2018-09-22, 11:35 AM
7 vấn đề sức khỏe khiến bạn khó giảm cân
Rối loạn chức năng tuyến giáp hay hội chứng buồng trứng đa năng là những vấn đề sức khỏe dễ gặp ở người thừa cân.
[/url]16
0
[url=https://plus.google.com/share?url=https://ngoisao.net/tin-tuc/lam-dep/bi-quyet/7-van-de-suc-khoe-khien-ban-kho-giam-can-3812765.html]
Rối loạn chức năng tuyến giáp
Rối loạn chức năng tuyến giáp là vấn đề nhiều người gặp phải nhưng không dễ nhận ra. Thiếu hormone tuyến giáp khiến quá trình trao đổi chất bị đình trệ, khiến bạn khó giảm cân. Nếu thấy các dấu hiệu như da khô, móng tay yếu, cơ thể mệt mỏi, luôn thấy thiếu năng lượng thì bạn nên đi kiểm tra chức năng tuyến giáp.
U tiết prolactin
U tiết prolactin (prolactinoma) là u tuyến yên lành tính (không phải ung thư) ở não, gây tiết quá nhiều hormone prolactin. Rối loạn hormone này khiến bạn tích mỡ nhiều ở phần ngực và vai. Nếu thấy có thay đổi lớn ở hai vùng này, bạn nên đến gặp bác sĩ nội tiết.
Tiểu đường tuýp II
Tiểu đường tuýp II gây ra rối loạn hấp thụ insulin, là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh béo phì. Bệnh này chỉ có thể xác định chắc chắn qua xét nghiệm máu. Vì vậy, bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng.
U tụy nội tiết
U tụy nội tiết (Insulinoma) là một dạng u thần kinh nội tiết hiếm của u tế bào tiểu đảo tụy bài tiết một cách dư thừa insulin không có đặc tính chủng. Nó làm giảm mạnh lượng đường trong máu, khiến bạn dễ bị hạ đường huyết. Khi đó, bạn sẽ thấy đói, tim đập mạnh, chân run, cần nạp nhiều thức ăn hơn, dần dần sẽ khiến bạn tăng cân mất kiểm soát.
Căng thẳng và trầm cảm
Cortisol là một hormone được sản xuất bởi các tuyến thượng thận. Nó kiểm soát sự trao đổi chất carbohydrate và tham gia vào phản ứng stress. Mục tiêu của nó là để tiết kiệm năng lượng của cơ thể trong những tình huống căng thẳng. Căng thẳng mãn tính gây ra cortisol liên tục và sản xuất adrenaline. Trong trường hợp này, cortisol chuyển hóa năng lượng của chúng ta thành chất béo và lưu trữ nó, khiến bạn bị tăng cân và thừa mỡ. Cần tập thể dục hay tìm các liệu pháp thư giãn để giải tỏa căng thẳng.
Suy tuyến thượng thận
Căng thẳng và trầm cảm còn có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh khác, trong đó có suy tuyến thượng thận. Nếu bạn thấy số đo vòng eo tăng lên nhanh chóng trong khi phần tay và chân vẫn bình thường, bạn cần kiểm tra chức năng tuyến thượng thận.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ảnh hưởng đến phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh với đặc điểm là tình trạng mất cân bằng hormone. Ngoài hiện tượng kinh nguyệt và hormone thất thường, nhiều phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang còn bị lên cân và khó giảm cân. Để cải thiện tình trạng, bạn cần thay đổi chế độ ăn, tích cực vận động và tới gặp bác sĩ để có trị liệu phù hợp.
Rối loạn chức năng tuyến giáp hay hội chứng buồng trứng đa năng là những vấn đề sức khỏe dễ gặp ở người thừa cân.
[/url]16
0
[url=https://plus.google.com/share?url=https://ngoisao.net/tin-tuc/lam-dep/bi-quyet/7-van-de-suc-khoe-khien-ban-kho-giam-can-3812765.html]
Rối loạn chức năng tuyến giáp
Rối loạn chức năng tuyến giáp là vấn đề nhiều người gặp phải nhưng không dễ nhận ra. Thiếu hormone tuyến giáp khiến quá trình trao đổi chất bị đình trệ, khiến bạn khó giảm cân. Nếu thấy các dấu hiệu như da khô, móng tay yếu, cơ thể mệt mỏi, luôn thấy thiếu năng lượng thì bạn nên đi kiểm tra chức năng tuyến giáp.
U tiết prolactin
U tiết prolactin (prolactinoma) là u tuyến yên lành tính (không phải ung thư) ở não, gây tiết quá nhiều hormone prolactin. Rối loạn hormone này khiến bạn tích mỡ nhiều ở phần ngực và vai. Nếu thấy có thay đổi lớn ở hai vùng này, bạn nên đến gặp bác sĩ nội tiết.
Tiểu đường tuýp II
Tiểu đường tuýp II gây ra rối loạn hấp thụ insulin, là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh béo phì. Bệnh này chỉ có thể xác định chắc chắn qua xét nghiệm máu. Vì vậy, bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng.
U tụy nội tiết
U tụy nội tiết (Insulinoma) là một dạng u thần kinh nội tiết hiếm của u tế bào tiểu đảo tụy bài tiết một cách dư thừa insulin không có đặc tính chủng. Nó làm giảm mạnh lượng đường trong máu, khiến bạn dễ bị hạ đường huyết. Khi đó, bạn sẽ thấy đói, tim đập mạnh, chân run, cần nạp nhiều thức ăn hơn, dần dần sẽ khiến bạn tăng cân mất kiểm soát.
Căng thẳng và trầm cảm
Cortisol là một hormone được sản xuất bởi các tuyến thượng thận. Nó kiểm soát sự trao đổi chất carbohydrate và tham gia vào phản ứng stress. Mục tiêu của nó là để tiết kiệm năng lượng của cơ thể trong những tình huống căng thẳng. Căng thẳng mãn tính gây ra cortisol liên tục và sản xuất adrenaline. Trong trường hợp này, cortisol chuyển hóa năng lượng của chúng ta thành chất béo và lưu trữ nó, khiến bạn bị tăng cân và thừa mỡ. Cần tập thể dục hay tìm các liệu pháp thư giãn để giải tỏa căng thẳng.
Suy tuyến thượng thận
Căng thẳng và trầm cảm còn có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh khác, trong đó có suy tuyến thượng thận. Nếu bạn thấy số đo vòng eo tăng lên nhanh chóng trong khi phần tay và chân vẫn bình thường, bạn cần kiểm tra chức năng tuyến thượng thận.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ảnh hưởng đến phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh với đặc điểm là tình trạng mất cân bằng hormone. Ngoài hiện tượng kinh nguyệt và hormone thất thường, nhiều phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang còn bị lên cân và khó giảm cân. Để cải thiện tình trạng, bạn cần thay đổi chế độ ăn, tích cực vận động và tới gặp bác sĩ để có trị liệu phù hợp.
Theo Bright Side