Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Cạn kiệt lương thực, dân Indonesia đổ xô hôi của sau động đất
#1









29/09/2018 - 07:55:48


Sóng thần Nam Dương: Trên 400 người thiệt mạng, số tử vong có thể lên cả ngàn người

[Image: indo.jpg]
Hậu quả của động đất và sóng thần

Người dân di chuyển giữa cảnh tượng đổ nát trên một con đường tại thành phố Palu thuộc đảo Sulawesi vào ngày thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018. Động đất đã khiến nhiều tòa nhà bị sụp đổ, dân phải tản cư đến những nơi an toàn hơn. Nhưng rồi sóng thần xảy ra, khiến cho ít nhất 420 người đã bị nước biển cuốn ra khơi. (Muhammad Rifki/Getty Images)

PALU - Cơ quan quản lý thiên tai của Indonesia hôm thứ Bảy cho biết ít nhất 420 người đã thiệt mạng vì bị sóng thần cuốn trôi và 540 người bị thương, sau trận động đất và sóng thần tại thành phố Palu, thuộc đảo Sulawesi. Trận động đất mạnh 7.5 độ xảy ra ngoài khơi đảo Sulawesi lúc 6 giờ 2 phút chiều thứ Sáu giờ địa phương, tạo ra cơn sóng thần cao 3 thước tàn phá nhiều khu vực ven biển của thành phố Palu và thị trấn Donggala.

Chính quyền vẫn chưa đến được các khu vực bị thiệt hại nặng, và số người chết dự đoàn sẽ còn tăng, có thể vượt cả ngàn người vì còn nhiều người mất tích, chưa được kiểm chứng hết sau hai ngày từ lúc xảy ra thảm họa.

Nhà chức trách cũng lo ngại trận sóng thần nhiều khả năng đã quét qua một đại hội được tổ chức trên bãi biển ở thành phố Palu, khiến "hàng chục đến hàng trăm người mất tích.” Đại hội này được tổ chức trên bãi biển vào tối thứ Sáu để kỷ niệm ngày thành lập thành phố Palu. Khi cảnh báo sóng thần được ban hành, những người dự hội vẫn chần chừ nán lại bãi biển và trở thành nạn nhân.

Hình ảnh tại hiện trường cho thấy hàng chục người bị thương đang được chữa trị trong lều y tế tạm thời, dựng lên ở những địa điểm công cộng, trong khi nhiều thi thể nằm rải rác bên bờ biển hoặc trôi nổi trên mặt nước. Ông Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên cơ quan thiên tai, nói rằng các đội tìm kiếm và cứu nạn đã được gởi tới những vùng bị ảnh hưởng nặng. Máy bay và trực thăng vận tải quân sự cũng sẽ được điều động, cùng với "toàn bộ nguồn lực của quốc gia.”

Trận động đất 7.5 độ này còn mạnh hơn các cơn địa chấn khiến hàng trăm người thiệt mạng tại đảo Lombok, Indonesia, hồi tháng 7 và tháng 8. Ngoài ra, tâm chấn chỉ nằm ở độ sâu 10 cây số khiến sức tàn phá mạnh hơn. Trước và sau trận động đất gây sóng thần này còn có một loạt cơn địa chấn nhỏ hơn xảy ra, trong đó có trận mạnh tới 6.7 độ.

Một video trên mạng xã hội cho thấy vài tòa nhà đổ sập và một đền thờ Hồi giáo bị ngập nước sau khi sóng thần tràn vào. Cầu Teluk, cây cầu lớn nhất Palu, dài 126 mét, đã hư hỏng hoàn toàn. Phi trường chính của Palu cũng đóng cửa và dự kiến phải dừng hoạt động ít nhất 24 giờ.

Cũng trong ngày thứ Bảy, ông Rahmat Triyono, giám đốc Trung tâm khuyến cáo động đất và sóng thần, thuộc Cơ quan khí tượng Indonesia (BMKG), giải thích rằng những sai sót trong dữ liệu từ hệ thống cảm biến đã khiến BMKG dỡ bỏ khuyến cáo sóng thần ngay trước khi cơn sóng thần thật sự tràn vào thành phố Palu.

Theo ông Triyono, BMKG ban hành và dỡ bỏ khuyến cáo dựa theo dữ liệu từ hệ thống cảm biến ngoài biển. Bởi vậy, họ quyết định dỡ cảnh báo sau 34 phút ban hành, vì cảm biến thủy triều gần Palu nhất ghi nhận độ cao sóng "không đáng kể" là 6 centimét. Cảm biến thủy triều này có thể nhận biết những thay đổi trong mực nước biển, nhưng lại được đặt ngoài khơi, cách Palu tới 200 cây số.

Cơ quan BMKG hiện đang bị chỉ trích dữ dội tại Indonesia vì dỡ bỏ khuyến cáo sóng thần quá sớm, khiến các nạn nhân không đề phòng, dẫn đến thiệt hại lớn về nhân mạng. Ngoài ra, cơn động đất trước đó đã khiến khu vực này mất điện, khiến mạng liên lạc bị đình trệ và hệ thống còi báo động ở bãi biển không hoạt động.

Indonesia là một trong những quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất thế giới do nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương. Vào tháng 12, 2004, một trận động đất mạnh 9.1 độ ở đảo Sumatra, phía tây Indonesia, đã dẫn tới cơn sóng thần dữ dội khiến 220,000 người tại nhiều quốc gia thiệt mạng
Reply
#2
https://www.straitstimes.com/asia/se-asia/sulawesi-earthquake-death-toll-crosses-1200







Số người chết vì động đất, sóng thần Indonesia tăng lên hơn 1.200 
01/10/18 08:27 GMT+7

Số người chết do thảm họa ở Indonesia gia tăng khi lực lượng cứu hộ tiếp cận được hiện trường và phát hiện nhiều thi thể dưới đống đổ nát.
[Image: palu-1532-1538217571-1904-1538-2513-4179..._460x0.jpg]
Người dân ở Palu đứng trước một ngôi nhà bị đổ sập sau trận động đất. Ảnh: Reuters.
Cơ quan Đối phó Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) hôm qua cho biết số người chết trong thảm họa kép động đất và sóng thần ngày 28/9 đã lên đến hơn 1.200 người và dự kiến tiếp tục gia tăng, theo Straits Times.

Lực lượng cứu hộ Indonesia đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm các nạn nhân còn mắc kẹt dưới những đống đổ nát ba ngày sau thảm họa. Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm qua tới Sulawesi để động viên người dân tại đây. Ông kêu gọi lực lượng cứu hộ "nỗ lực ngày đêm" để cứu tất cả những ai còn có thể.

Khoảng 16.700 người đã bị mất nhà cửa bởi trận động đất và khoảng 2,4 triệu người ở Donggala và Palu cần viện trợ nhân đạo. "Nhiên liệu, nhân viên y tế, điện, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác rất cần thiết cho người dân", phát ngôn viên BNPB cho biết.

Trước đó, các đội cứu hộ khẩn cấp không thể đến được Palu, thủ phủ của Sulawesi và là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, do các đường băng sân bay và tháp điều khiển không lưu đã bị hư hại. Tuy nhiên, sân bay Mutiara SIS Al-Jufrie hôm qua đã được sửa chữa và dọn dẹp để đón tiếp nhiều chuyến bay cứu trợ và thương mại.

Trận động đất mạnh 7,5 độ xảy ra ngoài khơi đảo Sulawesi vào chiều tối 28/9, tạo ra đợt sóng thần tàn phá nhiều khu vực ven biển của thành phố Palu và thị trấn Donggala. Donggala là thị trấn bị chia cắt hoàn toàn vì động đất, nằm gần tâm chấn và nhà chức trách lo ngại thương vong tại đây có thể vô cùng tồi tệ.
Reply
#3
https://www.ndtv.com/world-news/indonesi...er-1924504


Cạn kiệt lương thực, người Indonesia đổ xô hôi của sau động đất 

Thứ Hai, 01/10/2018 - 06:24



 Hàng trăm nạn nhân sau trận động đất kinh hoàng tại Indonesia buộc phải đổ xô tới các siêu thị và trạm xăng để lấy lương thực và nhiên liệu do không còn lương thực để duy trì sự sống.



Hàng trăm người dân tại thành phố Palu, nơi vừa hứng chịu trận động đất và sóng thần kinh hoàng khiến hơn 800 người thiệt mạng hôm 28/9, đã bước qua những mảnh kính vỡ và những rào chắn bên trong các siêu thị và cửa hàng tiện lợi bị tàn phá để “hôi của”. (Ảnh: Reuters)



Nhiều người bất chấp nguy hiểm đã chạy vào bên trong siêu thị và mang về những túi đựng đầy bánh, khoai tây chiên, tã lót, bình ga, khăn giấy và nhiều vật dụng khác. (Ảnh: Reuters)


[Image: indo-6-1538319115698687582445.jpg]
Họ dường như không quan tâm tới sự an toàn của bản thân, bất chấp những cảnh báo về dư chấn sau động đất cũng như nguy cơ tòa nhà bị đổ sập bất cứ lúc nào. (Ảnh: AFP)


[Image: indo-7-1538319136953160121223.jpg]
“Khi không có viện trợ, chúng tôi cần phải ăn. Chúng tôi không còn lựa chọn khác, chúng tôi phải có đồ ăn”, một người đàn ông nói. (Ảnh: AFP)


[Image: indo-8-15383191369581125701277.jpg]
Hai đợt dư chấn xảy ra khi những người hôi của đang tập trung bên trong siêu thị khiến nhiều người hét lên: “Động đất”. Tuy nhiên lời cảnh báo này dường như không có tác dụng. Nhiều người vẫn tụ tập trước cửa siêu thị chờ vào lấy đồ. (Ảnh: AFP)


[Image: indo-9-15383191369641914215133.jpg]
“Tình huống này buộc chúng tôi phải làm như vậy. Chúng tôi cần mọi thứ, lương thực, nước uống. Chúng tôi lấy bất kỳ thứ gì có thể lấy được. Chúng tôi thậm chí không thể nấu ăn. Đó là lý do chúng tôi phải hôi của”, một nhóm thiếu niên nói với AFP. (Ảnh: AFP)


[Image: indo-10-15383191864992010333101.png]
“Các cửa hàng vẫn chưa mở cửa còn chợ rất vắng. Chúng tôi buộc phải đột nhập vào từng cửa hàng”, Eddy, 33 tuổi, nói khi hôi của tại một cửa hàng. (Ảnh: EPA)


[Image: indo-11-15383191865021311856916.png]
Một vài cảnh sát đứng gần hoặc nhìn từ phía bên kia đường nhưng họ cũng không thể, hoặc không nỡ can thiệp vào đám đông đang hôi của. (Ảnh: EPA)


[Image: indo-2-15383192194421450674357.jpg]
Ngoài siêu thị, cảnh tượng tương tự cũng diễn ra tại một trạm xăng khi đám đông tìm cách lấy xăng từ một bể dự trữ ngầm. (Ảnh: Reuters)


[Image: indo-1-15383192335391456871373.jpg]
“Chỉ có duy nhất một trạm xăng vẫn còn hoạt động. Mọi người rất tuyệt vọng”, Ray Pratama, một nhiếp ảnh gia, cho biết. (Ảnh: Reuters)


[Image: indo-5-1538319247967157166094.jpg]
Người dân đã dùng các can nhựa, chai đựng nước để lấy xăng. "Nếu họ bán với giá hợp lý thì được, nhưng họ đang tăng giá chóng mặt đối với các mặt hàng thiết yếu", một phụ nữ nói. (Ảnh: Reuters)


[Image: indo-1538319314213752872637.jpg]
Chính phủ Indonesia đã huy động 6 bếp dã chiến với hy vọng có thể cung cấp 36.000 suất cơm một ngày cùng hàng nghìn chăn đệm cho người dân sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng. (Ảnh: Reuters)





Hậu quả trận động đất và sóng thần tại Indonesia nhìn từ trên cao
Reply
#4
Hình ảnh tang thương về trận động đất sóng thần ở Indonesia
https://www.dailymail.co.uk/news/article...l-facebook
Reply