Tạp ghi
Ok cám ơn abc, Vân hiểu rất rõ rồi
Reply
có cha võ sĩ quyền anh kia, chả vô cái chỗ nhổ răng. Chả nói với nha sĩ “Em đấu võ đài, chảy máu em không có sợ, mà em sợ kim chích của nha sĩ lắm. 
Nha sĩ có thể cho em xin một ly nhỏ nhỏ rượu mạnh được không?” 
Nha sĩ nói “Được” ổng rót cho ảnh ly. Ổng rót xong, ảnh nói “Sức vóc em như vậy mà một ly không có thấm.” 
Ông kia cho một ly nữa. Anh võ sĩ nói “Em thề trước vong linh má em, cho em một ly nữa thôi, em không có đòi nữa.” Thì nha sĩ tiếp tục rót cho ổng. 
Khi ổng uống xong ly thứ ba, ổng làm khuỳnh tay ổng nói “Bây giờ thằng nào đụng vô tao đập chết cha nó luôn!” 

Có nghĩa là, có những thứ nó không có nên liên tục, những thứ bậy là những cái không nên liên tục. Học về vô gián duyên là học được nguyên tắc rất là quan trọng trong cuộc tu và đời sống.

----------------------------------------------------

Cách đây không lâu, có một bà nha sĩ bên Mỹ về Việt Mam mở phòng mạch. Bả ế chỏng gọng. Cuối cùng mới điều tra ra là bả để quảng cáo là “Ở đây nhổ răng không đau.” Răng đau mới nhổ mà bả lại "nhổ răng không đau" - người ta lãi nghĩ rằng cái răng còn nguyên bả đè ra bả nhổ. Có hiểu không? Cho nên mình phải biết rõ. 

Mình phải biết cái răng nó có vấn đề gì mình mới giải quyết nó được. Còn đàng này mình không có biết rõ vấn đề nó là mình nhổ lộn cái răng.
 Ở việt nam vừa rồi có cái màn mổ lộn bên rồi đó. Nên bây giờ người ta mới xăm tùm lum hết. Xăm “đây là chân trái”, “đây là chân phải”, để bác sĩ không có mổ lộn. 
Là bởi vì phải biết chính xác, hiểu tận cùng vấn đề thì ta mới có thể giải quyết rốt ráo triệt để gốc rễ của vấn đề.

----------------------------------------------------

STK
Reply
Trong Kinh có một chữ rất thơ mộng gọi cho quả vị Tu Đà Hườn là dassana có nghĩa là Sơ ngộ. Là thấy lần đâu. Cả một dòng luân hồi thăm thẳm, sữa mẹ mà chúng ta uống nhiều hơn cả nước của bốn biển. Máu và nước mắt của chúng ta chảy ra nhiều hơn cả bốn biển. Trong suốt thời gian dài thăm thẳm ấy, chúng ta chưa có một lần, một cơ hội được biết mình là ai, mình từ đâu tới, mình sẽ đi về đâu và bây giờ mình nên làm gì. Đó là bốn câu hỏi. Để rồi một ngày khi chúng ta hội đủ duyên lành chúng ta chứng Thánh, lần đầu tiên chúng ta hiểu mình là ai, lần đầu tiên chạm mặt với bản chất thật của chính mình. Gọi là ngày Sơ ngộ. Trong Kinh nói bất cứ vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác nào, ngay trong ngày đầu tiên thành Đạo đều tự cảm hứng một bài kệ nội dung như sau:

Lang thang vạn kiếp luân hồi
Tìm không gặp kẻ xây ngôi nhà này
Ôi đời sống thật buồn thay
Bèo mây bến cũ vần xoay lối về
Hỡi này anh thợ nhà kia
Rui mè kèo cột gãy lìa nát tan
Bao tham ái thảy điêu tàn
Tâm ta chứng đạt Niết Bàn thảnh thơi.

Khi các Ngài thành Phật thì cảm xúc đầu tiên : "Ồ, thì ra Ta hiểu rồi; thế giời này được cấu tạo ra sao; thân tâm này được cấu tạo ra sao. Đây sao - kia vậy, kia sao - đây vậy. Thì ra cái cấu trúc của thế giới này được dựng lên như vậy đó."
Do thích tùm lum nên mới có tùm lum. Do có tùm lum nên đổ vỡ gãy nát tùm lum. Có sanh thì có diệt. Mọi thứ do duyên mà có. Có rồi lại mất. Chính vì chúng ta không chấp nhận sự thật ấy nên chúng ta thấy có rồi chúng ta lại sợ mất. Khi hiểu được bản chất cuộc sống ấy là gì, mọi thứ do duyên mà có, có rồi lại mất, ta sẽ an nhiên nhìn thấy mọi sự bằng tâm thanh thản.

Có người hỏi Ngài Xá Lợi Phất: "Thấy Ngài ngồi trong rừng một mình im ru thế này, có người hỏi những người ngồi như Ngài có ham sống sợ chết không? Như người phàm thì có, còn Ngài thì sao?"

Ngài nói: "Ta không ham sống, mà cũng không muốn chết. Ta chỉ chờ duyên tới. Trái chín thì sẽ rụng."

STK
Reply
(2021-11-13, 09:17 PM)abc Wrote: có cha võ sĩ quyền anh kia, chả vô cái chỗ nhổ răng. Chả nói với nha sĩ “Em đấu võ đài, chảy máu em không có sợ, mà em sợ kim chích của nha sĩ lắm. 
Nha sĩ có thể cho em xin một ly nhỏ nhỏ rượu mạnh được không?” 
Nha sĩ nói “Được” ổng rót cho ảnh ly. Ổng rót xong, ảnh nói “Sức vóc em như vậy mà một ly không có thấm.” 
Ông kia cho một ly nữa. Anh võ sĩ nói “Em thề trước vong linh má em, cho em một ly nữa thôi, em không có đòi nữa.” Thì nha sĩ tiếp tục rót cho ổng. 
Khi ổng uống xong ly thứ ba, ổng làm khuỳnh tay ổng nói “Bây giờ thằng nào đụng vô tao đập chết cha nó luôn!” 

Có nghĩa là, có những thứ nó không có nên liên tục, những thứ bậy là những cái không nên liên tục. Học về vô gián duyên là học được nguyên tắc rất là quan trọng trong cuộc tu và đời sống.

----------------------------------------------------

Cách đây không lâu, có một bà nha sĩ bên Mỹ về Việt Mam mở phòng mạch. Bả ế chỏng gọng. Cuối cùng mới điều tra ra là bả để quảng cáo là “Ở đây nhổ răng không đau.” Răng đau mới nhổ mà bả lại "nhổ răng không đau" - người ta lãi nghĩ rằng cái răng còn nguyên bả đè ra bả nhổ. Có hiểu không? Cho nên mình phải biết rõ. 

Mình phải biết cái răng nó có vấn đề gì mình mới giải quyết nó được. Còn đàng này mình không có biết rõ vấn đề nó là mình nhổ lộn cái răng.
 Ở việt nam vừa rồi có cái màn mổ lộn bên rồi đó. Nên bây giờ người ta mới xăm tùm lum hết. Xăm “đây là chân trái”, “đây là chân phải”, để bác sĩ không có mổ lộn. 
Là bởi vì phải biết chính xác, hiểu tận cùng vấn đề thì ta mới có thể giải quyết rốt ráo triệt để gốc rễ của vấn đề.

----------------------------------------------------

Dữ không ?  Long time no see .  Cheer
Reply
(2021-11-13, 09:38 PM)LeThanhPhong Wrote: Dữ không ?  Long time no see .  Cheer

bạn LTP khoẻ ?

vẫn vào ra , mà không thấy hứng thú tham gia , cho dù chỉ là "copy and paste"
Reply
(2021-11-13, 09:59 PM)abc Wrote: bạn LTP khoẻ ?

vẫn vào ra , mà không thấy hứng thú tham gia , cho dù chỉ là "copy and paste"

Nghe vậy, LTP cũng yên tâm   Ok-sign-smiley-emoticon .  Cám ơn bác, LTP cũng thường .
Reply
Các vị thầy hay nói : nếu tu tập một thời gian mà thấy sức khỏe không tốt hơn, liên hệ với người xung quanh không tốt hơn, cuộc sống của mình không thay đổi, và những điều rũi ro tai hại vẫn thường xuyên xãy đến và vẫn tai hại như trước… thì việc tu tập của ta làm không đúng. 

- Vì làm đúng thì làm nhiều được lợi ích nhiều, làm ít được lợi ích ít, cuộc sống phải có sự thay đổi. 

- Làm sai thì rất tai hại, làm sai mà làm nhiều thì lại càng tai hại hơn nữa. 

- Khi làm không đúng, Kilesa sẽ không giảm mà sẽ tăng, ngay cả khi ta tu tập trong tu viện. 

- Một người đứng giữa dòng sông nước chảy xiết, nếu không cố gắng bơi ngược dòng đến nơi an toàn, ắt phải bị nước cuốn trôi đi, khó đứng yên một chổ. 


Sư Quyền -  Dhamma Rakkhita
Reply
(2021-11-13, 09:59 PM)abc Wrote: bạn LTP khoẻ ?

vẫn vào ra , mà không thấy hứng thú tham gia , cho dù chỉ là "copy and paste"

Khó hén, đôi lúc mình vẫn bị ảnh hưởng bởi xung quanh, phải không sư phụ?

Reply
(2021-11-13, 10:27 PM)Ech Wrote: Khó hén, đôi lúc mình vẫn bị ảnh hưởng bởi xung quanh, phải không sư phụ?

bạn Ech,

theo lẽ thường tình thì phải có hỷ nộ ái ố thì đời sống mới có màu sắc ,  lâu lâu phải xăn tay áo thì người ta mới biết mình có cơ bắp ....

khi đi đá gà hay xem đấu võ đài , bạn có tham gia thì mới thấy hứng thú ... còn khi bước ra ngoài vòng nhìn vào thì lại khác , đôi khi bước ra mà trong bụng vẫn còn muốn quay vô , hỏng phải dễ
Reply
(2021-11-13, 10:27 PM)Ech Wrote: Khó hén, đôi lúc mình vẫn bị ảnh hưởng bởi xung quanh, phải không sư phụ?


"copy and paste" có lòng tôn trọng tác giả. Nếu ai tự mình luận lập, dễ cho người khác đọc hiểu sai về ý nghĩa của người viết.
Reply
Tui vẫn thấy copy and paste không sao hết. Coi như mình gom lại một chỗ làm nơi cho mình có dịp tra cứu dễ dàng, và có lẽ chia xẻ nó với những người cùng sở thích với mình.

Tui chỉ ghét những người copy and paste nhưng không để nguồn, cũng không để chữ "sưu tầm", để người đọc hiểu lầm là mình tự viết. Một thứ đạo văn, không ra gì.

Reply
Người học đạo ý thức đầu tiên là mọi thứ đều là khổ, thích ghét đều là khổ. Ý thức tiếp theo là phải nhớ rằng những bất mãn, hờn giận, thành kiến, ác cảm ngay bây giờ bản thân đã là khổ, chưa nói đến khổ báo đời sau, chưa nói đến báo ứng đời sau, chỉ là nhớ chừng đó thôi.

SGN
Reply
[Image: 257452549_3082432785325404_5748568358860...e=61A0886A]
Reply
Sống phải biết đeo khẩu trang. Thu thúc lục căn là đeo khẩu trang. Ngừa những tấn công từ bên ngoài, đồng thời đeo khẩu trang = trang nghiêm tam nghiệp, không để thân nghiệp, khẩu nghiệp gây tổn thương cho người khác.
 Bản thân mình có mầm bệnh mà thôi cho nó ở trong thôi, để nó xì ra khổ người ta ghê lắm.
 Một câu nói, một hành động hấy nguýt lườm liếc, dằn mâm, xán chó, đuổi mèo, đá thúng đụng nia… đều là lây nhiễm phiền não sang người khác hết. Nhớ cái đó. Cái đó rất quan trọng.

SGN
Reply
(2021-11-22, 01:26 AM)abc Wrote: [Image: 257452549_3082432785325404_5748568358860...e=61A0886A]

Nhìn tấm hình này, Sầu nhớ tới hôm xã tang ba, thầy cắt một nhúm tóc của mỗi đứa con khi lấy khăn tang ra, anh  ABC có thể giải thích cho Sầu hiểu tại sao không?
Vấn thế gian, tình là chi...


Reply