2023-03-23, 12:48 PM
Dạ cám ơn anh 3 đã giới thiệu film này.
Điểm nổi bật nhất của film này là toàn bộ film suốt gần 2 hrs chỉ quanh quẩn trong một căn nhà nhỏ. Với nhiều người thì có lẽ sẽ kg đủ kiên nhẫn để xem cảnh một căn phòng âm u, ánh đèn vàng kg đủ sáng chỉ đủ để show đậm nét vẻ bi thương của một người kg được xã hội và cuộc sống ưu ái. Nhưng nếu ai đang có những cảm giác gần như tuyệt vọng hay kg vừa lòng với những diễn biến hiện tại trong cuộc sống, và muốn tìm cho mình một chút motivation, một tí inspiration thì film này rất đáng xem vì nó sẽ đem đến cho người xem một sự "hy vọng". Brandon Fraser rất xứng đáng với Oscar mà anh vừa nhận được.
Film này chiếu trên Amazon Prime và Youtube nhưng giá hơi đắt.
Xem trộm ở đây.
https://motchill.tv/xem-phim/the-whale-t...30877.html
Trong bộ phim The Whale, do chính biên kịch Samuel D. Hunter chuyển thể từ vở kịch cùng tên của anh và do Darren Aronofsky làm đạo diễn, Brendan Fraser đóng vai Charlie - một giáo sư tiếng Anh mắc bệnh béo phì (nặng gần 300kg), sống ẩn dật và giảng dạy các khóa học viết văn trực tuyến nhưng luôn tắt webcame vì xấu hổ về ngoại hình của mình.
Người cận kề và chăm sóc anh còn hơn cả một y tá là Liz (Hồng Châu), luôn thúc giục anh đến bệnh viện vì nguy cơ suy tim, suy huyết nghiêm trọng có thể giết chết anh. Nhưng Charlie luôn từ chối vì những khoản viện phí đắt đỏ mà anh không đủ khả năng chi trả.
Thay vào đó, anh dành những ngày cuối cùng của cuộc đời mình để tìm mọi cách kết nối với Ellie (Sadie Sink), cô con gái tuổi vị thành niên xa cách của anh - đứa con mà suốt tám năm anh không gặp mặt và khi gặp lại nó luôn tỏ ra căm ghét, khinh bỉ và giận dữ anh vì những tổn thương mà anh gây ra trong ký ức tuổi thơ của nó...
Tìm kiếm sự cứu chuộc bản thân
Trong những ngày tháng cuối đời cố gắng làm một điều gì đó để cứu rỗi bản thân, Charlie cũng được Thomas, một nhà truyền giáo trẻ tuổi của nhà thờ địa phương, đến thăm và mong muốn được giải thoát cho anh.
Người vợ cũ của anh - Mary (Samantha Morton), qua sự sắp xếp của Liz, cũng đến gặp Charlie và giữa họ lại xảy ra một cuộc tranh luận đầy day dứt về trách nhiệm và bổn phận làm cha mẹ trong một phân đoạn cảm xúc bùng nổ với diễn xuất làm tan vỡ trái tim...
Chỉ có một nhân vật trung tâm và bốn nhân vật phụ xung quanh, với bối cảnh nội chủ yếu diễn ra trong căn nhà của Charlie và mô tả những sự kiện diễn ra trong chưa đầy một tuần, The Whale là một bộ phim độc lập đúng nghĩa (kinh phí chỉ 3 triệu USD) mang nhiều đặc trưng của một vở kịch trên sân khấu.
Dù tập trung vào nhân vật trung tâm với một vai diễn như được "đúc" sẵn cho sự trở lại của Brendan Fraser - người cũng đã trải qua những năm tháng trầm cảm vì cuộc sống cá nhân, biên kịch và đạo diễn vẫn dành nhiều thời gian cho bốn nhân vật phụ còn lại - những người cũng có những nỗi đau chưa được giải thoát.
Tất cả họ đều có quá nhiều nỗi niềm, từ dày vò ân hận đến giận dữ, thương cảm... Chúng phản ánh những mức độ khác nhau của nỗi đau và phần lớn đều đến từ sự hiểu lầm hoặc không hiểu nhau giữa họ.
Nói cách khác, trong một "vở kịch" cuộc đời nhiều nỗi niềm cay đắng ấy, tất cả các nhân vật đều tìm kiếm sự cứu chuộc bản thân khi cả niềm tin và đức tin đều lung lay...
The Whale không phải là một bộ phim ngoại lệ khi khai thác sâu về chủ đề này với thể loại "psychological drama" (chính kịch tâm lý). Nói chung, hầu hết phim của đạo diễn Darren Aronofsky đều vậy cả (Requiem for a deam, The wrestler, Black swan, mother!...), đều bắt nhân vật trải qua những cuộc hành xác về tư tưởng, tâm lý, thậm chí rơi vào tâm thần hoang tưởng, để đi tìm giá trị của đức tin, giá trị của sáng tạo hay giá trị của cuộc đời mà họ thuộc về.
Đức tin về tôn giáo có lẽ là chủ đề mà Darren quan tâm nhiều nhất trong các bộ phim của anh, khiến lắm lúc tôi tự hỏi: cuối cùng tôn giáo là sự cứu rỗi hay là sự đọa đày?
Vai diễn mạnh mẽ và đầy cảm xúc của Brendan Fraser
Brendan Fraser từng phát biểu khi nhận giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại giải thưởng của Hiệp hội Diễn viên Mỹ mới đây: "Anh ấy (Charlie - NV) là một người đang hối tiếc, nhưng anh ấy cũng đang ở trong một biển hy vọng.
Tôi đã ở vùng biển đó và tôi cũng đã cưỡi trên con sóng đó. Nó rất mạnh mẽ và tuyệt vời, nhưng nó cũng từng nhấn sâu tôi xuống tận đáy đại dương và kéo lê tôi đến một bãi biển xa lạ để rồi tôi tự hỏi mình đang ở đâu đây. Nhưng cuối cùng tôi đã đến được nơi cần đến vì không bỏ cuộc".
Có lẽ vì sự đồng cảm đó, Brendan Fraser đã cống hiến cho điện ảnh một vai diễn mạnh mẽ và đầy cảm xúc.
Một vai diễn khiến người xem thấu hiểu được nỗi đau bên trong của nhân vật và dần dần đồng cảm với anh ta.
Như phân đoạn cảm xúc bùng nổ của Charlie khi cố hướng về phía người vợ cũ để bày tỏ nỗi niềm của mình: "Anh cần phải biết rằng anh đã làm được một điều đúng đắn trong đời mình".
Và vì "điều đúng đắn" đó, Charlie đã được tắm trong một "biển hy vọng" để anh không bỏ cuộc.
Và "biển hy vọng" đó đã mang Brendan Fraser quay trở lại với điện ảnh với một vai diễn "nặng" như con cá voi - nhan đề đầy ẩn dụ của bộ phim - nhưng cuối cùng đã bay lên với luồng sáng rực rỡ.
Điểm nổi bật nhất của film này là toàn bộ film suốt gần 2 hrs chỉ quanh quẩn trong một căn nhà nhỏ. Với nhiều người thì có lẽ sẽ kg đủ kiên nhẫn để xem cảnh một căn phòng âm u, ánh đèn vàng kg đủ sáng chỉ đủ để show đậm nét vẻ bi thương của một người kg được xã hội và cuộc sống ưu ái. Nhưng nếu ai đang có những cảm giác gần như tuyệt vọng hay kg vừa lòng với những diễn biến hiện tại trong cuộc sống, và muốn tìm cho mình một chút motivation, một tí inspiration thì film này rất đáng xem vì nó sẽ đem đến cho người xem một sự "hy vọng". Brandon Fraser rất xứng đáng với Oscar mà anh vừa nhận được.
Film này chiếu trên Amazon Prime và Youtube nhưng giá hơi đắt.
Xem trộm ở đây.
https://motchill.tv/xem-phim/the-whale-t...30877.html
Trong bộ phim The Whale, do chính biên kịch Samuel D. Hunter chuyển thể từ vở kịch cùng tên của anh và do Darren Aronofsky làm đạo diễn, Brendan Fraser đóng vai Charlie - một giáo sư tiếng Anh mắc bệnh béo phì (nặng gần 300kg), sống ẩn dật và giảng dạy các khóa học viết văn trực tuyến nhưng luôn tắt webcame vì xấu hổ về ngoại hình của mình.
Người cận kề và chăm sóc anh còn hơn cả một y tá là Liz (Hồng Châu), luôn thúc giục anh đến bệnh viện vì nguy cơ suy tim, suy huyết nghiêm trọng có thể giết chết anh. Nhưng Charlie luôn từ chối vì những khoản viện phí đắt đỏ mà anh không đủ khả năng chi trả.
Thay vào đó, anh dành những ngày cuối cùng của cuộc đời mình để tìm mọi cách kết nối với Ellie (Sadie Sink), cô con gái tuổi vị thành niên xa cách của anh - đứa con mà suốt tám năm anh không gặp mặt và khi gặp lại nó luôn tỏ ra căm ghét, khinh bỉ và giận dữ anh vì những tổn thương mà anh gây ra trong ký ức tuổi thơ của nó...
Tìm kiếm sự cứu chuộc bản thân
Trong những ngày tháng cuối đời cố gắng làm một điều gì đó để cứu rỗi bản thân, Charlie cũng được Thomas, một nhà truyền giáo trẻ tuổi của nhà thờ địa phương, đến thăm và mong muốn được giải thoát cho anh.
Người vợ cũ của anh - Mary (Samantha Morton), qua sự sắp xếp của Liz, cũng đến gặp Charlie và giữa họ lại xảy ra một cuộc tranh luận đầy day dứt về trách nhiệm và bổn phận làm cha mẹ trong một phân đoạn cảm xúc bùng nổ với diễn xuất làm tan vỡ trái tim...
Chỉ có một nhân vật trung tâm và bốn nhân vật phụ xung quanh, với bối cảnh nội chủ yếu diễn ra trong căn nhà của Charlie và mô tả những sự kiện diễn ra trong chưa đầy một tuần, The Whale là một bộ phim độc lập đúng nghĩa (kinh phí chỉ 3 triệu USD) mang nhiều đặc trưng của một vở kịch trên sân khấu.
Dù tập trung vào nhân vật trung tâm với một vai diễn như được "đúc" sẵn cho sự trở lại của Brendan Fraser - người cũng đã trải qua những năm tháng trầm cảm vì cuộc sống cá nhân, biên kịch và đạo diễn vẫn dành nhiều thời gian cho bốn nhân vật phụ còn lại - những người cũng có những nỗi đau chưa được giải thoát.
Tất cả họ đều có quá nhiều nỗi niềm, từ dày vò ân hận đến giận dữ, thương cảm... Chúng phản ánh những mức độ khác nhau của nỗi đau và phần lớn đều đến từ sự hiểu lầm hoặc không hiểu nhau giữa họ.
Nói cách khác, trong một "vở kịch" cuộc đời nhiều nỗi niềm cay đắng ấy, tất cả các nhân vật đều tìm kiếm sự cứu chuộc bản thân khi cả niềm tin và đức tin đều lung lay...
The Whale không phải là một bộ phim ngoại lệ khi khai thác sâu về chủ đề này với thể loại "psychological drama" (chính kịch tâm lý). Nói chung, hầu hết phim của đạo diễn Darren Aronofsky đều vậy cả (Requiem for a deam, The wrestler, Black swan, mother!...), đều bắt nhân vật trải qua những cuộc hành xác về tư tưởng, tâm lý, thậm chí rơi vào tâm thần hoang tưởng, để đi tìm giá trị của đức tin, giá trị của sáng tạo hay giá trị của cuộc đời mà họ thuộc về.
Đức tin về tôn giáo có lẽ là chủ đề mà Darren quan tâm nhiều nhất trong các bộ phim của anh, khiến lắm lúc tôi tự hỏi: cuối cùng tôn giáo là sự cứu rỗi hay là sự đọa đày?
Vai diễn mạnh mẽ và đầy cảm xúc của Brendan Fraser
Brendan Fraser từng phát biểu khi nhận giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại giải thưởng của Hiệp hội Diễn viên Mỹ mới đây: "Anh ấy (Charlie - NV) là một người đang hối tiếc, nhưng anh ấy cũng đang ở trong một biển hy vọng.
Tôi đã ở vùng biển đó và tôi cũng đã cưỡi trên con sóng đó. Nó rất mạnh mẽ và tuyệt vời, nhưng nó cũng từng nhấn sâu tôi xuống tận đáy đại dương và kéo lê tôi đến một bãi biển xa lạ để rồi tôi tự hỏi mình đang ở đâu đây. Nhưng cuối cùng tôi đã đến được nơi cần đến vì không bỏ cuộc".
Có lẽ vì sự đồng cảm đó, Brendan Fraser đã cống hiến cho điện ảnh một vai diễn mạnh mẽ và đầy cảm xúc.
Một vai diễn khiến người xem thấu hiểu được nỗi đau bên trong của nhân vật và dần dần đồng cảm với anh ta.
Như phân đoạn cảm xúc bùng nổ của Charlie khi cố hướng về phía người vợ cũ để bày tỏ nỗi niềm của mình: "Anh cần phải biết rằng anh đã làm được một điều đúng đắn trong đời mình".
Và vì "điều đúng đắn" đó, Charlie đã được tắm trong một "biển hy vọng" để anh không bỏ cuộc.
Và "biển hy vọng" đó đã mang Brendan Fraser quay trở lại với điện ảnh với một vai diễn "nặng" như con cá voi - nhan đề đầy ẩn dụ của bộ phim - nhưng cuối cùng đã bay lên với luồng sáng rực rỡ.