Tại sao Trung Quốc không được sự cảm thông
#16
(2020-02-25, 08:29 PM)lãng*nhách Wrote: Tao lại càng không biết nhưng căn cứ vào những dữ kiện chung chung như lương tối thiểu của công nhân vv thì tao vẫn dám khẳng định là dù lính Mỹ nghèo như mài nói thì vẫn hơn lính tàu nhiều.

Rồi nói tới lương tối thiểu của công nhân thì mài có nghĩ là để duy trì 1 căn cứ quân sự tương đương nhau Mỹ và Tầu cùng phải chi một số tiền bằng nhau ?

Cái chuyện này thì mình phải có 1 cái nhìn rộng hơn . Thí dụ như VN , VN cần 1 số bộ đội "Tại Ngũ" ở 2 chỗ, biên giới phía bắc và số hải quân ở vùng biển . Còn biên giới Lào và Campuchia thì không cần nhiều, chỉ cần 1 số lính tượng trưng là đủ .

Tương tự, TQ cần nhiều binh ở phía Bắc luôn phòng thủ ông quại Nga, rồi 1 số lớn ở biển vì các hàng không mẫu hạm Mỹ cứ lâm le đi lên đi xuống, rồi 1 lực lượng lớn phải luôn ở biên giới TQ - Ấn Độ , họ từng đập nhau 1 trận lần trước . Rồi cần đóng ở Tây Tạng, lại có cái vùng hiện đang nóng bỗng nhất là miền Tân Cương Hồi giáo rộng lớn, nơi đó cần nhiều quân đội tại ngũ để chuẩn bị trường hợp bất trắc có thể xẫy ra bất cứ lúc nào .

Còn Mỹ thì khoẻ thấy bà, trời sinh Mỹ được phước, 2 bên biển cả bao la . Ở dưới thì ông Mê xi cô bệnh ho lao chỉ biết hút á phiện, trên miền bắc cũng không cần đóng quân lo lắng gì Canada . Cho nên chi phí của Mỹ theo lẻ ít hơn .
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#17
(2020-02-25, 08:38 PM)BaEch Wrote: Đa số  người VN bây giờ còn sang hơn Việt kiều ? Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Người sang của VN sang hơn người sang của Việt kiều . Và số lượng "Người Sang" cũng đông hơn gấp .....
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#18
(2020-02-25, 08:44 PM)RungHoang Wrote: Cái chuyện này thì mình phải có 1 cái nhìn rộng hơn . Thí dụ như VN , VN cần 1 số bộ đội "Tại Ngũ" ở 2 chỗ, biên giới phía bắc và số hải quân ở vùng biển . Còn biên giới Lào và Campuchia thì không cần nhiều, chỉ cần 1 số lính tượng trưng là đủ .

Tương tự, TQ cần nhiều binh ở phía Bắc luôn phòng thủ ông quại Nga, rồi 1 số lớn ở biển vì các hàng không mẫu hạm Mỹ cưa lâm le đi lên đi xuống, rồi 1 lực lượng lớn phải luôn ở biên giới TQ - Ấn Độ , họ từng đập nhau 1 trận lần trước . Rồi cần đóng ở Tây Tạng, lại có cái vùng hiện đang nóng bỗng nhất là miền Tân Cương Hồi giáo rộng lớn, nơi đó cần nhiều quân đội tại ngũ để chuẩn bị trường hợp bất trắc có thể xẫy ra bất cứ lúc nào .

Còn Mỹ thì khoẻ thấy bà, trời sinh Mỹ được phước, 2 bên biển cả bao la . Ở dưới thì ông Mê xi cô bệnh ho lao chỉ biết hút á phiện, trên miền bắc cũng không cần đóng quân lo lắng gì Canada . Cho nên chi phí của Mỹ theo lẻ ít hơn .

Mày quên không tính tới cái dù của Mỹ ở Nhật, Đại Hàn, Âu Châu, Trung Đông.
Reply
#19
(2020-02-25, 08:47 PM)lãng*nhách Wrote: Mày quên không tính tới cái dù của Mỹ ở Nhật, Đại Hàn, Âu Châu, Trung Đông.

Chời ơi họ cho mướn lính đó . Nhật và Nam Hàn phải trả tiền bảo kê của Mỹ, giống như xả hội đen, muốn được Mỹ bảo vệ thì Nhật và Hàn phải trả tiền . Tao nhớ hình như Nhật phải trả ....

Nam Hàn phải trả Mỹ 5 tỉ USD mỗi năm
Đức 1 tỉ USD

(Mới coi tin)
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#20
(2020-02-25, 08:55 PM)BVCN Wrote: Mấy tụi giàu toàn là con ông cháu cha hay là núp bóng... Còn dân đen vẫn hoàn cu đen.. Đơn giãn ở chổ là nếu xã hội giàu thì làm gì có chuyện ăn mài, cướp giật và ăn cắp vặt xảy ra từng ngày ? Hay là coi những mảnh đời khốn khổ của sinh viên, dân nghèo thôn quê lên thành phố kiếm sống... Cái mình thấy là sự cố gắng hòa nhập vào đời sống của họ mà thôi... Ở VN mà không có địa vị, uy tín, danh phận thì đừng hòng ngóc đầu lên, cho nên họ phải bóp bụng để tạo dáng bề ngoài hòng... có mục đích gì đó.

Bởi vậy tui thấy câu này trên căn bản có vấn đề. Nhưng nếu cu Hoang thấy vấn đề nó như vậy thì có lẽ không gì có thể thay đổi cái nhìn của nó rồi. Tui cũng thấy có 1 số người có cái nhìn giống RH. Cũng lạ.

Reply
#21
(2020-02-25, 08:34 PM)RungHoang Wrote: .......................
Nhiều người hay nói về Vn và TQ ngheo khổ, tôi lại nhìn khác . Tôi thấy người dân TQ và VN không nghèo khổ chút nào . Người VN bây giờ còn sang hơn Việt kiều đó các vị đại ca à . Mình thua họ đó .  Ở đó mà tội nghiệp cho họ

Ai sang, ai khổ, con số sang hơn, giàu hơn là những ai?. Có một con số thống kê nào cụ thể không mà đại ca phán như đinh đóng cột vậy đại ca?.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Cứ lấy một cái thí dụ điển hình,  SG giờ xấp xỉ gần 10 triệu người đang chen chúc nhau sống và làm việc, trong đó số dân ngụ cư lâu năm chỉ hơn 5 triệu, còn lại thì đa số là dân các tỉnh thành đổ về, làm đủ các nghề để mưu sinh để nuôi thân, nuôi gia đình đang ở xa, tìm xem ai giàu ai nghèo?. Không nên nhìn vào cách sống của một nhóm người mà kết luận chung chung, nếu có dịp về những vùng quê xa xôi từ Nam ra Bắc, ta mới nhận thấy rõ người VN giàu hay nghèo. Đó là chưa tính đến một số đông người chấp nhận qua Hàn, qua Nhật, Mã Lai, Phi, Sing, Đài... tha phương cầu thực, làm đủ mọi nghề để được đổi đời, kể cả làm ba cái nghề nhạy cảm nữa kìa. Một số ít không thể đại diện cho một số đông là vậy.
Reply
#22
(2020-02-25, 08:55 PM)BVCN Wrote: Mấy tụi giàu toàn là con ông cháu cha hay là núp bóng... Còn dân đen vẫn hoàn cu đen.. Đơn giãn ở chổ là nếu xã hội giàu thì làm gì có chuyện ăn mài, cướp giật và ăn cắp vặt xảy ra từng ngày ? Hay là coi những mảnh đời khốn khổ của sinh viên, dân nghèo thôn quê lên thành phố kiếm sống... Cái mình thấy là sự cố gắng hòa nhập vào đời sống của họ mà thôi... Ở VN mà không có địa vị, uy tín, danh phận thì đừng hòng ngóc đầu lên, cho nên họ phải bóp bụng để tạo dáng bề ngoài hòng... có mục đích gì đó.

Nói vậy không chính xác đâu . Người ăn mày ở Mỹ nhiều hơn VN . Ở VN tôi không thấy ăn xin . 

Có thể anh đã nhiều năm không về Vn rồi
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#23
(2020-02-25, 08:53 PM)RungHoang Wrote: Chời ơi họ cho mướn lính đó . Nhật và Nam Hàn phải trả tiền bảo kê của Mỹ, giống như xả hội đen, muốn được Mỹ bảo vệ thì Nhật và Hàn phải trả tiền . Tao nhớ hình như Nhật phải trả 8 trăm mấy triệu 1 năm và Nam Hàn hình như 291 triệu USD mỗi năm . ( Nhớ không rỏ nha - Mấy con số đó tao không phải rất chú ý nên không nhớ chính xác)

Hình như trả đâu có đủ nện ông Trâm (dân business) mới quạu bắt trả thêm  Wink

Rồi cái dàn hạm đội trên/dưới biển. Không biết Mỹ có bao nhiêu cái HKMH và chi phí để vận hành 1 cái là bao nhiêu?
Reply
#24
(2020-02-25, 09:00 PM)Ngoại đạo. Wrote: Ai sang, ai khổ, con số sang hơn, giàu hơn là những ai?. Có một con số thống kê nào cụ thể không mà đại ca phán như đinh đóng cột vậy đại ca?.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Cứ lấy một cái thí dụ điển hình,  SG giờ xấp xỉ gần 10 triệu người đang chen chúc nhau sống và làm việc, trong đó số dân ngụ cư lâu năm chỉ hơn 5 triệu, còn lại thì đa số là dân các tỉnh thành đổ về, làm đủ các nghề để mưu sinh để nuôi thân, nuôi gia đình đang ở xa, tìm xem ai giàu ai nghèo?. Không nên nhìn vào cách sống của một nhóm người mà kết luận chung chung, nếu có dịp về những vùng quê xa xôi từ Nam ra Bắc, ta mới nhận thấy rõ người VN giàu hay nghèo. Đó là chưa tính đến một số đông người chấp nhận qua Hàn, qua Nhật, Mã Lai, Phi, Sing, Đài... tha phương cầu thực, làm đủ mọi nghề để được đổi đời, kể cả làm ba cái nghề nhạy cảm nữa kìa. Một số ít không thể đại diện cho một số đông là vậy.

Tôi cũng nghĩ vậy nhưng anh N.Đ còn ở trong chăn thì có lẽ biết rành hơn.
Reply
#25
(2020-02-25, 08:46 PM)RungHoang Wrote: Người sang của VN sang hơn người sang của Việt kiều . Và số lượng "Người Sang" cũng đông hơn gấp .....

Đọc đến đây thì thấy đại ca RH nhà mình nói đúng với cái thực trạng ở cộng đồng người Việt bên đó. 

Ngày xưa khi cha anh ta xuống thuyền qua bển, hình thành một cộng đồng độc lập, tuy chẳng có một vùng lãnh thổ nào nhưng cũng được cái tự do riêng, được luật pháp của nước sở tại công nhận ngang hàng với nhiều cộng đồng dân cư khác, thậm chí còn được công nhận luôn là cờ thiêng ngày xưa.

Giờ thì đang thâm nhập một "cộng đồng" khác, tạm gọi là COCC, nghe đâu cũng đang dần dần hình thành một cộng đồng riêng thì phải, chỉ có điều là chưa dám treo cờ riêng thôi.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Cứ chờ thử 5 hay 10 năm nữa coi sao, lúc đó hãy kết luận cũng chưa muộn đâu đại ca ơi.  Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
#26
(2020-02-25, 09:00 PM)Ngoại đạo. Wrote: Ai sang, ai khổ, con số sang hơn, giàu hơn là những ai?. Có một con số thống kê nào cụ thể không mà đại ca phán như đinh đóng cột vậy đại ca?.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Cứ lấy một cái thí dụ điển hình,  SG giờ xấp xỉ gần 10 triệu người đang chen chúc nhau sống và làm việc, trong đó số dân ngụ cư lâu năm chỉ hơn 5 triệu, còn lại thì đa số là dân các tỉnh thành đổ về, làm đủ các nghề để mưu sinh để nuôi thân, nuôi gia đình đang ở xa, tìm xem ai giàu ai nghèo?. Không nên nhìn vào cách sống của một nhóm người mà kết luận chung chung, nếu có dịp về những vùng quê xa xôi từ Nam ra Bắc, ta mới nhận thấy rõ người VN giàu hay nghèo. Đó là chưa tính đến một số đông người chấp nhận qua Hàn, qua Nhật, Mã Lai, Phi, Sing, Đài... tha phương cầu thực, làm đủ mọi nghề để được đổi đời, kể cả làm ba cái nghề nhạy cảm nữa kìa. Một số ít không thể đại diện cho một số đông là vậy.

VN ngày xưa là 1 xả hội nông nghiệp , số nông dân cao . Khi xả hội thay đổi , chuyển qua kinh tế thị trường, thì số nông dân lên thành phố làm việc đông hơn . Chuyện đó là điều tự nhiên . Tôi thấy nông thôn cơ giới hoá, máy cày nhiều, thì số nông phu ít đi . Khi nông sản dư thừa thì giá thành thập, kéo theo đồng tiền thu nhập thấp . Trong tình trạng đó, họ lên thành làm công nhân là đúng rồi . Vì khi chuyển qua kinh tế thị trường thì trên thành cũng cần sức lao động nhiều hơn . -- Điều đó hoàn toàn hợp lý .

Khi thành phố đông lên, kéo theo giá bất động sản sẻ cao lên , cũng là chuyện đương nhiên . Và những người mới lên thành này, họ phải sống chen chúc mướn nhà để sống, vậy cũng đúng .Và nông dân mới lên thành, trình độ văn hoá kém cũng như nghề nghiệp chưa thành thạo, nên cuộc sống còn khó khăn . Đó cũng là điều tất nhiên . nhưng 10 năm nửa, 15 năm nửa, khi họ chân đã vững, nghề đã cứng, có thể tự mở tiệm, tự mở hảng, con của họ lớn lên ở thành phố nếu hết đại học, hoặc học nghề nào đó, .. thì cuộc sống của họ không còn như bây giờ nửa .
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#27
(2020-02-25, 09:01 PM)RungHoang Wrote: Nói vậy không chính xác đâu . Người ăn mày ở Mỹ nhiều hơn VN . Ở VN tôi không thấy ăn xin . 

Có thể anh đã nhiều năm không về Vn rồi

chair-to-the-head chair-to-the-head chair-to-the-head chair-to-the-head

có thể anh đã nhiều năm không về vn rồi
Reply
#28
(2020-02-25, 09:01 PM)RungHoang Wrote: Nói vậy không chính xác đâu . Người ăn mày ở Mỹ nhiều hơn VN . Ở VN tôi không thấy ăn xin

Có thể anh đã nhiều năm không về Vn rồi

Á đù... Câu kết luận này nghe sao giống tay Luật sư gì ở bển mới về VN tuyên bố vậy ta?. Nghe quen quen nha.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Chả cần so sánh ở đâu nhiều hơn nha đại ca, chỉ ngắn gọn một câu, ăn xin ở một nước tự do bao giờ nó cũng khác hơn ăn xin ở một nước không tự do. Thế thôi. Bởi ở một nước không tự do, có nhiều hình thưc phải ăn xin lắm, ăn xin ở đây không hoàn toàn chỉ với cái mà ta trông thấy, cái hình ảnh tầm thường mà ta biết, nghĩa là cầm cái lon ra ngồi ở đầu đường xó chọ mà lạy ông đi qua lạy bà đi lấy để lấy vài xu lẻ đâu nha. 

Chắc đại ca RH này thường về VN, mỏi chân quá nên hay ngồi ở cà phê máy lạnh hay cà phê gác tay, karaoke đèn mờ giăng giăng... quá.  Biggrin

Cưỡi ngựa xem hoa thì bao giờ mà chẳng thấy hoa nó đẹp nó xinh....haizzz
Reply
#29
(2020-02-25, 09:13 PM)RungHoang Wrote: VN ngày xưa là 1 xả hội nông nghiệp , số nông dân cao . Khi xả hội thay đổi , chuyển qua kinh tế thị trường, thì số nông dân lên thành phố làm việc đông hơn . Chuyện đó là điều tự nhiên . Tôi thấy nông thôn cơ giới hoá, máy cày nhiều, thì số nông phu ít đi . Khi nông sản dư thừa thì giá thành thập, kéo theo đồng tiên thu nhập thấp . Trong tình trạng đó, họ lên thành làm công nhân là đúng rồi . Vì khi chuyển qua kinh tế thị trường thì trên thành cũng cần sức lao động nhiều hơn . -- Điều đó hoàn toàn hợp lý .

Khi thành phố đông lên, kéo theo giá bất động sản sẻ cao lên , cũng là chuyện đương nhiên . Và những người mới lên thành này, họ phải sống chen chút mướn nhà để sống, vậy cũng đúng .Và nông dân mới lên thành, trình độ văn hoá cũng như nghề nghiệp chưa thành thạo, nên cuộc sống còn khó khăn . Đó cũng là điều tất nhiên . nhưng 10 năm nửa, 15 năm nửa, khi họ chân đã vững, nghề đã cứng, có thể tự mở tiệm, tự mở hảng, con của họ lớn lên ở thành phố nếu hết đại học, hoặc học nghề nào đó, .. thì cuộc sống của họ không còn như bây giờ nửa .

Lý luận kiểu này chỉ có nước chết người ta luôn đó đại ca. Một nền kinh tế của một quốc gia mà chỉ gói gọn trong mấy cái nguyên tắc đi lên từng bước một theo kiểu, tía em hừng đông đi cày bừa, tía em hừng đông dắt con trâu, tía em cày từng thuở ruộng, tía em gieo trồng, rồi tía em thu hoạch lúa, tía sai má em mang ra chợ bán, bán xong lấy tiền về mua cơm mua bánh cho em ăn, em nhớ ơn tía má em và con trâu... Rollin

Chẳng ai muốn lên thành phố bán vé số, đạp cyclo dạo, thậm chí tha phương cầu thực nếu ngay chính tại cái mảnh đất mà mình đang sống sinh ra lợi nhuận, dư sức cho con em mình ăn học đàng hoàng, gia đình mình có được cái ti vi mày Panasonic hay Samsung coi hằng đêm với tất cả các đài trên thế giới đâu đại ca. Khi những gì mình làm ra được mà bán chẳng ai mua, chẳng có một sự trợ giúp có hệ thống, hàng làm ra giá rẻ như bèo, thì ai muốn làm muốn sản xuất?. Không bán được, không có tiền lo cho cuộc sống chả lẽ cạp đất mà ăn ah? (@ Ngọc Trinh).  Biggrin

Nói thiệt, tui thù cái chữ kinh tế thị trường lắm luôn ah. Xin lỗi, cho chửi một phát, con bà nó, kinh tế là kinh tế, thị trường là thị trường, ăn nhập gì ở đây mà ghép vào, chẳng qua muốn nhúng tay vào ăn hôi nên mới nói vậy thôi, không nhúng vào thì lấy kít gì chúng mày có tiền cho con cái qua Tây qua Mỹ... mua nhà. Tổ bà mày...  Rollin
Reply
#30
(2020-02-25, 09:25 PM)Ngoại đạo. Wrote: Á đù... Câu kết luận này nghe sao giống tay Luật sư gì ở bển mới về VN tuyên bố vậy ta?. Nghe quen quen nha.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Chả cần so sánh ở đâu nhiều hơn nha đại ca, chỉ ngắn gọn một câu, ăn xin ở một nước tự do bao giờ nó cũng khác hơn ăn xin ở một nước không tự do. Thế thôi. Bởi ở một nước không tự do, có nhiều hình thưc phải ăn xin lắm, ăn xin ở đây không hoàn toàn chỉ với cái mà ta trông thấy, cái hình ảnh tầm thường mà ta biết, nghĩa là cầm cái lon ra ngồi ở đầu đường xó chọ mà lạy ông đi qua lạy bà đi lấy để lấy vài xu lẻ đâu nha. 

Chắc đại ca RH này thường về VN, mỏi chân quá nên hay ngồi ở cà phê máy lạnh hay cà phê gác tay, karaoke đèn mờ giăng giăng... quá.  Biggrin

Cưỡi ngựa xem hoa thì bao giờ mà chẳng thấy hoa nó đẹp nó xinh....haizzz

Cái tui thấy là khi hay tin chùa muốn giúp người nghèo gì đó thì người ta liền mang đến 2, 3 bao gạo, kẻ khác lại giúp tiền . Ở Hồ Hoàn Kiếm vì bị xả rác, có cái chỗ giúp tiền để bảo vệ môi trường cho Cụ Rùa, tôi thấy 1 người nhét vào tờ 500K màu xanh tím . Một xả hội như vậy còn ăn mài sao ? Huống chi chính mắt tôi không thấy ăn mài . ( Tôi chỉ nói những điều tôi thật sự thấy)

Khi 1 xả hội chuyển từ nông nghiệp qua tư bản, thì sẻ có nhiều mối nối lúc chuyển mình . Đến khi bước vào thuần tư bản, sẻ có những khó khăn khác . Chúng ta muốn phàn nàn thì cả cuộc đời phàn nàn không hết, muốn tìm vết thì xả hội nào trên thế giới cũng có vết để tìm . Thí dụ như nước Nhật , tình trạng tự tử đã lên đến mức cao nhất trong bao năm qua . Nhưng xả hội VN lại không bi quan như thế . Người ta thấy rỏ 1 điều là VN càng ngày càng tốt hơn chứ không phải càng xấu đi . Vậy các bạn đòi hỏi gì ? Đòi hỏi những tiêu chuẩn nào ? VN đánh nhau cả trăm năm, mói chuyển qua kinh tế thị trường 30 năm nay, dù cách mạng công nghiệp ở Châu Âu vào thế kỷ 18 thì  trong 30 năm  cũng chưa chắc Anh hay Pháp làm được bao nhiêu .

Mình đều là người VN, giúp đở, cổ vủ được thì làm, không thì thôi chứ chà đạp nhau mà chi ? Thật chất thì VN rất khá, rất khá . Cuộc sống bây giờ cao hơn lúc tôi chưa vượt biên rất nhiều . Rất nhiều !
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply