2023-12-23, 05:37 PM
Ca khúc Hai mùa Noel của nhạc sĩ Đài Phương Trang là một tình khúc được lồng vào không gian Giáng Sinh và trở thành một bài hát quen thuộc với mọi người. Và, đó không chỉ là bài hát...
Trong cái se lạnh rất hiếm của Sài Gòn và trong không khí rộn ràng chuẩn bị chào đón Noel 2017, chúng tôi đã tìm gặp nhạc sĩ Đài Phương Trang, tác giả của nhiều bản “nhạc xưa”, trong đó có bài Hai mùa Noel hết sức quen thuộc với công chúng. Ông đã cùng chúng tôi trở về trong hoài niệm của một mùa Noel cách đây 45 năm.
Từ một sự tình cờ
Ông kể: “Từ xưa đến nay, người dân Sài Gòn vẫn giữ nét văn hóa là cứ vào mỗi dịp Noel, dù là lương hay giáo đều đổ ra đường vào đúng đêm 24.12 để đón mừng Giáng sinh và xem đây là một lễ hội chung của khắp hành tinh.
Tôi nhớ đêm Noel năm 1972, tôi hòa vào dòng người đi dự lễ ở Vương cung Thánh đường Sài Gòn (nhà thờ Đức Bà), vào khoảng 9 giờ đêm. Đến nơi, tôi thấy một thanh niên trang phục lịch sự đứng bên một gốc cây, có vẻ đang ngóng đợi ai đó. Trong khi mọi người đều tiến về phía giáo đường thì người thanh niên ấy vẫn mải đứng đấy, mắt nhìn bốn phía, gương mặt lộ vẻ lo âu, thỉnh thoảng xem đồng hồ... Hình ảnh đó cứ ám ảnh trong tôi. Rồi khi tan lễ vào lúc nửa đêm, đoàn người lũ lượt ra về, tôi để ý và rất ngạc nhiên khi thấy người thanh niên vẫn còn đứng ở chỗ cũ với vẻ bồn chồn, buồn bã. Tôi đi ngang qua và khẽ nhìn khuôn mặt người ấy, lòng thầm cám cảnh cho một người mãi đợi chờ mà người kia không hiểu vì sao lại không đến chỗ hẹn?”.
Theo lời nhạc sĩ thì mùa Noel năm sau (1973), nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông lúc đó là chủ Hãng đĩa Continental có đề nghị ông viết một ca khúc về Noel. Nhạc sĩ Đài Phương Trang nhớ lại hình ảnh năm trước và cảm xúc cũ lại ào ạt hiện về. Chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ ông đã hoàn thành ca khúc Hai mùa Noel. Bài hát này được ca sĩ Anh Khoa thu âm đầu tiên và được phát hành vào dịp Noel năm 1973.
Gặp lại người trong nhạc phẩm
Hơn 40 năm, nhạc sĩ vẫn nhớ rõ: “Không ngờ chỉ sau 2 tuần phát hành ca khúc, tôi nhận được bức thư của người tên Thanh, thư ký của một hãng in tư nhân. Trong thư, Thanh tự nhận mình là người thanh niên trong ca khúc Hai mùa Noel và ngỏ lời cảm ơn tôi đã viết lên nỗi lòng của mình. Thanh cho biết nhờ ca khúc này mà anh đã gặp và nối lại tình yêu với Duyên, người con gái đã không đến chỗ hẹn vào đêm Giáng sinh năm 1972 vì một sự hiểu lầm. Tình yêu của họ ngỡ đã tan vỡ, nhưng nhờ bài hát với những ca từ và hình ảnh về chàng trai cứ đứng chờ người yêu, mãi đến lúc tan lễ mà vẫn chưa về đã gây xúc động cho Duyên. Cô cảm nhận được tình cảm chân thành của Thanh, bao nhiêu hờn trách, hiểu lầm vụt tan biến và họ đã nối lại mối duyên tình”.
Những ngày này, khi giai điệu da diết của 'mùa Noel đó chúng ta quen bên giáo đường' cùng cái lạnh len lỏi khắp mọi nẻo đường thành phố, tác giả của bài hát bất ngờ báo tin 'Giáng sinh của chàng trai năm xưa không còn buồn nữa'. Sau đó, nhạc sĩ có hẹn gặp Thanh và nhận ra đúng anh là người thanh niên năm trước đã để lại trong trí ông một ấn tượng khó quên. Càng vui hơn vì khoảng 3 tháng sau ông nhận được thiệp hồng và đã đến dự lễ cưới của Thanh - Duyên.
“Tôi được thêm 2 người bạn mới. Nhưng sau ngày 30.4.1975, Thanh và Duyên không còn ở Sài Gòn nữa mà chuyển về quê tận Cần Thơ sinh sống. Bẵng đi một thời gian, khoảng 3 năm sau tôi nhận được tin vợ chồng họ đã ra nước ngoài. Từ đó đến nay, đã gần 40 năm rồi, tôi không hề nhận được một tin tức nào về Thanh và Duyên. Không biết họ ở đâu? Mỗi năm vào mùa Giáng sinh, lòng tôi lại rộn lên những cảm xúc buồn vui khó tả. Vui vì ca khúc Hai mùa Noel qua mấy chục năm vẫn được công chúng hát lên đón mừng Giáng sinh. Buồn vì không biết hai người bạn có liên quan đến nội dung của ca khúc này, bây giờ trôi dạt đến phương trời nào? Nhưng dù bây giờ hai bạn ấy ở bất cứ nơi đâu tôi vẫn luôn mong họ được an lành trong mỗi mùa Noel và trong cuộc sống hằng ngày. Qua Báo Thanh Niên, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn và tri ân đến các bạn yêu nhạc, dù qua mấy mươi năm nhưng cứ mỗi dịp đón Giáng sinh lại vẫn nhớ đến và hát lên ca khúc Hai mùa Noel” đầy cảm xúc và nỗi niềm của tôi”, nhạc sĩ trầm ngâm nói.
Nhạc sĩ Đài Phương Trang tên thật Phạm Văn Tứ, sinh năm 1940 tại Sài Gòn. Ông còn các bút danh khác như: Thanh Viên, Phạm Vũ Anh Tứ, Phạm Tứ, Quang Tứ... Ông là tác giả của nhiều ca khúc quen thuộc như: Hoa mười giờ, Căn nhà dĩ vãng, Chuyến xe miền Tây, Tình nghèo có nhau, Ước mộng đôi ta... Đặc biệt, ca khúc Người yêu cô đơn (viết năm 1973, dưới bút danh Phạm Vũ Anh Tứ) đã giúp đưa tên tuổi của ca sĩ Tuấn Vũ đến với công chúng khắp nơi.
Riêng về nhạc Giáng sinh, ngoài Hai mùa Noel, nhạc sĩ Đài Phương Trang còn sáng tác một chùm ca khúc như: Nhớ mùa Noel, Tình ca đêm Noel, Lời nguyện cầu đêm Giáng sinh... Riêng ca khúc Hai mùa Noel 2 là tâm tình của một người về thăm lại ngôi giáo đường xưa đầy kỷ niệm.
Báo Thanh Niên
_________________________________________________________________________________
Mặc dù khg rơi vào hoàn cảnh như anh Thanh, nhưng tôi rất hiểu và cảm được tâm trạng lúc đó, bị bồ cho leo cây mà lại trong đêm Giáng Sinh thì buồn lắm, ngoài nỗi buồn người yêu thất hẹn, còn nỗi chạnh lòng khi thấy bao nhiêu cặp uyên ương khác dìu nhau xem lễ đêm đông, nếu là tôi chắc khóc một dòng suối quá hihi, cho nên nỗi buồn và cả cái lạnh nhân đôi, tuy nhiên cũng rất mừng vì chuyện tình có hậu, khg như chuyện của nhạc sĩ Nguyễn Vũ.
Trong cái se lạnh rất hiếm của Sài Gòn và trong không khí rộn ràng chuẩn bị chào đón Noel 2017, chúng tôi đã tìm gặp nhạc sĩ Đài Phương Trang, tác giả của nhiều bản “nhạc xưa”, trong đó có bài Hai mùa Noel hết sức quen thuộc với công chúng. Ông đã cùng chúng tôi trở về trong hoài niệm của một mùa Noel cách đây 45 năm.
Từ một sự tình cờ
Ông kể: “Từ xưa đến nay, người dân Sài Gòn vẫn giữ nét văn hóa là cứ vào mỗi dịp Noel, dù là lương hay giáo đều đổ ra đường vào đúng đêm 24.12 để đón mừng Giáng sinh và xem đây là một lễ hội chung của khắp hành tinh.
Tôi nhớ đêm Noel năm 1972, tôi hòa vào dòng người đi dự lễ ở Vương cung Thánh đường Sài Gòn (nhà thờ Đức Bà), vào khoảng 9 giờ đêm. Đến nơi, tôi thấy một thanh niên trang phục lịch sự đứng bên một gốc cây, có vẻ đang ngóng đợi ai đó. Trong khi mọi người đều tiến về phía giáo đường thì người thanh niên ấy vẫn mải đứng đấy, mắt nhìn bốn phía, gương mặt lộ vẻ lo âu, thỉnh thoảng xem đồng hồ... Hình ảnh đó cứ ám ảnh trong tôi. Rồi khi tan lễ vào lúc nửa đêm, đoàn người lũ lượt ra về, tôi để ý và rất ngạc nhiên khi thấy người thanh niên vẫn còn đứng ở chỗ cũ với vẻ bồn chồn, buồn bã. Tôi đi ngang qua và khẽ nhìn khuôn mặt người ấy, lòng thầm cám cảnh cho một người mãi đợi chờ mà người kia không hiểu vì sao lại không đến chỗ hẹn?”.
Theo lời nhạc sĩ thì mùa Noel năm sau (1973), nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông lúc đó là chủ Hãng đĩa Continental có đề nghị ông viết một ca khúc về Noel. Nhạc sĩ Đài Phương Trang nhớ lại hình ảnh năm trước và cảm xúc cũ lại ào ạt hiện về. Chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ ông đã hoàn thành ca khúc Hai mùa Noel. Bài hát này được ca sĩ Anh Khoa thu âm đầu tiên và được phát hành vào dịp Noel năm 1973.
Gặp lại người trong nhạc phẩm
Hơn 40 năm, nhạc sĩ vẫn nhớ rõ: “Không ngờ chỉ sau 2 tuần phát hành ca khúc, tôi nhận được bức thư của người tên Thanh, thư ký của một hãng in tư nhân. Trong thư, Thanh tự nhận mình là người thanh niên trong ca khúc Hai mùa Noel và ngỏ lời cảm ơn tôi đã viết lên nỗi lòng của mình. Thanh cho biết nhờ ca khúc này mà anh đã gặp và nối lại tình yêu với Duyên, người con gái đã không đến chỗ hẹn vào đêm Giáng sinh năm 1972 vì một sự hiểu lầm. Tình yêu của họ ngỡ đã tan vỡ, nhưng nhờ bài hát với những ca từ và hình ảnh về chàng trai cứ đứng chờ người yêu, mãi đến lúc tan lễ mà vẫn chưa về đã gây xúc động cho Duyên. Cô cảm nhận được tình cảm chân thành của Thanh, bao nhiêu hờn trách, hiểu lầm vụt tan biến và họ đã nối lại mối duyên tình”.
Những ngày này, khi giai điệu da diết của 'mùa Noel đó chúng ta quen bên giáo đường' cùng cái lạnh len lỏi khắp mọi nẻo đường thành phố, tác giả của bài hát bất ngờ báo tin 'Giáng sinh của chàng trai năm xưa không còn buồn nữa'. Sau đó, nhạc sĩ có hẹn gặp Thanh và nhận ra đúng anh là người thanh niên năm trước đã để lại trong trí ông một ấn tượng khó quên. Càng vui hơn vì khoảng 3 tháng sau ông nhận được thiệp hồng và đã đến dự lễ cưới của Thanh - Duyên.
“Tôi được thêm 2 người bạn mới. Nhưng sau ngày 30.4.1975, Thanh và Duyên không còn ở Sài Gòn nữa mà chuyển về quê tận Cần Thơ sinh sống. Bẵng đi một thời gian, khoảng 3 năm sau tôi nhận được tin vợ chồng họ đã ra nước ngoài. Từ đó đến nay, đã gần 40 năm rồi, tôi không hề nhận được một tin tức nào về Thanh và Duyên. Không biết họ ở đâu? Mỗi năm vào mùa Giáng sinh, lòng tôi lại rộn lên những cảm xúc buồn vui khó tả. Vui vì ca khúc Hai mùa Noel qua mấy chục năm vẫn được công chúng hát lên đón mừng Giáng sinh. Buồn vì không biết hai người bạn có liên quan đến nội dung của ca khúc này, bây giờ trôi dạt đến phương trời nào? Nhưng dù bây giờ hai bạn ấy ở bất cứ nơi đâu tôi vẫn luôn mong họ được an lành trong mỗi mùa Noel và trong cuộc sống hằng ngày. Qua Báo Thanh Niên, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn và tri ân đến các bạn yêu nhạc, dù qua mấy mươi năm nhưng cứ mỗi dịp đón Giáng sinh lại vẫn nhớ đến và hát lên ca khúc Hai mùa Noel” đầy cảm xúc và nỗi niềm của tôi”, nhạc sĩ trầm ngâm nói.
***
Nhạc sĩ Đài Phương Trang tên thật Phạm Văn Tứ, sinh năm 1940 tại Sài Gòn. Ông còn các bút danh khác như: Thanh Viên, Phạm Vũ Anh Tứ, Phạm Tứ, Quang Tứ... Ông là tác giả của nhiều ca khúc quen thuộc như: Hoa mười giờ, Căn nhà dĩ vãng, Chuyến xe miền Tây, Tình nghèo có nhau, Ước mộng đôi ta... Đặc biệt, ca khúc Người yêu cô đơn (viết năm 1973, dưới bút danh Phạm Vũ Anh Tứ) đã giúp đưa tên tuổi của ca sĩ Tuấn Vũ đến với công chúng khắp nơi.
Riêng về nhạc Giáng sinh, ngoài Hai mùa Noel, nhạc sĩ Đài Phương Trang còn sáng tác một chùm ca khúc như: Nhớ mùa Noel, Tình ca đêm Noel, Lời nguyện cầu đêm Giáng sinh... Riêng ca khúc Hai mùa Noel 2 là tâm tình của một người về thăm lại ngôi giáo đường xưa đầy kỷ niệm.
Báo Thanh Niên
_________________________________________________________________________________
Mặc dù khg rơi vào hoàn cảnh như anh Thanh, nhưng tôi rất hiểu và cảm được tâm trạng lúc đó, bị bồ cho leo cây mà lại trong đêm Giáng Sinh thì buồn lắm, ngoài nỗi buồn người yêu thất hẹn, còn nỗi chạnh lòng khi thấy bao nhiêu cặp uyên ương khác dìu nhau xem lễ đêm đông, nếu là tôi chắc khóc một dòng suối quá hihi, cho nên nỗi buồn và cả cái lạnh nhân đôi, tuy nhiên cũng rất mừng vì chuyện tình có hậu, khg như chuyện của nhạc sĩ Nguyễn Vũ.