VN: Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời vì bệnh vi rút gì?
#1
Chủ tịch Trần Đại Quang mắc vi rút gì?
RFA
2018-09-21



[Image: 6a6b3c40-cbca-4bb7-8611-d2f7b58f7538.jpeg] Hình chụp hôm 13/9/2018: Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Phủ Chủ tịch
[Image: icon-zoom.png] AP

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã mắc một loại vi rút hiếm độc nhưng không thể lây nhiễm dễ dàng qua đường tiếp xúc thông thường. Đó là nhận định của bác sĩ Đinh Đức Long, bệnh viện Đa khoa Bưu Điện, về thông tin bệnh tình của cố Chủ tịch nước sau khi có tin ông qua đời vào sáng ngày 21/9.

Trước đó, truyền thông trong nước trích lời bác sĩ Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe Trung ương cho biết ông Trần Đại Quang đã nhiễm phải một loại vi rút hiếm và độc hại, thế giới chưa có thuốc chữa trị.
Vậy một người làm sao có thể nhiễm vi rút mà nhất là một loại virut hiếm theo lời của Trưởng ban Bảo vệ Chăm sóc Sức khỏe Trung ương? Và liệu người mang vi rút có thể truyền vi rút cho những người tiếp xúc hay không. Bác sĩ Đinh Đức Long giải thích với Đài Á Châu Tự Do:

Đinh Đức Long: Vi rút là gì? Vi rút là bệnh truyền nhiễm. Mà người ta nói chữ hiếm là người ta đã biết nó là gì rồi nhưng người ta không nói ra có nghĩa là ông ấy cố tình giấu. Hiếm là có tên có tuổi chứ không phải lạ. Lạ là chưa biết. Ông ấy biết chắc chắn tên virut và độc hại. Với thông tin đó thì mình có thể nhận định thế này. Như ông Triệu nói thì ông Trần Đại Quang bị phát hiện bệnh từ tháng 7 năm 2017, đến giờ là 14 tháng rồi và đã 6 lần sang Nhật điều trị. Với thông tin như vậy, về góc độ y khoa tôi có thể nói thế này. 

Một là virut này hiếm có nghĩa là ông ấy biết rồi. Hai là ông ấy vẫn để ông Trần Đại Quang vẫn tiếp các nguyên thủ quốc gia và đi thăm nước ngoài thì mình phải hiểu là virut này có hiếm và độc hại đến mấy thì nó cũng không lây qua con đường sống thường, tiếp xúc thường, ví dụ qua con đường nước bọt, hô hấp, bắt tay, mà nó chỉ có thể lây qua con đường máu, tiêm chích, tình dục mà thôi. Chính vì thế mà họ vẫn để ông Quang họp Bộ Chính trị, tiếp xúc bình thường. Còn nếu nó lây qua đường bình thường thì chắc chắn ông Quang phải bị cách ly, không thể tiếp xúc với mọi người vì nếu không lây cả Bộ Chính trị thì nguy to.


Quote:Ông Trần Đại Quang vẫn tiếp các nguyên thủ quốc gia và đi thăm nước ngoài thì mình phải hiểu là virut này có hiếm và độc hại đến mấy thì nó cũng không lây qua con đường sống thường, tiếp xúc thường, ví dụ qua con đường nước bọt, hô hấp, bắt tay, mà nó chỉ có thể lây qua con đường máu, tiêm chích, tình dục mà thôi. - BS. Đinh Đức Long


Theo bác sĩ Đinh Đức Long, virut dù có là loại hiếm đi chăng nữa thì vẫn tồn tại ở môi trường. Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Quang bị mà nhiều người khác không bị?

Đinh Đức Long: về nguyên tắc, khi người ta nhiễm virut thì cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại. Vậy thì phải chăng virut chỉ là cái ngọn thôi. Tức là cơ thể ông Trần Đại Quang không thể sản xuất ra các yếu tố miễn dịch như tôi vừa nói…. Ông Triệu chỉ nói cái ngọn thôi. Cho nên là khả năng sức đề kháng của ông ấy kém nên cơ thể ông ấy không chống lại được sự xâm nhập virut từ bên ngoài vào và chết.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Triệu cho báo chí trong nước biết là hiện thế giới chưa có loại thuốc nào có thể chữa trị được bệnh của Chủ tịch Trần Đại Quang mà chỉ có thể giúp chặn lại đẩy lui sự phát triển. Tuy nhiên, thời điểm này vào chu kỳ nên bệnh của Chủ tịch nước trở nặng.

Báo Thanh Niên trích lời Tiến sĩ Phạm Gia Khải, cố vấn Ban bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết Chủ tịch nước Trần Đại Quang được phát hiện mắc bệnh lý máu ác tính và từng đi nước ngoài điều trị. Tuy nhiên do thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên chỉ có thể điều trị duy trì khống chế bệnh.

Báo Thanh Niên cũng trích lời một bác sĩ khác giấu tên nói về việc ghép tủy trong điều trị bệnh máu ác tính và một số bệnh máu lành tính.

Thông tin này cộng với nhiều lời đồn đoán trên mạng từ lâu nay có thể làm cho người ta hiểu là Chủ tịch nước bị ung thư máu như tin đồn trước đó. Bác sĩ Đinh Đức Long giải thích thêm dựa trên các thông tin chính thức:

Đinh Đức Long: tủy xương là nơi sản xuất ra các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Bạch cầu là anh đầu tiên chống lại virut và vi khuẩn từ ngoài vào. Như vậy là khả năng miễn dịch của ông ấy kém mà cái đầu tiên là đáp ứng tủy. Cái gì gây ra? Độc chất, phóng xạ, một số thuốc men cũng gây ra ức chế tủy. Người bình thường thì cơ thể có thể sản sinh kháng thể hoặc người ta có thể truyền interferon, những chất kích thích miễn dịch, nhưng tất cả đây đều không cứu được, mà quá trình dài như vậy thì quá trình suy giảm miễn dịch đã kéo dài ít nhất 14 tháng từ khi phát hiện năm ngoái đến giờ. Đây chỉ là yếu tố cơ hội như nhiễm khuẩn….. Tôi nhớ là Đại tướng Võ Nguyên Giáp những ngày cuối đời tặng họa phải tặng hoa nilon, sát trùng rồi, không thể tặng loại bình thường vì có thể nhiễm khuẩn….

Quote:Bản thân tôi không thể hiểu nổi virut hiếm và độc hại thế nào mà từ một nhân vật đang có tần suất hoạt động dày đặc cách đây chỉ vài ngày mà hôm nay chết rồi, chết đột ngột. Nó không tránh khỏi dư luận như trường hợp của Nguyễn Bá Thanh là cái chết của Trần Đại Quang là rất bất bình thường và đầy nghi vấn. - Nhà báo Phạm Chí Dũng

Trong chương trình hội luận với Đài Á Châu Tự Do vào cùng ngày, nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập cũng đưa ra một số nghi ngờ xung quanh cái chết của Chủ tịch nước.

Phạm Chí Dũng: chúng ta để ý kỹ cụm từ hiếm và độc hại. Trong thời gian đầu năm 2015, khi đưa ông Nguyễn Bá Thanh từ một bệnh viện ở Hoa Kỳ về Đà Nẵng, bác sĩ Nguyễn Quốc Triệu cũng xuất hiện khá thường xuyên và có những phát ngôn về bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh khá mập mờ và khó hiểu. Bản thân tôi không thể hiểu nổi virut hiếm và độc hại thế nào mà từ một nhân vật đang có tần suất hoạt động dày đặc cách đây chỉ vài ngày mà hôm nay chết rồi, chết đột ngột. Nó không tránh khỏi dư luận như trường hợp của Nguyễn Bá Thanh là cái chết của Trần Đại Quang là rất bất bình thường và đầy nghi vấn. Và nó giống như trường hợp Nguyễn Bá Thanh và trường hợp Phạm Quý Ngọ. Đó là dư luận nghi vấn rất nhiều trong xã hội. Thậm chí còn cho là Trần Đại Quang bị đầu độc hoặc bị tác động gì đó rất mạnh mà chết.


[Image: HuGvkCKc.jpg]
Ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên là Trưởng Ban Nội chính Trung ương, đã qua đời vào tháng 2/2015 sau một thời gian điều trị bệnh ở nước ngoài. Báo chí trong nước lúc đó cũng trích lời các bác sĩ Việt Nam chăm lo sức khỏe cho ông Thanh cho biết ông Thanh đã bị hội chứng rối loạn sinh tủy và đã được các bác sĩ Mỹ quyết định truyền hóa chất để tiến tới ghép tủy. Nhưng do vấn đề thể chất, ông Thanh đã không qua khỏi giai đoạn truyền hóa chất và phải đưa về Việt Nam. Ông Thanh cũng bị phát hiện bệnh trong một giai đoạn khoảng 1 năm trước khi qua đời.


[Image: ongngo-2845a-crop1392740129471p-crop1392775193375p.jpg]
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công An Việt Nam qua đời đột ngột vào năm 2014 khi vẫn còn là ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng. Ông Ngọ có liên quan đến một vụ án tham nhũng đình đám vào giai đoạn đó ở Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines, khai nhận là đã hối lộ ông Ngọ số tiền lên đến 1 triệu đô la Mỹ. Ông Phạm Quý Ngọ đã bác bỏ thông tin có liên quan đến vụ án Dương Chí Dũng. Tuy nhiên ngay sau khi có quyết định tạm đình chỉ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an của ông Ngọ do liên quan đến vụ án “làm lộ bí mật nhà nước” trong vụ án Dương Chí Dũng bỏ trốn ra nước ngoài, ông Phạm Quý Ngọ đã từ trần vì bệnh ung thư gan.
Reply
#2
Quote:TRẦN ĐẠI QUANG - BIỂN ĐÔNG & NÚI PHÁO
_Trần Hùng_

Vậy là nguyên thủ quốc gia của Việt Nam là Trần Đại Quang đã đi chầu cụ Marx. Sau đây xin lượt trích lại lộ trình xuống mồ của nhân vật này để thấy sinh mạng của giới cầm quyền đảng cộng sản Việt Nam hoàn toàn do Hoa Nam định đoạt.

1. Trước khi đặt chân đến Hà nội vào ngày 18/6/2017, tên tướng Phạm Trường Long - Phó chủ tịch Quân ủy Trung Ương Trung Quốc đã đến Tây Ban Nha sau đó bay thẳng tới Hà Nội để gọi là tổ chức “giao lưu quốc phòng biên giới”.

Tại Hà nội, khi diện kiến Trần Đại Quang, Phạm Trường Long đã ngang ngược tuyên bố "Biển Đông là của Trung cộng từ thời cổ đại", sau đó hắn ta ra lịnh cộng sản Việt Nam phải hủy bỏ hoạt động dò tìm dầu khí tại các lô 118 (ngoài khơi Quảng Nam -Quảng Ngãi) và lô 136-3 (đông nam Vũng Tàu 200 hải lý). Bị Quang khước từ, Phạm Trường Long xô ghế bỏ về nước.

Không lâu sau đó, vào tầm cuối tháng 7/2017, hai chóp bu cộng sản Việt Nam là chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh đã "trúng độc" phải sang Nhật cấp cứu.

Trong lúc Quang + Huynh "mất tích" thì ngày 27/7/2017, phía Công ty khai thác dầu Repsol của Tây Ban Nha xác nhận chính thức đã ngừng việc khoan dầu ở một khu vực ngoài khơi Việt Nam.

Như vậy việc đầu độc Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh đã rõ và thủ phạm là ai cũng đã rõ. Chính là bọn Hoa Nam đang hỗ trợ cho Nguyễn Phú Trọng thông qua sự tiếp tay của tên Tô Lâm vì Tô Lâm cay cú Trần Đại Quang vụ việc từ chối phong hàm Đại tướng cho hắn ta và những toan tính, oán cừu khác nữa.

Có thể do Trần Đại Quang đã được một thế lực ngầm nào đó báo tin đang bị đầu độc nên đã nhanh chân thoát ra khỏi vùng nguy hiểm sớm hơn Đinh Thế Huynh một bước vì vậy mức độ nhiễm độc của Quang thấp hơn Huynh nên sau khi được Nhật cấp cứu Quang đã tái xuất giang hồ còn Huynh bặt vô âm tín cho đến nay.

2. Cách đây đúng sáu ngày, tức vào ngày 15/9/2018, Trần Đại Quang vẫn còn nói năng mạch lạc khi chủ trì Phiên họp thứ sáu Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương tại Hà nội.

Cũng cách đây đúng năm ngày, tức vào ngày 16/9/2018 tại Sài Gòn, ngoại trưởng Vương Nghị - Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc cùng với Phạm Bình Minh - Phó Thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam đã gặp nhau và kết quả là "Việt Nam lên tiếng ủng hộ hợp tác trên biển theo luật pháp quốc tế sau khi Trung cộng đề nghị hai bên cùng khai thác để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông".

Ngày hôm qua 20/9/2018 tức sau bốn ngày diễn ra cuộc gặp mặt giữa Vương Nghị với Phạm Bình Minh tại Sài gòn thì phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lên tiếng "Việt Nam hoan nghênh hợp tác giữa các quốc gia, trong đó có các hợp tác về biển".

Sau khi phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc cộng sản Việt Nam đồng thuận đề nghị của Vương Nghị về việc "Việt - Trung cùng khai thác biển" thì một ngày sau, vào lúc 10h05 hôm nay, ngày 21/9/2018, chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tạ thế ở tuổi 61 dù cách đây sáu ngày vẫn ngon lành chủ trì Phiên họp thứ sáu Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương.

Rõ ràng, cái chết đột ngột của Trần Đại Quang một lần nữa có bóng dáng của Biển Đông bởi sau khi tái xuất giang hồ, tui nhớ không nhầm là đã ba lần Trần Đại Quang lấy Biển Đông ra chọc giận Tập Cận Bình.

- Lần thứ nhứt: Khi hội kiến với Trump tại Hà Nội, vấn đề Biển Đông đã được nêu ra;

- Lần thứ hai: Từ ngày 02 đến ngày 04/3/2018, Trần Đại Quang đã đến Ấn Độ và đã ra tuyên bố chung, trong đó có nội dung "hợp tác duy trì tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông". Đặc biệt là Trần Đại Quang hoan nghênh các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên đất liền và tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) và đề nghị các doanh nghiệp Ấn Độ tích cực nghiên cứu, sớm có đề xuất với những lô dầu khí phía Việt Nam đã giới thiệu.

- Lần thứ ba: Ngày 29/5/2018 Trần Đại Quang đi Nhật và hiện nay tàu ngầm, tàu chiến của Nhật đã có mặt ở Biển Đông.

Dự đoán sau cái chết của Trần Đại Quang thì sẽ có biến động lớn tại Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo, tỉnh Thái Nguyên của "đại gia" Masan do Nguyễn Đăng Quang làm chủ dưới sự quản lý hành chánh của em trai Trần Đại Quang là Trần Quốc Tỏ - Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.

Chỉ dấu biến động tại Masan đã diễn ra trước khi Trần Đại Quang chết đó là cách đây chín ngày, vào ngày 12/9/2018 Masan Group muốn bán hết số cổ phiếu quỹ trị giá gần 11.000 tỷ đồng.

Tại sao Trần Đại Quang chết sẽ có biến động tại Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo, tỉnh Thái Nguyên ? Tại vì Núi Pháo đã và đang cung cấp các sản phẩm công nghiệp, chế biến sâu vonfram lớn nhất ngoài Trung cộng. Ngay tại Núi Pháo lại có sự góp vốn của công ty Mỹ đó là Mount Kellett Capital Management LP, một tập đoàn vốn tư nhân của Mỹ Hoa Kỳ đã bỏ ra 100 triệu USD vào tháng 01/2011 để nắm 20% cổ phần của Masan Resources, là công ty con của Masan Group, hiện đang phát triển dự án mỏ Núi Pháo.

Núi Pháo sẽ bị Trung cộng thôn tính để đối phó với Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vì vonfram là nhu cầu cao của các tập đoàn công nghệ, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới của Mỹ. Hàng năm sản lượng vonfram Mỹ buộc phải nhập từ Trung cộng lên đến 40%. Trung cộng chiếm 70% sản lượng vonfram toàn cầu, Nga cũng là nước cung cấp vonfram cho Mỹ nhưng cả Nga và Trung cộng đều là kẻ thù của Mỹ. Chiếm Núi Pháo, cắt nguồn vonfram cũng là một mưu đồ của Trung cộng. /.
.



[Image: OZtQ7S6.jpg]
Reply
#3
Quote:Originally Posted by cxxxx
Xác nhận là ung thư máu rồi kìa.
Lúc thì virus hiếm và độc hại, trên thế giới chưa có thuốc chữa (Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương chia sẻ với VnExpress)

Lúc thì ung thư gan

Giờ là ung thư máu (Theo GS-TS Phạm Gia Khải - nguyên Chủ tịch Hội đồng chuyên môn, cố vấn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương)

Rồi thì bị đầu độc các kiểu  .





21/09/2018



Reply
#4
[Image: GQoANfr.jpg]
https://www.facebook.com/VTPT.NBWP.NUS.S...6994553043?
Reply
#5
Lăng mộ rộng lớn cho ông Trần Đại Quang gặp phản ứng của dư luận
September 24, 2018

[Image: Lang-Tran-Dai-Quang-02.jpg?resize=696%2C462&ssl=1]Nơi an táng ông Trần Đại Quang, được công an và quân đội canh gác suốt ngày đêm. (Hình: Báo Dân Việt)

NINH BÌNH, Việt Nam (NV) – Nhiều báo tại Việt Nam đưa tin cả trăm chiếc xe cơ giới đủ loại đã được huy động để san ủi, dựng lễ đài tại khu mộ huyệt mà ông Trần Đại Quang, chủ tịch nhà nước CSVN, đã chuẩn bị từ lâu tại quê nhà cho mình sau khi chết.

Các báo như Dân Trí, Thanh Niên, Dân Việt,… tường thuật cho hay, đèn điện thắp sáng trưng hối hả làm cả ban đêm cho kịp. Hàng trăm dân làng đã bị trưng dụng để dọn dẹp đường xá, cắt tỉa cây cối.

Theo tường thuật, nơi chôn cất ông Quang vốn là đất ruộng của dân địa phương, nằm bên một con sông nhỏ, được gia đình ông mua rồi “dồn thửa” thành diện tích lớn mấy mẫu tây. Hai bên bờ sông được xây kè đá đẹp mắt.

Nhiều tờ báo ban đầu tường thuật, “khu đất này rộng khoảng 2-3 héc ta (20,000 – 30,000 m2), nằm trên cánh đồng lớn ở xã Quang Thiện, phía trước là ngôi làng gắn với tuổi thơ của Chủ tịch nước. Vị trí này cũng nằm sát quốc lộ 10, tuyến tránh thị trấn Phát Diệm, giao thông khá thuận tiện.” Nhưng sau đó các bài viết đã cắt bỏ chi tiết này.

Báo Dân Việt cho biết, “Lễ an táng từ 15 giờ 30 phút cùng ngày tại quê hương của Chủ tịch nước, xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.”

“Thông báo cũng nêu rõ, trong hai ngày Quốc tang (ngày 26 và 27.9.2018), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.”

Dân chúng bình luận trên mạng bầy tỏ sự ngạc nhiên về sự chuẩn bị cái “lăng mộ” của một “ông vua đỏ” chẳng khác gì chuẩn bị lăng mộ của những ông vua thời xưa, trong khi luật lệ của chế độ quy định mộ phần của người chết không quả 5 mét vuông.

[Image: Lang-Tran-Dai-Quang-01.jpg?resize=696%2C463&ssl=1]Nơi xây lăng mộ cho ông Trần Đại Quang được mô tả là cách quốc lộ 10 khoảng 2 km, thuộc xã Quang Thiện (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình). (Hình: Báo Dân Việt)

Trên trang “facebook Trương Huy San” nhà báo Osin-Huy Đức viết: “Một chính thể giành được quyền bởi cam kết với dân chúng dẹp bỏ những tàn dư phong kiến thì lãnh đạo không thể lăng tẩm như vua. Dùng tiền ngân sách đã không nên, dùng tiền tư càng khiến dân đặt thêm nhiều câu hỏi (không phải cứ Chủ tịch là “Bác”; không phải bất cứ ai đeo 4 sao đều như “Đại tướng”).”

“Đành rằng, nghĩa tử nghĩa tận. Đành rằng kỷ luật Đảng cũng như tố tụng cần một quy trình. Nhưng cái chết luôn là cơ hội để thiên hạ định luận. Sơn son thếp vàng cho những cái ngai đã mục ruỗng; ca tụng mà bất chấp dân chúng đang bàn tán… là cách tốt nhất để gửi đi những thông điệp tiêu cực.”

Facebooker “Lê Dũng Vova” nêu ra hàng loạt câu hỏi: “Dự án khu an táng ông Quang có diện tích như vậy thì còn lớn hơn cả diện tích nghĩa trang Mai Dịch hiện nay. Không rõ số đất nông nghiệp này được gia đình ông Quang mua khi nào hay nhà nước cấp theo tiêu chuẩn nào, qui định nào của pháp luật? Luật sử dụng tài nguyên đất đai điều khoản nào cho phép lấy đất hai lúa để chuyển đổi sang xây lăng mộ? Nếu mỗi công chức cấp cao lại chiếm vài héc ta để làm của riêng, xây lăng mộ thì còn đâu ruộng đất của quốc gia, của dân cấy trồng nữa?”
Tương tự, nhà báo Tâm Chánh, trên trang facebook cá nhân bình luận: “Con đường của những người cộng sản rồi cũng dừng lại…ở lăng mộ của họ.”

“Có thế thật, nhiều đảng viên cộng sản thời này, từ lãnh đạo cấp cao cho đến cấp tầm tầm, thấp thấp rầm rộ xây mộ, xây lăng, xây phủ, xây điện.”

“Mộ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đang gấp rút xây dựng trên một khu ruộng quê ông. Rộng đâu cỡ 3ha, bằng cỡ lăng Minh Mạng, cũng hào, cũng kè, cũng uy nghi bề thế. Nghe đâu ông Đỗ Mười, ông Lê Khả Phiêu cũng về với đất trên những mảnh ruộng nhiều hơn bình quân ruộng đất đầu người quê họ.”

“Đất đai nhỏ hẹp, ruộng đồng manh mún, để làm được khu mộ như vậy, phải hợp thửa. Ruộng đất vẫn là của sở hữu toàn dân, dân chỉ mới được quyền sử dụng có thời hạn. Trên đất ấy, lăng mộ vẫn được xây như đã là hương hoả của riêng, can gì thời hạn quyền sử dụng ngắn dài.”

Tại Việt Nam, đảng cộng sản dành hẳn nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội, làm nơi chôn cất các lãnh đạo chóp bu hay các quan chức cao cấp, các nhân vật có nhiều công trạng với chế độ. Tuy nhiên, nhiều năm qua nghĩa trang này gần như hết chỗ và phải mở rộng thêm khoảng 3,000m2. Đây có thể là một phần nguyên nhân khiến các cựu lãnh đạo, như Võ Nguyên Giáp, Phan Văn Khải, và bây giờ là Trần Đại Quang, chọn nơi an táng tại quê nhà. (KN-TN)
Reply