2018-08-02, 12:54 AM
8 phút chia sẻ của cô khiến hơn 1,3 tỷ người Trung Quốc phải giật mình về “Thể diện”
1 Tháng Tám, 2018
“Chúng ta tưởng rằng có tiền rồi, tiêu tiền rồi thì người khác sẽ phải nhìn mình với con mắt khác. Nhưng chúng ta lại quên mất rằng, còn có điều khác quan trọng hơn…”. Bài diễn thuyết chỉ vọn vẻn 8 phút của một nữ sinh đại học nhưng đã khiến mỗi chúng ta phải suy ngẫm.[url=http://www.facebook.com/sharer.php?u=http%3A%2F%2Fcuocsongomy.com%2F8-phut-chia-se-cua-co-khien-hon-13-ty-nguoi-trung-quoc-phai-giat-minh-ve-the-dien-82417.html][/url]
Vương Phàm (Wang Fan) là nữ sinh của trường Đại học Bắc Kinh. Bài diễn thuyết của cô với tiêu đề “Kỳ nghỉ thể diện” trong chương trình truyền hình thực tế “ZhenRen Xiu” (Người xuất sắc) đã được lan truyền rộng rãi trên mạng Internet. Bài phát biểu này được cho là đã điểm trúng “nỗi đau” của người dân Trung Quốc, đáng để nhiều người phải suy ngẫm, và từ đó thay đổi bản thân mình.
Trung Quốc có thật sự là cường quốc đã nổi lên hay không? Nhìn từ tổng ngạch tiêu dùng của người Trung Quốc ở hải ngoại, nhìn từ sự nghiệp phát triển của người Trung Quốc ở hải ngoại, nhìn từ những người giàu có Trung Quốc di dân ra các nước trên khắp thế giới, và giá cả nhà cửa đắt đỏ ở các đô thị quan trọng nhất toàn cầu được Hoa kiều sở hữu, có thể thấy được người Trung Quốc thật sự đã trở thành một trong số những nhóm người có tiền, giàu có nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, trái ngược với điều này, những cử chỉ và hành vi không được văn minh của du khách Trung Quốc khi du lịch ở các nơi trên thế giới thật khiến cho các nước đều phải thi nhau áp dụng các biện pháp đối phó, phòng ngừa; bởi vậy đã dấy lên sự phản cảm của người dân địa phương và du khách các nước khác. Cùng với điều này, phong cách sinh hoạt của người Trung Quốc ở hải ngoại cũng thường bị người khác lên tiếng chỉ trích.
Trung Quốc trước đây vốn được tôn là “đất nước lễ nghi”, người Trung Quốc thời xưa luôn chú trọng “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín”, với quan niệm đạo đức tôn trọng người khác, mọi việc đều suy nghĩ cho người khác trước tiên. Tuy vậy vùng đất Trung Hoa trong khoảng thời gian 70 năm trở lại đây, trải qua các loại các dạng vận động sóng gió không ngừng, những nghi lễ cổ xưa ấy bị chụp lên cái mũ lớn “lễ quy lạc hậu”, “phong kiến”, toàn bộ quy phạm lễ nghi đạo đức bị tàn phá hầu như không còn lại gì.
Thay vào đó, trong suy nghĩ của người dân chỉ còn một bộ các thứ tư tưởng quan niệm biến dị, ví như “mọi thứ đều chỉ nhìn vào tiền”, “chê cười người nghèo chứ không coi thường gái bán dâm”…, khiến cho đất nước Trung Quốc ngày nay ở trong kết cục bi thảm của sự chênh lệch giàu nghèo nghiêm trọng, đạo đức suy đồi.
Bài diễn thuyết dài 8 phút của Vương Phàm – nữ sinh trường Đại học Bắc Kinh thật đáng để cho chúng ta đọc và suy ngẫm, vấn đề mà cô nêu ra có lẽ chỉ là một phần bề mặt mà thôi.
Bài phát biểu ngắn của Vương Phàm khiến nhiều người phải suy ngẫm. (Ảnh: Epoch Times)
Dưới đây là nội dung bài diễn thuyết của cô:
Mọi người có thích kỳ nghỉ không? Kỳ nghỉ dài hạn có lẽ vẫn thấy chưa đủ? Có ai muốn nghỉ thêm một lần nữa không? Không vấn đề gì cả, bây giờ chúng ta hãy một lần quay trở về kỳ nghỉ nhé.
Ngày 1/10, mọi người hẳn là đã đoàn tụ với người nhà, bắt đầu đi du lịch rồi, nhưng có một người lại không thể trở về nhà của mình nữa, kỳ nghỉ của rất nhiều người vừa mới bắt đầu, còn mạng sống của anh cũng đã kết thúc rồi.
Hôm đó, anh lái xe và gặp phải tai nạn trên đường cao tốc, anh bị kẹt ở trong buồng lái không ra được. Mọi người bên cạnh nói với anh: Anh hãy ráng lên, xe cứu thương sẽ tới ngay thôi. Nhưng mà đây là một lời nói dối cuối cùng mà anh nghe được trước lúc lâm chung. Bởi mãi đến sau này, anh cũng không thể đợi được chiếc xe cứu thương đó.
Bi kịch này xảy ra vốn không phải bởi con đường cứu viện quá xa hoặc nhân viên cứu thương không làm tròn trách nhiệm, chỉ là bởi làn đường dành cho xe cấp cứu vốn dĩ thông suốt, giờ đã bị kẹt cứng.
Cứ tưởng rằng bi kịch phát sinh ngay trong ngày đầu tiên của ngày Quốc khánh sẽ cho chúng ta một hồi chuông cảnh tỉnh, nhưng chỉ ba ngày sau đó, ngày 4/10 lại xảy ra một sự cố bởi làn đường khẩn cấp bị kẹt cứng dẫn đến một sản phụ phải sinh non. Mọi người biết đấy, một đứa trẻ vẫn còn chưa kịp chào đời cứ như vậy đã bị mắc kẹt ở trên con đường đến thế gian này.
Điều kiện vật chất của chúng ta bây giờ đã trở nên tốt hơn. Chúng ta có tiền, có thời gian để tận hưởng kỳ nghỉ, chúng ta cảm thấy rằng đây hẳn là một điều rất đáng để tự hào.
Tổng số lộ trình đường cao tốc ở Trung Quốc năm nay đã vượt quá 100.000 cây số, ở vị trí cao nhất trên thế giới, quả là một con số đáng để chúng ta cảm thấy tự hào. Nhưng những chuyện xảy ra trên đường cao tốc lại thật sự khiến chúng ta chẳng còn lại chút thể diện nào.
Có xe quả thật rất đời mới, nhưng lại không đi trên phần đường của mình, còn khiến người khác không có đường để đi. Đây không chỉ là hành vi không đẹp, mà còn là phạm tội. Bởi những tài xế vốn tưởng rằng lấn đường mà đi là chuyện nhỏ đó, các ông lấp chết vốn không phải chỉ là con đường, mà là tính mệnh người ta!
Đường cao tốc chính là một ẩn dụ chính xác nhất cho Trung Quốc hiện nay, trên con đường chạy băng băng hướng đến thành công, mỗi một người chúng ta đều khoác lên mình một cái vỏ bọc đường hoàng đẹp đẽ. Trên con đường này, anh không nhường tôi, tôi không nhường anh, chỉ cần có kẽ hở thì cứ thế len vào, có thể kiếm chác được thì cứ kiếm. Chỉ cần bản thân có được lợi ích, thì mặc kệ người khác ra sao. Ai cũng đều chê trách bản thân mình chạy chậm, nhưng mà cuối cùng ai cũng đều không chạy được nhanh, ai cũng đều không thể chạy thoát.
Mỗi một người Trung Quốc đều đang theo đuổi cuộc sống thể diện hơn, đường hoàng hơn, nhưng chúng ta ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, lại tiện tay vứt rác, vứt đầu thuốc lá ở mọi nơi. Chúng ta nói với bố mẹ rằng: Con có tiền rồi, muốn được dẫn bố mẹ ra quán dùng một bữa ăn ngon, nhưng ở trong nhà ăn lại lớn tiếng quát mắng người phục vụ; nói với con mình rằng, bố đã đổi chiếc xe mới rồi, để bố dẫn con ra ngoài hóng mát cho vui, nhưng lại giành đường với người đi bộ ở ngã tư đường.
Cảnh chen chúc ngạt thở tại một nhà ga ở Trung Quốc: Ảnh dẫn theo kienthuc.net.vn
Lẽ nào đây là thể diện mà chúng ta mong muốn sao? Lẽ nào đây là thể diện mà chúng ta muốn thể hiện trước mặt con cái sao?
Đương nhiên không phải vậy! Đây chỉ là “Diện” 面, là thứ bề mặt, chúng ta tưởng rằng có tiền rồi, tiêu tiền rồi thì người khác sẽ phải nhìn mình với con mắt khác.
Nhưng chúng ta lại quên mất rằng, phía trước còn có một chữ quan trọng hơn, chữ “Thể” 体. Chữ “Thể” 体 này nghĩa là gì? Mọi người có thể viết lại một chút, nó gồm hai chữ “Nhân” 人 và “Bổn” 本, nghĩa là cái gốc của con người là “Thể” 体. Con người phải làm tròn bổn phận của mình, làm tốt phần việc của mình, thì mới có được “Thể”.
Có một lần, tôi đến Nhật Bản, ở một địa danh không quá nổi tiếng, tôi đi vào một phòng vệ sinh, thấy rất là sạch sẽ, dưới sàn ngay cả một giọt nước cũng không có.
Rửa tay xong, tôi phát hiện không tìm thấy giấy lau tay, lúc này bên cạnh có hai mẹ con, họ cũng đang rửa tay. Rửa tay xong, hai người liền cùng nhau ở bồn rửa tay làm như thế này. Tôi vừa nhìn, thấy họ đang vẩy tay cho khô, nhưng rất khẽ, rất nhẹ nhàng, vậy là tôi cũng vẩy theo. Kỳ thực, chúng ta bình thường cũng vẩy, nhưng mà chúng ta là vẩy như vầy, vẩy như vầy, chỉ giận không thể vẩy lên mặt người khác, khiến người ta đều ướt nhèm.
Về sau, hướng dẫn viên du lịch nói với tôi, các em nhỏ Nhật Bản từ nhỏ đã được dạy rằng tuyệt đối không được vẩy nước ra ngoài bồn rửa mặt. Một là, các em cần phải giữ vệ sinh môi trường công cộng sạch sẽ; hai là, người khác nếu chẳng may dẫm phải vũng nước trơn trượt, có thể sẽ bị té ngã. Họ chính là có thể ở ngay một nơi không thể diện nhất – nhà vệ sinh, mà dạy cho chúng ta biết thế nào là thể diện.
Tôi cảm thấy thể diện tuyệt không phải là cái vỏ xa hoa lộng lẫy bên ngoài, mà là trong tâm chúng ta vì người khác, vì môi trường, tự mình câu thúc hành vi của bản thân mình.
Trong 7 ngày lễ Quốc khánh này, bộ ngành công an các nơi cũng tăng mạnh hình thức xử phạt đối với phương tiện lấn chiếm lòng lề đường trái phép. Mọi người biết mức xử phạt là bao nhiêu không? Nam Hải hơn 1.300 NDT, Giang Tây hơn 3.000 NDT, Tứ Xuyên hơn 5.000 NDT, Chiết Giang hơn 19.000 NDT. Chúng ta đã nhìn thấy mức xử phạt, nhưng hy vọng rằng đây sẽ trở thành một cách quản lý quen thuộc, chứ không chỉ tập trung áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn.
Chúng ta đều mong đợi có thể được một ‘kỳ nghỉ thể diện’ thật sự. Chúng ta không dám chiếm dụng làn đường khẩn cấp, cũng sẽ tự giác nhường đường cho xe cứu thương.
Một quốc gia, không kể là kinh tế, quân sự lớn mạnh thế nào, nếu như người dân trong nước không làm được những việc thể diện, thì chúng ta sẽ không có được sự tôn trọng đáng nên được có. Pháp luật kiện toàn, thì cần phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, ai ai cũng đều tự giác ước thúc bản thân mình, chúng ta có được “Thể”, thì đất nước mới có “Diện” được.
Theo NTDTV
Thiện Sinh biên dịch
1 Tháng Tám, 2018
“Chúng ta tưởng rằng có tiền rồi, tiêu tiền rồi thì người khác sẽ phải nhìn mình với con mắt khác. Nhưng chúng ta lại quên mất rằng, còn có điều khác quan trọng hơn…”. Bài diễn thuyết chỉ vọn vẻn 8 phút của một nữ sinh đại học nhưng đã khiến mỗi chúng ta phải suy ngẫm.[url=http://www.facebook.com/sharer.php?u=http%3A%2F%2Fcuocsongomy.com%2F8-phut-chia-se-cua-co-khien-hon-13-ty-nguoi-trung-quoc-phai-giat-minh-ve-the-dien-82417.html][/url]
Vương Phàm (Wang Fan) là nữ sinh của trường Đại học Bắc Kinh. Bài diễn thuyết của cô với tiêu đề “Kỳ nghỉ thể diện” trong chương trình truyền hình thực tế “ZhenRen Xiu” (Người xuất sắc) đã được lan truyền rộng rãi trên mạng Internet. Bài phát biểu này được cho là đã điểm trúng “nỗi đau” của người dân Trung Quốc, đáng để nhiều người phải suy ngẫm, và từ đó thay đổi bản thân mình.
Trung Quốc có thật sự là cường quốc đã nổi lên hay không? Nhìn từ tổng ngạch tiêu dùng của người Trung Quốc ở hải ngoại, nhìn từ sự nghiệp phát triển của người Trung Quốc ở hải ngoại, nhìn từ những người giàu có Trung Quốc di dân ra các nước trên khắp thế giới, và giá cả nhà cửa đắt đỏ ở các đô thị quan trọng nhất toàn cầu được Hoa kiều sở hữu, có thể thấy được người Trung Quốc thật sự đã trở thành một trong số những nhóm người có tiền, giàu có nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, trái ngược với điều này, những cử chỉ và hành vi không được văn minh của du khách Trung Quốc khi du lịch ở các nơi trên thế giới thật khiến cho các nước đều phải thi nhau áp dụng các biện pháp đối phó, phòng ngừa; bởi vậy đã dấy lên sự phản cảm của người dân địa phương và du khách các nước khác. Cùng với điều này, phong cách sinh hoạt của người Trung Quốc ở hải ngoại cũng thường bị người khác lên tiếng chỉ trích.
Trung Quốc trước đây vốn được tôn là “đất nước lễ nghi”, người Trung Quốc thời xưa luôn chú trọng “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín”, với quan niệm đạo đức tôn trọng người khác, mọi việc đều suy nghĩ cho người khác trước tiên. Tuy vậy vùng đất Trung Hoa trong khoảng thời gian 70 năm trở lại đây, trải qua các loại các dạng vận động sóng gió không ngừng, những nghi lễ cổ xưa ấy bị chụp lên cái mũ lớn “lễ quy lạc hậu”, “phong kiến”, toàn bộ quy phạm lễ nghi đạo đức bị tàn phá hầu như không còn lại gì.
Thay vào đó, trong suy nghĩ của người dân chỉ còn một bộ các thứ tư tưởng quan niệm biến dị, ví như “mọi thứ đều chỉ nhìn vào tiền”, “chê cười người nghèo chứ không coi thường gái bán dâm”…, khiến cho đất nước Trung Quốc ngày nay ở trong kết cục bi thảm của sự chênh lệch giàu nghèo nghiêm trọng, đạo đức suy đồi.
Bài diễn thuyết dài 8 phút của Vương Phàm – nữ sinh trường Đại học Bắc Kinh thật đáng để cho chúng ta đọc và suy ngẫm, vấn đề mà cô nêu ra có lẽ chỉ là một phần bề mặt mà thôi.
Bài phát biểu ngắn của Vương Phàm khiến nhiều người phải suy ngẫm. (Ảnh: Epoch Times)
Dưới đây là nội dung bài diễn thuyết của cô:
Mọi người có thích kỳ nghỉ không? Kỳ nghỉ dài hạn có lẽ vẫn thấy chưa đủ? Có ai muốn nghỉ thêm một lần nữa không? Không vấn đề gì cả, bây giờ chúng ta hãy một lần quay trở về kỳ nghỉ nhé.
Ngày 1/10, mọi người hẳn là đã đoàn tụ với người nhà, bắt đầu đi du lịch rồi, nhưng có một người lại không thể trở về nhà của mình nữa, kỳ nghỉ của rất nhiều người vừa mới bắt đầu, còn mạng sống của anh cũng đã kết thúc rồi.
Hôm đó, anh lái xe và gặp phải tai nạn trên đường cao tốc, anh bị kẹt ở trong buồng lái không ra được. Mọi người bên cạnh nói với anh: Anh hãy ráng lên, xe cứu thương sẽ tới ngay thôi. Nhưng mà đây là một lời nói dối cuối cùng mà anh nghe được trước lúc lâm chung. Bởi mãi đến sau này, anh cũng không thể đợi được chiếc xe cứu thương đó.
Bi kịch này xảy ra vốn không phải bởi con đường cứu viện quá xa hoặc nhân viên cứu thương không làm tròn trách nhiệm, chỉ là bởi làn đường dành cho xe cấp cứu vốn dĩ thông suốt, giờ đã bị kẹt cứng.
Cứ tưởng rằng bi kịch phát sinh ngay trong ngày đầu tiên của ngày Quốc khánh sẽ cho chúng ta một hồi chuông cảnh tỉnh, nhưng chỉ ba ngày sau đó, ngày 4/10 lại xảy ra một sự cố bởi làn đường khẩn cấp bị kẹt cứng dẫn đến một sản phụ phải sinh non. Mọi người biết đấy, một đứa trẻ vẫn còn chưa kịp chào đời cứ như vậy đã bị mắc kẹt ở trên con đường đến thế gian này.
Điều kiện vật chất của chúng ta bây giờ đã trở nên tốt hơn. Chúng ta có tiền, có thời gian để tận hưởng kỳ nghỉ, chúng ta cảm thấy rằng đây hẳn là một điều rất đáng để tự hào.
Tổng số lộ trình đường cao tốc ở Trung Quốc năm nay đã vượt quá 100.000 cây số, ở vị trí cao nhất trên thế giới, quả là một con số đáng để chúng ta cảm thấy tự hào. Nhưng những chuyện xảy ra trên đường cao tốc lại thật sự khiến chúng ta chẳng còn lại chút thể diện nào.
Có xe quả thật rất đời mới, nhưng lại không đi trên phần đường của mình, còn khiến người khác không có đường để đi. Đây không chỉ là hành vi không đẹp, mà còn là phạm tội. Bởi những tài xế vốn tưởng rằng lấn đường mà đi là chuyện nhỏ đó, các ông lấp chết vốn không phải chỉ là con đường, mà là tính mệnh người ta!
Đường cao tốc chính là một ẩn dụ chính xác nhất cho Trung Quốc hiện nay, trên con đường chạy băng băng hướng đến thành công, mỗi một người chúng ta đều khoác lên mình một cái vỏ bọc đường hoàng đẹp đẽ. Trên con đường này, anh không nhường tôi, tôi không nhường anh, chỉ cần có kẽ hở thì cứ thế len vào, có thể kiếm chác được thì cứ kiếm. Chỉ cần bản thân có được lợi ích, thì mặc kệ người khác ra sao. Ai cũng đều chê trách bản thân mình chạy chậm, nhưng mà cuối cùng ai cũng đều không chạy được nhanh, ai cũng đều không thể chạy thoát.
Mỗi một người Trung Quốc đều đang theo đuổi cuộc sống thể diện hơn, đường hoàng hơn, nhưng chúng ta ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, lại tiện tay vứt rác, vứt đầu thuốc lá ở mọi nơi. Chúng ta nói với bố mẹ rằng: Con có tiền rồi, muốn được dẫn bố mẹ ra quán dùng một bữa ăn ngon, nhưng ở trong nhà ăn lại lớn tiếng quát mắng người phục vụ; nói với con mình rằng, bố đã đổi chiếc xe mới rồi, để bố dẫn con ra ngoài hóng mát cho vui, nhưng lại giành đường với người đi bộ ở ngã tư đường.
Cảnh chen chúc ngạt thở tại một nhà ga ở Trung Quốc: Ảnh dẫn theo kienthuc.net.vn
Lẽ nào đây là thể diện mà chúng ta mong muốn sao? Lẽ nào đây là thể diện mà chúng ta muốn thể hiện trước mặt con cái sao?
Đương nhiên không phải vậy! Đây chỉ là “Diện” 面, là thứ bề mặt, chúng ta tưởng rằng có tiền rồi, tiêu tiền rồi thì người khác sẽ phải nhìn mình với con mắt khác.
Nhưng chúng ta lại quên mất rằng, phía trước còn có một chữ quan trọng hơn, chữ “Thể” 体. Chữ “Thể” 体 này nghĩa là gì? Mọi người có thể viết lại một chút, nó gồm hai chữ “Nhân” 人 và “Bổn” 本, nghĩa là cái gốc của con người là “Thể” 体. Con người phải làm tròn bổn phận của mình, làm tốt phần việc của mình, thì mới có được “Thể”.
Có một lần, tôi đến Nhật Bản, ở một địa danh không quá nổi tiếng, tôi đi vào một phòng vệ sinh, thấy rất là sạch sẽ, dưới sàn ngay cả một giọt nước cũng không có.
Rửa tay xong, tôi phát hiện không tìm thấy giấy lau tay, lúc này bên cạnh có hai mẹ con, họ cũng đang rửa tay. Rửa tay xong, hai người liền cùng nhau ở bồn rửa tay làm như thế này. Tôi vừa nhìn, thấy họ đang vẩy tay cho khô, nhưng rất khẽ, rất nhẹ nhàng, vậy là tôi cũng vẩy theo. Kỳ thực, chúng ta bình thường cũng vẩy, nhưng mà chúng ta là vẩy như vầy, vẩy như vầy, chỉ giận không thể vẩy lên mặt người khác, khiến người ta đều ướt nhèm.
Về sau, hướng dẫn viên du lịch nói với tôi, các em nhỏ Nhật Bản từ nhỏ đã được dạy rằng tuyệt đối không được vẩy nước ra ngoài bồn rửa mặt. Một là, các em cần phải giữ vệ sinh môi trường công cộng sạch sẽ; hai là, người khác nếu chẳng may dẫm phải vũng nước trơn trượt, có thể sẽ bị té ngã. Họ chính là có thể ở ngay một nơi không thể diện nhất – nhà vệ sinh, mà dạy cho chúng ta biết thế nào là thể diện.
Tôi cảm thấy thể diện tuyệt không phải là cái vỏ xa hoa lộng lẫy bên ngoài, mà là trong tâm chúng ta vì người khác, vì môi trường, tự mình câu thúc hành vi của bản thân mình.
Trong 7 ngày lễ Quốc khánh này, bộ ngành công an các nơi cũng tăng mạnh hình thức xử phạt đối với phương tiện lấn chiếm lòng lề đường trái phép. Mọi người biết mức xử phạt là bao nhiêu không? Nam Hải hơn 1.300 NDT, Giang Tây hơn 3.000 NDT, Tứ Xuyên hơn 5.000 NDT, Chiết Giang hơn 19.000 NDT. Chúng ta đã nhìn thấy mức xử phạt, nhưng hy vọng rằng đây sẽ trở thành một cách quản lý quen thuộc, chứ không chỉ tập trung áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn.
Chúng ta đều mong đợi có thể được một ‘kỳ nghỉ thể diện’ thật sự. Chúng ta không dám chiếm dụng làn đường khẩn cấp, cũng sẽ tự giác nhường đường cho xe cứu thương.
Một quốc gia, không kể là kinh tế, quân sự lớn mạnh thế nào, nếu như người dân trong nước không làm được những việc thể diện, thì chúng ta sẽ không có được sự tôn trọng đáng nên được có. Pháp luật kiện toàn, thì cần phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, ai ai cũng đều tự giác ước thúc bản thân mình, chúng ta có được “Thể”, thì đất nước mới có “Diện” được.
Theo NTDTV
Thiện Sinh biên dịch