Tân Ước - Một Giao Ước Mới
Lậy Chúa Giêsu, chúng con xin dâng lên Chúa giờ học này, xin Chúa chúc lành và gìn giữ chúng con, giúp chúng con lắng nghe và thực hành Lời Chúa dậy.

Đọc kinh : Cúi xin Chúa sáng soi.

Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.

Innocent

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Bạn sẽ làm gì khi bạn đã nhận biết Thiên Chúa ?

- Khi đã nhận biết Thiên Chúa, bạn phải đặt Người lên chỗ nhất trong cuộc đời bạn. Được như thế, đời sống mới của bạn sẽ bắt đầu. Bạn phải làm cho người ta biết Kitô hữu còn yêu thương cả kẻ thù nghịch của mình. Nhận biết Thiên Chúa mà chỉ gật đầu một chút thì không đủ. Kitô hữu còn phải chấp nhận sống theo lối sống của Người. [222-227, 229]

Innocent

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Kitô Hữu: Sống đạo hay giữ đạo?

Nhiều lúc Ki-tô hữu chúng ta tự hỏi không biết mình đang sống đạo hay giữ đạo ? Vì trong đời sống thường ngày, chúng ta chỉ quan tâm làm một số việc đạo đức theo thói quen như đọc kinh, xem lễ, rước lễ, lần hạt, làm dấu thánh giá vv...Và chúng ta an tâm mình đã là người Ki-tô hữu chính danh rồi. Thực ra, xét cho kỹ thì đó mới chỉ là “giữ đạo” theo thói quen và theo luật lệ, chứ chưa phải là sống đạo, hành đạo theo ý Chúa. Nhất là việc “giữ đạo” của ta thường chỉ nhằm mục đích mình sẽ được rỗi linh hồn và được lên thiên đàng.

Thực ra giữa hai việc “giữ đạo” và “sống đạo” có một sự khác biệt rất lớn.

Tác giả Trầm Thiên Thu, trong bài “Giữ đạo và sống đạo” đã diễn giải sự khác biệt giữa giữ đạo và sống đạo, như sau: “Giữ đạo là dạng sơ đẳng và tiêu cực, sống đạo mới là cao đẳng và tích cực. Sống đạo đúng nghĩa không hề đơn giản! Chúng ta giữ đạo chỉ cần làm dấu, đọc vài kinh (chứ chưa chắc cầu nguyện), tham dự phụng vụ trong nhà thờ, ‘đóng khung’ từ cửa nhà thờ vào. Nhưng sống đạo không phải vậy, mà phải ‘đi vào đời’ chia sẻ mọi điều với tha nhân, nghiêm túc từ trong ý nghĩ rồi mới phát tiết ra cử chỉ, ngôn ngữ, ánh mắt, thái độ và hành động. Khó lắm thôi!”. [1]

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Một tác giả khác đã chia sẻ như sau: “Có những người theo đạo cả cuộc đời nhưng chẳng thấu đáo lẽ đạo. Có những người giữ đạo rất cẩn thận, tỉ mỉ chu toàn các giới răn của Chúa, thi hành điều luật của giáo hội nhưng tâm đạo thì nguội lạnh, thờ ơ. Có những người sống đạo lấy lệ, đôi khi còn khoe là đạo gốc ba bốn đời nhưng không thực hành đạo. Có những tín hữu, nhìn xem hình thức bề ngoài rất tốt, họ tham gia mọi sinh hoạt cộng đoàn nhưng thiếu lòng bác ái yêu thương. Như thế để trở thành một người Kitô hữu tốt, phải là người có tâm đạo và sống thực với niềm tin của mình. Niềm tin đối với Thiên Chúa và với tha nhân”. [2]

Vậy thế nào là “Giữ đạo” và thế nào là “Sống đạo”?

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
* GIỮ ĐẠO

Trước hết, chúng ta không dám phê phán cách thức giữ đạo, hành đạo của rất nhiều tín hữu từ xa xưa tới nay. Chúng ta cũng không lạm bàn gì về vấn đề đạo-tại-tâm hay đạo-hình-thức. Ở đây chỉ mong làm sáng tỏ một vài vấn đề căn cốt mà nhiều người rất quan tâm. Đó là khái niệm “Giữ đạo” và việc hành đạo theo quan niệm “Giữ đạo”.


Nhiều người coi đạo như một mớ lý thuyết phải biết, một số điều phải tin, một vài điều buộc phải giữ, một số sinh hoạt cần thực hành. Đạo khi đó trở thành một nếp sinh hoạt hời hợt bên ngoài, xa rời bản chất nên thường máy móc và dễ thay đổi. Nhất là đạo lại mang hơi hướng trần tục và có vẻ vụ lợi.      

Đức cố HY Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận trong bài “Mười căn bệnh làm băng hoại người công giáo” đã lưu ý chúng ta về bệnh chuẩn mực trần tục: Lấy tinh thần, não trạng trần tục làm chuẩn mực cho cuộc sống mình. Làm việc Chúa, nhưng không theo tinh thần Phúc Âm mà lại dùng tiêu chuẩn hoàn toàn trần tục để chuẩn định. Người Công giáo kiểu đó thường hay trở thành công giáo tùy thời: Thịnh thì Công giáo, suy thì chối.

Ngài cũng đề cập việc loại người Công giáo vụ lợi: Có mùi vật chất thì tới, không thì miễn. Công giáo danh dự: Chỉ siêng năng xuất hiện khi có lễ lạc được mời lên ghế danh dự, không thì biệt tăm chẳng bao giờ thấy. [3]

Nguy cơ của việc giữ đạo, có đạo, sở hữu đạo như là chiếm hữu một cái gì cho riêng ta, theo ý ta, là chúng ta sẽ hành đạo một cách lệch lạc, không đúng với ý Chúa và Tin Mừng Ki-tô giáo.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
(2020-05-06, 07:58 PM)Bee Wrote: Lậy Chúa Giêsu, chúng con xin dâng lên Chúa giờ học này, xin Chúa chúc lành và gìn giữ chúng con, giúp chúng con lắng nghe và thực hành Lời Chúa dậy.

Đọc kinh : Cúi xin Chúa sáng soi.

Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.

Innocent

Amen Heavy-black-heart4 Innocent
Reply
(2020-05-09, 09:19 PM)Believe Wrote: Amen Heavy-black-heart4 Innocent

Hello  Tulip4

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Hôm nay

Gương Thánh Nhân

Ngày 18-05: Thánh GIOAN I

Giáo Hoàng Tử Đạo (+526)

Thánh Gioan sinh tại Tuscia. Ngài được chọn làm giám mục Rôma ngày 13 tháng 8 năm 523. Người ta không biết gì về đời thơ ấu của thánh nhân, nhưng tư ngày lên kế vị thánh Pherô Ngài đã nhiệt thành sống khẩu hiệu “tất cả vì danh Chúa”. Ngài đã có công hoàn thành nhạc bình ca mà các vị tiền nhiệm của Ngài là Đức Celestinô I, Leo Cả và Galesiô khởi xướng.

Năm 624, vua Justinô I bên Tiểu Á muốn hiệp nhất Giáo hội cũng như nhằm mục đích chính trị đã đàn áp nhóm theo lạc giáo Ariô. Tại Roma vua Theodôricô là người theo lạc giáo Ariô đã tức giận bắt đức giáo hoàng Gioan dẫn đầu phái đoàn đi thương thuyết. Sau nhiều lần phản đối, Ngài đã chấp nhận lên đường. Đây là lần đầu tiên có một vị giáo hoàng rời khỏi nước Ý. Vua Justinô và toàn dân Constantinopole hân hoan vui mừng đón tiếp Đức Giáo hoàng. Ngài đã cử hành lễ phục sinh tại thánh đường thánh nữ Sôphia và phong vương cho vua Justinô.

Trở lại Rôma, Ngài bị vua Thêđôricô cho là đã hành động phản nghịch với mình. Tức giận, ông tính xử tử Ngài, nhưng lại sợ dân chúng nổi loạn, nên bắt giam Ngài tại Ravenna. Tại đây đức giáo hoàng đã từ trần ngày 18 tháng 5 năm 526.

Ngày 27 tháng 5 năm 530 xác Ngài được dời về Roma. Niên lịch phụng vụ cử kính nhớ Ngài vào ngày 18-5 hằng năm.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Trở lại với 10 điều răn . Là Giao Ước giữa Thiên Chúa và Con Người .

Chúa Giêsu cho biết mối liên hệ giữa lòng yêu mến Chúa và việc tuân giữ các điều răn của Chúa: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy”, “Ai giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy”. Như vậy, yêu mến Chúa thì giữ các điều răn, và ngược lại, giữ các điều răn là yêu mến Chúa.

Các điều răn Chúa nói gì? Và giữ các điều răn thế nào để chứng tỏ chúng ta yêu mến Chúa? Hiểu theo nghĩa chật, đó là bản giao ước được ghi vào bia đá. Bản giao ước đó chính là Mười Điều răn, mà dân Do thái gọi là “Những lời của giao ước” hoặc “Mười Lời”. Hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những điều Thiên Chúa truyền dạy. Ngày nay, đạo của chúng ta cũng dạy rất nhiều điều: nào là Tin Mừng, nào là mười điều răn Đức Chúa Trời, sáu điều răn Hội Thánh, nào là luật Giáo Hội. Trong tất cả những luật ấy, chúng ta không biết điều nào là chính điều nào là phụ, sự phân vân thắc mắc đó, ngay từ xưa chính Chúa Giêsu đã giải đáp: điều chính, điều quan trọng nhất, tóm tắt tất cả những gì mọi Kitô hữu phải giữ và thực hành, đó là điều răn yêu mến “ Mến Chúa, yêu người. Ai giữ hai điều này thì kể là giữ tất cả những điều khác, trái lại, ai giữ tất cả những điều khác mà không thực hành lòng mến Chúa yêu người thì kể như không giữ gì cả.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Kinh Thánh :

Đức Giêsu đáp: ‘Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu” (Mt 22,37-38)

Tuân giữ lề luật là bằng chứng yêu mến Thiên Chúa và là cách đáp lại tình thương của Người. Đó là bổn phận của Kitô hữu đối với Thiên Chúa được thể hiện qua ba nhân đức Tin-Cậy-Mến.


YÊU MẾN BẰNG VÂNG PHỤC

Đức Mến là ơn Chúa ban, giúp ta yêu mến Chúa trên hết mọi sự, và vì mến Chúa mà yêu thương mọi người như chính mình.

1* Đức Mến bắt nguồn từ Thiên Chúa :

Ta không thể yêu mến Thiên Chúa nếu Thiên Chúa không yêu thương ta trước. “Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này : Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống” (1Ga 4,9). Thiên Chúa còn đổ tràn Thánh Thần vào lòng chúng ta để tình yêu trổ sinh những hoa quả của Thánh Thần là vui mừng, bình an và lòng thương xót.

Thánh Phaolô đã diễn giải các đặc tính của đức mến như sau:

“Đức mến thì nhẫn nhục, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13,4-7).

2* Đức Mến quy hướng về Thiên Chúa :

       Đức tin mà không có hành động đi kèm là đức tin chết (x.Gc 2,17), và hành động phải phát xuất từ đức mến, nếu không nó chẳng có giá trị gì (x.1Cr 13,1-3). Yêu Chúa là tuân giữ các giới răn của Chúa. Toàn thể giới răn của Chúa được gồm tóm trong giới luật yêu thương. Trong 10 điều răn của Chúa thì 3 giới răn đầu tiên dạy ta phải thờ kính Thiên Chúa hết lòng hết sức và trên hết mọi sự.

Chúng ta không thờ phượng các thánh, song phải tôn kính các ngài như những mẫu gương sống đạo và chuyển cầu cho chúng ta trước toà Chúa. Đức Maria dù được tôn kính là Mẹ Thiên Chúa, song Đức Maria không phải là Thiên Chúa, nhưng đã sinh ra Con Thiên Chúa làm người, nên Mẹ Maria có một vị trí được tôn kính rất đặc biệt trong Hội Thánh.

Các tín hữu buộc phải tham dự thánh lễ các ngày Chúa Nhật và lễ buộc để tỏ lòng thờ phượng và kín múc ơn thánh hoá đời sống. Theo nguyên tắc phụng vụ, ngày đại lễ bắt đầu từ chiều hôm trước, nên những ai tham dự thánh lễ chiều thứ Bảy được coi là đã giữ lễ ngày Chúa Nhật. Các lễ trọng buộc tham dự đã được chuyển vào ngày Chúa Nhật, ngoại trừ lễ Giáng Sinh (25/12). Ngoài ra còn phải nghỉ việc ngày Chúa Nhật để bảo tồn sức khoẻ cá nhân và để có điều kiện quan tâm đến những người chung quanh.

3* Đức Mến lan toả đến mọi người :

       Yêu người cũng là yêu Chúa, vì không thể yêu mến Thiên Chúa là Cha mà lại không yêu thương mọi người là anh chị em của mình. Trong các dụ ngôn về ngày chung thẩm, Đức Giêsu tự đồng hoá mình với người nghèo (x.Mt 25,31-46), giúp cho người nghèo là giúp cho Chúa, và công ơn ấy không bao giờ bị rơi vào quên lãng, song góp phần xây dựng Nước Trời.

Tóm lại, thờ phượng Thiên Chúa và kính mến Người trên hết mọi sự là một nỗ lực liên lỉ, song ta phải xác tín như lời thánh Phaolô : “Thiên Chúa làm cho mọi sự sinh ích cho những ai yêu mến Người” (Rm 8,28).

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Tuân giữ lề luật là bằng chứng yêu mến Thiên Chúa và là cách đáp lại tình thương của Người. Đó là bổn phận của Kitô hữu đối với Thiên Chúa được thể hiện qua ba nhân đức Tin-Cậy-Mến.

YÊU MẾN BẰNG TIN TƯỞNG

       Đức tin là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta phó thác toàn thân cho Chúa, và đón nhận tất cả những gì Thiên Chúa đã mặc khải mà Hội Thánh truyền lại cho chúng ta.

1* Tin là dấn thân :

       Tin là đón nhận điều mà mình chưa thấy tận mắt, chưa kiểm bằng tay, nhưng lại đáng tin vìø thường là dựa vào thế giá của người truyền đạt (Chúa Giêsu, các tông đồ và Hội Thánh).

Cái biết của đức tin tuy là gián tiếp và chưa trọn vẹn, nhưng không phải là vô lý hay mù quáng, nghĩa là vẫn có đủ ánh sáng soi dẫn để lý trí có thể chấp nhận tin và ý chí con người dám dấn thân.

Con người dù thánh thiện đến đâu cũng không phải là toàn hảo, nên mọi giá trị về con người đều tương đối. Còn Thiên Chúa là Đấng Tối Cao, chúng ta có thể đặt niềm tin tưởng và phó thác tuyệt đối trên những nẻo đường mà Ngài mời gọi chúng ta bước đi, giống như tổ phụ Ápraham, Đức Maria, các tông đồ, các thánh...

2* Tin là vâng phục :

       Không ai thấy Thiên Chúa nhưng chúng ta lại tin có Thiên Chúa qua những công trình tự nhiên, và tin rằng Ngài luôn hiện diện trong thế giới con người. Tôn thờ Thiên Chúa là bổn phận đương nhiên của một thụ tạo, đặc biệt các tín hữu Kitô phải vâng phục Thiên Chúa với tất cả tấm lòng thành, không nghi ngờ hay chối bỏ những gì Chúa đã mạc khải và Hội Thánh truyền dạy. Đó là giới răn ưu tiên và lớn nhất mà Thiên Chúa đã phán dạy: “Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự” (Đnl 6,5 ; Mt 19,16-22).

Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã tỏ cho ta biết Thiên Chúa là Cha hằng yêu thương quan phòng thế giới. Vì thế, tin vào Thiên Chúa là gắn bó với Chúa Giêsu, nghe lời của Ngài để gặp được Thiên Chúa là Cha (x.Ga 14,15.21).

Như vậy, đức tin còn là sự cộng tác của con người với hồng ân Chúa ban để gặp gỡ Thiên Chúa và biến đổi đời mình.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Tuân giữ lề luật là bằng chứng yêu mến Thiên Chúa và là cách đáp lại tình thương của Người. Đó là bổn phận của Kitô hữu đối với Thiên Chúa được thể hiện qua ba nhân đức Tin-Cậy-Mến.

YÊU MẾN BẰNG CẬY TRÔNG

       Đức Cậy là ơn Chúa ban giúp ta dựa vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần để vững lòng trông đợi hạnh phúc Nước Trời mà Chúa Giêsu đã hứa ban.

1* Thiên Chúa hứa ban hạnh phúc :

       Con Thiên Chúa đến trần gian này là để chúng ta ‘được sống và sống dồi dào’ (Ga 10,10); và hạnh phúc đích thực chỉ toàn vẹn trong Nước Trời khi con người chia sẻ sự sống đời đời của Thiên Chúa (x.Mt 5,1-12). Thiên Chúa đã hứa ban và Ngài luôn luôn giữ lời hứa, qua dòng lịch sử nhân loại, chỉ có con người là hay thất trung, cậy dựa vào sức mình hoặc quá ỷ lại vào lòng nhân từ của Thiên Chúa mà không nỗ lực rồi đâm ra hoài nghi và thất vọng.

Các hình thức như tôn thờ thụ tạo, mê tín dị đoan, bói toán ma thuật,... đều là những tội nghịch đức tin và đức cậy.

2* Con người phải bền bỉ cậy trông :

       Khó khăn, đau khổ và bóng tối là những thử thách tất nhiên sẵn cóù trên con đường hoàn thiện vào Nước Trời, song nó chỉ là tạm thời, và Thiên Chúa cũng không bao giờ thử thách quá sức chịu đựng của con người. Sa ngã là điều có thể xảy ra và thường xảy đến, song điều quan trọng là chúng ta có đi đến cùng hay không, còn những thương tích hay sày sướt sẽ chẳng là gì một khi chúng ta đã đạt được hạnh phúc Chúa ban (x.Rm 8,18).

Cậy trông vào tình yêu tha thứ và chiến thắng tử thần của Đức Kitô sẽ dẫn đưa chúng ta đi đến nơi về đến chốn là điều mà Thiên Chúa đã dọn sẵn và lòng chúng ta hằng mong đợi (x.Rm 8,24-25).

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Luật Hôn Nhân trong Đaọ Công Giáo rất khắt khe nhưng nếu muốn tháo gỡ hôn nhân Giáo Hội cũng vẫn xét duyệt nhất là cho những ai bị ép gả bởi cha mẹ ( Bee dạo 1 vòng thấy có ai đó thắc mắc vì sao cha mẹ ép gả con cái và không có tình yêu trong hôn nhân , đem về đây coi ai có muốn tìm hiểu thì tự tìm hiểu và lên gặp cha xứ để giải quyết chuyện cá nhân ). Vì trong Nghi thức cử hành lễ cưới vị Chủ Tế có hỏi cặp tân lang tân nương rất rõ ràng .

Đây là nghĩ thức lễ Hôn Phối

Cử Hành Bí Tích Hôn Phối

Lời Nguyện Nhập Lễ

Lạy Chúa, Chúa dùng bí tích cao trọng
thánh hóa tình nghĩa vợ chồng,
để hôn nhân tượng trưng cho sự kết hợp nhiệm mầu
giữa Ðức Kitô và Hội Thánh.
Xin cho các tín hữu Chúa đây
là anh (ông) T. và chị (bà) T.,
biết thực hiện trong cả đời sống
ý nghĩa sâu xa của bí tích hôn nhân họ sắp cử hành.
Chúng con cầu xin vì Ðức Giêsu Kitô, Con Chúa,
là Thiên Chúa và là Chúa chúng con
Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa
hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Amen.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Nghi thức Hôn Phối

Trong thánh lễ, sau Phúc Âm và bài giảng, chủ tế đứng trước mặt đôi tân hôn để cử hành nghi thức hôn phối:

Các con (anh chị) thân mến, các con (anh chị) đến nhà thờ để tình yêu các con (anh chị) được Thiên Chúa đóng ấn trước mặt đại diện Hội Thánh và cộng đồng dân Chúa. Thức vậy, Chúa Kitô rộng rãi chúc phúc tình yêu này, và Chúa dùng bí tích đặc biệt làm cho các con (anh chị) luôn luôn trung tín với nhau, và đảm nhận những trách nhiệm của hôn nhân, cũng như chính Người đã dùng phép Thánh Tẩy để thánh hiến các con (anh chị). Bởi đó, trước mặt Hội Thánh, cha hỏi ý kiến các con (anh chị):

T... và T... các con (anh chị) có tự do và thực lòng đến đây, chứ không bị ép buộc, để kết hôn với nhau không?
( chủ tế sẽ gọi Tên Thánh và Tên gọi của đôi tân lang và tân nương )
Ðôi Tân Hôn đáp:
- Thưa có!

Chủ tế hỏi:
Khi chọn đời sống hôn nhân, các con (anh chị) có sẵn sàng yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời không?

Ðôi Tân Hôn đáp:
- Thưa có!

Chủ tế hỏi:
Các con (anh chị) có sẵn sàng yêu thương đón nhận con cái mà Chúa sẽ ban, và giáo dục chúng theo luật Chúa Kitô và Hội Thánh không?

Ðôi Tân Hôn đáp:
- Thưa có!

Chủ tế đọc:
Vậy bởi vì các con (anh chị) đã quyết định kết hôn với nhau, các con (anh chị) hãy cầm tay nhau và nói lên sự ưng thuận của các con (anh chị) trwóc mặt Thiên Chúa và Hội Thánh Người.

Ðôi tân hôn bắt tay nhau hoặc cầm tay nhau, rồi bên nam nói:
Tôi T... nhận em T... làm vợ, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời tôi.

Bên nữ đáp lại:
Tôi T... nhận em T... làm chồng, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời tôi.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Chủ Tế sẽ làm phép nhẫn và trao cho đôi tân lang tân nương để họ hỏi nhau :

Bên Nan hỏi bên Nữ:
T... nhận em T... làm vợ, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời không?

Bên Nữ trả lời:
Thưa em nhận.

Bên Nữ hỏi bên Nam:
T... nhận anh T... làm chồng, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời không?

Bên Nam trả lời:
Thưa anh nhận.

Chủ tế đọc:
Xin Thiên Chúa đoái thương xác nhận sự ưng thuận mà chúng con (anh chị) đã tỏ bày trước Hội Thánh, và xin Người đổ tràn đầy ơn phúc cho chúng con (anh chị).

Sự gì Thiên Chúa liên kết, loài người không được phân ly. Amen.

Làm Phép và Trao Nhẫn

Chủ tế đọc:
Xin Thiên Chúa chúc phúc cho những chiếc nhẫn này, mà hai người trao cho nhau, để làm bằng chứng tình yêu và trung thành.

Người chồng xỏ nhẫn vào ngón tay người vợ và tùy nghi nói:
T... em hãy nhận chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và lòng trung thành của anh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

Người vợ cũng xỏ nhẫn vào ngón tay người chồng và nói:
T... anh hãy nhận chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và lòng trung thành của em. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

Thánh Lễ tiếp diễn như thường.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply