Krishnamurti Vấn Đáp: Bàn về Giáo dục ○ 20
Life Ahead 34

Student: Có phương cách nào để chúng ta giũ sạch sự sợ hãi mà mình đeo mang?

J. Krishnamurti: Trước hết, em cần phải biết em lo ngại về điều gì, không phải thế sao? Rất có thể em lo sợ cha mẹ của em, thầy cô của em, không qua được kỳ thi cử, những gì mà anh chị em của em, hay người láng giềng có thể nói về em; cũng có thể em lo sợ không được giỏi hoặc khôn khéo như cha của em, một tên tuổi lớn. Có nhiều thứ sợ hãi, và ta phải biết cái gì làm mình lo sợ. Vậy thì, em có biết mình lo ngại về cái gì không? Nếu em biết, thế thì đừng chạy trốn nỗi sợ đó, mà hãy tìm hiểu tại sao em lo sợ. Nếu em muốn biết làm thế nào để rũ bỏ cái sợ, em đừng nên trốn lánh nó, em phải giáp mặt với nó; chính sự đối diện nỗi sợ giúp em giải thoát khỏi nó. Chừng nào mà chúng ta còn chạy trốn sự sợ hãi, khi ấy chúng ta không quan sát nó; nhưng cái khoảnh khắc chúng ta dừng lại ngắm nhìn nỗi sợ hãi, nó bắt đầu tan đi. Chính hành động trốn tránh là nguyên nhân của khiếp sợ.

Em phải năng động với câu hỏi chứ, nhưng có thể em mắc cở. Tôi có thể hỏi em một điều? Em muốn là gì khi em lớn lên? Em có biết chăng? Cố nhiên, con gái thì đơn giản, họ muốn lập gia đình, điều đó thì hiểu được; nhưng ngay cả nếu như em lập gia thất, thì em muốn làm gì? Em có hoài bảo gì không? Em có biết hoài bảo là gì chăng? Nó là tham vọng, niềm khao khát để trở thành nhân vật nào đó, chẳng phải sao? Người đàn ông mà có lý tưởng và nói, “Tôi sẽ như bậc anh hào này hoặc vị thánh nhân kia”, thì đang ôm ấp hoài bảo. Em có ấp ủ hoài bảo hay tham vọng nào không?

Nào, điều đó có nghĩa là gì? Tại sao em tham vọng? Vấn đề này có lẽ hơi khó khăn, nhưng nó một trong những vấn nạn của cuộc sống và em nên suy nghĩ về nó. Tôi sẽ cho em biết tại sao. Hết thảy chúng ta đều tham vọng; mỗi người đều ôm ấp hoài bảo theo ý muốn của mình. Và em có biết điều đó gây nên cái gì không? Nó khiến chúng ta đối chọi lại với nhau. Chúng ta luôn luôn phấn đấu để giàu có, để được danh vọng, để khôn khéo hơn; tôi muốn giỏi giang hơn em, và em muốn cao quý hơn tôi. Vậy, tham vọng thực ra có nghĩa trở thành gì đó mà chúng ta thì không phải vậy. Và cái nào quan trọng? Cố gắng để là gì đó mà chúng ta hiện không phải thế, hay thấu hiểu chúng ta hiện thực là . Cố nhiên, đầu tiên chúng ta phải quan sát bản thân mình và bắt đầu hiểu biết chúng ta hiện thực như là.

Em thấy chăng, hầu hết chúng ta đều là những lý tưởng gia; mà những lý tưởng gia là những kẻ đạo đức giả, bởi vì họ luôn luôn nỗ lực để trở nên là gì đó không phải là chính họ. Nếu tôi ngu ngốc và phấn đấu để được khôn khéo thì mọi người sẽ nghĩ đó quả là điều tuyệt dịu. Nhưng một người ngu ngốc, dù cho hắn có thể học hỏi những mánh lới khôn khéo, lanh lợi thế nào đi nữa, không vì vậy mà trở nên thông minh. Trái lại, nếu tôi biết mình đần độn, khi đó mỗi một kiến thức, mỗi một hiểu biết là lúc khởi đầu của sự thông minh – điều này còn tốt đẹp hơn chỉ là khôn khéo. Em hiểu không?

Nếu tôi không được nhanh trí, thì tình trạng gì thường hay xảy ra? Ở trường học, tôi bị xếp ngồi cuối lớp – đây là điều hổ thẹn cho thầy cô, bởi vì tôi cũng quan trọng như bất cứ ai khác. Đó là sự thiếu sáng suốt của thầy cô khi đặt để tôi ngồi ở cuối lớp bằng cách so sánh tôi với những học sinh lanh lợi hơn, vì bằng cách so sánh thầy giáo đang hủy hoại tôi.

Nhưng, so sánh lại là căn bản của cái gọi là giáo dục, và của toàn thể nền văn hóa của chúng ta. Thầy cô luôn hay nói rằng em, phải học tập tốt như nam hoặc nữ học sinh kia, vì vậy em tranh đấu để được khôn khéo như họ. Rồi điều gì xảy đến cho em? Em càng lúc càng trở trên bất an lo âu thêm, sức khỏe thể chất sa sút, tinh thần kiệt quệ. Ngược lại, nếu thầy cô không so sánh em với bất cứ người nào khác, mà chỉ nói, “Nhìn vào bản thân, cậu học sinh lớn đầu của tôi, hãy là chính mình. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá xem em thích thú về cái gì, em có những khả năng gì. Đừng bắt chước, đừng nỗ lực trở thành vị danh nhân này hoặc bậc thánh nọ, nhưng hãy như chính em hiện là gì và em cất bước khởi hành từ đó” – nếu thầy cô bảo thế, khi ấy chính em mới là quan trọng mà không phải ai khác. Chính cá thể đó mới là thực thể quan trọng, chứ bằng cách so sánh một học sinh với bất cứ ai mà khôn ngoan lanh lợi hơn, thì thầy cô đang làm hạ đi nhân phẩm của em học sinh, khiến em hèn mọn đi, ngu ngốc hơn. Chức trách của thầy cô chính là giúp đỡ em tìm thấy ra em hiện là gì, và thầy cô không thể hỗ trợ em thực hiện điều đó được nếu họ cứ mãi so sánh em với một ai khác. So sánh hủy hoại em, cho nên em hãy đừng so sánh mình với một kẻ khác. Em tốt lành như bất cứ ai. Hiểu biết bản thân mình hiện tại là gì, ra sao, và từ đó bắt đầu tìm hiểu, khám phá xem làm thế nào để trọn vẹn hơn, hoàn hảo hơn, tự do tự tại hơn, bao la khoáng đạt hơn như chính thực thể em là.

*****

It is you who will have to create a new world, not the old people, because the old people are making an awful mess of it. But if you are rightly educated you can create a new world. It is in your hands, not in the hands of the politicians or the priests. If you are rightly educated you will create a marvelous world -- not a world of India, America, or Europe, but a world which will be ours, yours and mine, a world in which we shall all live happily together. And I assure you, the creation of such a world depends on you, not on anybody else, and that is why it is very important how you are educated and what kind of teachers you have. If the teacher is afraid, he will have students who are also afraid. If the teacher is narrow, petty, small, merely passing on information to you, then you too will have minds which are very small and you will grow up without understanding what life is.

J. Krishnamurti

***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore


Messages In This Thread
RE: Krishnamurti Vấn Đáp - by anatta - 2018-04-21, 08:40 PM
RE: Krishnamurti Vấn Đáp - by anatta - 2018-04-21, 09:51 PM
RE: Krishnamurti Vấn Đáp - by anatta - 2018-04-25, 07:13 PM
RE: Krishnamurti Vấn Đáp - by anatta - 2018-05-02, 11:47 PM
RE: Krishnamurti Vấn Đáp - by anatta - 2018-05-11, 06:26 PM
RE: Krishnamurti Vấn Đáp - by anatta - 2018-05-16, 12:25 PM
RE: Krishnamurti Vấn Đáp - by anatta - 2018-05-23, 10:12 PM
RE: Krishnamurti Vấn Đáp - by anatta - 2018-05-30, 08:20 PM
RE: Krishnamurti Vấn Đáp - by anatta - 2018-06-06, 08:43 AM
RE: Krishnamurti Vấn Đáp - by anatta - 2018-06-13, 01:17 PM
RE: Krishnamurti Vấn Đáp - by anatta - 2018-06-19, 03:54 PM
RE: Krishnamurti Vấn Đáp - by anatta - 2018-06-23, 08:36 PM
RE: Krishnamurti Vấn Đáp - by anatta - 2018-06-30, 08:23 PM
RE: Krishnamurti Vấn Đáp - by anatta - 2018-07-05, 06:12 PM
RE: Krishnamurti Vấn Đáp - by Xí Xọn - 2018-07-06, 11:23 AM
RE: Krishnamurti Vấn Đáp: Đối thoại với Học sinh - 34 - by anatta - 2021-05-29, 06:17 PM