VietBest

Full Version: "Theo Đạo phải bỏ Ông Bà"?
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
"Theo Đạo phải bỏ Ông Bà" - đó là một thành kiến, gây ra sự hiểu lầm về người Công giáo Việt Nam. Nhưng tạ ơn Chúa vì ngày nay, thành kiến ấy đã giảm đi rất nhiều.

Thực tế, người Công giáo ngoài tôn thờ Thiên Chúa còn có lòng hiếu kính với Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ - còn sống cũng như đã qua đời - không thua kém bất kì ai.

Nguyên tháng 11 hằng năm, người Công giáo dành để tưởng nhớ đến những người đã qua đời, đó cũng là dịp để họ bày tỏ lòng hiếu kính Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ, qua việc đi thăm viếng nghĩa trang, dâng thánh lễ, cầu nguyện cho linh hồn các vị. Cũng có thể xem đây là "tháng báo hiếu" của người Công giáo.

Lời Chúa trong Kinh Thánh có dạy về việc hiếu thảo với Cha Mẹ: “Ngươi hãy thảo kính cha mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi" (Xh 20,12);  Chúa Giêsu nhấn mạnh: “Ngươi hãy thảo kính cha mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử” (Mt 15,4); Thánh Phaolô còn khuyên bảo: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1-3).

Chưa hết, trong thánh lễ hằng ngày trong năm, Giáo hội Công giáo đều nhớ đến và cầu nguyện cho những người đã qua đời, "đặc biệt là Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ và thân bằng quyến thuộc".

Ngoài bàn thờ Thiên Chúa, hầu hết các gia đình Công giáo Việt Nam đều có không gian trang trọng để tưởng nhớ Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ (tạm gọi là bàn thờ tổ tiên), cũng có thể thắp nhang và bày biện hoa trái điểm tô thêm lòng hiếu kính.

Năm nào cũng vậy, vào mùng 2 Tết, người Công giáo Việt Nam tổ chức lễ kính nhớ, cảm tạ công sinh thành, giáo dưỡng của Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ trong niềm vui ngày Xuân. Ngày này, các giáo xứ thường cử hành Thánh lễ rất long trọng để cầu nguyện cho các bậc Ông Bà Cha Mẹ, ai đang còn sống thì được an bình và trường thọ, ai đã khuất thì được thương xót đem linh hồn về với Chúa.

Trong Lễ Thành Hôn, sau nghi thức Hôn phối trong nhà thờ, người Công giáo Việt Nam không bao giờ quên nghi thức gia tiên, để cảm tạ Thiên Chúa và tỏ lòng hiếu lễ, biết ơn sinh thành của Tổ Tiên.

Khi gia đình có người qua đời, bà con lối xóm, giáo dân xứ đạo tự đến chia sẻ nỗi mất mát và hòa chung lời kinh nguyện với tang gia. Người Công giáo cũng an táng người thân tử tế và chu đáo. Những dịp giỗ chạp người đã khuất, người Công giáo Việt Nam cũng thực hiện theo truyền thống dân tộc.

Trước đây, mỗi giáo xứ đều cố gắng có một phần đất ở gần nhà thờ làm nghĩa trang Đất Thánh, để tín hữu dễ bề lui tới kính viếng, chăm nom mộ phần. Những nhà thờ nào có phòng lưu giữ hài cốt thì con cháu cũng thường xuyên đến viếng đọc kinh chứ không bỏ bê quên lãng.

Như vậy, việc người Công giáo Việt Nam chu toàn với phong tục hiếu thảo với Tổ Tiên là một biểu hiện sống động nhất của quá trình hội nhập giữa Đạo Công giáo và Văn hóa truyền thống Việt Nam, cũng như quá trình người Công giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, xóa bỏ thành kiến thiếu hiểu biết rằng "theo Đạo Chúa thì bất hiếu" từng tồn tại trước đây, gây ra sự xa cách giữa giáo dân và lương dân.

Credit: Ủy ban Mục vụ Gia đình HĐGM VN

[Image: maxresdefault.jpg]
Hi chị,

Quan trọng là thờ kính lúc nào (còn sống hay chết?)
(2023-07-08, 03:50 PM)Saolấplánh Wrote: [ -> ]Hi chị,

Quan trọng là thờ kính lúc nào (còn sống hay chết?)

Hi Sao,

Dòng thứ hai có ghi á, "Thực tế, người Công giáo ngoài tôn thờ Thiên Chúa còn có lòng hiếu kính với Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ - còn sống cũng như đã qua đời - không thua kém bất kì ai."

Bài này của các Ngài viết nên hơi dài, tóm lại điều răn thứ tư của Chúa rất rõ, "Thứ bốn: Thảo Kính Cha Mẹ."  Innocent
Có đạo này theo bỏ ông bà nè:  đạo hồ ly loạn

 [Image: 1-%20ong%20thoi%20cung%20cac%20ccb%20dan...=100&w=575]