2022-07-24, 10:01 PM
Mới đây, trong một bài phỏng vấn tôi của Nguyệt San Văn Học Khởi Hành, nhà văn Viên Linh là chủ nhiệm tờ báo đã viết: “Từ năm 1975 Toàn Phong bắt đầu viết văn trở lại để đóng góp vào nền văn học Việt Nam ở hải ngoại”. Tôi viết văn trở lại vì đã có người đọc. Cũng vì thế, mà khi tôi gửi một trong những bài viết đầu tiên bằng tiếng Việt ở hải ngoại cho báo Đất Mới ở Seattle, anh chủ bút cũng đã giới thiệu: “Viết sách là để truyền thông hoặc quảng bá những điều hiểu biết mong chuyển đạt nỗi niềm tâm sự đến người đọc. Càng được nhiều người đọc càng là điều mà tác giả mong ước”. Bài này có đề là “Theo Ánh Tinh Cầu” là một bài tùy bút trong đó tôi tâm sự rằng sau khi gửi bản thảo một cuốn sách về quỹ đạo không gian tôi viết cho một nhà xuất bản ở Âu châu thì được họ đánh giá cao nhưng cũng cho biết là vì trình độ cuốn sách ở bậc cao hoc nên số lượng in lần đầu sẽ không quá ba ngàn cuốn. Cuốn sách với tựa đề là “Optimal Trajectories in Atmospheric Flight” được nhà xuất bản Elsevier Scientific Publications Inc. ở Hòa Lan in ra vào năm 1980 đã bán hết ngay trong vòng hai hay ba năm, nhưng nhà xuất bản đã không cho in lại vì mấy ngàn cuốn sách đã được tiêu thụ nay đã được nằm trong những thư viện đại học hay trên giá sách của những khoa học gia cần đến tài liệu đó, đếm tất cả không quá ba ngàn. Phải chờ một thế hệ sau, cho một lớp người mới, cuốn sách mới có dịp thuận tiện để in ra, và có cho tái bản cũng phải được cập nhật hóa với những tài liệu mới. Trong thế giới khoa học của thời đại này không có gì được coi là trường tồn vĩnh cửu.
Khi chúng ta bước vào thiên niên kỷ 2000 thì một phần tư thế kỷ cũng đã trôi qua kể từ ngày người Việt ào ạt rời nước ra đi. Một phần tư thế kỷ này cũng đã đưa lại cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại một thế hệ mới. Chúng ta ai cũng biết là giới trẻ Việt ở hải ngoại đã đạt được những thành tích xuất sắc trong mọi ngành. Nhưng có điều đáng tiếc là những tin thành công của người mình thường đến với chúng ta rất thưa thớt, và chỉ qua những bài báo tiếng Việt, phổ biến trong cộng đồng. Một đôi khi ta đọc được những tin tức này trên báo Mỹ hay được nhìn thấy trên những đài truyền hình. Cho đến nay những trường hợp như thế này cũng còn hiếm hoi và tôi nghĩ những người làm trong ngành truyền thông, nếu gặp dịp thì nên phổ biến nhanh chóng những tin tức thành công của thế hệ trẻ để gây phấn khởi trong lòng mọi người. Tin mới nhất trong năm 2002 là một bài viết của ký giả Robert Little của báo The Baltimore Sun về nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã giúp cho Naval Surface Warfare Center ở Indian Head, Maryland chế tạo thành công bom nổ “nhiệt áp” (thermobaric) rất công hiệu để diêt trừ địch quân ẩn sâu trong lòng núi. Bài báo đã được dịch ra tiếng Việt và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Cùng một lúc hai bản tiếng Anh và tiếng Việt cũng được tung ra trên mạng lưới điện toán toàn cầu. Từ mười năm nay, thế hệ thứ hai của những người Việt di cư đã bắt đầu đóng góp hữu hiệu vào đất nước này và những thành quả của các bạn phải được giới thiệu với mọi người, trước hết trên báo chí tiêng Việt, và nếu có những trường hợp thật xuất sắc như với khoa học gia Dương Nguyệt Ánh thì chính người mình phải chuyển tin tới giới truyền thông Anh ngử mới phải. Những cộng đồng Á châu khác như cộng đồng Trung Hoa họ thường làm như thế để giới thiệu sự thành công của sắc dân họ trên toàn quốc. Cũng vì vậy mà tiếng nói của họ được chính quyền lắng nghe nhiều hơn so với các cộng đồng gốc Á châu khác.
Tháng 7 năm 2000, nhân dịp Đại Hội Võ Bị Hải Ngoại kỳ thứ 12 ở Orange County, California, đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu gồm có các con và cháu của những Cựu SVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được chính thức giới thiệu ở đại hội và trên toàn cầu. Tôi có vinh dự được anh Tổng Hội Trưởng Trần Văn Thư và cháu Trần Quốc Dũng là Tổng Đoàn Trưởng Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu mời về để ngỏ lời với thế hệ thứ hai của Võ Bị. Từ nhiều năm nay tôi đã viết về những thành công của giới trẻ Việt và cũng đã nhiều lần nói chuyện với các bạn ở khắp nơi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với một thế hệ đồng nhất mang dòng máu kiên cường và anh dũng của ông cha, những sinh viên đã theo tiếng gọi của non sông nhập ngũ để được huấn luyện thành những sĩ quan tài danh của đất nước. Các cháu mang sứ mạng nối tiếp truyền thống Võ Bị, gây tình thân ái trong đại gia đình, luyện tài năng để đóng góp hữu hiệu vào xã hội mới, nhưng cũng không quên cội nguồn, nghe theo lời phụ mẫu và huynh trưởng để gìn giữ những truyền thống cao đẹp của đất nước. Gặp các bạn trẻ ở đại hội, các cháu trẻ thì còn đang theo học ở các đại học, các anh chị lớn hơn nay đã là những công dân lỗi lạc ở mọi ngành, là các bác sĩ, kỹ sư, luật gia hay ở trong thương trường, những cháu ở trong quân đội cả ba ngành hải, lục và không quân nếu mặc quân phục tới dự tôi đã nhìn thấy thấp thoáng những cấp hiệu thiếu tá hay đôi khi là trung tá, lòng tôi thấy rộn ràng một niềm vui khôn tả. Bài nói chuyện tôi đã viết sẵn, nhưng đoạn khuyên các em cố gắng học hỏi ở học đường và ở trường đời cho theo kịp bằng người, tôi đã bỏ đi vì thấy là những lời khuyên này thực sự không cần thiết. Sự thành công của các cháu, như tôi đã nhìn thấy, thật đã làm vinh dự cho người đồng hương vì đã là những tấm gương sáng trên miền đất mới. Để bù lại tôi đã nói nhiều về sự cần thiết nối vòng tay lớn để xây dựng nên một cộng đồng Việt lớn mạnh ở hải ngoại vì các em đã bắt tay vào việc, đã bắt đầu tiếp nhận trách vụ lãnh đạo cộng đồng được chuyển từ ông cha tới thế hệ sau. Dù biết một số trong các cháu hiện diện có nhiều người sinh ra trên đất nước này, đã nói thông thạo Anh ngữ hơn là tiếng mẹ đẻ, nhưng tôi đã nói với các cháu bằng tiếng Việt mến yêu, và khi nhìn thấy trong hội trường những cặp mắt sáng ngời theo dõi từng chữ, từng câu tôi nói, tôi đã thực sự nhìn thấy tương lai sáng lạn của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, và sau đây nếu các cháu làm tiếp sứ mạng còn dang giở của ông cha là tìm mọi cách để đưa lại dân chủ, tự do và phú cường cho quê hương xưa thì tôi cũng đã nhìn thấy một viễn tượng tốt đẹp cho hơn bẩy mươi triệu người còn sống trên giải đất Việt Nam.
Trung tuần tháng 5 năm 2001, tôi được Hãng Dupont là một hãng hóa chất hàng đầu ở Hoa Kỳ, với trụ sở chính ở Willmington, Delaware, mời tới làm diễn giả danh dự ở Đại Hội Lưỡng Niên các nhân viên Á châu trên toàn cầu. Vì là một hãng xưa nay vẫn tự hào về những thành công khoa học, nên mỗi kỳ đại hội, thường thì có vào khoảng 500 người tham dự, ban tổ chức lại mời một khoa học gia gốc Á có uy tín đến làm diễn giả. Kỳ này các anh chị khoa học gia người Việt trong hãng đã đề nghị với các bạn đồng nghiệp ngoại quốc để mời tôi tới làm diễn giả danh dự và, sau khi tôi nhận lời mời chính thức của ban tổ chức, các anh chị đã tổ chức cho chúng tôi một cuộc thăm viếng thâït đầy đủ gồm cả một buổi tiếp xúc với các thân hữu ở Philadelphia là một thành phố lớn trong vùng. Tôi đã rất vui mừng khi thấy các chuyên gia người Việt của mình làm cho Hãng Dupont, thường thì là các kỹ sư, tiến sĩ hoá học, hay dược sĩ, tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, cũng lưu tâm đến sự bảo tồn văn hóa mà tổ chức những lớp dậy tiếng Việt cho người đồng hương ở trong vùng. Chuyến Đông du này của tôi, từ California tới, cũng cho tôi dịp gặp lại các chiến hửu ở vùng Hoa Thịnh Đốn vì vào buổi cuối tuần tôi tới lại có bữa cơm gây quỹ hàng năm của Liên Hội Cựu Quân Nhân. Tôi nhận lời mời tham dự để đóng góp vào qũy tương trợ của Liên Hội và đồng thời làm diễn giả cho buổi tối hôm ấy vì tôi được biết là một phần số tiền thu hoạch được sẽ được chuyển vào quỹ giúp Lý Tống hiện còn đang trong vòng lao lý ở Thái Lan. Trong bữa tiệc, cháu Lữ Anh Thư là Tổng Đoàn Phó Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu đã lại chào chúng tôi, lúc đó đang ngồi cùng bàn ăn với hai vị thân sinh của cháu là cựu Trung Tướng Lữ Lan và phu nhân và cũng đã cho tôi biết những hoạt động và sự phát triển của Tổng Đoàn trong năm vừa qua.
Sau chuyến về miền Đông trong năm qua tôi đã suy nghĩ nhiều về sự cần thiết vận động một phong trào sáng tác văn thơ bằng tiếng Việt cho thế hệ trẻ hiện đang sống trên nước người. Tuy các cháu đã là công dân của những nước dân chủ và hùng cường trên thế giới, nhưng dù cho các cháu sinh sống ở Anh hay ở Pháp quốc, ở Hoa Kỳ hay ở Gia Nã Đại, hay ở bất kỳ một nước nào khác, một nước tân tiến nào cũng là một nước đa văn hoá, ở trong xã hội nào cũng có nhiều sắc dân và mỗi nhóm dân tộc nào cũng có những quyền lợi riêng của họ, và những truyền thống tốt đẹp họ muốn giữ gìn. Sự thành công của giới trẻ Việt là một điều làm cho chúng ta hãnh diện, nhưng phải có một sự đồng tiến của cả tập thể mới có thể gây được sức mạnh cho cả cộng đồng Việt ở mỗi quốc gia chúng ta cư ngụ, và phải như thế thì những sự đóng góp của chúng ta, coi như là dân gốc Việt, mới được trân trọng đón nhận ở mọi nơi. Chất keo sơn gắn bó mọi người và gồm tất cả những thành công cá nhân lại làm thành một bó hoa chung tươi thắm, để khoe hương sắc ở nước người, là tiếng nói và chữ viết của chúng ta. Trong thời điểm này, hơn bao giờ hết khi hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày chúng ta rời nước ra đi, khi mà thế hệ con cháu chúng ta đã trưởng thành, đã kết hợp thành những hội đoàn để cùng mạnh tiến, chúng ta phải nhiệt liệt khuyến khích các nhà làm văn hoá, các nhà giáo dục, các thi văn nghệ sĩ gây nên một phong trào sáng tác hướng về tuổi trẻ . Cho đến nay trong những sáng tác văn hoá Việt ơ ûhải ngoại, dù là văn thơ, nhạc họa hay điêu khắc, hay qua bất cứ một môi trường để diễn tả nào, người nghệ sĩ thường bộc lộ sự rung cảm của riêng mình chứ ít khi nhằm vào một đối tượng thưởng lãm nào. Trái lại khi xưa, lúc còn ở trong nước chúng ta lại thường có những loại sách Tuổi Hồng, và trên nhiều báo lại có những trang Thiếu Nhi, cốt dành cho giới trẻ. Nhưng tôi vẫn hy vọng rằng, tuy trong những năm đầu định cư ở nước người, thế hệ phụ mẫu phải lo kiếm sống, giới trẻ học hỏi nhiều ở học đường hơn là trong gia đình, trình độ đọc và viết tiếng Việt của các em yếu kém, nhưng ở thời điểm này khi mà, sau hơn một phần tư thế kỷ, một cộng đồng Việt ở hải ngoại đã thành hình, ở mỗi nơi đã có một tổ chức rõ rệt, trong hàng ngủ dấn thân để đảm nhiệm những trách vụ chung đã có những khuôn mặt trẻ ăn nói lưu loát, với một thế hệ mới chúng ta nay đã có thêm hàng trăm ngàn độc giả khao khát chờ đợi đọc những sáng tác nói về quê hương xưa viết cho những con người đang muốn tìm hiểu về cội nguồn. Chúng ta sẽ được thấy những sáng tác hướng về giới trẻ xuất hiện mỗi ngày một nhiều trong vườn văn hoá Việt ở hải ngoại.
Trong buổi nói chuyện với Đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu tôi đã nhắn nhủ các cháu là thành công cá nhân là một điều đáng qúy nhưng sự vươn lên của cả một tập thể mới là điều chúng ta mong đợi. Một con én không mang lại được cả mùa xuân. Nói với các cháu như vậy vì tôi vẫn thường nghĩ là phải có cả một lớp người, mai sau cùng chung một lý tưởng xây dựng cho Việt Nam thành một quốc gia thịnh vượng, đặt trên nền tảng dân chủ và có một nền giáo dục nhân bản để nâng cao dân trí, cải tổ lại guồng máy hành chánh cho hữu hiệu, mới mong thực hiện được những gì mơ ước cho đất nước. Hiện giờ, như là một nhà văn và một nhà giáo, mong muốn tìm những đồng chí, để cùng viết cho thế hệ sau đọc và biết tới những vẻ hay, đẹp của quê hương, để góp thêm phần đức dục cho hành trang kiến thức của các cháu, tôi thấy mình còn cô đơn quá, vẫn như là một kẻ độc hành đi trong đường đời. Nhưng hôm nay, một ngày đẹp trời ở Thung Lũng Hoa Vàng, miền Bắc Cali, tôi tình cờ đọc được bài viết “Đường Về” của Trần Dật và Lê Ngô Ái Lan trên một nguyệt san và bỗng nhiên như thấy cả một mùa xuân đã lại. Bài viết này chính là như tôi hằng chờ đợi, mong mỏi được nhiều nhà văn thơ viết ra và gửi đến đàn con cháu đang cần người hướng dẫn trên nước người. Trước khi nói về bài văn của hai tác giả, tôi ghi lại nguyên văn dưới đây đoạn cuối:
“Tôi chợt nghĩ tới hơn hai triệu người Việt đã tung cánh bay khắp bốn phương trời trên thế giới mong ước làm sao đem tình thương giữa người con người và con người mới giải quyết được tận gốc những vấn nạn của con người hầu đem lại hạnh phúc cho cuộc sống, mới hoá giải được mọi sự dị biêït mâu thuẫn, chỉ có tình thương mới đem lại cho cuộc sống hài hòa, mới giúp cho con người thăng hoa, mới tạo nên cơ hội đoàn kết để đưa luồng gió văn minh, tiến bộ, thịnh vượng, tự do và thanh bình cho quê hương mình tươi sáng.
Tôi thấy như có một thúc bách: Chúng ta hãy cùng nhau bắt tay lo cho thế hệ con cháu bây giờ là tương lai trước mắt, đó là gia tài qúy báu của nước Việt với những thành công rực rỡ đang chờ đón mầm non giàu lòng nhiệt huyết. Đó là những Con Én mà quê hương đang mong đợi để tìm lại một mùa xuân huy hoàng cho một Việt Nam tương lai.
Đoạn văn đã viết lên những lời tôi muốn viết, những lời kêu gọi mọi người chung sức lại để lo cho thế hệ sau. Các cháu là gia tài của nước Việt, ở nước ngoài với những thành tích siêu việt, đã là niềm hãnh diện của giòng giống Lạc Hồng. Phần kỹ thuật chuyên môn giới trẽ Việt đã thâu nhập được ở học đường, nhưng phần đức dục cốt yếu là nhờ sự dậy bảo của cha mẹ trong gia đình. Trong thời điểm này, hơn bao giờ hết, nền đạo lý cổ truyền của nước mình cần được phô bầy trên sách vở bằng mọi hình thức, để các cháu được thấm nhuần khi đọc được những hàng chữ chân thành của những người viết còn thiết tha đến quê hương. Theo chiều hướng này mà hai tác giả Trần Dật và Lê Ngô Ái Lan đã viết truyện “Đường Về”, một truyện ngắn đượm nồng tình người, chứa đầy đạo nghĩa, lồng trong khung cảnh quê hương xứ Huế trong nửa thế kỷ vừa qua. Trong truyện có bà Án, một người hiền mẫu, và là một goá phụ đức độ, đoan trang, đã nuôi con nên người, đã giúp đỡ những người nghèo khó trong vùng những năm đói khổ, đã can thiệp với chức quyền Tây phương để bênh vực dân lành trong những năm chinh chiến khói lửa. Người con trai độc nhất của bà được ra nước ngoài học thành tài, lập gia đình nhưng ít khi đoái hoài đến quê hương, quên cả việc cấp dưỡng cho mẹ già hàng ngày mong mỏi chờ đợi con cháu về thăm. Một người bạn đồng học với anh lại thấm nhuần lễ nghĩa Á Đông, trong khi du học gặp được bạn đời hợp ý, hai người đã về nhà xin phép gia đình làm lễ thành hôn và sau này đã nuôi dậy con cái theo truyền thống cội nguồn. Không những thế người bạn tốt này lại vẩn thường gửi tiền về cho bà Án và nói là con bà nhờ chuyển về để người hiền mẫu đáng kính còn có được niềm vui. Rồi có một ngày anh khuyên bạn đưa gia đình về thăm mẹ già và người con đã có dịp tạ lỗi với người mẹ hiền và sau đó tận lòng báo hiếu để bà Án được thấy an vui hạnh phúc trong những ngày cuối đời. Đôi uyên ương Trần Dật và Lê Ngô Ái Lan biết được câu chuyện vì là người cùng làng với bà Án, và tuy ít tuổi hơn nhưng cũng được gặp và quen biết với Phong và Tân là đôi bạn học trong truyêïn. Nhờ biết được kinh nghiệm nuôi dậy con cái của Phong và Tân, một người theo lề lối Tây phương của nước hội nhập và một người còn giữ được phong tục và lễ nghĩa Á Đông mà sau này anh chị đã tìm ra được phương cách nuôi dậy con cái ở nước người khi phải xa lìa quê hương cách đây hơn một phần tư thế kỷ. Mới đây sau lần thăm viếng quê hương vào dịp Tết Nhâm Ngọ 2002, khi trở về Hoa Kỳ hai người đã viết bài “Đường Về” để chia sẻ tâm tình với người đồng hương. Câu chuyện đã được viết lại bằng một văn phong thật nhẹ nhàng, và trong đoạn kết hai người đã tả lại cảnh một chiều xuân có nắng vàng, dẫn con cháu đi thăm phần mộ tổ tiên và những ngôi chùa danh tiếng trong làng. Đọc bài văn tôi cũng cảm thấy như hai tác giả đã viết ở đoạn cuối mùi hương thơm của cỏ nội hoa đồng nơi quê hương và bỗng nhiên lòng thấy thanh thản, yêu đời.
Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh (1930-2022)
Khi chúng ta bước vào thiên niên kỷ 2000 thì một phần tư thế kỷ cũng đã trôi qua kể từ ngày người Việt ào ạt rời nước ra đi. Một phần tư thế kỷ này cũng đã đưa lại cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại một thế hệ mới. Chúng ta ai cũng biết là giới trẻ Việt ở hải ngoại đã đạt được những thành tích xuất sắc trong mọi ngành. Nhưng có điều đáng tiếc là những tin thành công của người mình thường đến với chúng ta rất thưa thớt, và chỉ qua những bài báo tiếng Việt, phổ biến trong cộng đồng. Một đôi khi ta đọc được những tin tức này trên báo Mỹ hay được nhìn thấy trên những đài truyền hình. Cho đến nay những trường hợp như thế này cũng còn hiếm hoi và tôi nghĩ những người làm trong ngành truyền thông, nếu gặp dịp thì nên phổ biến nhanh chóng những tin tức thành công của thế hệ trẻ để gây phấn khởi trong lòng mọi người. Tin mới nhất trong năm 2002 là một bài viết của ký giả Robert Little của báo The Baltimore Sun về nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã giúp cho Naval Surface Warfare Center ở Indian Head, Maryland chế tạo thành công bom nổ “nhiệt áp” (thermobaric) rất công hiệu để diêt trừ địch quân ẩn sâu trong lòng núi. Bài báo đã được dịch ra tiếng Việt và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Cùng một lúc hai bản tiếng Anh và tiếng Việt cũng được tung ra trên mạng lưới điện toán toàn cầu. Từ mười năm nay, thế hệ thứ hai của những người Việt di cư đã bắt đầu đóng góp hữu hiệu vào đất nước này và những thành quả của các bạn phải được giới thiệu với mọi người, trước hết trên báo chí tiêng Việt, và nếu có những trường hợp thật xuất sắc như với khoa học gia Dương Nguyệt Ánh thì chính người mình phải chuyển tin tới giới truyền thông Anh ngử mới phải. Những cộng đồng Á châu khác như cộng đồng Trung Hoa họ thường làm như thế để giới thiệu sự thành công của sắc dân họ trên toàn quốc. Cũng vì vậy mà tiếng nói của họ được chính quyền lắng nghe nhiều hơn so với các cộng đồng gốc Á châu khác.
Tháng 7 năm 2000, nhân dịp Đại Hội Võ Bị Hải Ngoại kỳ thứ 12 ở Orange County, California, đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu gồm có các con và cháu của những Cựu SVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được chính thức giới thiệu ở đại hội và trên toàn cầu. Tôi có vinh dự được anh Tổng Hội Trưởng Trần Văn Thư và cháu Trần Quốc Dũng là Tổng Đoàn Trưởng Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu mời về để ngỏ lời với thế hệ thứ hai của Võ Bị. Từ nhiều năm nay tôi đã viết về những thành công của giới trẻ Việt và cũng đã nhiều lần nói chuyện với các bạn ở khắp nơi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với một thế hệ đồng nhất mang dòng máu kiên cường và anh dũng của ông cha, những sinh viên đã theo tiếng gọi của non sông nhập ngũ để được huấn luyện thành những sĩ quan tài danh của đất nước. Các cháu mang sứ mạng nối tiếp truyền thống Võ Bị, gây tình thân ái trong đại gia đình, luyện tài năng để đóng góp hữu hiệu vào xã hội mới, nhưng cũng không quên cội nguồn, nghe theo lời phụ mẫu và huynh trưởng để gìn giữ những truyền thống cao đẹp của đất nước. Gặp các bạn trẻ ở đại hội, các cháu trẻ thì còn đang theo học ở các đại học, các anh chị lớn hơn nay đã là những công dân lỗi lạc ở mọi ngành, là các bác sĩ, kỹ sư, luật gia hay ở trong thương trường, những cháu ở trong quân đội cả ba ngành hải, lục và không quân nếu mặc quân phục tới dự tôi đã nhìn thấy thấp thoáng những cấp hiệu thiếu tá hay đôi khi là trung tá, lòng tôi thấy rộn ràng một niềm vui khôn tả. Bài nói chuyện tôi đã viết sẵn, nhưng đoạn khuyên các em cố gắng học hỏi ở học đường và ở trường đời cho theo kịp bằng người, tôi đã bỏ đi vì thấy là những lời khuyên này thực sự không cần thiết. Sự thành công của các cháu, như tôi đã nhìn thấy, thật đã làm vinh dự cho người đồng hương vì đã là những tấm gương sáng trên miền đất mới. Để bù lại tôi đã nói nhiều về sự cần thiết nối vòng tay lớn để xây dựng nên một cộng đồng Việt lớn mạnh ở hải ngoại vì các em đã bắt tay vào việc, đã bắt đầu tiếp nhận trách vụ lãnh đạo cộng đồng được chuyển từ ông cha tới thế hệ sau. Dù biết một số trong các cháu hiện diện có nhiều người sinh ra trên đất nước này, đã nói thông thạo Anh ngữ hơn là tiếng mẹ đẻ, nhưng tôi đã nói với các cháu bằng tiếng Việt mến yêu, và khi nhìn thấy trong hội trường những cặp mắt sáng ngời theo dõi từng chữ, từng câu tôi nói, tôi đã thực sự nhìn thấy tương lai sáng lạn của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, và sau đây nếu các cháu làm tiếp sứ mạng còn dang giở của ông cha là tìm mọi cách để đưa lại dân chủ, tự do và phú cường cho quê hương xưa thì tôi cũng đã nhìn thấy một viễn tượng tốt đẹp cho hơn bẩy mươi triệu người còn sống trên giải đất Việt Nam.
Trung tuần tháng 5 năm 2001, tôi được Hãng Dupont là một hãng hóa chất hàng đầu ở Hoa Kỳ, với trụ sở chính ở Willmington, Delaware, mời tới làm diễn giả danh dự ở Đại Hội Lưỡng Niên các nhân viên Á châu trên toàn cầu. Vì là một hãng xưa nay vẫn tự hào về những thành công khoa học, nên mỗi kỳ đại hội, thường thì có vào khoảng 500 người tham dự, ban tổ chức lại mời một khoa học gia gốc Á có uy tín đến làm diễn giả. Kỳ này các anh chị khoa học gia người Việt trong hãng đã đề nghị với các bạn đồng nghiệp ngoại quốc để mời tôi tới làm diễn giả danh dự và, sau khi tôi nhận lời mời chính thức của ban tổ chức, các anh chị đã tổ chức cho chúng tôi một cuộc thăm viếng thâït đầy đủ gồm cả một buổi tiếp xúc với các thân hữu ở Philadelphia là một thành phố lớn trong vùng. Tôi đã rất vui mừng khi thấy các chuyên gia người Việt của mình làm cho Hãng Dupont, thường thì là các kỹ sư, tiến sĩ hoá học, hay dược sĩ, tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, cũng lưu tâm đến sự bảo tồn văn hóa mà tổ chức những lớp dậy tiếng Việt cho người đồng hương ở trong vùng. Chuyến Đông du này của tôi, từ California tới, cũng cho tôi dịp gặp lại các chiến hửu ở vùng Hoa Thịnh Đốn vì vào buổi cuối tuần tôi tới lại có bữa cơm gây quỹ hàng năm của Liên Hội Cựu Quân Nhân. Tôi nhận lời mời tham dự để đóng góp vào qũy tương trợ của Liên Hội và đồng thời làm diễn giả cho buổi tối hôm ấy vì tôi được biết là một phần số tiền thu hoạch được sẽ được chuyển vào quỹ giúp Lý Tống hiện còn đang trong vòng lao lý ở Thái Lan. Trong bữa tiệc, cháu Lữ Anh Thư là Tổng Đoàn Phó Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu đã lại chào chúng tôi, lúc đó đang ngồi cùng bàn ăn với hai vị thân sinh của cháu là cựu Trung Tướng Lữ Lan và phu nhân và cũng đã cho tôi biết những hoạt động và sự phát triển của Tổng Đoàn trong năm vừa qua.
Sau chuyến về miền Đông trong năm qua tôi đã suy nghĩ nhiều về sự cần thiết vận động một phong trào sáng tác văn thơ bằng tiếng Việt cho thế hệ trẻ hiện đang sống trên nước người. Tuy các cháu đã là công dân của những nước dân chủ và hùng cường trên thế giới, nhưng dù cho các cháu sinh sống ở Anh hay ở Pháp quốc, ở Hoa Kỳ hay ở Gia Nã Đại, hay ở bất kỳ một nước nào khác, một nước tân tiến nào cũng là một nước đa văn hoá, ở trong xã hội nào cũng có nhiều sắc dân và mỗi nhóm dân tộc nào cũng có những quyền lợi riêng của họ, và những truyền thống tốt đẹp họ muốn giữ gìn. Sự thành công của giới trẻ Việt là một điều làm cho chúng ta hãnh diện, nhưng phải có một sự đồng tiến của cả tập thể mới có thể gây được sức mạnh cho cả cộng đồng Việt ở mỗi quốc gia chúng ta cư ngụ, và phải như thế thì những sự đóng góp của chúng ta, coi như là dân gốc Việt, mới được trân trọng đón nhận ở mọi nơi. Chất keo sơn gắn bó mọi người và gồm tất cả những thành công cá nhân lại làm thành một bó hoa chung tươi thắm, để khoe hương sắc ở nước người, là tiếng nói và chữ viết của chúng ta. Trong thời điểm này, hơn bao giờ hết khi hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày chúng ta rời nước ra đi, khi mà thế hệ con cháu chúng ta đã trưởng thành, đã kết hợp thành những hội đoàn để cùng mạnh tiến, chúng ta phải nhiệt liệt khuyến khích các nhà làm văn hoá, các nhà giáo dục, các thi văn nghệ sĩ gây nên một phong trào sáng tác hướng về tuổi trẻ . Cho đến nay trong những sáng tác văn hoá Việt ơ ûhải ngoại, dù là văn thơ, nhạc họa hay điêu khắc, hay qua bất cứ một môi trường để diễn tả nào, người nghệ sĩ thường bộc lộ sự rung cảm của riêng mình chứ ít khi nhằm vào một đối tượng thưởng lãm nào. Trái lại khi xưa, lúc còn ở trong nước chúng ta lại thường có những loại sách Tuổi Hồng, và trên nhiều báo lại có những trang Thiếu Nhi, cốt dành cho giới trẻ. Nhưng tôi vẫn hy vọng rằng, tuy trong những năm đầu định cư ở nước người, thế hệ phụ mẫu phải lo kiếm sống, giới trẻ học hỏi nhiều ở học đường hơn là trong gia đình, trình độ đọc và viết tiếng Việt của các em yếu kém, nhưng ở thời điểm này khi mà, sau hơn một phần tư thế kỷ, một cộng đồng Việt ở hải ngoại đã thành hình, ở mỗi nơi đã có một tổ chức rõ rệt, trong hàng ngủ dấn thân để đảm nhiệm những trách vụ chung đã có những khuôn mặt trẻ ăn nói lưu loát, với một thế hệ mới chúng ta nay đã có thêm hàng trăm ngàn độc giả khao khát chờ đợi đọc những sáng tác nói về quê hương xưa viết cho những con người đang muốn tìm hiểu về cội nguồn. Chúng ta sẽ được thấy những sáng tác hướng về giới trẻ xuất hiện mỗi ngày một nhiều trong vườn văn hoá Việt ở hải ngoại.
Trong buổi nói chuyện với Đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu tôi đã nhắn nhủ các cháu là thành công cá nhân là một điều đáng qúy nhưng sự vươn lên của cả một tập thể mới là điều chúng ta mong đợi. Một con én không mang lại được cả mùa xuân. Nói với các cháu như vậy vì tôi vẫn thường nghĩ là phải có cả một lớp người, mai sau cùng chung một lý tưởng xây dựng cho Việt Nam thành một quốc gia thịnh vượng, đặt trên nền tảng dân chủ và có một nền giáo dục nhân bản để nâng cao dân trí, cải tổ lại guồng máy hành chánh cho hữu hiệu, mới mong thực hiện được những gì mơ ước cho đất nước. Hiện giờ, như là một nhà văn và một nhà giáo, mong muốn tìm những đồng chí, để cùng viết cho thế hệ sau đọc và biết tới những vẻ hay, đẹp của quê hương, để góp thêm phần đức dục cho hành trang kiến thức của các cháu, tôi thấy mình còn cô đơn quá, vẫn như là một kẻ độc hành đi trong đường đời. Nhưng hôm nay, một ngày đẹp trời ở Thung Lũng Hoa Vàng, miền Bắc Cali, tôi tình cờ đọc được bài viết “Đường Về” của Trần Dật và Lê Ngô Ái Lan trên một nguyệt san và bỗng nhiên như thấy cả một mùa xuân đã lại. Bài viết này chính là như tôi hằng chờ đợi, mong mỏi được nhiều nhà văn thơ viết ra và gửi đến đàn con cháu đang cần người hướng dẫn trên nước người. Trước khi nói về bài văn của hai tác giả, tôi ghi lại nguyên văn dưới đây đoạn cuối:
“Tôi chợt nghĩ tới hơn hai triệu người Việt đã tung cánh bay khắp bốn phương trời trên thế giới mong ước làm sao đem tình thương giữa người con người và con người mới giải quyết được tận gốc những vấn nạn của con người hầu đem lại hạnh phúc cho cuộc sống, mới hoá giải được mọi sự dị biêït mâu thuẫn, chỉ có tình thương mới đem lại cho cuộc sống hài hòa, mới giúp cho con người thăng hoa, mới tạo nên cơ hội đoàn kết để đưa luồng gió văn minh, tiến bộ, thịnh vượng, tự do và thanh bình cho quê hương mình tươi sáng.
Tôi thấy như có một thúc bách: Chúng ta hãy cùng nhau bắt tay lo cho thế hệ con cháu bây giờ là tương lai trước mắt, đó là gia tài qúy báu của nước Việt với những thành công rực rỡ đang chờ đón mầm non giàu lòng nhiệt huyết. Đó là những Con Én mà quê hương đang mong đợi để tìm lại một mùa xuân huy hoàng cho một Việt Nam tương lai.
Đoạn văn đã viết lên những lời tôi muốn viết, những lời kêu gọi mọi người chung sức lại để lo cho thế hệ sau. Các cháu là gia tài của nước Việt, ở nước ngoài với những thành tích siêu việt, đã là niềm hãnh diện của giòng giống Lạc Hồng. Phần kỹ thuật chuyên môn giới trẽ Việt đã thâu nhập được ở học đường, nhưng phần đức dục cốt yếu là nhờ sự dậy bảo của cha mẹ trong gia đình. Trong thời điểm này, hơn bao giờ hết, nền đạo lý cổ truyền của nước mình cần được phô bầy trên sách vở bằng mọi hình thức, để các cháu được thấm nhuần khi đọc được những hàng chữ chân thành của những người viết còn thiết tha đến quê hương. Theo chiều hướng này mà hai tác giả Trần Dật và Lê Ngô Ái Lan đã viết truyện “Đường Về”, một truyện ngắn đượm nồng tình người, chứa đầy đạo nghĩa, lồng trong khung cảnh quê hương xứ Huế trong nửa thế kỷ vừa qua. Trong truyện có bà Án, một người hiền mẫu, và là một goá phụ đức độ, đoan trang, đã nuôi con nên người, đã giúp đỡ những người nghèo khó trong vùng những năm đói khổ, đã can thiệp với chức quyền Tây phương để bênh vực dân lành trong những năm chinh chiến khói lửa. Người con trai độc nhất của bà được ra nước ngoài học thành tài, lập gia đình nhưng ít khi đoái hoài đến quê hương, quên cả việc cấp dưỡng cho mẹ già hàng ngày mong mỏi chờ đợi con cháu về thăm. Một người bạn đồng học với anh lại thấm nhuần lễ nghĩa Á Đông, trong khi du học gặp được bạn đời hợp ý, hai người đã về nhà xin phép gia đình làm lễ thành hôn và sau này đã nuôi dậy con cái theo truyền thống cội nguồn. Không những thế người bạn tốt này lại vẩn thường gửi tiền về cho bà Án và nói là con bà nhờ chuyển về để người hiền mẫu đáng kính còn có được niềm vui. Rồi có một ngày anh khuyên bạn đưa gia đình về thăm mẹ già và người con đã có dịp tạ lỗi với người mẹ hiền và sau đó tận lòng báo hiếu để bà Án được thấy an vui hạnh phúc trong những ngày cuối đời. Đôi uyên ương Trần Dật và Lê Ngô Ái Lan biết được câu chuyện vì là người cùng làng với bà Án, và tuy ít tuổi hơn nhưng cũng được gặp và quen biết với Phong và Tân là đôi bạn học trong truyêïn. Nhờ biết được kinh nghiệm nuôi dậy con cái của Phong và Tân, một người theo lề lối Tây phương của nước hội nhập và một người còn giữ được phong tục và lễ nghĩa Á Đông mà sau này anh chị đã tìm ra được phương cách nuôi dậy con cái ở nước người khi phải xa lìa quê hương cách đây hơn một phần tư thế kỷ. Mới đây sau lần thăm viếng quê hương vào dịp Tết Nhâm Ngọ 2002, khi trở về Hoa Kỳ hai người đã viết bài “Đường Về” để chia sẻ tâm tình với người đồng hương. Câu chuyện đã được viết lại bằng một văn phong thật nhẹ nhàng, và trong đoạn kết hai người đã tả lại cảnh một chiều xuân có nắng vàng, dẫn con cháu đi thăm phần mộ tổ tiên và những ngôi chùa danh tiếng trong làng. Đọc bài văn tôi cũng cảm thấy như hai tác giả đã viết ở đoạn cuối mùi hương thơm của cỏ nội hoa đồng nơi quê hương và bỗng nhiên lòng thấy thanh thản, yêu đời.
Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh (1930-2022)