2018-09-20, 11:55 PM
https://khn.org/news/medicare-takes-aim-...-patients/
‘Trở đi trở lại bệnh viện,’ nỗi khổ của bệnh nhân ở nhà dưỡng lão
Jordan Rau (Kaiser Health News)
September 19, 2018
Bà Deborah Ann Favorite ngồi trong căn chúng cư của mình. Mẹ của bà qua đời sau thiếu sót về uống thuốc tuyến giáp. (Hình: Heidi de Marco/KHN)
“Ôi lạy Chúa, mình làm bà ấy té rồi!” Bà Sandra Snipes nghe nhân viên nhà dưỡng lão kêu lên khi bà ngã xuống sàn nhà. Bà ngã xuống phía bên phải, nơi mới được thay khớp hông. Bà khóc lớn vì đau. Bác sĩ cho biết bà bị trật khớp hông.
Đó không phải là chấn thương duy nhất mà bà Snipes, khi đó 61 tuổi, bị trong năm 2011 tại trung tâm Richmond Pines Healthcare & Rehabilitation Center ở Hamlet, tiểu bang North Carolina. Các y tá bị cáo buộc đã tiêm một loại thuốc làm loãng máu cực mạnh cho bà hai lần mỗi ngày, dù bác sĩ dặn phải ngưng.
“Mẹ tôi nói bà cảm thấy rất mệt mỏi.” Con gái bà Snipes là Laura Clark nói trong một cuộc phỏng vấn. “Các y tá nói mẹ tôi bị trầm cảm và không tập thể dục. Tôi nói không phải đâu, có điều gì đó không ổn.”
Các con của bà cũng thấy vết mổ của mẹ mình bị nhiễm trùng và ruồi nhặng bu. Sau 11 ngày vào viện dưỡng lão để được chăm sóc vì mổ khớp hông, bà phải trở lại bệnh viện.
Vụ té ngã và những cáo buộc sơ sót chăm sóc sức khỏe khác khiến Clark và gia đình nộp đơn kiện nhà dưỡng lão. Trung tâm Richmond Pines từ chối nói về vụ kiện. Năm 2017, nhà dưỡng lão đồng ý trả cho gia đình Snipes $1.4 triệu để dàn xếp vụ kiện.
Không chỉ có trường hợp bà Snipes, những vụ trở lại nhà thương từ viện dưỡng lão không phải là chuyện lạ.
Tại California, 20% trong số 1,201 nhà dưỡng lão đã đưa ít nhất 24% số bệnh nhân Medicare trở lại bệnh viện, theo phân tích dữ liệu của Kaiser Health News.
Tính theo chiều ngược lại, 1/5 số nhà dưỡng lão với số tái nhập bệnh viện thấp nhất đã gởi dưới 18% số bệnh nhân Medicare vào bệnh viện.
Vì bệnh viện thúc đẩy bệnh nhân xuất viện sớm, nhà dưỡng lão bị tràn ngập bệnh nhân. Nhưng nhiều nhà dưỡng lão với số nhân viên ít ỏi, thường không giải quyết nổi những rắc rối của người bệnh hoặc gây thêm những vấn đề mới do không chú ý hoặc không nhận được hướng dẫn chính xác từ bác sĩ.
Bị kẹt ở giữa, người bệnh có thể trở thành nạn nhân. Theo hồ sơ của liên bang, 20% số bệnh nhân Medicare được đưa thẳng từ bệnh viện vào nhà dưỡng lão đã quay trở lại trong vòng 30 ngày. Các trường hợp này thường có thể ngừa trước được như cơ thể bị thiếu nước, nhiễm trùng hay sơ sót, sai lầm khi dùng thuốc. Những vụ tái nhập bệnh viện này thường xảy ra trong số 27% tổng số người có Medicare.
Nhà dưỡng lão nhiều chục năm qua được ưu đãi từ những chính sách trả tiền của chính phủ. Chính sách này cho cả nhà dưỡng lão và bệnh viện những ưu đãi tài chánh để phối hợp điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Hậu quả là, những bệnh nhân dễ bị tổn thương nhất trở thành quả banh bị “đánh qua đánh lại” giữa hai nơi, gây cho họ nhiều rắc rối.
Trong những năm gần đây chính phủ bắt đầu giải quyết vấn đề. Năm 2013, Medicare bắt đầu xử phạt những bệnh viện có số bệnh nhân tái nhập viện cao trong nỗ lực giảm thiểu số xuất viện sớm và khuyến khích chuyển bệnh nhân vào những nhà dưỡng lão có hồ sơ theo dõi tốt.
Bắt đầu từ Tháng Mười năm nay, chính phủ sẽ giải quyết cụ thể bằng việc thưởng hay xử phạt nhà dưỡng lão tùy vào số bệnh nhân bị đưa trở lại bệnh viện. Những vụ tái nhập bệnh viện vì những vấn đề có thể tránh được đã giảm xuống 10.8% năm 2016 so với 12.4 % năm 2011, theo Ủy Ban Cố Vấn Trả Tiền Medicare (Congress’ Medicare Payment Advisory Commission – MedPAC).
Cánh cửa quay vòng này là một “sản phẩm phụ không mong muốn” của chính sách thanh toán tiền sẵn có từ lâu. Medicare trả cho bệnh viện một giá tiền ấn định sẵn tùy vào thời gian trung bình để điều trị một bệnh nhân với một bệnh đã được chẩn đoán. Điều đó có nghĩa là, bệnh viện được lợi hơn khi cho bệnh nhân xuất viện sớm và bị mất tiền khi giữ bệnh nhân lại lâu hơn, mặc dù một bệnh nhân cao niên có thể cần thêm vài ngày nằm viện.
Nhưng ngược lại nhà dưỡng lão phải gởi bệnh nhân về lại bệnh viện. Vì giữ bệnh nhân thì đòi hỏi phải khám bệnh thường xuyên và những xét nghiệm, tất cả tăng thêm chi phí cho nhà dưỡng lão.
Ngoài ra, đa số người ở nhà dưỡng lão được Medicaid trả tiền. Medicaid là chương trình y tế liên bang cho người nghèo, thường là loại bảo hiểm được trả tiền ít nhất.
Nếu nhà dưỡng lão gởi một thân chủ có Medicaid vào bệnh viện, người này thường trở lại được tối đa 100 ngày do Medicare đài thọ. Trong vài tiểu bang, Medicaid trả một chi phí “giữ chỗ” khi một bệnh nhân nhập viện.
Không có điều nào tốt cho bệnh nhân cả. Người ở nhà dưỡng lão khi về lại từ bệnh viện thường trở nên hoang mang hơn hoặc bị một nhiễm trùng mới, theo ông David Gifford, phó chủ tịch về phẩm chất và sự vụ pháp lý tại American Health Care Association. “Và họ chẳng bao giờ trở lại bình thường hẳn,” ông nói.
Bà Deborah Ann Favorite cầm di ảnh của mẹ mình, Elaine Essa. (Hình: Heidi de Marco/KHN)
“Bà ấy trông như một chiếc khăn ướt”
Thiếu giao tiếp cần thiết giữa bác sĩ và nhà dưỡng lão là một lý do tái diễn của những vụ tái nhập viện. Bà Elaine Essa, 82 tuổi, sống tại một nhà dưỡng lão ở Lancaster, California. Năm 2013 bà bị sưng phổi và phải vào bệnh viện. Bà uống thuốc tuyến giáp kể từ khi cắt bỏ tuyến giáp ở tuổi thiếu niên.
Khi bà trở về nhà dưỡng lão (bây giờ là trung tâm Wellsprings Post Acute Care Canter) bác sĩ quên một chỉ dẫn tối quan trọng là tiếp tục uống thuốc tuyến giáp, theo đơn kiện của gia đình bà.
Nhà dưỡng lão có gọi bác sĩ của bà Essa để lấy toa thuốc, nhưng ông không hề gọi lại.
Không có thuốc, bà Essa ăn không ngon miệng, bà bị tăng cân và luôn mệt mỏi – dấu hiệu của thiếu quân bình tuyến giáp, theo ông Ben Yeroushalmi, luật sư của gia đình bà trong vụ kiện.
Bác sĩ của bà Essa trong nhóm Garrison Family Medical Group không hề đến thăm, chỉ có y tá. Ông bác sĩ, cũng như nhân viên nhà dưỡng lão, không biết được nguyên nhân sức khỏe suy giảm của bà, mặc dù vấn đề tuyến giáp được ghi rõ trong hồ sơ bệnh lý.
Ba tháng sau khi trở về từ nhà thương, “trông bà như cái khăn ướt, mặt bà tái mét,” theo tờ khai của Donna Jo Duncan, con gái bà Essa. Duncan đòi nhà dưỡng lão đo huyết áp của mẹ mình. Sau khi họ đo, một người quản lý chạy tới và kêu lên, “Gọi ngay xe cứu thương,” theo tờ khai của Duncan.
Tại nhà thương, bác sĩ nói xét nghiệm mức nội tiết tuyến giáp ở “số không” – Deborah Ann Favorite, một người con gái khác của bà Essa, nhắc lại trong một cuộc phỏng vấn. Bác sĩ nói, “Tôi không thể tin nổi bà này vẫn còn sống.”
Bà Essa qua đời vào tháng sau. Nhà dưỡng lão và phòng mạch bác sĩ dàn xếp vụ kiện với một số tiền đươc giữ kín. Cynthia Schein, một luật sư của nhà dưỡng lão, từ chối bàn về vụ kiện ngoài câu phát biểu “đã được dàn xếp ổn thỏa cho đôi bên.” Vụ kiện vẫn tiếp tục kiện một bác sĩ khác – vị này từ chối không trả lời yêu cầu bình luận.
Những rủi ro khi không khuyến khích nhập viện
Theo phân tích dữ liệu của Kaiser Health News trên trang mạng Medicare’s Nursing Home Compare: Tính trên số 15,630 nhà dưỡng lão toàn quốc thì có 1/5 đã đưa hơn 25% bệnh nhân trở lại bệnh viện. Những nhà dưỡng lão có số tái nhập viện ít nhất cũng đưa khoảng gần 17% bệnh nhân vào bệnh viện.
Nhiều chuyên gia về chính sách y tế nói những xử phạt sắp tới sẽ áp lực nhà dưỡng lão đưa ít bệnh nhân vào bệnh viện. Nhưng những nhà tranh đấu cho quyền lợi bệnh nhân sợ rằng, việc cổ động chống lại việc đưa bệnh nhân nhà dưỡng lão vào bệnh viện có thể có tác dụng ngược, nhất là khi Medicare bắt đầu kết nối tỷ lệ tái nhập bệnh viện với thanh toán tiền.
“Chúng ta luôn luôn lo rằng những nhà dưỡng lão phẩm chất kém sẽ nghĩ ‘Đừng gửi bệnh nhân vào bệnh viện’” lời ông Tony Chicotel, một luật sư của California Advocates for Nursing Home Reform, cơ quan bất vụ lợi tại San Francisco.
Nhà dưỡng lão Richmond Pines, nơi bà Sandra Snipes cư ngụ, có số bệnh nhân tái nhập viện cao hơn tỷ lệ trung bình 25%, theo hồ sơ liên bang. Nhưng Luật Sư Kyle Nutt của gia đình nói, vụ kiện chỉ ra rằng các y tá lúc đầu cưỡng lại việc đưa bà Snipes tái nhập viện, vì họ cho rằng bà chỉ “buồn ngủ” thôi.
Sau khi bà Snipes vào bệnh viện, họ ngưng thuốc làm loãng máu, nắn lại khớp hông, và bà lại xuất viện để tới một nhà dưỡng lão khác. Nhưng việc ra vào nhà thương của bà chưa chấm dứt. Khi có dấu hiệu bị nhiễm trùng trở lại, nhà dưỡng lão thứ hai tiếp tục đưa bà trở lại một bệnh viện khác.
Cuối cùng, bác sĩ tháo khớp hông giả và lấy ra hơn một lít máu cục và tế bào bị nhiễm trùng. Luật Sư Nutt nói, nếu như y tá của Richmond Pines “khám phá kịp thời vụ tiêm thuốc làm loãng máu ngay tức khắc thì những sự việc này đã không xảy ra.”
Bà Snipes về nhà và không bao giờ có thể đi lại được nữa. Chồng của bà, ông William, chăm sóc bà cho đến khi bà qua đời năm 2015, người con gái tên Clark nói.
“Mẹ tôi không muốn trở vào nhà dưỡng lão,” bà Clark nói. “Bà ấy rất khiếp sợ.”
(*) Bài này Kaiser Health News phát hành, chương trình độc lập của Kaiser Familoy Foundation.
‘Trở đi trở lại bệnh viện,’ nỗi khổ của bệnh nhân ở nhà dưỡng lão
Jordan Rau (Kaiser Health News)
September 19, 2018
Bà Deborah Ann Favorite ngồi trong căn chúng cư của mình. Mẹ của bà qua đời sau thiếu sót về uống thuốc tuyến giáp. (Hình: Heidi de Marco/KHN)
“Ôi lạy Chúa, mình làm bà ấy té rồi!” Bà Sandra Snipes nghe nhân viên nhà dưỡng lão kêu lên khi bà ngã xuống sàn nhà. Bà ngã xuống phía bên phải, nơi mới được thay khớp hông. Bà khóc lớn vì đau. Bác sĩ cho biết bà bị trật khớp hông.
Đó không phải là chấn thương duy nhất mà bà Snipes, khi đó 61 tuổi, bị trong năm 2011 tại trung tâm Richmond Pines Healthcare & Rehabilitation Center ở Hamlet, tiểu bang North Carolina. Các y tá bị cáo buộc đã tiêm một loại thuốc làm loãng máu cực mạnh cho bà hai lần mỗi ngày, dù bác sĩ dặn phải ngưng.
“Mẹ tôi nói bà cảm thấy rất mệt mỏi.” Con gái bà Snipes là Laura Clark nói trong một cuộc phỏng vấn. “Các y tá nói mẹ tôi bị trầm cảm và không tập thể dục. Tôi nói không phải đâu, có điều gì đó không ổn.”
Các con của bà cũng thấy vết mổ của mẹ mình bị nhiễm trùng và ruồi nhặng bu. Sau 11 ngày vào viện dưỡng lão để được chăm sóc vì mổ khớp hông, bà phải trở lại bệnh viện.
Vụ té ngã và những cáo buộc sơ sót chăm sóc sức khỏe khác khiến Clark và gia đình nộp đơn kiện nhà dưỡng lão. Trung tâm Richmond Pines từ chối nói về vụ kiện. Năm 2017, nhà dưỡng lão đồng ý trả cho gia đình Snipes $1.4 triệu để dàn xếp vụ kiện.
Không chỉ có trường hợp bà Snipes, những vụ trở lại nhà thương từ viện dưỡng lão không phải là chuyện lạ.
Tại California, 20% trong số 1,201 nhà dưỡng lão đã đưa ít nhất 24% số bệnh nhân Medicare trở lại bệnh viện, theo phân tích dữ liệu của Kaiser Health News.
Tính theo chiều ngược lại, 1/5 số nhà dưỡng lão với số tái nhập bệnh viện thấp nhất đã gởi dưới 18% số bệnh nhân Medicare vào bệnh viện.
Vì bệnh viện thúc đẩy bệnh nhân xuất viện sớm, nhà dưỡng lão bị tràn ngập bệnh nhân. Nhưng nhiều nhà dưỡng lão với số nhân viên ít ỏi, thường không giải quyết nổi những rắc rối của người bệnh hoặc gây thêm những vấn đề mới do không chú ý hoặc không nhận được hướng dẫn chính xác từ bác sĩ.
Bị kẹt ở giữa, người bệnh có thể trở thành nạn nhân. Theo hồ sơ của liên bang, 20% số bệnh nhân Medicare được đưa thẳng từ bệnh viện vào nhà dưỡng lão đã quay trở lại trong vòng 30 ngày. Các trường hợp này thường có thể ngừa trước được như cơ thể bị thiếu nước, nhiễm trùng hay sơ sót, sai lầm khi dùng thuốc. Những vụ tái nhập bệnh viện này thường xảy ra trong số 27% tổng số người có Medicare.
Nhà dưỡng lão nhiều chục năm qua được ưu đãi từ những chính sách trả tiền của chính phủ. Chính sách này cho cả nhà dưỡng lão và bệnh viện những ưu đãi tài chánh để phối hợp điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Hậu quả là, những bệnh nhân dễ bị tổn thương nhất trở thành quả banh bị “đánh qua đánh lại” giữa hai nơi, gây cho họ nhiều rắc rối.
Trong những năm gần đây chính phủ bắt đầu giải quyết vấn đề. Năm 2013, Medicare bắt đầu xử phạt những bệnh viện có số bệnh nhân tái nhập viện cao trong nỗ lực giảm thiểu số xuất viện sớm và khuyến khích chuyển bệnh nhân vào những nhà dưỡng lão có hồ sơ theo dõi tốt.
Bắt đầu từ Tháng Mười năm nay, chính phủ sẽ giải quyết cụ thể bằng việc thưởng hay xử phạt nhà dưỡng lão tùy vào số bệnh nhân bị đưa trở lại bệnh viện. Những vụ tái nhập bệnh viện vì những vấn đề có thể tránh được đã giảm xuống 10.8% năm 2016 so với 12.4 % năm 2011, theo Ủy Ban Cố Vấn Trả Tiền Medicare (Congress’ Medicare Payment Advisory Commission – MedPAC).
Cánh cửa quay vòng này là một “sản phẩm phụ không mong muốn” của chính sách thanh toán tiền sẵn có từ lâu. Medicare trả cho bệnh viện một giá tiền ấn định sẵn tùy vào thời gian trung bình để điều trị một bệnh nhân với một bệnh đã được chẩn đoán. Điều đó có nghĩa là, bệnh viện được lợi hơn khi cho bệnh nhân xuất viện sớm và bị mất tiền khi giữ bệnh nhân lại lâu hơn, mặc dù một bệnh nhân cao niên có thể cần thêm vài ngày nằm viện.
Nhưng ngược lại nhà dưỡng lão phải gởi bệnh nhân về lại bệnh viện. Vì giữ bệnh nhân thì đòi hỏi phải khám bệnh thường xuyên và những xét nghiệm, tất cả tăng thêm chi phí cho nhà dưỡng lão.
Ngoài ra, đa số người ở nhà dưỡng lão được Medicaid trả tiền. Medicaid là chương trình y tế liên bang cho người nghèo, thường là loại bảo hiểm được trả tiền ít nhất.
Nếu nhà dưỡng lão gởi một thân chủ có Medicaid vào bệnh viện, người này thường trở lại được tối đa 100 ngày do Medicare đài thọ. Trong vài tiểu bang, Medicaid trả một chi phí “giữ chỗ” khi một bệnh nhân nhập viện.
Không có điều nào tốt cho bệnh nhân cả. Người ở nhà dưỡng lão khi về lại từ bệnh viện thường trở nên hoang mang hơn hoặc bị một nhiễm trùng mới, theo ông David Gifford, phó chủ tịch về phẩm chất và sự vụ pháp lý tại American Health Care Association. “Và họ chẳng bao giờ trở lại bình thường hẳn,” ông nói.
Bà Deborah Ann Favorite cầm di ảnh của mẹ mình, Elaine Essa. (Hình: Heidi de Marco/KHN)
“Bà ấy trông như một chiếc khăn ướt”
Thiếu giao tiếp cần thiết giữa bác sĩ và nhà dưỡng lão là một lý do tái diễn của những vụ tái nhập viện. Bà Elaine Essa, 82 tuổi, sống tại một nhà dưỡng lão ở Lancaster, California. Năm 2013 bà bị sưng phổi và phải vào bệnh viện. Bà uống thuốc tuyến giáp kể từ khi cắt bỏ tuyến giáp ở tuổi thiếu niên.
Khi bà trở về nhà dưỡng lão (bây giờ là trung tâm Wellsprings Post Acute Care Canter) bác sĩ quên một chỉ dẫn tối quan trọng là tiếp tục uống thuốc tuyến giáp, theo đơn kiện của gia đình bà.
Nhà dưỡng lão có gọi bác sĩ của bà Essa để lấy toa thuốc, nhưng ông không hề gọi lại.
Không có thuốc, bà Essa ăn không ngon miệng, bà bị tăng cân và luôn mệt mỏi – dấu hiệu của thiếu quân bình tuyến giáp, theo ông Ben Yeroushalmi, luật sư của gia đình bà trong vụ kiện.
Bác sĩ của bà Essa trong nhóm Garrison Family Medical Group không hề đến thăm, chỉ có y tá. Ông bác sĩ, cũng như nhân viên nhà dưỡng lão, không biết được nguyên nhân sức khỏe suy giảm của bà, mặc dù vấn đề tuyến giáp được ghi rõ trong hồ sơ bệnh lý.
Ba tháng sau khi trở về từ nhà thương, “trông bà như cái khăn ướt, mặt bà tái mét,” theo tờ khai của Donna Jo Duncan, con gái bà Essa. Duncan đòi nhà dưỡng lão đo huyết áp của mẹ mình. Sau khi họ đo, một người quản lý chạy tới và kêu lên, “Gọi ngay xe cứu thương,” theo tờ khai của Duncan.
Tại nhà thương, bác sĩ nói xét nghiệm mức nội tiết tuyến giáp ở “số không” – Deborah Ann Favorite, một người con gái khác của bà Essa, nhắc lại trong một cuộc phỏng vấn. Bác sĩ nói, “Tôi không thể tin nổi bà này vẫn còn sống.”
Bà Essa qua đời vào tháng sau. Nhà dưỡng lão và phòng mạch bác sĩ dàn xếp vụ kiện với một số tiền đươc giữ kín. Cynthia Schein, một luật sư của nhà dưỡng lão, từ chối bàn về vụ kiện ngoài câu phát biểu “đã được dàn xếp ổn thỏa cho đôi bên.” Vụ kiện vẫn tiếp tục kiện một bác sĩ khác – vị này từ chối không trả lời yêu cầu bình luận.
Những rủi ro khi không khuyến khích nhập viện
Theo phân tích dữ liệu của Kaiser Health News trên trang mạng Medicare’s Nursing Home Compare: Tính trên số 15,630 nhà dưỡng lão toàn quốc thì có 1/5 đã đưa hơn 25% bệnh nhân trở lại bệnh viện. Những nhà dưỡng lão có số tái nhập viện ít nhất cũng đưa khoảng gần 17% bệnh nhân vào bệnh viện.
Nhiều chuyên gia về chính sách y tế nói những xử phạt sắp tới sẽ áp lực nhà dưỡng lão đưa ít bệnh nhân vào bệnh viện. Nhưng những nhà tranh đấu cho quyền lợi bệnh nhân sợ rằng, việc cổ động chống lại việc đưa bệnh nhân nhà dưỡng lão vào bệnh viện có thể có tác dụng ngược, nhất là khi Medicare bắt đầu kết nối tỷ lệ tái nhập bệnh viện với thanh toán tiền.
“Chúng ta luôn luôn lo rằng những nhà dưỡng lão phẩm chất kém sẽ nghĩ ‘Đừng gửi bệnh nhân vào bệnh viện’” lời ông Tony Chicotel, một luật sư của California Advocates for Nursing Home Reform, cơ quan bất vụ lợi tại San Francisco.
Nhà dưỡng lão Richmond Pines, nơi bà Sandra Snipes cư ngụ, có số bệnh nhân tái nhập viện cao hơn tỷ lệ trung bình 25%, theo hồ sơ liên bang. Nhưng Luật Sư Kyle Nutt của gia đình nói, vụ kiện chỉ ra rằng các y tá lúc đầu cưỡng lại việc đưa bà Snipes tái nhập viện, vì họ cho rằng bà chỉ “buồn ngủ” thôi.
Sau khi bà Snipes vào bệnh viện, họ ngưng thuốc làm loãng máu, nắn lại khớp hông, và bà lại xuất viện để tới một nhà dưỡng lão khác. Nhưng việc ra vào nhà thương của bà chưa chấm dứt. Khi có dấu hiệu bị nhiễm trùng trở lại, nhà dưỡng lão thứ hai tiếp tục đưa bà trở lại một bệnh viện khác.
Cuối cùng, bác sĩ tháo khớp hông giả và lấy ra hơn một lít máu cục và tế bào bị nhiễm trùng. Luật Sư Nutt nói, nếu như y tá của Richmond Pines “khám phá kịp thời vụ tiêm thuốc làm loãng máu ngay tức khắc thì những sự việc này đã không xảy ra.”
Bà Snipes về nhà và không bao giờ có thể đi lại được nữa. Chồng của bà, ông William, chăm sóc bà cho đến khi bà qua đời năm 2015, người con gái tên Clark nói.
“Mẹ tôi không muốn trở vào nhà dưỡng lão,” bà Clark nói. “Bà ấy rất khiếp sợ.”
(*) Bài này Kaiser Health News phát hành, chương trình độc lập của Kaiser Familoy Foundation.