Bí ẩn cây tre có hoa - loài hoa 100 năm nở 1 lần
#1
https://www.amusingplanet.com/2015/09/the-mysterious-phenomenon-of-bamboo.html


Bí ẩn hoa tre- loài hoa trăm năm nở một lần không phải ai cũng biết 

09/09/18 06:36 GMT+7[url=https://baomoi.com/bi-an-hoa-tre-loai-hoa-tram-nam-no-mot-lan-khong-phai-ai-cung-biet/r/27642738.epi][/url]


Hầu hết mọi người đều không biết rằng cây tre có thể ra hoa và thậm chí là kết trái. 

Tre trúc là loại cây trồng phát triển nhanh nhất trên Trái đất. Một cây tre điển hình có thể phát triển lên đến 10 cm trong một ngày. Một số loài tre có thể tăng lên một mét trong cùng một thời điểm, hoặc cứ hai phút lại tăng lên khoảng 1mm.


[Image: zone-7-bamboo-1511537360453.jpg]

Bạn thực sự có thể nhìn thấy cây tre mọc lên trước mắt bạn. Hầu hết các loài tre đều đạt độ tuổi trưởng thành chỉ trong 5 đến 8 năm. So sánh điều này với các loại gỗ cứng phổ biến khác trên thế giới thường chỉ tăng 2cm trong một tuần, cây tre hẳn có sức phát triển nhanh chóng hơn. Những loại cây như cây sồi có thể mất đến 120 năm mới đạt được độ trưởng thành. Nhưng khi nói đến ra hoa thì tre trúc có lẽ là một trong những loài thực vật chậm nhất trên thế giới.


[Image: img20171123231329391.jpg]

Sự ra hoa của tre là một hiện tượng hấp dẫn, bởi vì nó chỉ xuất hiện duy nhất một lần và rất hiếm hoi trong vương quốc thực vật. Phải mất đến 60 đến 130 năm, cây tre mới ra hoa một lần. Khoảng cách ra hoa kéo dài của cây tre đến nay vẫn là một bí ẩn đối với nhiều nhà thực vật học.
[Image: img20171123231331687.jpg]
Du khách đi dưới một rặng hoa tre.


Việc nở hoa chậm này còn cho thấy một điều lạ lùng nữa – tất cả những cây tre sẽ nở hoa cùng một lúc trên khắp thế giới, bất kể vị trí địa lý và khí hậu, miễn là chúng có nguồn gốc từ cùng một cây mẹ.

Thật khó tin nhưng sự thật là hầu hết các cây tre “anh em” này đều ra hoa chính xác vào cùng một thời điểm. Mặc dù các cá thể tre thuộc những khu vực địa lý khác nhau, chúng vẫn mang cùng một bộ gen từ một mẹ. Chính vì vậy, một cây tre ở Bắc Mỹ cũng có thể ra hoa cùng lúc với cây tre anh em của nó ở châu Á. Điều này giống như cây tre có một đồng hồ sinh học bên trong mình, có sẵn báo thức để bừng nở cùng một lúc. Hiện tượng ra hoa hàng loạt này được gọi ra hoa theo quần thể.

[Image: img20171123231332281.jpg]
Hoa của loài tre Fargesia nitida cứ 120 năm mới nở một lần.


Theo một giả thuyết, việc ra hoa hàng loạt làm tăng tỷ lệ sống sót của quần thể tre. Giả thuyết cho rằng khi xảy ra lũ lụt hay có những loài động vật tiêu diệt, việc ra hoa, kết trái sẽ đảm bảo có hạt giống truyền lại.

Hoa tre rất thu hút loài gặm nhấm, chính vì vậy khi tre nở hoa sẽ làm gia tăng những loài này trong khu vực. Chu kỳ ra hoa của tre lâu hơn tuổi thọ của loài động vật gặm nhấm nên tre có thể điều chỉnh quần thể động vật gặm nhấm bằng cách kéo dài khoảng thời gian ra hoa. Tuy nhiên giả thuyết này vẫn không giải thích tại sao chu kỳ ra hoa của tre dài hơn tuổi thọ của loài gặm nhấm gấp 10 lần.


[Image: img20171123231332703.jpg]
Đây chính là quả của cây tre.


Một khi các loài tre đã đạt đến tuổi thọ nhất định, đã ra hoa và sản sinh hạt giống thì cây sẽ chết và thậm chí cả một cánh rừng tre rộng lớn cũng có thể chết theo trong một vài năm. Một giả thuyết cho rằng việc sản sinh hạt giống đòi hỏi một năng lượng khổng lồ khiến cây tre kiệt quệ. Một lý thuyết khác cho thấy cây tre mẹ chết để có chỗ cho cây con.

Việc tre ra hoa hàng loạt cũng thu hút một số lượng lớn động vật, chủ yếu là loài gặm nhấm. Sự sẵn có đột ngột của thức ăn với số lượng lớn trong rừng đã thu hút hàng loạt con chuột đói ăn, và chúng tăng trưởng một cách báo động theo cấp số nhân. Sau khi ăn trái cây tre, chuột bắt đầu ăn cả cây trồng khác - cả những cây lương thực trên đồng ruộng gần đó.


[Image: img20171123231333047.jpg]
Hoa và quả tre rất thu hút loài gặm nhấm, điển hình là chuột.


Mỗi lần tre ra hoa gần như luôn kéo theo nạn đói và bệnh tật ở các làng gần đó. Ở bang Mizoram, miền đông bắc Ấn Độ, sự kiện đáng sợ này đều xảy ra mỗi 48 đến 50 năm một lần, khi loài tre Melocanna baccifera ra hoa kết trái. Hiện tượng này xảy ra vào năm 2006 đến năm 2008, được biết đến bằng từ địa phương “mautam” có nghĩa là "loài tre chết chóc".


[Image: img20171123231333453.jpg]
Trẻ em bắt chuột khi tre ra hoa tại Burma, Myanmar.
Reply
#2
No picture hả anh PV?  :tropical-drink_1f379: Woa, hoa quý nha.  Clap  10_point
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#3
(2018-09-13, 11:24 AM)Xí Xọn Wrote: No picture hả anh PV?  :tropical-drink_1f379: Woa, hoa quý nha.  Clap  10_point

Trong bài trên có hình hoa và quả tre mà bác   Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply