PhongVien007
2018-07-07, 12:38 AM
Tại sao siêu sao Mỹ ngày càng đổ về Trung Quốc?
16:08 05/07/2018
Jason Straham và Lý Băng Băng trong The Meg. Ảnh: Warner Bros.
Từng có thời các ngôi sao Hoa ngữ mơ ước một vai diễn nhỏ xíu trong các phim Hollywood đình đám như một bảo chứng cho tên tuổi đã lan ra ngoài biên giới. Nhưng nay, các ngôi sao hạng A Hollywood mới là người ồ ạt sang Trung Quốc để nhận vai chính hoặc phụ trong các phim đầu tư khủng của nhà sản xuất bản địa.
Lật ngược xu hướng hay đôi bên cùng có lợi?
Nếu những ngôi sao lớn nhất của nền điện ảnh Trung Quốc như Lý Tiểu Long, Thành Long hay đạo diễn Lý An đều từng Mỹ tiến thì gần đây, các tài năng người Mỹ và phương Tây đã "Trung Quốc tiến", tìm cơ hội tỏa sáng ở Bắc Kinh.
Michael Douglas trong phim Trung Quốc ăn khách Animal World. Ảnh: Enlight Media.
Ví dụ tiêu biểu nhất là Animal World, bộ phim lấy bối cảnh Bắc Kinh của hãng Enlight Media hiện dẫn đầu doanh thu phòng vé Trung Quốc với 38 triệu USD trong tuần đầu.
Phim có sự tham gia của Michael Douglas, ngôi sao 2 lần đoạt giải Oscar, trong vai diễn sở trường là nhân vật phản diện bí ẩn. Tài tử 73 tuổi được giới phê bình Trung Quốc hết sức khen ngợi.
Douglas không phải là sao Hollywood duy nhất sẵn sàng đóng vai phụ trong một phim Trung Quốc. Đầu năm nay, Michael Pitt (từng đóng Boardwalk Empire, The Dreamers) cũng góp mặt trong phim hài Detective Chinatown 2 của hãng Wanda Pictures. Phim thắng lớn với 544 triệu USD.
Frank Grillo, diễn viên từng đóng trong Captain America: Civil War của Marvel, cũng vào một vai phản diện trong Wolf Warrior 2, bom tấn doanh thu khủng nhất của Trung Quốc tính đến nay (870 triệu USD). Còn vào cuối mùa hè này, hai ngôi sao Bruce Willis và Adrian Brody sẽ vào vai lính Mỹ trong Unbreakable Spirit, một phim của hãng China Film Group về trận đánh bom của Nhật ở thành phố Trùng Khánh trong Thế Chiến 2.
Sắp tới, bom tấn The Meg cũng ra mắt với cặp diễn viên chính là ngôi sao hành động Jason Straham và nữ diễn viên Trung Quốc Lý Băng Băng. Cả hai sẽ hợp sức chiến đấu với cá mập để giải cứu người vô tội trong một phim thảm họa được đầu tư 150 triệu USD.
Nhưng các phim đó do cả Mỹ và Trung Quốc đồng sản xuất với các nhà sản xuất người Mỹ, với hy vọng tạo nên bom tấn thành công ở cả hai thị trường.
Việc chọn sao Hollywood đóng trong phim là cần thiết để thu hút sự chú ý ở thị trường Mỹ. Còn hiện nay, làn sóng sản xuất phim mới ở Trung Quốc chỉ nhắm vào khán giả Trung Quốc. Các sao Hollywood được chọn vì sức hút của họ đối với khán giả Trung Quốc.
"Mang diễn viên nước ngoài vào phim Hollywood hầu như là để tăng chất lượng sản xuất phim để nâng doanh thu trong nước" là ý kiến của Jonah Greenberg, cựu chủ tịch của CAA China, người gần đây cũng mở công ty sản xuất phim ở Bắc Kinh.
Lịch sử đã thay đổi. Trong quá khứ, sao Trung Quốc bị coi là "người nước ngoài" ở Hollywood nhưng hiện tại, khi trọng tâm đã dồn về Trung Quốc, sao Hollywood mới được gọi là "người nước ngoài".
Bruce Willis trong Unbreakable Spirit, phim chiến tranh Trung - Nhật sắp ra mắt vào 17/8. Ảnh: Hollywood Reporter.
Một trong những nhân tố thúc đẩy xu hướng trên diễn ra nhanh hơn là sự gia tăng chóng mặt về kinh phí các phim Trung Quốc. Năm 2015, phần đầu của phim Detective Chinatown được sản xuất với 15 triệu USD, nhưng đến 2018, Wanda đã tăng kinh phí gấp 4 lần (60 triệu USD) cho phần hai. Unbreakable Spirit, với Willis và Brody, cũng có kinh phí 65 triệu USD.
Các nhà sản xuất cho rằng tăng kinh phí vừa phản ánh sự gia tăng về doanh thu ở phòng vé Trung Quốc trong quá khứ (đạt 8,6 tỷ USD năm 2017) vừa thể hiện nỗ lực vượt qua thị trường Bắc Mỹ vào năm 2020. Thêm vào đó, khán giả Trung Quốc cũng đòi hỏi được xem những sản phẩm điện ảnh tầm cỡ thế giới nhưng được sản xuất dành riêng cho họ.
Quá trình luân chuyển tài năng từ Tây sang Đông thực ra đã diễn ra từ lâu. Hầu như mọi bộ phim Trung Quốc lâu nay đều có đội ngũ kỹ thuật đến từ Hollywood, từ nhà sản xuất, quay phim, soạn nhạc, chuyên gia hiệu ứng hình ảnh đến chỉ đạo võ thuật.
"Ở Trung Quốc, không đủ số lượng người chuyên nghiệp để sản xuất các bộ phim cho đủ với nhu cầu trong nước", Greenberg lý giải, "Nếu bạn là nhà sản xuất phim của Trung Quốc, bạn phải đi tìm ở nơi khác nữa vì quanh đây là không đủ".
Và thường khi mời những nhân vật quan trọng từ Hollywood, nhà sản xuất Trung Quốc sẽ được lợi khi họ giới thiệu các cộng sự quen thuộc. Như khi Ngô Kinh thực hiện Wolf Warrior 2, anh được giới thiệu với bộ đôi Joe và Anthony Russo của Marvel, những người lại giới thiệu anh với các cộng sự kỹ thuật mà họ tin tưởng, chỉ đạo võ thuật Sam Hargrave, người đứng sau các màn đánh nhau trong Avengers: Infinity War, hay nhà soạn nhạc Mỹ Joseph Trapanese (The Greatest Showman, Straight Outta Compton).
Đây được đánh giá là bước đi rất khôn ngoan của Ngô Kinh. Trên thực tế, anh mời được những tài năng lớn nhất có thể cho bộ phim của mình.
Wolf Warrior 2 (Chiến lang 2) của Ngô Kinh là một trong những phim Trung Quốc có đội ngũ kỹ thuật viên hùng hậu từ Hollywood đứng sau. Ảnh: Sina.
Không chỉ phim của Ngô Kinh, có thể liệt kê hàng loạt nhân sự từ Hollywood đã được mời đến Trung Quốc làm phim: nhà sản xuất Barrie M. Osborne (Lord of the Rings, The Great Gatsby), chỉ đạo đóng thế Glenn Boswell (The Hobbit, The Matrix), thiết kế phục trang Ngila Dickson (Lord of the Rings), đạo diễn âm thanh Martín Hernandez (The Revenant, Birdman), nhà soạn nhạc Aaron Zigman (The Notebook, Sex and the City)...
"Tôi cảm thấy như một con sói cô độc khi bắt đầu", đạo diễn Renny Harlin (Die Hard 2, Cliffhanger) cho biết. Ông đến Bắc Kinh từ 4 năm trước để đạo diễn phim Skiptrace của Thành Long và không quay lại Hollywood nữa. "Nhưng nay, thật bất thường khi đi làm phim ở Trung Quốc mà không gặp bất cứ đồng nghiệp nào từ Hollywood".
Trung Quốc cũng là nơi cứu vãn sự nghiệp của Harlin. Skiptrace đã thu về 141 triệu USD vào năm 2016, trở thành phim thành công nhất của ông trong vòng một thập kỷ. Tiếp sau ông là các nhà làm phim kỳ cựu Alfonso Cuaron, Rob Minkoff, Glen Kean cũng bày tỏ sự quan tâm hoặc lên kế hoạch làm phim ở Trung Quốc.
Đối với những người đã xuống dốc sự nghiệp ở Hollywood, Trung Quốc là một trong số ít lựa chọn tuyệt vời nhất, theo Harlin. Không có nhiều nền công nghiệp đủ sức đáp ứng các yêu cầu công việc của họ, lại vừa hào phóng về thù lao.
"Kinh phí ở Trung Quốc đúng là điên rồ, không chỉ cho ngôi sao mà còn cho các nhân viên kỹ thuật", nhà làm phim Chistiano Bortone (Italy) nói.
"Giống như thế giới đang đảo ngược", ông nói tiếp, "Trong quá khứ, chúng ta tìm đến Trung Quốc để thuê ngoài vì giá nhân công rẻ. Nhưng nay, ít nhất trong ngành công nghiệp điện ảnh, Trung Quốc đang đến châu Âu để tìm kiếm điều tương tự".
16:08 05/07/2018
Jason Straham và Lý Băng Băng trong The Meg. Ảnh: Warner Bros.
"Người vận chuyển" Jason Statham đóng cùng mỹ nhân Lý Băng Băng, Michael Douglas, Bruce Willis... - đang có sự dịch chuyển ngược từ Tây sang Đông trong điện ảnh thế giới.
Từng có thời các ngôi sao Hoa ngữ mơ ước một vai diễn nhỏ xíu trong các phim Hollywood đình đám như một bảo chứng cho tên tuổi đã lan ra ngoài biên giới. Nhưng nay, các ngôi sao hạng A Hollywood mới là người ồ ạt sang Trung Quốc để nhận vai chính hoặc phụ trong các phim đầu tư khủng của nhà sản xuất bản địa.
Lật ngược xu hướng hay đôi bên cùng có lợi?
Những "trăm triệu USD" hấp dẫn
Theo Hollywood Reporter, thành công tại Hollywood từng được coi là đỉnh cao đối với các diễn viên, đạo diễn nước ngoài. Mặc dù vậy, làn gió thương mại đã đảo chiều. Cũng như trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, sức mạnh của thị trường khổng lồ Trung Quốc đã thể hiện hấp lực trong ngành công nghiệp điện ảnh. Đây là nơi để những con số doanh thu thăng hoa. Đó là lý do của sự đảo chiều.Nếu những ngôi sao lớn nhất của nền điện ảnh Trung Quốc như Lý Tiểu Long, Thành Long hay đạo diễn Lý An đều từng Mỹ tiến thì gần đây, các tài năng người Mỹ và phương Tây đã "Trung Quốc tiến", tìm cơ hội tỏa sáng ở Bắc Kinh.
Michael Douglas trong phim Trung Quốc ăn khách Animal World. Ảnh: Enlight Media.
Ví dụ tiêu biểu nhất là Animal World, bộ phim lấy bối cảnh Bắc Kinh của hãng Enlight Media hiện dẫn đầu doanh thu phòng vé Trung Quốc với 38 triệu USD trong tuần đầu.
Phim có sự tham gia của Michael Douglas, ngôi sao 2 lần đoạt giải Oscar, trong vai diễn sở trường là nhân vật phản diện bí ẩn. Tài tử 73 tuổi được giới phê bình Trung Quốc hết sức khen ngợi.
Douglas không phải là sao Hollywood duy nhất sẵn sàng đóng vai phụ trong một phim Trung Quốc. Đầu năm nay, Michael Pitt (từng đóng Boardwalk Empire, The Dreamers) cũng góp mặt trong phim hài Detective Chinatown 2 của hãng Wanda Pictures. Phim thắng lớn với 544 triệu USD.
Frank Grillo, diễn viên từng đóng trong Captain America: Civil War của Marvel, cũng vào một vai phản diện trong Wolf Warrior 2, bom tấn doanh thu khủng nhất của Trung Quốc tính đến nay (870 triệu USD). Còn vào cuối mùa hè này, hai ngôi sao Bruce Willis và Adrian Brody sẽ vào vai lính Mỹ trong Unbreakable Spirit, một phim của hãng China Film Group về trận đánh bom của Nhật ở thành phố Trùng Khánh trong Thế Chiến 2.
Sắp tới, bom tấn The Meg cũng ra mắt với cặp diễn viên chính là ngôi sao hành động Jason Straham và nữ diễn viên Trung Quốc Lý Băng Băng. Cả hai sẽ hợp sức chiến đấu với cá mập để giải cứu người vô tội trong một phim thảm họa được đầu tư 150 triệu USD.
Khi sao Hollywood vào "vai phụ"
Trong quá khứ, lần xuất hiện được chú ý nhất của sao Hollywood ở Trung Quốc là Matt Damon với vai chiến binh trong bom tấn "xịt" The Great Wall (của hãng Legandary và đạo diễn Trương Nghệ Mưu) và Christian Bale trong phim võ thuật Flowers of War cũng của Trương Nghệ Mưu.Nhưng các phim đó do cả Mỹ và Trung Quốc đồng sản xuất với các nhà sản xuất người Mỹ, với hy vọng tạo nên bom tấn thành công ở cả hai thị trường.
Việc chọn sao Hollywood đóng trong phim là cần thiết để thu hút sự chú ý ở thị trường Mỹ. Còn hiện nay, làn sóng sản xuất phim mới ở Trung Quốc chỉ nhắm vào khán giả Trung Quốc. Các sao Hollywood được chọn vì sức hút của họ đối với khán giả Trung Quốc.
"Mang diễn viên nước ngoài vào phim Hollywood hầu như là để tăng chất lượng sản xuất phim để nâng doanh thu trong nước" là ý kiến của Jonah Greenberg, cựu chủ tịch của CAA China, người gần đây cũng mở công ty sản xuất phim ở Bắc Kinh.
Lịch sử đã thay đổi. Trong quá khứ, sao Trung Quốc bị coi là "người nước ngoài" ở Hollywood nhưng hiện tại, khi trọng tâm đã dồn về Trung Quốc, sao Hollywood mới được gọi là "người nước ngoài".
Bruce Willis trong Unbreakable Spirit, phim chiến tranh Trung - Nhật sắp ra mắt vào 17/8. Ảnh: Hollywood Reporter.
Một trong những nhân tố thúc đẩy xu hướng trên diễn ra nhanh hơn là sự gia tăng chóng mặt về kinh phí các phim Trung Quốc. Năm 2015, phần đầu của phim Detective Chinatown được sản xuất với 15 triệu USD, nhưng đến 2018, Wanda đã tăng kinh phí gấp 4 lần (60 triệu USD) cho phần hai. Unbreakable Spirit, với Willis và Brody, cũng có kinh phí 65 triệu USD.
Các nhà sản xuất cho rằng tăng kinh phí vừa phản ánh sự gia tăng về doanh thu ở phòng vé Trung Quốc trong quá khứ (đạt 8,6 tỷ USD năm 2017) vừa thể hiện nỗ lực vượt qua thị trường Bắc Mỹ vào năm 2020. Thêm vào đó, khán giả Trung Quốc cũng đòi hỏi được xem những sản phẩm điện ảnh tầm cỡ thế giới nhưng được sản xuất dành riêng cho họ.
Trung Quốc là "lỗ đen" hút chất xám từ Hollywood
Tại Hollywood, ngân sách cho điện ảnh đang tăng quá cao cũng khiến các hãng phải lựa chọn. Khi tập trung cho số ít phim có kinh phí cao vượt trội, các hãng phải thắt chặt bớt những phim có kinh phí trung bình. Trung Quốc nhảy vào lấp lỗ hổng đó.Quá trình luân chuyển tài năng từ Tây sang Đông thực ra đã diễn ra từ lâu. Hầu như mọi bộ phim Trung Quốc lâu nay đều có đội ngũ kỹ thuật đến từ Hollywood, từ nhà sản xuất, quay phim, soạn nhạc, chuyên gia hiệu ứng hình ảnh đến chỉ đạo võ thuật.
"Ở Trung Quốc, không đủ số lượng người chuyên nghiệp để sản xuất các bộ phim cho đủ với nhu cầu trong nước", Greenberg lý giải, "Nếu bạn là nhà sản xuất phim của Trung Quốc, bạn phải đi tìm ở nơi khác nữa vì quanh đây là không đủ".
Và thường khi mời những nhân vật quan trọng từ Hollywood, nhà sản xuất Trung Quốc sẽ được lợi khi họ giới thiệu các cộng sự quen thuộc. Như khi Ngô Kinh thực hiện Wolf Warrior 2, anh được giới thiệu với bộ đôi Joe và Anthony Russo của Marvel, những người lại giới thiệu anh với các cộng sự kỹ thuật mà họ tin tưởng, chỉ đạo võ thuật Sam Hargrave, người đứng sau các màn đánh nhau trong Avengers: Infinity War, hay nhà soạn nhạc Mỹ Joseph Trapanese (The Greatest Showman, Straight Outta Compton).
Đây được đánh giá là bước đi rất khôn ngoan của Ngô Kinh. Trên thực tế, anh mời được những tài năng lớn nhất có thể cho bộ phim của mình.
Wolf Warrior 2 (Chiến lang 2) của Ngô Kinh là một trong những phim Trung Quốc có đội ngũ kỹ thuật viên hùng hậu từ Hollywood đứng sau. Ảnh: Sina.
Không chỉ phim của Ngô Kinh, có thể liệt kê hàng loạt nhân sự từ Hollywood đã được mời đến Trung Quốc làm phim: nhà sản xuất Barrie M. Osborne (Lord of the Rings, The Great Gatsby), chỉ đạo đóng thế Glenn Boswell (The Hobbit, The Matrix), thiết kế phục trang Ngila Dickson (Lord of the Rings), đạo diễn âm thanh Martín Hernandez (The Revenant, Birdman), nhà soạn nhạc Aaron Zigman (The Notebook, Sex and the City)...
"Tôi cảm thấy như một con sói cô độc khi bắt đầu", đạo diễn Renny Harlin (Die Hard 2, Cliffhanger) cho biết. Ông đến Bắc Kinh từ 4 năm trước để đạo diễn phim Skiptrace của Thành Long và không quay lại Hollywood nữa. "Nhưng nay, thật bất thường khi đi làm phim ở Trung Quốc mà không gặp bất cứ đồng nghiệp nào từ Hollywood".
Trung Quốc cũng là nơi cứu vãn sự nghiệp của Harlin. Skiptrace đã thu về 141 triệu USD vào năm 2016, trở thành phim thành công nhất của ông trong vòng một thập kỷ. Tiếp sau ông là các nhà làm phim kỳ cựu Alfonso Cuaron, Rob Minkoff, Glen Kean cũng bày tỏ sự quan tâm hoặc lên kế hoạch làm phim ở Trung Quốc.
Đối với những người đã xuống dốc sự nghiệp ở Hollywood, Trung Quốc là một trong số ít lựa chọn tuyệt vời nhất, theo Harlin. Không có nhiều nền công nghiệp đủ sức đáp ứng các yêu cầu công việc của họ, lại vừa hào phóng về thù lao.
"Kinh phí ở Trung Quốc đúng là điên rồ, không chỉ cho ngôi sao mà còn cho các nhân viên kỹ thuật", nhà làm phim Chistiano Bortone (Italy) nói.
"Giống như thế giới đang đảo ngược", ông nói tiếp, "Trong quá khứ, chúng ta tìm đến Trung Quốc để thuê ngoài vì giá nhân công rẻ. Nhưng nay, ít nhất trong ngành công nghiệp điện ảnh, Trung Quốc đang đến châu Âu để tìm kiếm điều tương tự".