2018-09-30, 01:57 AM
Sau 40 năm tìm chồng, người vợ lính tìm ra sự thật tại Little Saigon
Linh Nguyễn/Người Việt
September 29, 2018
Bà Bùi Thiện Hường, vợ ông Đỗ Văn Điền - người bị giết khi vượt ngục tù Cộng Sản. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
WESTMINSTER, California (NV) – Sau 40 năm lặn lội tìm chồng ở Việt Nam từ năm 1977, một phụ nữ gặp được người bạn tù của chồng tại Mỹ, xác nhận đã chôn xác chồng bà, sau khi ông bị bắn chết trên đường vượt ngục tù Cộng Sản.
Người phụ nữ tìm chồng là bà Bùi Thiện Hường, sinh quán miền Nam Việt Nam. Ông Đỗ Văn Điền, chồng bà, là sĩ quan xuất thân khóa 25 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, năm nay nếu còn sống, cũng đã ngoài 70 tuổi.
Cuối Tháng Tám vừa qua, bà Hường từ Việt Nam sang Mỹ, đến thành phố Westminster, California, để gặp những người bạn tù của chồng.
Bà được ông Huỳnh Công Kỉnh, người bạn cùng khóa và cũng là bạn tù của ông Điền, giới thiệu gặp ông Nguyễn Xuân Trường, người biết chuyện và có thể xác định chồng bà còn sống hay đã chết.
Theo lời ông Kỉnh, sau khi ra trường năm 1972, sáu người khóa 25 Võ Bị cùng 26 sĩ quan khác được chọn du học Hoa Kỳ năm 1973 để về làm giáo sư dạy tại trường Võ Bị Đà Lạt.
Tại tư gia của ông Trường chiều hôm ấy, ngoài ông Kỉnh còn có thêm ông Huỳnh Văn Đức, cũng là người bạn đồng khóa 25.
Ông Trường cùng vợ làm cơm đãi khách, và chậm rãi kể đầu đuôi câu chuyện.
Chân dung ông Đỗ Văn Điền ngày tốt nghiệp thiếu úy Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. (Hình: Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam)
Ông nhấm một chút rượu rồi bắt đầu: “Tôi và Điền là bạn học Trung Học Chu Văn An. Chúng tôi gặp lại nhau khi đợi ở Bộ Tổng Tham Mưu để du học Mỹ. Khi ấy tôi cấp đại úy và hai người bạn đồng nhiệm tại Bộ Tổng Tham Mưu cùng 26 sĩ quan khác cũng chuẩn bị học sinh ngữ để du học.”
“Không ngờ ba tháng sau, Mỹ hủy bỏ chương trình. Điền và Kỉnh về binh chủng Biệt Động Quân. Chúng tôi mất liên lạc sau ngày 30 Tháng Tư, 1975.
Nhưng tôi gặp lại Điền trong trại tù Long Giao. Sau tôi được chuyển về Kà Tum, trại L6T6 Đồng Ban, cách biên giới Miên khoảng hai cây số, và lại bặt tin Điền từ ngày ấy,” ông Trường kể.
Ông cho biết sau đó biết được ông Kỉnh cũng ở cùng trại: “Ông Kỉnh lo việc hớt tóc, còn tôi là ‘anh nuôi,’ lo việc bếp núc nấu cơm. Những người tù khác thì mỗi sáng đi làm rừng.”
Ông kể một hôm ông thấy ba người đi làm rừng, một người trông giống Điền, ông liền gọi tên.
“Đừng gọi tên tao!” người đàn ông đáp.
Sau đó, một trong hai người đi cùng ông Điền chạy lại nói nhỏ với ông Trường: “Niên trưởng (họ tưởng ông Trường cũng là Võ Bị nên xưng hô như thế), tụi tôi là khóa 28, đàn em ông Điền. Ông ấy nói tôi tới xin niên trưởng một ít cơm cháy. Chúng tôi dự tính vượt ngục.”
Ông kể hôm ấy ông từ trại đi qua khỏi bìa rừng: “Tôi nhớ là tôi chỉ gom được khoảng nửa lon Guigoz cơm cháy nhưng bẵng đi cả tháng sau, không còn thấy ba người này ra nữa!”
“Sau đó, nghe tin có người Võ Bị bị bắn chết, tôi nghĩ ngay đến Điền và hai người khóa đàn em, chắc họ vượt ngục như cho tôi biết từ trước,” ông kể.
“Tôi nhớ hôm sau, chúng tôi được gọi đi sớm. Tưởng 5 giờ sáng là vác gánh đi chợ, ai ngờ lần này được lệnh đi chôn xác tù vượt ngục. Tới trước cổng làng, tôi lật tấm chiếu phủ xác hai người, nhận ngay ra là Điền!”, ông kể tiếp.
Ông tâm sự: “Là người Công Giáo, tôi làm dấu thánh giá phía đầu người bạn, rồi vuốt mắt cho nó. Mắt Điền nhắm, tôi lấy tấm chiếu phủ xác người bạn tù trong khi dân làng đứng xem. Họ cho sợi dây để buộc chiếu lại.”
“Hai người khiêng một xác của người quá cố, chúng tôi đi qua dãy cầu tiêu được lập nên để làm phân xanh, trước giao thông hào, rồi kiếm chỗ để chôn,” ông kể thêm.
Một người đề nghị chôn chỗ đất cát để dễ đào, nhưng ông Trường không chịu.
Ông Nguyễn Xuân Trường, chứng nhân về cái chết của người bạn tù Đỗ Văn Điền. (Hình: Nguyễn Xuân Trường cung cấp)
“Chúng tôi dừng và chọn chôn giữa hai cây to, phòng thân nhân họ sau này có cây làm cái mốc, dễ tìm lại xác,” ông nói trong không khí nặng trĩu, dù mọi người đang ngồi sân sau nhà, ngoài trời.
Sau đó ông chuyển trại, gặp lại ông Kỉnh.
Câu chuyện sau 40 năm do ông Trường kể lại làm bà Hường khóc òa, khiến mọi người không cầm được nước mắt.
Ông Trường, nước mắt long lanh, như nói với người bạn tù đã khuất: “Trước sự mất mát này, Điền ơi, mày có linh thiêng, là bạn, mày dù ở nơi nào, tao cũng luôn nhớ tới mày. Vợ mày nhờ tao vẽ bản đồ con đường đi tìm mày. Mai đây mày cũng sẽ gặp tao. Tao mủi lòng, và đó là những lời tâm huyết. Trước mặt vợ mày, tao mong bà ấy hãy để nhưng gì đã qua, qua đi.”
“Anh em mình nâng ly, uống cho nó một ly đi!”, ông đề nghị.
Đoạn, ông nhìn về bà Điền đang được vợ ông an ủi, ông nói: “Tôi xin đại diện anh em, chúc chị bình an với cuộc sống hiện tại. Đừng bận tâm tìm kiếm nữa làm gì. Chính tôi từng về đứng trước Bộ Tổng Tham Mưu ngày xưa mà còn không nhận ra. Khi xưa thăm nuôi vợ tôi chỉ biết đường từ Sài Gòn đến bìa rừng, rồi phải mướn xe trâu, xe be hay cán bộ giao liên chỉ đường mới gặp được tôi.”
Nghe xong câu chuyện, ông Huỳnh Văn Đức góp ý: “Tôi nhớ có lần tôi về Việt Nam, bà Hường nhờ tôi chở bà đi Bình Thuận tìm chồng. Lại nhớ khi xưa chúng tôi đợi xe lửa chạy ngang, người dân đi cúng, có người đạp nguyên con heo xuống cho những người tù chúng tôi.”
“Tìm được gì thì tìm, nhưng theo tôi nếu Điền linh thiêng, nó sẽ giúp các con của chị tìm, vì mình lớn tuổi, sức đâu mà lặn lội,” ông Đức nói.
Bà Bùi Thiện Hường gặp gỡ các bạn cùng khóa của chồng tại nhà hàng Brodard, Fountain Valley. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Ông Huỳnh Công Kỉnh khuyên: “Chị nên an phận, các cháu rồi sẽ tìm. Bây giờ, bạn bè là niềm an ủi cho các cháu, Không tìm được đâu. Nếu chúng ta tin có thế giới siêu hình, ngồi lại với nhau là quý. Nên coi đây là những người bạn thân của Điền. Chị hãy quên đi. Bay nửa vòng trái đất qua đây để nghe chuyện thật rồi.”
“Tôi biết mấy đứa con chị tha thiết tìm ba chúng nó những lần chị kể chúng nó nói ‘chúng con thèm ba,’” ông Kỉnh nói thêm.
Bà Hường sau khi nghe, sụt sùi nhưng vẫn cố gắng hỏi xem ông Trường có nhớ vị trí chôn chồng bà hay không: “Cứ mỗi lần nghe tin anh ấy mất tích tôi cũng nghĩ là anh ấy còn sống, cho dù anh ấy mất trí hay tật nguyền.”
“Hằng năm tôi cứ lấy ngày sinh nhật anh ấy làm ngày giỗ cho anh,” bà Hường nói thêm.
Ông Trường đề nghị: “Theo tôi, để gần chính xác, chị nên lấy cái mốc lần thăm nuôi cuối cùng vào đầu năm 1977, ông ấy nhắn chị lên Kà Tum thăm ngày tháng nào, rồi cộng thêm một tháng rưỡi, sau đó là ngày anh ấy mất. Nếu chị cho phép và các bạn đồng ý, chúng tôi sẵn sàng làm giỗ cho Điền mỗi năm ở nhà tôi và cầu siêu cho nó.”
Bà Bùi Thiện Hường sau đó trở về Việt Nam, đem theo đoạn băng thu âm những lời kể của một nhân chứng, một bạn tù.
“Tôi đã mất anh thật rồi sao!”, bà thảng thốt nói sau khi nghe sự thật suốt 40 năm bà kiếm tìm. (Linh Nguyễn)
Linh Nguyễn/Người Việt
September 29, 2018
Bà Bùi Thiện Hường, vợ ông Đỗ Văn Điền - người bị giết khi vượt ngục tù Cộng Sản. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
WESTMINSTER, California (NV) – Sau 40 năm lặn lội tìm chồng ở Việt Nam từ năm 1977, một phụ nữ gặp được người bạn tù của chồng tại Mỹ, xác nhận đã chôn xác chồng bà, sau khi ông bị bắn chết trên đường vượt ngục tù Cộng Sản.
Người phụ nữ tìm chồng là bà Bùi Thiện Hường, sinh quán miền Nam Việt Nam. Ông Đỗ Văn Điền, chồng bà, là sĩ quan xuất thân khóa 25 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, năm nay nếu còn sống, cũng đã ngoài 70 tuổi.
Cuối Tháng Tám vừa qua, bà Hường từ Việt Nam sang Mỹ, đến thành phố Westminster, California, để gặp những người bạn tù của chồng.
Bà được ông Huỳnh Công Kỉnh, người bạn cùng khóa và cũng là bạn tù của ông Điền, giới thiệu gặp ông Nguyễn Xuân Trường, người biết chuyện và có thể xác định chồng bà còn sống hay đã chết.
Theo lời ông Kỉnh, sau khi ra trường năm 1972, sáu người khóa 25 Võ Bị cùng 26 sĩ quan khác được chọn du học Hoa Kỳ năm 1973 để về làm giáo sư dạy tại trường Võ Bị Đà Lạt.
Tại tư gia của ông Trường chiều hôm ấy, ngoài ông Kỉnh còn có thêm ông Huỳnh Văn Đức, cũng là người bạn đồng khóa 25.
Ông Trường cùng vợ làm cơm đãi khách, và chậm rãi kể đầu đuôi câu chuyện.
Chân dung ông Đỗ Văn Điền ngày tốt nghiệp thiếu úy Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. (Hình: Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam)
Ông nhấm một chút rượu rồi bắt đầu: “Tôi và Điền là bạn học Trung Học Chu Văn An. Chúng tôi gặp lại nhau khi đợi ở Bộ Tổng Tham Mưu để du học Mỹ. Khi ấy tôi cấp đại úy và hai người bạn đồng nhiệm tại Bộ Tổng Tham Mưu cùng 26 sĩ quan khác cũng chuẩn bị học sinh ngữ để du học.”
“Không ngờ ba tháng sau, Mỹ hủy bỏ chương trình. Điền và Kỉnh về binh chủng Biệt Động Quân. Chúng tôi mất liên lạc sau ngày 30 Tháng Tư, 1975.
Nhưng tôi gặp lại Điền trong trại tù Long Giao. Sau tôi được chuyển về Kà Tum, trại L6T6 Đồng Ban, cách biên giới Miên khoảng hai cây số, và lại bặt tin Điền từ ngày ấy,” ông Trường kể.
Ông cho biết sau đó biết được ông Kỉnh cũng ở cùng trại: “Ông Kỉnh lo việc hớt tóc, còn tôi là ‘anh nuôi,’ lo việc bếp núc nấu cơm. Những người tù khác thì mỗi sáng đi làm rừng.”
Ông kể một hôm ông thấy ba người đi làm rừng, một người trông giống Điền, ông liền gọi tên.
“Đừng gọi tên tao!” người đàn ông đáp.
Sau đó, một trong hai người đi cùng ông Điền chạy lại nói nhỏ với ông Trường: “Niên trưởng (họ tưởng ông Trường cũng là Võ Bị nên xưng hô như thế), tụi tôi là khóa 28, đàn em ông Điền. Ông ấy nói tôi tới xin niên trưởng một ít cơm cháy. Chúng tôi dự tính vượt ngục.”
Ông kể hôm ấy ông từ trại đi qua khỏi bìa rừng: “Tôi nhớ là tôi chỉ gom được khoảng nửa lon Guigoz cơm cháy nhưng bẵng đi cả tháng sau, không còn thấy ba người này ra nữa!”
“Sau đó, nghe tin có người Võ Bị bị bắn chết, tôi nghĩ ngay đến Điền và hai người khóa đàn em, chắc họ vượt ngục như cho tôi biết từ trước,” ông kể.
“Tôi nhớ hôm sau, chúng tôi được gọi đi sớm. Tưởng 5 giờ sáng là vác gánh đi chợ, ai ngờ lần này được lệnh đi chôn xác tù vượt ngục. Tới trước cổng làng, tôi lật tấm chiếu phủ xác hai người, nhận ngay ra là Điền!”, ông kể tiếp.
Ông tâm sự: “Là người Công Giáo, tôi làm dấu thánh giá phía đầu người bạn, rồi vuốt mắt cho nó. Mắt Điền nhắm, tôi lấy tấm chiếu phủ xác người bạn tù trong khi dân làng đứng xem. Họ cho sợi dây để buộc chiếu lại.”
“Hai người khiêng một xác của người quá cố, chúng tôi đi qua dãy cầu tiêu được lập nên để làm phân xanh, trước giao thông hào, rồi kiếm chỗ để chôn,” ông kể thêm.
Một người đề nghị chôn chỗ đất cát để dễ đào, nhưng ông Trường không chịu.
Ông Nguyễn Xuân Trường, chứng nhân về cái chết của người bạn tù Đỗ Văn Điền. (Hình: Nguyễn Xuân Trường cung cấp)
“Chúng tôi dừng và chọn chôn giữa hai cây to, phòng thân nhân họ sau này có cây làm cái mốc, dễ tìm lại xác,” ông nói trong không khí nặng trĩu, dù mọi người đang ngồi sân sau nhà, ngoài trời.
Sau đó ông chuyển trại, gặp lại ông Kỉnh.
Câu chuyện sau 40 năm do ông Trường kể lại làm bà Hường khóc òa, khiến mọi người không cầm được nước mắt.
Ông Trường, nước mắt long lanh, như nói với người bạn tù đã khuất: “Trước sự mất mát này, Điền ơi, mày có linh thiêng, là bạn, mày dù ở nơi nào, tao cũng luôn nhớ tới mày. Vợ mày nhờ tao vẽ bản đồ con đường đi tìm mày. Mai đây mày cũng sẽ gặp tao. Tao mủi lòng, và đó là những lời tâm huyết. Trước mặt vợ mày, tao mong bà ấy hãy để nhưng gì đã qua, qua đi.”
“Anh em mình nâng ly, uống cho nó một ly đi!”, ông đề nghị.
Đoạn, ông nhìn về bà Điền đang được vợ ông an ủi, ông nói: “Tôi xin đại diện anh em, chúc chị bình an với cuộc sống hiện tại. Đừng bận tâm tìm kiếm nữa làm gì. Chính tôi từng về đứng trước Bộ Tổng Tham Mưu ngày xưa mà còn không nhận ra. Khi xưa thăm nuôi vợ tôi chỉ biết đường từ Sài Gòn đến bìa rừng, rồi phải mướn xe trâu, xe be hay cán bộ giao liên chỉ đường mới gặp được tôi.”
Nghe xong câu chuyện, ông Huỳnh Văn Đức góp ý: “Tôi nhớ có lần tôi về Việt Nam, bà Hường nhờ tôi chở bà đi Bình Thuận tìm chồng. Lại nhớ khi xưa chúng tôi đợi xe lửa chạy ngang, người dân đi cúng, có người đạp nguyên con heo xuống cho những người tù chúng tôi.”
“Tìm được gì thì tìm, nhưng theo tôi nếu Điền linh thiêng, nó sẽ giúp các con của chị tìm, vì mình lớn tuổi, sức đâu mà lặn lội,” ông Đức nói.
Bà Bùi Thiện Hường gặp gỡ các bạn cùng khóa của chồng tại nhà hàng Brodard, Fountain Valley. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Ông Huỳnh Công Kỉnh khuyên: “Chị nên an phận, các cháu rồi sẽ tìm. Bây giờ, bạn bè là niềm an ủi cho các cháu, Không tìm được đâu. Nếu chúng ta tin có thế giới siêu hình, ngồi lại với nhau là quý. Nên coi đây là những người bạn thân của Điền. Chị hãy quên đi. Bay nửa vòng trái đất qua đây để nghe chuyện thật rồi.”
“Tôi biết mấy đứa con chị tha thiết tìm ba chúng nó những lần chị kể chúng nó nói ‘chúng con thèm ba,’” ông Kỉnh nói thêm.
Bà Hường sau khi nghe, sụt sùi nhưng vẫn cố gắng hỏi xem ông Trường có nhớ vị trí chôn chồng bà hay không: “Cứ mỗi lần nghe tin anh ấy mất tích tôi cũng nghĩ là anh ấy còn sống, cho dù anh ấy mất trí hay tật nguyền.”
“Hằng năm tôi cứ lấy ngày sinh nhật anh ấy làm ngày giỗ cho anh,” bà Hường nói thêm.
Ông Trường đề nghị: “Theo tôi, để gần chính xác, chị nên lấy cái mốc lần thăm nuôi cuối cùng vào đầu năm 1977, ông ấy nhắn chị lên Kà Tum thăm ngày tháng nào, rồi cộng thêm một tháng rưỡi, sau đó là ngày anh ấy mất. Nếu chị cho phép và các bạn đồng ý, chúng tôi sẵn sàng làm giỗ cho Điền mỗi năm ở nhà tôi và cầu siêu cho nó.”
Bà Bùi Thiện Hường sau đó trở về Việt Nam, đem theo đoạn băng thu âm những lời kể của một nhân chứng, một bạn tù.
“Tôi đã mất anh thật rồi sao!”, bà thảng thốt nói sau khi nghe sự thật suốt 40 năm bà kiếm tìm. (Linh Nguyễn)