niệm đề mục chết, họ bị sốc, bởi từ đó đến giờ họ yêu đời, họ nghĩ họ còn ba mươi năm, năm mươi năm. Nhưng khi quán niệm sự chết thì họ thấy rằng họ có thể ra đi chiều nay. Coi như họ mất hẳn bao nhiêu điểm tựa trên đời. Họ sợ lắm. Nhưng đó là tu đúng. Rồi từ từ cái sợ đó chuyển qua cái chán. Họ chán danh, chán lợi, không còn quan tâm thị phi, tình cảm, danh lợi nữa. Vì đâu vì chúng ta đã đắc pháp.
Đắc pháp ở đây không có phải là đắc đạo. Đắc pháp nghĩa là pháp môn đó, đề mục đó, đề tài đó đã trở thành ra là một cõi sống cho mình, nó là một đề mục rất hữu hiệu để mình an trú trong lời Phật. Tôi gọi đó là đắc pháp. Ví dụ như, giận cách mấy, buồn cách mấy, thích cách mấy, yêu cách mấy chỉ cần niệm vô đề mục đó thì tất cả những thương thích ghét sợ đó đều bị đẩy lùi hết, đó gọi là đắc pháp. Đắc ở đây nghĩa là mình đã có được cái gì đó bỏ túi, chớ không phải đắc đây là thành thánh, mà chỉ là được pháp.
Nếu hành giả theo đề mục nào đi nữa mà có thể nhờ nó mà lìa được phiền não trong thời gian ngắn hạn hay dài hạn thì đó được xem là điều rất là đáng mừng. Bởi vì có người thì thành tựu, đắc pháp với đề mục thể trược. Thương giận buồn nhớ ghen tuông sợ hãi cách mấy, chỉ cần họ nhớ thể trược một cái là nguội ngắt.
SGN
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 689 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
NGỌN LỬA ĐÃ ĐI ĐÂU?
Một hôm có người khách vào chùa lễ Phật để cầu pháp giải thoát cho mình. Sau khi bỏ giày dép bên ngoài, đi vào chánh điện lễ Phật, vị khách chưa biết bữa nay mình sẽ gặp Phương trượng hay ai đó, nhưng việc đầu tiên khi lễ Phật thì khách thấy một vị sư già đang lui cui châm dầu bàn Phật.
Khách nói:
-Con khổ quá thầy ơi, bữa nay con lên chùa để được nghe đạo giải thoát. Con chỉ biết được một điều là đời khổ quá mà không biết làm sao cho bớt khổ, hết khổ.
Sư già đang châm dầu, nghe khách nói vậy, sư làm một động tác làm cho ngọn lửa trên đèn tắt đi, cười và hỏi khách:
-Lúc tôi chưa làm tắt ngọn đèn thì ngọn lửa còn hay mất. Bây giờ đèn tắt rồi ngọn lửa đi về đâu?
Khách đang buồn, nghe sư già hỏi vậy liền trả lời:
-Nó tắt nghĩa là nó không còn nữa, thầy hỏi nó đi về đâu làm sao con biết.
Sư già nói:
-Ông đã lớn tuổi, tóc đã hai màu, một câu đơn giản vậy mà không trả lời được làm sao cầu đạo giải thoát. Tôi hỏi lại nhé, ngọn lửa đó bây giờ đi đâu rồi?
Khách đáp:
-Thầy nói đúng, con đã lớn tuổi rồi nhưng lần đầu tiên phải trả lời câu hỏi như vậy. Con muốn đến chùa nghe đạo, vừa nói xong thì thầy lại hỏi con câu đó, xin thầy trả lời giùm con.
Vị sư già đáp:
-Tôi hỏi ông ngọn lửa đã tắt thì đi về đâu. Câu trả lời là: chỉ cần biết trước đó ở đâu nó đến, thì bây giờ ta sẽ biết nó đi về đâu!”
Đối với tôi thì toàn bộ Phật pháp, toàn bộ Tam Tạng, toàn bộ lời dạy của Đức Phật trong suốt 45 năm hoằng pháp độ sinh chỉ gói gọn trong câu trả lời này thôi. Dĩ nhiên câu chuyện dừng lại ở đó, không kể thêm nữa, chúng ta có thể hiểu rằng ông khách đó sau khi nghe trả lời thì ngộ đạo, cởi mở được niềm đau nỗi khổ và cũng có thể ông khách không hiểu gì hết và câu chuyện này chỉ là cái cớ để đưa câu trả lời này vào thôi. Tôi không biết trong số đại chúng nghe câu chuyện này có bao nhiêu người ngộ đạo như tôi mong đợi. Sư già dường như không màng gì đến câu than của khách, chỉ hỏi “Ngọn lửa đi về đâu?” và câu trả lời là “Chỉ cần biết ở đâu nó tới thì biết nó đi về đâu”. Hội đủ nhân duyên có dầu, có tim, có lửa mồi thì sẽ có ngọn lửa. Khi một trong ba thứ thiếu đi thì thổi hoặc dùng tay phất (trong trường hợp ngại dùng miệng sẽ bất tịnh) thì ngọn lửa tắt đi. Trong những đền thờ của người Ấn Độ hoặc Hồi Giáo, người ta có phát minh ra dụng cụ có hình dáng giống như cái chuông, có tay cầm, để dành tắt nến. Trong nhà thờ cũng có sử dụng dụng cụ tắt nến này vì có những cây nến cao to quá không thể dùng tay tắt được. Làm mất đi một phần nhân tố để ngọn lửa cháy được thì ngọn lửa sẽ tắt. Khi không hội đủ nhân duyên thì ngọn lửa tự động biến mất, đó là câu trả lời đầy đủ nhất và minh triết nhất.
Đó là nghĩa của chữ ‘Nibbāti’, ‘Nibbāna’ (sự tắt mất của ngọn lửa) trong đạo Phật. Muốn biết một người chứng La-Hán chết rồi đi về đâu thì việc đầu tiên phải biết vì đâu, từ đâu mà ta có sinh tử.
SGN
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 689 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Nếu chỉ có kiến thức từ sách vở, đọc kinh , nghe pháp thì chỉ mới có tấm bản đồ hoặc lộ trình . Nếu không cất bước trên con đường thì hàng trăm kiếp cũng không biết được cái tâm thanh tịnh, an bình và chói sáng. Phải thực sự bước đi từng bước trên cuộc hành trình trở về nhà và theo đúng hướng . Thầy là người chỉ đường còn mỗi người phải tự bước đi .
!!! Ajahn Chah !!!
|