VietBest

Full Version: Đạo diễn 'Kong' bị 2 tội phạm Việt Kiều Canada đánh ở VN
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.

PhongVien007

https://www.gq.com/story/attack-on-skull-island


Đạo diễn 'Kong': 'Tôi suýt bị giết chết ở VN và sẽ tìm ra hung thủ'
  • 16:55 11/07/2018 

Gần 1 năm sau vụ bị tấn công tại 1 quán bar ở TP.HCM, đạo diễn "Kong: Skull Island" - Jordan Vogt-Roberts lần đầu lên tiếng mô tả vụ việc suýt lấy đi tính mạng của anh.

Mới đây, trong bài phỏng vấn dài trên tạp chí GQ số tháng 7, đạo diễn bom tấn Kong: Skull Island, đại sứ du lịch Việt Nam - Jordan Vogt-Roberts lần đầu lên tiếng chi tiết về vụ hành hung anh vào năm ngoái.

Chi tiết vụ hành hung tại một quán bar ở TP.HCM vào tối ngày 9/9/2017 được đạo diễn Kong lần đầu kể lại một cách chi tiết và đầy đủ theo trình tự thời gian với phóng viên tờ GQ

Theo đó, ba thông tin đáng chú ý nhất của bài phỏng vấn nằm ở chi tiết sự việc theo lời kể của Jordan, thương tích nặng nề của anh và đặc biệt là danh tính của thủ phạm dựa vào điều tra riêng của chính đạo diễn người Mỹ.

'Tôi suýt bị giết chết chứ không chỉ là hành hung"

Tối đó, Jordan Vogt-Roberts đang ngồi cùng nhóm bạn bè bao gồm nam diễn viên hành động Ilram Choi (biên đạo võ thuật của Kong: Skull Island, đóng thế trong Spider-Man), đạo diễn Việt kiều Timothy Linh Bui và Danny Do.

Trong lúc Jordan đang trò chuyện với một người phụ nữ và đưa cho cô chiếc điện thoại của anh để giới thiệu về trang Instagram của mình, một nhóm khoảng hơn 10 người đàn ông được đạo diễn miêu tả là "băng đảng côn đồ" lao vào hành hung.

[Image: attackonskullislandgq.jpg]
Gần 1 năm sau khi vụ hành hung ở TP.HCM, đạo diễn Kong: Skull Island đã có những lời kể về sự việc.

Theo lời kể của đạo diễn Kong: Skull Island, Jordan bị một nhóm lao vào đánh túi bụi vào bụng và đầu. Anh gục xuống sàn, cuộn tròn người che chắn. Tuy nhiên những cú đá, cú đập chai vẫn liên tục đổ xuống đầu và thúc vào xương sườn của đạo diễn người Mỹ từ nhiều phía. 

Ilram Choi cho rằng trong đời anh chưa thấy vụ hành hung nào dã man và táo tợn như thế này. "Lúc đó tôi đã nghĩ Jordan có thể đã chết và chúng tôi không thể làm gì". Tuy nhiên, vì giỏi võ thuật nên Choi cũng phần nào đỡ được cho Vogt-Roberts khỏi sự tấn công của đám đông hỗn loạn. Choi kể nhóm người này sau khi hành hung đã nhanh chóng rời khỏi quán bar và lần lượt giẫm chân lên người của Jordan tiến ra ngoài.

Theo lời kể của vị đạo diễn 33 tuổi, trước đó người phụ nữ anh trò chuyện từng bị hai người đàn ông Việt Nam (một người đội mũ, một người có bộ râu) quấy rối, sờ mó ngay đối diện bàn của anh. Tuy nhiên, cô gái này đã từ chối rời khỏi bàn của Jordan để tham gia cùng nhóm người đàn ông này.



Jordan thoát ra khỏi quán bar với một mảnh chai rượu sâm banh còn dính vào đầu. Sau đó, anh được đưa đến một bệnh viện tại TP.HCM và được xác định là bị vỡ hộp sọ, bị sưng tím, xuất huyết và tổn thương túi khí não.

[Image: GQ070118SkullIsland_04_1.jpg]
Cận cảnh vết thương của đạo diễn Kong: Skull Island mới được anh chia sẻ.

Ngày 11/9/2017, các trang tin tức của Việt Nam đồng loạt đưa tin về sự việc này với nội dung về việc đạo diễn Kong bị tấn công ở Sài Gòn. Trong bức thư gửi về Việt Nam sau đó, Vogt-Roberts nhấn mạnh: Đây không phải là một cuộc tấn công đơn thuần. Tôi gần như bị giết bởi một nhóm người. Đây là cuộc hành hung của một nhóm côn đồ điên rồ”.

Sau thời gian nằm viện 10 ngày ở Việt Nam, Vogt-Roberts trở lại California, Mỹ để điều trị bổ sung và được cho biết những vết thương của anh còn nghiêm trọng vượt xa những gì được xác định ở Việt Nam. "Dự định mua nhà ở Sài Gòn của tôi đã bị thay thế bởi việc chữa lành bệnh ở Mỹ", Jordan nói.

"Tôi sẽ tự điều tra thủ phạm"

Sau khi sự việc diễn ra vào tối ngày 9/9/2017, đạo diễn Kong yêu cầu được xem lại đoạn video ghi hình ở quán bar. Anh xem lại và không cầm được sự phẫn nộ. Đạo diễn không muốn những người đã tấn công mình vẫn còn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Nhiều tháng sau, Jordan vẫn bị ám ảnh về cuộc tấn công đó. Anh lâm vào trạng mệt mỏi, trầm cảm và dùng nhiều cách để quên đi nỗi ám ảnh này. "Tôi đã thử nhiều cách từ việc uống nhiều rượu, tiệc tùng thâu đêm suốt sáng, tập thiền, đọc sách, tập vật lý trị liệu. Nhưng mọi thứ đều không thật sự hiệu quả". đạo diễn 33 tuổi cho biết. 

Vogt-Roberts nói rằng anh đã nhiều lần liên hệ với đại sứ quán Mỹ và cảnh sát Việt Nam nhưng họ có rất ít thông tin. Thế nên, vào tháng 1 năm nay, anh quyết định trở về Việt Nam để tìm hiểu rõ sự việc.


[Image: jordantrobert1506671562207.jpg]
Đạo diễn Jordan Vogt-Roberts khẳng định dù anh bị tấn công nhưng vẫn không xóa bỏ được tình yêu anh dành cho đất nước Việt Nam.

Sau khi trở lại Mỹ lần nữa, dựa vào các mối quan hệ quốc tế, Facebook cùng sự thành thạo kiến thức tội phạm của một người bạn, Jordan Vogt-Roberts tiếp tục tự mình tiến hành điều tra để tìm ra danh tính người đã tấn công anh.

Không lâu sau, đại sứ du lịch Việt Nam cùng phóng viên tờ GQ - Max Marshall (người thực hiện bài phỏng vấn này) đã hợp tác và tìm hiểu được một số nghi phạm liên quan đến vụ hành hung.

Với sự giúp đỡ từ các nguồn tin và đặc biệt là chính quyền Canada, hai nghi phạm được xác định trong vụ tấn công là Kenny Cuong (người có bộ râu) và Billy Trần, còn có tên là Trần Việt Cường (người đội nón đỏ). Hiện tại phía cảnh sát quốc tế vẫn đang tiến hành điều tra để có kết luận cuối cùng.

Cuối bài phỏng vấn, đạo diễn Kong nhấn mạnh anh vẫn duy trì tình yêu và sự mến mộ của mình đối với đất nước và con người Việt Nam. "Không có nỗi đau nào có thể khiến tôi dừng cảm kích về Việt Nam", Jordan nhấn mạnh. 
Phương Linh
Ông đạo diễn này ra sao mình không biết, chứ mình mà bị đánh tới suýt chết kiểu đó thì mình sẽ không bao giờ nghĩ tới đất nước có tên là Việt Nam nữa đâu! Astonished-face4 Disappointed-face4
(2018-07-12, 12:13 PM)Bella Wrote: [ -> ]Ông đạo diễn này ra sao mình không biết, chứ mình mà bị đánh tới suýt chết kiểu đó thì mình sẽ không bao giờ nghĩ tới đất nước có tên là Việt Nam nữa đâu! Astonished-face4 Disappointed-face4

Chứ bây giờ bỏ luôn tiếng mẹ đẻ hay sao?
(2018-07-12, 12:36 PM)Vâng Wrote: [ -> ]Chứ bây giờ bỏ luôn tiếng mẹ đẻ hay sao?

Ý của chị nói nếu chị là người Mỹ như ông đạo diễn đó thôi, chứ chị thì dù có bị đánh kiểu đó cũng phải bò về bển, tại vì VN là nơi chôn nhau cắt rốn của chị mà huống chi chị vẫn còn người thân bên đó nên bỏ hay quên sao được chứ! Biggrin

PhongVien007

2 tội phạm gốc Việt đánh đạo diễn Mỹ và phản ứng của công an CSVN

  
Đạo diễn người Mỹ, phim Kong: Đảo đầu lâu, Jordan Vogt-Robert kể chuyện tự tìm ra người đánh mình gần chết trong một quán bar ở Sài Gòn. Thêm thông tin về hai nghi phạm Canada gốc Việt. Và phía phản ứng của công an CSVN đối với sự việc.



[Image: attachment.php?attachmentid=1245209&stc=1&d=1531301613]
Jordan Vogt-Robert cho hay từng bị đánh 'gần chết' tại hộp đêm XOXO ở Sài Gòn năm 2017



Trong một bài báo dài đăng trên tạp chí Gentleman Quarter GQ, đạo diễn Hollywood, ông Jordan Vogt-Roberts kể lại quá trình ông tự tìm kiếm tung tích nghi phạm.

Ông thuật lại chi tiết cuộc ẩu đả khủng khiếp xảy ra tại một hộp đêm ở Sài Gòn năm 2017, nơi ông bị đánh 'vỡ đầu'.

Vụ tấn công được cho là 'gần như giết chết' ông, theo lời kể của của Vogt-Roberts cho tờ GQ.

'Suýt chết'

Sau khi hoàn thành các khâu sản xuất phim Kong: Đảo đầu lâu, với tổng doanh thu từ phòng vé lên tới hơn 500 triệu đô la năm 2017, Vogt-Roberts quyết định rời Hollywood, chuyển đến sống tại Việt Nam.

Ông nói đã đem lòng yêu Sài Gòn.

Thành phố đón nhận sự hiện diện của Vogt-Roberts. Giới chức ở đây thậm chí bổ nhiệm ông làm đại sứ du lịch người Mỹ đầu tiên của Việt Nam.

Vị đạo diễn sau đó nhanh chóng trở thành khách thường xuyên của các hộp đêm ở Sài Gòn.

Ngày 9/9/2017, tại hộp đêm XOXO, Vogt-Roberts, cùng với bạn bè ông, trong đó có ngôi sao đóng thế nổi tiếng Hollywood, diễn viên Ilram Choi, bị ít nhất là 10 người đánh đập tàn nhẫn.

Vogt-Roberts mô tả những người này như một nhóm 'gangster điên cuồng', đập một chai rượu lên đầu ông trước khi bỏ trốn.

Ông được đưa đến bệnh viện, được chẩn đoán nứt hộp sọ, tụ máu, xuất huyết, và có một túi khí trong não.

Sau khi nằm viện 10 ngày, Vogt-Roberts trở về California tiếp tục điều trị và được cho biết tình trạng của ông tồi tệ hơn nhiều so với chẩn đoán của các bác sĩ Việt Nam.

Bác sĩ cho hay 'tôi xém chút nữa đã chết', Vogt-Roberts kể lại. Kế hoạch mua nhà ở Sài Gòn của Vogt-Roberts chuyển thành kế hoạch chữa thương ở Mỹ.

Theo bài báo trên GQ, Vogt-Roberts nhớ lại một tình tiết có thể liên quan đến vụ tấn công, là khi ông đưa điện thoại cho một phụ nữ - người muốn có địa chỉ Instargram của ông.

Chính cô này trước đó đã từ chối nhóm gangster nói trên.

Sau đó, một gã râu quai nón và một tên khác đội chiếc mũ có chữ B tỏ ra giận giữ, chỉ tay vào mặt Vogt-Roberts và tìm cách quấy rối câu chuyện giữa Vogt-Roberts và cô gái nọ.

Vì sao phải tự điều tra?

Jordan Vogt-Robert cho hay trên tờ GQ rằng công an Việt Nam đã không thông tin cho ông biết cuộc điều tra tiến triển thế nào, nghi phạm là ai và có thể bắt bọn chúng hay không.

Nhưng Jordan Vogt-Robert cũng được cảnh báo không nên tiếp tục tìm hiểu sự việc, rằng những kẻ tấn công ông thật ra được công an Việt Nam 'bảo kê'.

"Những người cảnh báo tôi rất am tường về giới tội phạm tại Việt Nam. Họ cho rằng thực ra công an Việt Nam biết những kẻ tội phạm là ai và có bắt bọn chúng hay không," Vogt-Robert thuật lại trên GQ.

Từ chối để sự việc 'chìm xuồng', Vogt-Roberts tự tiến hành điều tra .

Ông dùng Facebook Messenger, chắp vá những mẩu thông tin thu lượm được từ bạn bè và những người hay lui tới hộp đêm XOXO ở Sài Gòn.

Vogt-Roberts cũng khai thác các nguồn tin là những người có kiến thức về giới tội phạm tại Việt Nam.

Hai nghi phạm Canada gốc Việt

Thoạt tiên, Vogt-Roberts lần ra thông tin rằng thủ phạm không phải người địa phương mà nhiều khả năng là dân buôn ma túy người Canada gốc Việt.

Những người này chạy sang Việt Nam để mở rộng đường dây buôn bán ma túy toàn cầu hoặc tránh áp lực từ chính quyền Canada.

Với sự hỗ trợ từ nhiều nguồn tin và từ chính quyền Canada, một nghi can được xác định, tên Kenny Cuong Nguyen.

Nguồn tin từ cảnh sát Vancouver cho hay Kenny Cuong Nguyen là thành viên của Chinatown Boys, một băng nhóm đường phố là tay sai của các băng đảng lớn ở Canada.

Kenny từng giết thành viên một băng đảng đối thủ tại Vancoover năm 1999. Kenny bị bắt, tại ngoại năm 2012, sau đó được cho phép về Việt Nam trong khoảng tháng 4-5/2015. Nhưng sau đó không quay trở lại Canada.


Cảnh sát Vancouver cũng cho hay Kenny dính líu tới băng đảng ma túy khét tiếng có tên United Nations với những thương vụ trị giá nhiều triệu đô la bằng máy bay qua biên giới Mỹ-Canada.

Một trong những thủ lĩnh của băng đảng này là Billy Tran, còn gọi là Tran Viet Cuong, hiện sống như 'vua' tại Việt Nam, theo cảnh sát Vancouver.

Quote:Billy Tran, who’s now believed to be living in Vietnam, was caught by CFSEU along with other gang members in Vancouver’s Kensington Park in Oct. 2010 plotting retaliation for the murder of Gurmit Dhak days earlier.
http://www.timescolonist.com/news/b-c/va...-1.1123591

Sau khi xem các bức ảnh do Vogt-Roberts cung cấp, một cảnh sát điều tra tội phạm Vancover đã nghỉ hưu khẳng định Kenny Cuong Nguyen chính là gã râu quai nón ở hộp đêm XOXO.

Còn gã đàn ông đội mũ có chữ B, chính là Billy Tran.

Vogt-Roberts cho hay trên GQ rằng ông đã chuyển toàn bộ thông tin này cho cảnh sát ở Sài Gòn. Nhưng nhiều tháng trôi qua, nhóm tội phạm tấn công ông vẫn bặt vô âm tín.

Một nghi phạm bị bắt
Cuối tháng Sáu 2018, một nguồn tin từ giới chức Canada cho Vogt-Roberts hay tin Kenny Cuong Nguyen đã bị bắt ở Ấn Độ, liên quan đến một đường dây buôn ma túy và buôn người,

Quote:[Image: kenny-cuong-manh-nguyen1.jpg?quality=80&...p=1&zoom=2]
       Kenny Cuong Manh Nguyen is a convicted killer for a 1999 gang hit in Vancouver. He fled to Vietnam in 2015 while out on parole and was arrested in India last week as part of a ketamine ring. PNG files June 20, 2018   

https://vancouversun.com/news/crime/conv...-drug-ring


Người này có khả năng phải đối mặt với 12 năm tù ở Ấn Độ, hoặc bị dẫn độ sáng Canada hoặc Việt Nam.

Nhưng Billy Trần vẫn ở ngoài vòng pháp luật.

Giới chức Canada cho hay đang tiếp tục tìm kiếm thủ phạm tại Bangkok và các nơi khác.

Trong khi cuộc tìm kiếm toàn cầu đang tiếp tục, Vogt-Roberts nói vẫn dành tình yêu của mình cho Việt Nam, rằng "không có nỗi đau nào làm tôi ngừng cảm kích về đất nước này."

Giới chức Việt Nam nói gì?

Trao đổi với BBC qua điện thoại ngày 11/7, đại tá Nguyễn Tiến Đạt, nguyên Trưởng Công an quận 1 TP Hồ Chí Minh cho biết sau khi vụ tấn công đạo diễn phim Kong xảy ra, công an đã xác định được một số đối tượng tình nghi.

"Hồi đó công an quận 1 đã điều tra ra một số đối tượng rồi. Nhưng sau đó đã chuyển hồ sơ cho công an thành phố nên không biết sự việc được xử lý như thế nào," ông Đạt nói.

"Vụ đó công an quận 1 chỉ lập hồ sơ ban đầu, còn công an thành phố có chức năng điều tra do liên quan đến người nước ngoài."

Ông Đạt cho hay trong số kẻ tình nghi có một nhóm người Canada gốc Việt.

"Nói chung đã có manh mối một số đối tượng, nhưng khi khai ra một số đối tượng người Canada gốc Việt thì ngày hôm sau chúng đã ra máy bay về Canada."

Ông Đạt cũng nói trong trường hợp Vogt-Roberts tự tìm ra được ai đánh mình thì ông này hoàn toàn có thể gửi đơn lên công an TP Hồ Chí Minh đề nghị điều tra.  (????)

BBC nhiều lần gọi điện cho ông Nguyễn Sỹ Quang,Trưởng phòng tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh trong hai ngày 10-11/7 để hỏi thông tin liên quan đến sự việc này nhưng ông Quang không nhấc máy.

Quote:He texted people familiar with Saigon's crime and nightlife scenes, many of whom had the same response: It's better if you don't look into who did this. When Vogt-Roberts would ask why, his terrified friends hinted that his assailants were protected and that their reach was global.
 
Using Facebook Messenger, he began conducting his own investigation, piecing together scraps of information gleaned from friends and XOXO clubbers. The first intel he received was that the culprits weren't local; they were Canadian. Most likely, they were Vietnamese-Canadian drug traffickers who moved to Vietnam to escape pressure in Vancouver or to broaden their global distribution chain. Or as a friend put it, “to live like kings, sleep with models, and start fights.”
 
In almost every Blame Canada conversation, Vogt-Roberts's sources named two possible suspects: “Cuong” and “Kenny.” These guys had apparently destroyed two other Saigon nightclubs. After days of investigative heavy lifting, Vogt-Roberts texted me the names, and, while I stood in line for a bagel in Brooklyn, I joined the international crime investigation: going to Google and typing “Kenny Cuong Vancouver Vietnam.” The second result was the Royal Canadian Mounted Police's wanted list. It showed a photo of Ken Cuong Manh Nguyen, a man with a tiger tattoo on his right shoulder and a scar near his right eye. Kenny was unlawfully at large after killing a rival gang member outside a Vancouver nightclub in 1999.
 
 
“On Tuesday,” I whispered, “a gang investigator in Vancouver confirmed Kenny Cuong's and the other Cuong's involvement in your attack. The bearded man with the expensive haircut was Kenny, and the weight-lifter dude with a B on his hat was Cuong. His name is Cuong Tran, but he goes by Billy. Billy Cuong Tran. Billy Tran.”

In the following months, there would be a lot more Hardy Boys work. Vogt-Roberts would attempt to figure out who his other assailants were, clear bureaucratic log jams between Canada and Vietnam, hire lawyers, and somehow try to influence global extradition laws. Then, in late June, he and I would get a text from a Canadian-law-enforcement source: “It looks like Kenny Nguyen was just arrested in India.” The next day, the Vancouver Sun would run a photo of Kenny Cuong Nguyen in Goa, India, glaring into the camera after authorities shut down a ketamine-smuggling operation he was running with two other Canadian traffickers.
 
 
Kenny Cuong likely faces 12 years in an Indian jail or extradition to Canada or Vietnam, but Billy Tran remains at large. The authorities are chasing leads in Bangkok and elsewhere. While the global search continues, Vogt-Roberts told me, he finds some solace in a memory of his last visit to the Hanoi police station:

Read more: https://www.gq.com/story/attack-on-skull-island