Bỏ lại quê hương, chúng ta luôn hoài niệm về những mối tình của thời mới lớn. Bây giờ có thể mái đầu của chúng ta đã lấm chấm muối tiêu, hay bạc trắng, những mối tình ngày xưa ấy vẫn luôn luôn nằm ẩn mình trong tiềm thức, để một lúc nào đó trỗi dậy khi chợt lắng nghe những lời nhạc ướt kỷ niệm của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9:
Đêm nay ai đưa em về
Đường khuya sao trời lấp lánh
Xin mời các bạn cùng ôn lại những mối tình thuở ấy với ca khúc "Ai Đưa Em Về" với sự trinh bày của Tì Nữ Tàu Hũ và Ếch.
****
Có những tình yêu tuyệt đẹp khi ta gần nhau nhưng sẽ để lại nhiều ray rứt và nhiều tiếc nuối khi ta không đến được với nhau bao giờ. Và khi chia tay, mỗi người mỗi ngã, khi những cơn gió mùa Đông giá buốt thổi về lòng người chợt thấy thêm lạnh giá bởi không còn hơi ấm một vòng tay ôm ngày xưa khi chúng mình gần nhau.
Ngày mình xa nhau, tiễn em về cuối trời thương nhớ, một mình anh lang thang bước sâu trong vũng tối nhạt nhòa, làm bạn với vần thơ bầu rượu, để những đêm say mềm trong những vần thơ điên đảo, vô tình em nhìn thấy , anh khẽ bảo em đi đi bởi với một người điên thì nỗi nhớ chỉ là điều xa xỉ và với một người say thì nỗi buồn chỉ là chuyện không tưởng. Để khi nhìn bóng em nhòa dần trên con đường khuya vắng, một mình anh ở lại với vì sao đêm lẻ loi, chợt nhớ đến quay quắt mùi tóc em ngày nào. Và trên con đường khuya em về, anh không thấy những giọt nước mắt của em, phải không?.
Người nghệ sĩ đôi khi sống không vì cảm xúc của mình mà còn vì của người khác, của những cuộc tình đẹp, của những cuộc chia ly mà đôi khi trên đường đời họ chứng kiến để lấy đó làm nguồn cảm hứng sáng tác. Và nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã mượn câu chuyện tình không đoạn kết ấy để sáng tác ra bài hát Mùa Đông Của Anh. Xin mời các bạn thưởng thức qua tiếng hát của anh Già Ham Dzui và cô bạn hàng xóm Út Chảnh cùng song ca.
****
Hẳn ai trong chúng ta cũng có lúc ngồi nhớ về tuổi thơ và những trò chơi của tuổi ấu thời.
Con gái thì nhảy dây, lò cò, ô quan ...vv Con trai thì đá dế, đá cầu, đánh đáo ... vv
Nhưng cũng có những trò chơi cả con gái và con trai đều chơi chung như chơi u , năm mười và cả bắn súng.
Ngày đó tôi còn nhỏ lắm nhưng có một bản nhạc mà mấy người anh hay hát tự dưng cứ hằn sâu vào trong tâm tưởng chỉ vì hai chữ rất đơn giản ... Bang Bang.
Ngày đó dấu ấn của người Mỹ khá nhiều nên hầu như tụi nhóc nào cũng thích trò chơi cao bồi, thích truyện tranh Lucky Luke.
Tuổi thơ chúng tôi lớn lên hồn nhiên và giản dị như những trò chơi con nít như thế.
Rồi thời gian u uẩn trôi đi với sự sụp đổ của miền nam Tự Do, tuổi thơ chúng tôi cũng oằn mình dưới nghiệt ngã của thù hận. Những đứa bạn của một thời tuổi hoa nhìn nhau xanh mét không còn giữ nổi những tươi vui của ngày cũ.
Thời gian cứ thế lặng lẽ trôi ... những thằng A, thằng B, nhỏ T, nhỏ D tản mát khắp nơi.
Bây giờ mỗi lần tình cờ nghe lại Bang Bang là một hun hút nhớ tuổi thơ và những hồn nhiên một thuở.
Xin cám ơn cô em MYT đã rất vất vả vì tôi để nhập vai nhỏ T, nhỏ D của cái xóm nhỏ ngày xưa để cùng tôi nhớ về ... Khi Xưa Ta Bé.
****
Để thay đổi không khí, hãy nghe tui đọc một bài viết với tựa đề "Ngu Hết Phần Thiên Hạ" của Ngô Trường An.
Lần đầu tiên trong đời đọc, edit, làm video và upload lên Youtube. Nương tay chút nhe.
****
Saigon với những ngôi trường nổi tiếng Trưng Vương, Gia Long, Văn Khoa... Những buổi chiều tan trường biết bao là những cây si chực chờ đưa rước. Những mối tình học trò, những mối tình sinh viên... Những mối tình đi đến một kết quả mỹ mãn, những mối tình rơi rụng trên các con đường mà những chàng trai cô gái gởi lại bao nhiêu là cảm xúc. Nhạc sĩ Phạm Duy đã vẽ lại bức tranh của những mối tình thơ mộng ngày đó bằng những con đường tràn ngập lá me bay của đôi lứa với nhạc phẩm bất hũ "Con Đường Tình Ta Đi". Bạn có muốn bước lại một lần trên những con đường tình của ngày xa xưa đó? Xin mời các bạn cùng nghe nhạc phẩm đó với tiếng hát của Rosie và Lãng.
****
Bài hát Tình ca của cố nhạc sĩ Phạm Duy nói về tình yêu non sông đất nước. Ngay từ câu mở đầu, ông đã viết: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…”.
Tình ca đuợc ra đời trong năm 1952. Giòng nhạc và ca từ của nó rất oai hùng, sâu lắng, thiết tha và dằng dặt thể hiện cái hào khí của Con Rồng, Cháu Tiên. Phạm Duy là một nghệ sĩ đa tình. Cả tình yêu đôi lứa lẫn tình yêu quê hương đều được ông đưa vào âm nhạc một cách trên cả tuyệt vời. Tình ca là một điển hình, đó là tình tự dân tộc. Tình ca trải dài theo tiếng ru à ơi vang vọng ngàn đời của người mẹ Việt Nam. Quê hương là nơi chốn để nguồn mạch của dòng đời, của luyến nhớ yêu thương từ khi mới ra đời, đã được khơi dẫn, để phát hiện và bộc lộ những buồn vui sâu thẳm vào trái tim của những nguời con của Mẹ Việt Nam. Đất nước tôi ! Núi rừng cao miền Bắc lửa thiêng. Lúa miền Nam chờ gió mùa lên, lúa ơi!
4 câu trong tác phẫm diễn tả nét đẹp thân thuơng của Việt Nam, giúp người nghe, nhất là nguời tha huơng, nhận đuợc nhiều cảm xúc về đất Mẹ:
Người yêu thế giới mịt mùng.
Cùng tôi ôm ấp ruộng đồng ư đồng Việt Nam.
Làm sao chắp cánh chim ngàn.
Nhìn Trung, Nam, Bắc kết hàng là hàng mến nhau.
Lời Giới Thiệu: Khoa
Banner: Lãng
****
Remix: Lãng
Banner: BaEch Theo lời yêu cầu của Sugarbabe
****
Bạn có nhớ những buổi trưa trời nóng bức, mồ hôi nhễ nhại, chiếc quạt điện chạy hết tốc lực vẫn không xua được cái nóng? Và bạn chợt nghe văng vẳng từ chiếc máy Akai ở nhà hàng xóm
"Em ơi, nếu mộng không thành thì sao..."
Có phải dường như cơn nóng từ mái tôn giảm đi vài độ? Bản "
Duyên Kiếp" của
Lam Phương là môt trong những bài hát bạn nghe trên khắp vùng miền đất nước. Một bản nhạc phổ thông như vậy nhưng không mấy ai nhớ đến tựa, chứ nói gì đến tác giả, nhưng gần như ai trong chúng ta cũng có thể lẫm nhẩm câu kế tiếp
"Mua chai thuốc chuột uống cho rồi đời!"
Duyên Kiếp (Lam Phương)
Mix: TinhPhuDu
Trình bày: TinhPhuDu & 3X
****
Remix: Lãng
Banner: Lãng
****
Miền quê hương
Ai trong cõi con người cũng có một quê hương, nơi ấy là những phố phường với ánh đèn rực rỡ, nơi ấy là cạnh một dòng sông bên lở bến bồi. Tôi cũng vậy, sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn mộc mạc, hiền hòa và bình dị.
Nơi ấy...
Có lẽ không đẹp, nhưng chẳng nơi nào tôi có thể yêu hơn. Mùa Xuân; sương giăng nhè nhẹ như làm bạc đầu những ngọn cỏ ven sông. Mùa Hè; cánh đồng khô nứt ra, nắng cứ sóng sánh trong mắt người, khó chịu. Mùa Thu; trăng soi bàng bạc cả dòng sông, soi cả những con người yêu lao động, họ thường gặt lúa và gánh lúa dưới trăng. Mùa Đông; mùa của gió mưa và giá lạnh ân tình, cánh đồng như dãi lụa trắng trong đêm, bao la, thăm thẳm, bạc phết một màu. Với tôi, bốn mùa ở quê mình là bốn mùa thương nhớ, bốn mùa của thèm khát đến cháy ruột mềm lòng.
Tuổi thơ con người đi qua có bao giờ trở lại, tuổi thơ riêng tôi có trở lại bao giờ! Một lần nghĩ, một lần muốn tìm về là một lần hối tiếc. Tôi khát kỷ niệm như một lữ khách đã từng khát nước trên những chặng đường xa. Quê ơi! Kỷ niệm ơi! Có nguôi đi nỗi nhớ!
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có ít nhất một lần phải cất bước ra đi. Những chuyến đi dù bất ngờ hay được hẹn định trước, dù xa hay gần, dù có mục đích gì thì cũng đều mang một ý nghĩa nào đó. Có thể là trốn chạy, kiếm tìm, phiêu lưu….. Riêng với tôi, “
ra đi là để được trở về”, trở về nghe gió “
Gọi Tên Bốn Mùa”
Gọi Tên Bốn Mùa
sáng tác: Trịnh Công Sơn
trình bày: Mãi Yêu Thương
lời giới thiệu: Mãi Yêu Thương