2018-09-21, 01:55 AM
https://nextshark.com/south-korean-paren...-bullying/
Bạo lực học đường quá kinh khủng, phụ huynh Hàn phải thuê gói dịch vụ từ xã hội đen để cứu con mình
00:03 | 19/09/2018
Nhiều phụ huynh Hàn Quốc đã thuê xã hội đen bảo đảm an toàn cho con cái họ ở trường. Dịch vụ "Những ông chú đáng sợ" gồm 3 gói: Ông Chú, Bằng Chứng và Dịch Vụ Kèm Theo.
Xã hội Hàn Quốc tồn tại nhiều góc khuất khiến người ta phải rùng mình. Một trong số đó là vấn nạn “bạo lực học đường” - chủ đề từng được nhắc tới nhiều lần trên phim ảnh.
Nữ chính Geum Jan Di trong Boys Over Flower cũng từng là nạn nhân của bạo lực học đường.
Nữ chính Lee Eun Bi liên tục bị bạn bè hành hung trong phim School 2015
Tuy nhiên, những vụ bắt nạt kinh hoàng mà chúng ta từng chứng kiến trên màn ảnh nhỏ đều đã được “nhẹ nhàng hóa”. Trong thực tế, bạo lực học đường tại Hàn Quốc đáng sợ hơn nhiều !
Năm 2011, cả Đại Hàn Dân Quốc khóc thương cho cậu bé Kwon Seung Min (13 tuổi) - người đã nhảy lầu và để lại thư tuyệt mệnh cho gia đình: “Con yêu bố mẹ, mọi người đừng buồn khi con ra đi. Con sẽ đợi ở thế giới bên kia”.
Theo hồ sơ vụ án do cảnh sát ghi lại, Seung Min từng bị bạn bè dìm vào nước, làm bỏng cánh tay và trói bằng dây điện. Những tên “ác quỷ nhí” cùng lớp cũng bắt Seung Min phải ăn đồ ăn rơi trên sàn nhà và xé sách giáo khoa của em.
Mọi chuyện phải tồi tệ đến mức nào mới khiến một cậu bé 13 tuổi phải tự kết liễu cuộc đời ?
Năm 2013, dư luận lại phải chứng kiến hậu quả của một vụ bạo lực học đường khác tại tỉnh Gyeong Sang. Nạn nhân là A - học sinh năm nhất trung học, chỉ vừa tròn 15 tuổi. A đã nhảy từ tầng 23 xuống vì không chịu được việc bị đánh đập và trấn lột tiền tại trường.
Năm 2015, một nghiên cứu sinh đã bị quát mắng thậm tệ chỉ vì ngủ gật trong quá trình học việc. Ba năm liên tiếp, người này bị một nam sinh khóa trên dùng gậy bóng chày đánh tím chân và ép uống cả nước bồn cầu.
Vết thương ở chân của nam sinh bị đánh bằng gậy bóng chày.
Tháng 9/2017, cảnh sát thành phố Busan tiếp nhận một vụ bắt nạt cực kì nghiêm trọng. Nhóm học sinh mới chỉ 14 tuổi đã xông vào đánh hội đồng một cô bé khác đến mức nạn nhân be bét máu và ngất lịm.
Toàn bộ màn đánh đập, bắt nạt của nhóm nữ sinh này đã bị camera an ninh quay lại. Nhóm nữ quái dùng ghế, thanh kim loại, chai rượu và cả những điếu thuốc đang cháy để hành hạ nữ sinh không chút thương tiếc. Đáng sợ hơn, chúng còn chụp ảnh nạn nhân để “khoe khoang chiến tích”.
Dù đã được làm mờ, không khó để nhận ra nạn nhân toàn thân be bét máu phải quỳ gối trước lũ bắt nạt.
Tình trạng thê thảm của cô bé 14 tuổi sau khi bị hành hạ.
Đoạn CCTV được công bố trên bản tin khiến nhiều người rùng mình.
Theo khảo sát của Văn Phòng Giáo Dục Thành Phố Seoul (SMOE) vào tháng 8/2018, số vụ bạo lực học đường đã tăng 25,5% so với cùng kì năm ngoái. Có khoảng 11.425 học sinh thừa nhận từng bị bắt nạt, trong đó độ tuổi tiểu học chiếm tỉ lệ cao nhất.
Báo cáo cũng cho biết hình thức bạo lực phổ biến nhất là cô lập (chiếm 35,1%), tiếp theo là đánh đập (12,2%) và các loại hình đe dọa khác.
Bạo lực học đường để lại hậu quả khủng khiếp cho nạn nhân, thế nhưng những kẻ gây ra nỗi đau vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật chỉ đơn giản bởi chúng “vẫn còn trong lứa tuổi học sinh”.
Những kẻ bắt nạt chẳng khác nào “ác quỷ đội lốt học sinh”
Chia sẻ với tờ Chosun Ilbo, bà Kim (47 tuổi) - mẹ của một nữ sinh trung học từng bị các bạn cùng lớp bắt nạt cho biết: “Thay vì báo cảnh sát, tôi muốn mọi chuyện được giải quyết thỏa đáng ở trường học. Thế nhưng ban giám hiệu chỉ tạm đình chỉ những kẻ đã đánh đập con tôi mà không có biện pháp răn đe mạnh tay. Vì vậy một thời gian sau, con tôi lại tiếp tục chịu đựng sự giày vò mỗi lần tới lớp”.
Xuất phát từ tâm thế bất bình với cách quản lý lỏng lẻo của nhà trường cũng như pháp luật, nhiều phụ huynh đã tìm đến dịch vụ “những ông chú đáng sợ”.
Trước vấn nạn bạo lực ngày một tăng cao, dịch vụ “những ông chú đáng sợ” đã ra đời.
Cụ thể, một doanh nghiệp của Hàn Quốc đang phát triển dịch vụ nhằm bảo vệ các học sinh hay bị bạn bè bắt nạt. Dịch vụ này gồm 3 gói: gói Ông Chú, gói Bằng Chứng và Dịch Vụ Kèm Theo.
Trong gói Ông Chú, một người đàn ông xăm trổ đầy mình với bộ dạng cao to sẽ đóng giả làm chú ruột của học sinh. “Chú” sẽ đưa ra những lời cảnh báo nghiêm khắc cho kẻ bắt nạt và hậu thuẫn học sinh trên đường tới trường cũng như về nhà. Chi phí cho dịch vụ này là 500 nghìn won (450 US) mỗi ngày.
Hình minh họa
Ở gói Bằng Chứng, “ông chú” bặm trợn sẽ bí mật giám sát học sinh và chụp hình về việc bắt nạt. Sau đó gửi bằng chứng cho nhà trường và đe dọa họ: “Tôi sẽ gửi đơn khiếu nại chính thức lên cấp cao hơn nếu các người không điều tra chuyện này. Chúng tôi muốn có giải pháp rõ ràng”. Gói Bằng Chứng tiêu tốn khoảng 400 nghìn won (360 US).
Cuối cùng với Dịch Vụ Đi Kèm, “người chú đáng sợ” sẽ đến tận nơi làm việc của cha mẹ những kẻ bắt nạt và lan truyền thông tin về hành vi sai trái mà con cái họ gây ra. Sau 4 lần gây náo loạn cơ quan, người chú sẽ nhận được 2 triệu won (1800 US).
Thật bất ngờ, loại hình dịch vụ nghe có phần kì quái và cực tốn kém này lại đang rất thịnh hành tại Hàn Quốc. “Những ông chú đáng sợ” giúp phụ huynh giải quyết mọi chuyện một cách nhanh gọn, hợp lí thay vì đợi chờ nhà trường mòn mỏi để rồi nhận về kết quả chẳng mấy khả quan.
Tự bao giờ người dân xứ Kim chi đã chọn cách tin tưởng xã hội đen - những kẻ từng bị coi là “cặn bã của xã hội” hơn cả các cơ quan có thẩm quyền, những người cầm nắm cán cân công lý ?
Dường như tại thời điểm này, dịch vụ “ông chú đáng sợ” là phương án ổn thỏa nhất để dập tắt nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên về lâu về dài, liệu vấn đề nhức nhối trên có thể chấm dứt hoàn toàn nhờ bàn tay “kẻ ác”?
Trả lời câu hỏi trên, giáo sư Kim Yoon Tae - trưởng khoa Xã hội tại Đại học Hàn Quốc cho biết: “Tôi thật sự lo ngại về những màn trả đũa bất hợp pháp. Thực tế, cách trả thù cá nhân chỉ là một hình thức bạo lực khác mà thôi. Bạo lực học đường cần được giải quyết bằng cách cải thiện hệ thống”.
Đúng vậy, bạo lực học đường chỉ có thể giải quyết triệt để bằng cách cải thiện hệ thống pháp luật và giáo dục. Gần đây, chính quyền thành phố Seoul đã tìm cách hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự từ 14 xuống còn 13 tuổi. Điều này làm cho những kẻ “côn đồ khoác áo học sinh” không thể dễ dàng thoát tội như trước nữa.
Những kẻ bắt nạt cần đối mặt với mức án thích đáng.
Tiếp đó, việc giáo dục nhân cách con người cũng cần được đẩy mạnh bởi đó mới chính là nguồn cơn của mọi sự việc. Trước khi học kiến thức, nhà trường nên chú trọng dạy các em cách làm người trước tiên. Các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm nhiều hơn tới tâm lý của con cái mình thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số.
Bạo lực học đường chẳng thể chấm dứt nhờ tay của “những ông chú đáng sợ”. Song chắc chắn nó không thể tồn tại ở thế giới mà con người ta sống với nhau bằng tình yêu và lòng nhân ái.
Bạo lực học đường quá kinh khủng, phụ huynh Hàn phải thuê gói dịch vụ từ xã hội đen để cứu con mình
00:03 | 19/09/2018
Nhiều phụ huynh Hàn Quốc đã thuê xã hội đen bảo đảm an toàn cho con cái họ ở trường. Dịch vụ "Những ông chú đáng sợ" gồm 3 gói: Ông Chú, Bằng Chứng và Dịch Vụ Kèm Theo.
Xã hội Hàn Quốc tồn tại nhiều góc khuất khiến người ta phải rùng mình. Một trong số đó là vấn nạn “bạo lực học đường” - chủ đề từng được nhắc tới nhiều lần trên phim ảnh.
Nữ chính Geum Jan Di trong Boys Over Flower cũng từng là nạn nhân của bạo lực học đường.
Nữ chính Lee Eun Bi liên tục bị bạn bè hành hung trong phim School 2015
Tuy nhiên, những vụ bắt nạt kinh hoàng mà chúng ta từng chứng kiến trên màn ảnh nhỏ đều đã được “nhẹ nhàng hóa”. Trong thực tế, bạo lực học đường tại Hàn Quốc đáng sợ hơn nhiều !
Những vụ việc gây chấn động dư luận
Năm 2011, cả Đại Hàn Dân Quốc khóc thương cho cậu bé Kwon Seung Min (13 tuổi) - người đã nhảy lầu và để lại thư tuyệt mệnh cho gia đình: “Con yêu bố mẹ, mọi người đừng buồn khi con ra đi. Con sẽ đợi ở thế giới bên kia”.
Theo hồ sơ vụ án do cảnh sát ghi lại, Seung Min từng bị bạn bè dìm vào nước, làm bỏng cánh tay và trói bằng dây điện. Những tên “ác quỷ nhí” cùng lớp cũng bắt Seung Min phải ăn đồ ăn rơi trên sàn nhà và xé sách giáo khoa của em.
Mọi chuyện phải tồi tệ đến mức nào mới khiến một cậu bé 13 tuổi phải tự kết liễu cuộc đời ?
Năm 2013, dư luận lại phải chứng kiến hậu quả của một vụ bạo lực học đường khác tại tỉnh Gyeong Sang. Nạn nhân là A - học sinh năm nhất trung học, chỉ vừa tròn 15 tuổi. A đã nhảy từ tầng 23 xuống vì không chịu được việc bị đánh đập và trấn lột tiền tại trường.
Năm 2015, một nghiên cứu sinh đã bị quát mắng thậm tệ chỉ vì ngủ gật trong quá trình học việc. Ba năm liên tiếp, người này bị một nam sinh khóa trên dùng gậy bóng chày đánh tím chân và ép uống cả nước bồn cầu.
Vết thương ở chân của nam sinh bị đánh bằng gậy bóng chày.
Tháng 9/2017, cảnh sát thành phố Busan tiếp nhận một vụ bắt nạt cực kì nghiêm trọng. Nhóm học sinh mới chỉ 14 tuổi đã xông vào đánh hội đồng một cô bé khác đến mức nạn nhân be bét máu và ngất lịm.
Toàn bộ màn đánh đập, bắt nạt của nhóm nữ sinh này đã bị camera an ninh quay lại. Nhóm nữ quái dùng ghế, thanh kim loại, chai rượu và cả những điếu thuốc đang cháy để hành hạ nữ sinh không chút thương tiếc. Đáng sợ hơn, chúng còn chụp ảnh nạn nhân để “khoe khoang chiến tích”.
Dù đã được làm mờ, không khó để nhận ra nạn nhân toàn thân be bét máu phải quỳ gối trước lũ bắt nạt.
Tình trạng thê thảm của cô bé 14 tuổi sau khi bị hành hạ.
Đoạn CCTV được công bố trên bản tin khiến nhiều người rùng mình.
Theo khảo sát của Văn Phòng Giáo Dục Thành Phố Seoul (SMOE) vào tháng 8/2018, số vụ bạo lực học đường đã tăng 25,5% so với cùng kì năm ngoái. Có khoảng 11.425 học sinh thừa nhận từng bị bắt nạt, trong đó độ tuổi tiểu học chiếm tỉ lệ cao nhất.
Báo cáo cũng cho biết hình thức bạo lực phổ biến nhất là cô lập (chiếm 35,1%), tiếp theo là đánh đập (12,2%) và các loại hình đe dọa khác.
Nhà trường làm ngơ, phụ huynh phải tìm đến “luật rừng”
Bạo lực học đường để lại hậu quả khủng khiếp cho nạn nhân, thế nhưng những kẻ gây ra nỗi đau vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật chỉ đơn giản bởi chúng “vẫn còn trong lứa tuổi học sinh”.
Những kẻ bắt nạt chẳng khác nào “ác quỷ đội lốt học sinh”
Chia sẻ với tờ Chosun Ilbo, bà Kim (47 tuổi) - mẹ của một nữ sinh trung học từng bị các bạn cùng lớp bắt nạt cho biết: “Thay vì báo cảnh sát, tôi muốn mọi chuyện được giải quyết thỏa đáng ở trường học. Thế nhưng ban giám hiệu chỉ tạm đình chỉ những kẻ đã đánh đập con tôi mà không có biện pháp răn đe mạnh tay. Vì vậy một thời gian sau, con tôi lại tiếp tục chịu đựng sự giày vò mỗi lần tới lớp”.
Xuất phát từ tâm thế bất bình với cách quản lý lỏng lẻo của nhà trường cũng như pháp luật, nhiều phụ huynh đã tìm đến dịch vụ “những ông chú đáng sợ”.
Trước vấn nạn bạo lực ngày một tăng cao, dịch vụ “những ông chú đáng sợ” đã ra đời.
Cụ thể, một doanh nghiệp của Hàn Quốc đang phát triển dịch vụ nhằm bảo vệ các học sinh hay bị bạn bè bắt nạt. Dịch vụ này gồm 3 gói: gói Ông Chú, gói Bằng Chứng và Dịch Vụ Kèm Theo.
Trong gói Ông Chú, một người đàn ông xăm trổ đầy mình với bộ dạng cao to sẽ đóng giả làm chú ruột của học sinh. “Chú” sẽ đưa ra những lời cảnh báo nghiêm khắc cho kẻ bắt nạt và hậu thuẫn học sinh trên đường tới trường cũng như về nhà. Chi phí cho dịch vụ này là 500 nghìn won (450 US) mỗi ngày.
Hình minh họa
Ở gói Bằng Chứng, “ông chú” bặm trợn sẽ bí mật giám sát học sinh và chụp hình về việc bắt nạt. Sau đó gửi bằng chứng cho nhà trường và đe dọa họ: “Tôi sẽ gửi đơn khiếu nại chính thức lên cấp cao hơn nếu các người không điều tra chuyện này. Chúng tôi muốn có giải pháp rõ ràng”. Gói Bằng Chứng tiêu tốn khoảng 400 nghìn won (360 US).
Cuối cùng với Dịch Vụ Đi Kèm, “người chú đáng sợ” sẽ đến tận nơi làm việc của cha mẹ những kẻ bắt nạt và lan truyền thông tin về hành vi sai trái mà con cái họ gây ra. Sau 4 lần gây náo loạn cơ quan, người chú sẽ nhận được 2 triệu won (1800 US).
Liệu bạo lực có thật sự kết thúc nhờ tay “kẻ ác” ?
Thật bất ngờ, loại hình dịch vụ nghe có phần kì quái và cực tốn kém này lại đang rất thịnh hành tại Hàn Quốc. “Những ông chú đáng sợ” giúp phụ huynh giải quyết mọi chuyện một cách nhanh gọn, hợp lí thay vì đợi chờ nhà trường mòn mỏi để rồi nhận về kết quả chẳng mấy khả quan.
Tự bao giờ người dân xứ Kim chi đã chọn cách tin tưởng xã hội đen - những kẻ từng bị coi là “cặn bã của xã hội” hơn cả các cơ quan có thẩm quyền, những người cầm nắm cán cân công lý ?
Dường như tại thời điểm này, dịch vụ “ông chú đáng sợ” là phương án ổn thỏa nhất để dập tắt nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên về lâu về dài, liệu vấn đề nhức nhối trên có thể chấm dứt hoàn toàn nhờ bàn tay “kẻ ác”?
Trả lời câu hỏi trên, giáo sư Kim Yoon Tae - trưởng khoa Xã hội tại Đại học Hàn Quốc cho biết: “Tôi thật sự lo ngại về những màn trả đũa bất hợp pháp. Thực tế, cách trả thù cá nhân chỉ là một hình thức bạo lực khác mà thôi. Bạo lực học đường cần được giải quyết bằng cách cải thiện hệ thống”.
Đúng vậy, bạo lực học đường chỉ có thể giải quyết triệt để bằng cách cải thiện hệ thống pháp luật và giáo dục. Gần đây, chính quyền thành phố Seoul đã tìm cách hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự từ 14 xuống còn 13 tuổi. Điều này làm cho những kẻ “côn đồ khoác áo học sinh” không thể dễ dàng thoát tội như trước nữa.
Những kẻ bắt nạt cần đối mặt với mức án thích đáng.
Tiếp đó, việc giáo dục nhân cách con người cũng cần được đẩy mạnh bởi đó mới chính là nguồn cơn của mọi sự việc. Trước khi học kiến thức, nhà trường nên chú trọng dạy các em cách làm người trước tiên. Các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm nhiều hơn tới tâm lý của con cái mình thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số.
Bạo lực học đường chẳng thể chấm dứt nhờ tay của “những ông chú đáng sợ”. Song chắc chắn nó không thể tồn tại ở thế giới mà con người ta sống với nhau bằng tình yêu và lòng nhân ái.