LHQ: làn sóng di dân Venezuela đang đến gần điểm khủng hoảng
#1
https://www.reuters.com/article/us-brazi...SKBN1HK2W9


7/8/2018, 09:44 (GMT+7)

Brazil đóng cửa biên giới với người di cư Venezuela

Brazil đóng cửa biên giới phía bắc đối với công dân Venezuela để ngăn cản làn sóng di cư hàng loạt từ nước láng giềng.


[Image: 5568-3046-1533606334.jpg]
Người tị nạn Venezuela bên ngoài trại tị nạn Jarrdim Floresta ở bang Roraima, miền bắc Brazil hôm 3/5. Ảnh: AFP.

Một thẩm phán liên bang Brazil hôm 5/8 ra lệnh đóng cửa biên giới với nước láng giềng Venezuela ở phía bắc nhằm hạn chế số người nhập cảnh vào nước này. 

Lệnh có hiệu lực cho tới khi một lượng lớn người di cư từ Venezuela được chuyển tới những vùng khác ở Brazil, theo AFP.

Biên giới vẫn mở cửa cho người Brazil và người quốc tịch khác, cũng như người Venezuela muốn trở về quê hương, các quan chức Brazil cho biết. Từ năm 2015, hơn 56.000 người Venezuela đã xin tị nạn hoặc cư trú ở Brazil. Làn sóng di cư gây áp lực lên hệ thống giáo dục và y tế ở các tỉnh biên giới nghèo của Brazil.

Cuộc khủng hoảng kinh tế do giá dầu giảm từ năm 2014 đã khiến Venezuela chìm trong lạm phát phi mã và khan hiếm nhu yếu phẩm cùng tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, buộc hàng triệu người phải tìm cách ra nước ngoài.

[Image: 6-9627-1533609896.jpg]
Venezuela có đường biên giới dài với Brazil. Đồ họa: Goway.

Giá tiêu dùng tại Venezuela đã tăng hơn 47.000% năm nay, theo số liệu từ Quốc hội nước này. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo lạm phát tại đây có thể chạm ngưỡng một triệu phần trăm năm nay, tương đương khủng hoảng tại Đức năm 1923 và Zimbabwe cuối những năm 2000.

Hồng Hạnh
Reply
#2
https://www.bbc.co.uk/news/world-latin-america-45242786


Một triệu di dân Venezuela nhập cảnh Colombia
  • 19 tháng 8 2018
[Image: _103075107_966217b7-18af-4820-95d8-1c17af4ea509.jpg]
 Nhiều người Venezuela mất một hành trình dài đến biên giới Ecuador, nhưng bây giờ bị kẹt lại ở đó

Ecuador áp dụng quy định mới để ngăn di dân Venezuela nhập cảnh vào nước này mà không cần hộ chiếu, khiến nhiều người bị mắc kẹt ở nước láng giềng Colombia.

Hàng ngàn người Venezuela chạy trốn cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở nước họ và tìm đường đến Ecuador qua ngả Colombia vốn chỉ cần dùng thẻ căn cước.

Hầu hết đều chọn đi về hướng nam để đoàn tụ với gia đình ở Peru và Chile.

Colombia phản đối làn sóng này, nói rằng người già, trẻ em sẽ có nguy cơ bị mắc kẹt tại biên giới.

Trong một diễn biến khác, cư dân một thị trấn Brazil tấn công một trại di cư Venezuela hôm 18/8 và đưa những người này lên xe chở qua biên giới.

Nhiều năm nay, Venezuela rơi vào tình trạng lạm phát cao, thiếu lương thực và thuốc men triền miên.

Hơn một triệu di dân Venezuela đã nhập cảnh Colombia trong 15 tháng qua, theo ghi nhận chính thức, và hơn 4.000 người đến biên giới Ecuador mỗi ngày.


Nhiều người đi bộ hoặc vẫy xe xin đi nhờ trong nhiều tuần và kiệt sức khi đến được biên giới.

Đầu ngày 18/8, khoảng 300 người Venezuela xếp hàng tại biên giới Rumichaca Colombia and Ecuador. Nhiều người nói rằng họ không có hộ chiếu để được nhập cảnh vào Ecuador.

Gabriel Malavolta, một thợ máy 50 tuổi, rời Venezuela cách đây ba ngày và định đi đến Lima, Peru, qua ngả Ecuador.

Ông ta có hộ chiếu nhưng vợ chưa cưới, Yenny, chỉ có thẻ căn cước.
"Tôi không biết chúng tôi sẽ làm gì, nhưng chúng tôi không thể quay lại. Tôi không thể để vợ chưa cưới trở về và bị đói", ông nói với Reuters tại lều của hội Chữ thập đỏ.

"Quý vị không thể ngờ chuyện gì đang diễn ra ở Venezuela đâu. Nhiều gia đình phải bới thùng rác tìm đồ ăn."

Một di dân khác, Regulo Guaita, nói: "Đây quả là một bất ngờ mà chúng tôi cũng mới biết hôm nay. Rất buồn vì có rất nhiều người Venezuela bỏ đi và quy định mới khiến họ không thể ra đi. Tôi không biết họ sẽ làm gì bây giờ."
Reply
#3
Brazil triển khai quân đội tới biên giới với Venezuela
SGGP Thứ Hai, 20/8/2018 04:08

Brazil ngày 19-8 đã triển khai quân đội đến biên giới với Venezuela sau khi cư dân của thị trấn Pacaraima đụng độ với những người nhập cư Venezuela.
 

[Image: brazil-co-kha-nang-dong-cua-bien-gioi-vo...g_ftjs.jpg]
Brazil đóng cửa biên giới với Venezuela do người nhập cư quá đông. Ảnh Reuters

Theo AP, vụ căng thẳng mới nhất xảy ra ngày 18-8, sau khi một thương gia địa phương bị cướp và bị đánh đập nặng nề trong một vụ việc được cho là do người nhập cư Venezuela gây ra tại Pacaraima, bang Roraima, nơi có khoảng 1.000 người nhập cư Venezuela đang sống trên đường phố. Hàng chục người dân địa phương sau đó tấn công 2 trại tạm trú của người nhập cư và đốt đồ đạc của họ, buộc người Venezuela hồi hương. 

[Image: _103081370_048741096.jpg]

Thống đốc bang Roraima, ông Suora Campos, đã tạm thời đóng cửa biên giới và yêu cầu quân đội Brazil gửi quân tiếp viện để xử lý các vụ bạo động đang gia tăng. Peru và Ecuador trước đó cũng đã hạn chế nhập cư người Venezuela,  theo đó yêu cầu người nhập cư phải xuất trình hộ chiếu thay vì thẻ căn cước. Liên hiệp quốc ước tính 2,3 triệu người Venezuela đã bỏ quê hương tìm việc làm và thoát nghèo ở các nước láng giềng.

HUY QUỐC
Reply
#4
https://www.reuters.com/article/us-venez...SKCN1L91E3



25 tháng 8, 2018

Liên Hiệp Quốc: làn sóng di dân Venezuela đang đến gần điểm khủng hoảng 

[Image: b3-23.jpg] Ảnh: Reuters 

Caracas, Venezuela – Vào Thứ Sáu 24/8, cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cho biết cuộc di dân từ Venezuela đang dần hướng đến “thời điểm khủng hoảng”, tương tự như các sự kiện liên quan đến người tỵ nạn Syria ở Địa Trung Hải.

Ngày càng có nhiều người phải trốn chạy khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và bất ổn chính trị ở Venezuela, là nơi người dân đang phải ăn xin hoặc trộm cắp để có được thức ăn và các nhu yếu phẩm cho cuộc sống hàng ngày.

Hiện tượng di dân này đang khiến các nước láng giềng vô cùng lo sợ. Vào tuần tới, các viên chức từ Colombia, Ecuador và Peru sẽ họp mặt tại thủ đô Bogota để đối phó với tình trạng hiện nay. Trong tháng này, những người dân bạo động Brazil đã đuổi hàng trăm người di dân về lại biên giới. Peru trong tháng này cũng đã thắt chặt quy định nhập cảnh đối với người Venezuela, yêu cầu họ phải có giấy thông hành (passport) thay vì chỉ thẻ căn cước quốc gia.

Ông Joel Millman, Phát ngôn viên của Tổ chức Di Dân Quốc tế (IOM), đã gọi những sự kiện này là những dấu hiệu cảnh báo sớm, đồng thời cho rằng cần phải huy động quỹ và phương tiện để cai quản dòng người di cư. Hôm 23/8, IOM và Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Về Người Tỵ Nạn (UNHCR) đã kêu gọi các nước châu Mỹ Latin nới lỏng điều kiện nhập cảnh cho người dân Venezuela.

Kể từ năm 2015 đến nay đã có hơn 1.6 triệu người dân Venezuela bỏ nước ra đi. 

(Mộc Miên)
Reply