VN: Đánh trộm sẽ bị khởi tố "giết người"
#1
Đánh trộm bị khởi tố "giết người": Ghét trộm nhưng quyền được sống là trên hết! 

07/12/17 10:44 GMT+7[/url]

[url=https://baomoi.com/danh-trom-bi-khoi-to-giet-nguoi-ghet-trom-nhung-quyen-duoc-song-la-tren-het/r/24212548.epi]

"Bản thân tôi cũng ghét những kẻ trộm cắp nhưng quyền sống của con người là trên hết. Hiến pháp nước CHXH CN Việt Nam đã quy định “quyền con người là bất khả xâm phạm, không ai được chiếm đoạt".

Đây là ý kiến của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trương Minh Hoàng xung quanh vụ việc người đánh trộm vào nhà trọng thương 61% bị khởi tố tội danh “giết người” gây xôn xao dư luận.

[Image: Infonet__Hoang.jpg]
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trương Minh Hoàng.

Nên tôn trọng cơ quan cảnh sát điều tra

Về tình huống đánh trộm trọng thương mới xảy ra tại Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trương Minh Hoàng cho biết chưa tiếp cận cụ thể với hồ sơ vụ án, nhưng qua báo chí nhận thấy các cơ quan điều tra trước khi đưa ra đề nghị tội danh đối với chủ nhà chắc chắn phải làm rõ những vấn đề như: Chủ nhà dùng loại hung khí gì để đánh trộm? Nếu chủ nhà dùng kiếm thì ai được sử dụng loại hung khí này? Chém loạn xạ thì cụ thể chém bao nhiêu nhát? Khi đó, ánh sáng như thế nào (đêm tối hay có đèn, đèn gì)?.

Nếu chém trong bóng tối thì chuyện khác. Hay chém nhát đầu trúng ở đâu? Chém một nhát duy nhất khác với chém nhiều nhát. Cũng như thể trạng trộm to hay nhỏ, có hành vi kháng cự, tấn công chủ nhà hay không?…

Tất cả những chi tiết đó sẽ được cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ. Thậm chí trước khi định tội danh cơ quan cảnh sát điều tra cũng phải dựng lại hiện trường, yêu cầu chủ nhà thực nghiệm lại…

Do đó, ở trường hợp cụ thể này, ông Hoàng khuyên chủ nhà nên tôn trọng cơ quan điều tra. Đương nhiên chủ nhà (người mất trộm) được quyền biện hộ căn cứ trên các tình tiết cụ thể diễn biến sự việc.

“Nếu anh ấy cho rằng chém loạn xạ theo phản xạ tự nhiên thì phải chứng minh được tại sao. Nếu chủ nhà phòng vệ chính đáng thì chuyện không đáng gì. Tuy nhiên, trong trường hợp vượt quá phòng vệ chính đáng thì lại là chuyện khác”- ông Hoàng nói.

Ngoài cơ quan điều tra còn viện kiểm sát, còn tòa án nên ông Hoàng cho rằng chủ nhà nếu cho rằng hành vi của mình là phòng vệ chính đáng thì phải chứng minh, thậm chí có quyền mời luật sư bào chữa cho mình.

Quyền con người là bất khả xâm phạm

Vậy làm thế nào để phòng vệ chính đáng khi trộm vào nhà? Trả lời câu hỏi này ông Hoàng cho rằng: Tham ô trộm cắp, hủ hóa, hiếp dâm là những tệ nạn mà ai cũng lên án.

“Bản thân tôi cũng ghét những kẻ trộm cắp nhưng quyền sống của con người là trên hết và đã được hiến định. Hiến pháp nước CHXH CN Việt Nam đã quy định “quyền con người là bất khả xâm phạm, không ai được chiếm đoạt”- ông Hoàng nhấn mạnh.

Ông Hoàng lấy ví dụ trước đây ở Cà Mau từng có một vụ ông chủ vườn mía bị mất trộm, ông bèn giăng lưới điện để bắt trộm. Ông biết chắc chắn, nếu trộm vào sẽ chết nhưng vẫn làm… Sau đó thì tên trộm chết thật và ông này đã phải đi tù vì tội “cố ý giết người”.

“Ăn trộm chắc chắn là sai, hành động đó quá bậy rồi, xã hội không thể chấp nhận hành vi này. Bởi có nhà nuôi cả năm được 3 con gà để cuối năm cúng Tết, trộm vào lấy mất một con tức là cũng đã trộm 1/3 tài sản của người ta rồi”- ông Hoàng ví dụ.

Luật quy định được quyền phòng vệ chính đáng nhưng ở mức độ cụ thể, nếu vượt quá thì đã chuyển sang tội danh khác. Do đó, một lần nữa ông Hoàng mong muốn dư luận xã hội bình tĩnh trước vụ việc này.

“Cơ quan cảnh sát điều tra chắc chắn sẽ phải làm rõ xem lời khai của chủ nhà có đúng hay không. Sau đó cơ quan này sẽ căn cứ vào các tình tiết (tăng nặng hoặc giảm nhẹ) để khởi tố vụ án.

Nên nhớ, án tại hồ sơ chứ không thể lấy trường hợp này để so sánh với trường hợp khác, cũng như cách mà dư luận hiện nay đang cho rằng “trộm đến nhà đứng im cho trộm”.

Hơn nữa, nếu cơ quan điều tra sai họ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Viện kiểm sát, tương tự nếu Viện Kiểm sát sai thì còn có tòa án xử. Nếu tòa xử không đúng thì tòa cũng hoàn toàn chịu trách nhiệm”- ông Hoàng nhấn mạnh.

Quote:Sự việc diễn ra vào đêm 23/11, ông Lê Minh Phương (50 tuổi, trú tại tổ dân phố Hạ 9, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phát hiện cháu Nguyễn Đăng Tùng (15 tuổi, trú cùng khu phố Hạ 9) đột nhập vào tiệm tạp hóa nhà mình nên đã dùng thanh kiếm sắt đầu nhọn chém nhiều nhát khiến Tùng bị thương phải nhập viện cấp cứu, tỷ lệ tổn hại sức khỏe 61%.

Tại cơ quan điều tra, ông Phương thừa nhận do bị mất trộm nhiều lần nên khi thấy kẻ lạ đột nhập vào nhà, không kiềm chế được bản thân nên ông đã dùng kiếm sắt (có đầu nhọn, chuôi bằng gỗ dài 99cm, rộng khoảng 4cm) để ra tay.

Trong khi đó, được biết, Tùng vào nhà ông Phương là do đói bụng muốn lấy hộp bánh, bim bim để ăn. Nhưng phía gia đình ông Phương cho rằng kẻ trộm muốn lấy tiền.
Reply