2017-12-25, 01:38 AM
Nhà sư thúc đẩy sự hòa hợp ở miền Nam Thái Lan
GNO - Vào ngày 5-11, sư Phra Thepsilwisudh, trụ trì của chùa Prachum Cholthara và là nhà sư cao cấp của tỉnh Narathiwat, Thái Lan, đã hướng dẫn các cư dân địa phương vào một sự kiện gây quỹ để tạo ra một khoản tài trợ từ thiện tại nhà thờ Hồi giáo Nurul Islam.
Sáng kiến này nhằm thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo giữa các cộng đồng khác nhau sống trong khu vực. Việc gây quỹ có sự tham dự của các nhà sư Phật giáo và lãnh đạo Hồi giáo địa phương, cũng như Phật tử và người theo Hồi giáo.
Sư Phra Thepsilwisudh nói sư hy vọng sự kiện này sẽ giúp thúc đẩy sự hài hòa trong xã hội đa văn hóa của Narathiwat. Mặc dù tổng số tiền thu được từ sự kiện này vẫn chưa được công bố, nhưng các quan chức lưu ý rằng một phần tiền huy động sẽ được sử dụng để hoàn thành việc xây dựng một số nhà thờ Hồi giáo chưa hoàn thành trong tỉnh.
Theo tờ Bưu điện Bangkok, sư Phra Thepsilwisudh nổi tiếng với những nỗ lực của mình để làm trung gian giữa 2 cộng đồng tôn giáo trong khu vực, nơi sư tích cực thúc đẩy quan hệ giữa Phật giáo và Hồi giáo và giải quyết tranh chấp giữa các cơ quan chức năng và cư dân các tôn giáo khác nhau.
Vào tháng 1 năm nay, sư Phra Thepsilwisudh đã tổ chức khánh tuế của mình tại nhà thờ Hồi giáo Nurul Islam trong nỗ lực cải thiện tình cảm Phật giáo và Hồi giáo. Các cư dân địa phương hy vọng rằng các sự kiện như huy động quỹ sẽ giúp kết nối các bộ phận cộng đồng ở miền nam Thái Lan, nơi các hành động cực đoan của Phật giáo và Hồi giáo đã trở thành một vấn đề phổ biến, gây ra nhiều năm bạo lực liên tôn giết chết 6.500 người từ năm 2004.
Ekkarin Tuansiri, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Prince of Songkhla ở tỉnh Pattani, gần đây đã nghiên cứu sự nổi lên của chủ nghĩa Hồi giáo ở Thái Lan. Ông quan sát thấy rằng các phương tiện truyền thông xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên bất ổn, thông qua việc truyền bá nhận thức rằng Hồi giáo thúc đẩy bạo lực và là mối đe dọa cho sự tồn tại hoà bình của người theo Hồi giáo và Phật tử ở Thái Lan.
Học giả Phật giáo Thái Lan Surapot Taweesak đồng ý rằng Islamophobia (Nỗi sợ hãi đối với Hồi giáo) đang gia tăng, nhưng cảnh giác với sự gia tăng chủ nghĩa cực đoan mà ông thấy trong cả 2 cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo. Supaot nói: "Sự phát triển của thuyết Hồi giáo này không phải là dấu hiệu tốt. Khi nói đến hận thù, nó có thể trở nên trầm trọng thêm".
Thái Lan là một quốc gia chủ yếu Phật giáo, với 93,2% dân số, 69 triệu người được xác định là Phật tử Nguyên thủy, theo dữ liệu năm 2010 từ Trung tâm nghiên cứu Pew Washington, DC. Tuy nhiên, 3 tỉnh cực nam của đất nước này chủ yếu là Hồi giáo và là nơi cho mâu thuẫn đang diễn ra giữa Phật giáo và người Hồi giáo có nguồn gốc từ một cuộc nổi dậy ly khai bắt đầu từ năm 1948. Kể từ năm 2001, xung đột ngày càng trở nên bạo lực và phức tạp.
Văn Công Hưng (theo Buddhist Door)
GNOL
GNO - Vào ngày 5-11, sư Phra Thepsilwisudh, trụ trì của chùa Prachum Cholthara và là nhà sư cao cấp của tỉnh Narathiwat, Thái Lan, đã hướng dẫn các cư dân địa phương vào một sự kiện gây quỹ để tạo ra một khoản tài trợ từ thiện tại nhà thờ Hồi giáo Nurul Islam.
Sư Phra Thepsilwisudh trao đổi với tín đồ Hồi giáo
Sáng kiến này nhằm thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo giữa các cộng đồng khác nhau sống trong khu vực. Việc gây quỹ có sự tham dự của các nhà sư Phật giáo và lãnh đạo Hồi giáo địa phương, cũng như Phật tử và người theo Hồi giáo.
Sư Phra Thepsilwisudh nói sư hy vọng sự kiện này sẽ giúp thúc đẩy sự hài hòa trong xã hội đa văn hóa của Narathiwat. Mặc dù tổng số tiền thu được từ sự kiện này vẫn chưa được công bố, nhưng các quan chức lưu ý rằng một phần tiền huy động sẽ được sử dụng để hoàn thành việc xây dựng một số nhà thờ Hồi giáo chưa hoàn thành trong tỉnh.
Theo tờ Bưu điện Bangkok, sư Phra Thepsilwisudh nổi tiếng với những nỗ lực của mình để làm trung gian giữa 2 cộng đồng tôn giáo trong khu vực, nơi sư tích cực thúc đẩy quan hệ giữa Phật giáo và Hồi giáo và giải quyết tranh chấp giữa các cơ quan chức năng và cư dân các tôn giáo khác nhau.
Vào tháng 1 năm nay, sư Phra Thepsilwisudh đã tổ chức khánh tuế của mình tại nhà thờ Hồi giáo Nurul Islam trong nỗ lực cải thiện tình cảm Phật giáo và Hồi giáo. Các cư dân địa phương hy vọng rằng các sự kiện như huy động quỹ sẽ giúp kết nối các bộ phận cộng đồng ở miền nam Thái Lan, nơi các hành động cực đoan của Phật giáo và Hồi giáo đã trở thành một vấn đề phổ biến, gây ra nhiều năm bạo lực liên tôn giết chết 6.500 người từ năm 2004.
Ekkarin Tuansiri, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Prince of Songkhla ở tỉnh Pattani, gần đây đã nghiên cứu sự nổi lên của chủ nghĩa Hồi giáo ở Thái Lan. Ông quan sát thấy rằng các phương tiện truyền thông xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên bất ổn, thông qua việc truyền bá nhận thức rằng Hồi giáo thúc đẩy bạo lực và là mối đe dọa cho sự tồn tại hoà bình của người theo Hồi giáo và Phật tử ở Thái Lan.
Học giả Phật giáo Thái Lan Surapot Taweesak đồng ý rằng Islamophobia (Nỗi sợ hãi đối với Hồi giáo) đang gia tăng, nhưng cảnh giác với sự gia tăng chủ nghĩa cực đoan mà ông thấy trong cả 2 cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo. Supaot nói: "Sự phát triển của thuyết Hồi giáo này không phải là dấu hiệu tốt. Khi nói đến hận thù, nó có thể trở nên trầm trọng thêm".
Thái Lan là một quốc gia chủ yếu Phật giáo, với 93,2% dân số, 69 triệu người được xác định là Phật tử Nguyên thủy, theo dữ liệu năm 2010 từ Trung tâm nghiên cứu Pew Washington, DC. Tuy nhiên, 3 tỉnh cực nam của đất nước này chủ yếu là Hồi giáo và là nơi cho mâu thuẫn đang diễn ra giữa Phật giáo và người Hồi giáo có nguồn gốc từ một cuộc nổi dậy ly khai bắt đầu từ năm 1948. Kể từ năm 2001, xung đột ngày càng trở nên bạo lực và phức tạp.
Văn Công Hưng (theo Buddhist Door)
GNOL