2018-07-18, 12:20 AM
https://www.scmp.com/week-asia/society/a...nder-women
Nạn tấn công tình dục lan sang người chuyển giới Ấn Độ
16/07/2018 - 07:15 (GMT+7)
Tấn công tình dục là vấn nạn làm nhức nhối xã hội Ấn Độ từ nhiều năm nay đang lan sang cả cộng đồng...
Tấn công tình dục là vấn nạn làm nhức nhối xã hội Ấn Độ từ nhiều năm nay đang lan sang cả cộng đồng người chuyển giới. Tuy vậy, nhiều bộ phận xã hội Ấn Độ vẫn hờ hững, miệt thị trong khi luật pháp chưa đủ mạnh, mang tính răn đe.
Bị chính cảnh sát hãm hiếp
Theo thống kê mới nhất từ Chính phủ Ấn Độ, 170.000 phụ nữ đã bị tấn công tình dục từ năm 2012-2016, đồng nghĩa trung bình cứ 1 giờ lại có 4 phụ nữ bị xâm hại. Do đó, đất nước đông dân thứ 2 thế giới đứng đầu bảng xếp hạng các quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới với phụ nữ, một phần vì vấn nạn tấn công tình dục.
Gần đây nạn bạo lực với phụ nữ tại Ấn Độ trở nên bức xúc. Đã có hàng triệu người tham gia các cuộc biểu tình phản đối. Tuy nhiên, đối với cộng đồng người chuyển giới, những tội ác chống lại họ vẫn nhan nhản nhưng rất ít người dám đứng ra bảo vệ.
“Ấn Độ luôn giận dữ mỗi khi xảy ra một vụ hiếp dâm nữ giới. Nhưng những người không được sinh ra như một phụ nữ thực thụ như tôi thì không”, Khushi, 30 tuổi, một người chuyển giới từ nam thành nữ, sống tại Mumbra, thành phố ngoại ô Mumbai chia sẻ.
“Khi một phụ nữ chuyển giới bị hiếp dâm, đầu tiên cảnh sát sẽ sỉ nhục rằng họ làm gì có những bộ phận để bị tấn công tình dục; tiếp đó là một loạt những hành vi coi thường pháp luật khác có lẽ còn kinh khủng hơn sự xúc phạm đầu tiên”, cô nói.
Để minh chứng cho nhận định này, Khushi đã kể lại câu chuyện cô cùng nhóm bạn gặp phải cách đây 4 năm. Tháng 6/2014, cô cùng nhóm 7 người chuyển giới từ nam sang nữ (transgender women) trên đường tới đền thờ Hồi giáo tại bang Rajasthan thì bị cảnh sát bắt dừng xe.
Viên cảnh sát vòi tiền để cho qua sự việc nhưng cô từ chối và liền bị hắn bóp ngực. “Nó là thật hay giả đấy?”, viên cảnh sát sỗ sàng hỏi. Sau đó giữa nhóm chuyển giới và cảnh sát nổ ra cãi vã.
Khushi cùng nhóm bạn bị bắt và giam giữ trong đồn cảnh sát ở Dargah. Chính nơi thực hành công lý này, cô đã bị 3 viên cảnh sát đánh đập và hãm hiếp.
Không chỉ phải chịu đau đớn, cô còn bị sỉ nhục và phải cầu xin mới được nộp đơn khiếu kiện. Theo lời Khushi, tại đây, có rất nhiều phụ nữ bị sỉ nhục, tấn công bằng thắt lưng và bắt phải trình diễn cho một số cảnh sát biến chất xem.
Cô Vyjayanti Vasanta Mogli, một người chuyển giới nữ, thành viên sáng lập câu lạc bộ Telangana Hijra Intersex Transgender Samiti nhận định, trường hợp của Khushi đáng báo động và điển hình cho hàng nghìn người chuyển giới khác cũng đang gặp phải tình cảnh tương tự.
“Vài năm trước, chính tôi bắt gặp một binh lính tấn công người chuyển giới nữ và tìm cách ném cô ấy ra khỏi xe đang chạy. Khi cô khóc, kêu gọi sự giúp đỡ, hắn ta liền dừng xe, bẻ cành cây và đánh tới tấp vào mặt cô”, người này chia sẻ.
Luật pháp thiếu chặt chẽ
Những tội ác chống lại phụ nữ, đặc biệt người chuyển giới từ nam sang nữ nhan nhản tại Ấn Độ bởi một phần tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn nặng nề, phần khác là do luật pháp chưa đủ nghiêm minh để ngăn chặn sự việc đau lòng tiếp diễn.
Mặc dù Chính phủ Ấn Độ đã tăng cường luật chống hiếp dâm cũng như ban hành một số luật mới trong 6 năm qua. Nhưng luật chống hiếp dâm lại phân biệt giới tính trong đó quy định đàn ông không thể bị tấn công tình dục.
Vì vậy, những trường hợp bạo lực tình dục chống lại phụ nữ chuyển giới sang nam có thể bị phạt theo luật hình sự nhưng đàn ông chuyển giới sang nữ thì không.
“Kể cả với những phụ nữ chuyển giới thì luật pháp cũng khó được thực thi nghiêm ngặt”, bà Salma Khan, 40 tuổi, một phụ nữ chuyển giới, Chủ tịch Tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mumbai đang hỗ trợ 5.000 người trong cộng đồng này cho biết.
“Hiến pháp Ấn Độ không phân biệt nhưng những người thi hành thì có. Trong số những người chuyển giới đã đăng ký với chúng tôi, ít nhất 1 trong 4 trường hợp là nạn nhân của các vụ tấn công tình dục nghiêm trọng, hiếp dâm và hãm hiếp tập thể.
Trong số đó, chỉ 10% khiếu nại lên cảnh sát thành công. Hầu hết các trường hợp đều bị gạt đi với cùng câu hỏi: Anh là nam hay nữ; Làm sao mà anh bị hãm hiếp được?”, bà Khan nói và dẫn chứng trường hợp của Khushi được nhắc đến ở đầu bài viết.
Đơn khiếu nại của cô không được giải quyết sau gần một tuần kể từ khi bị tấn công. Chỉ khi các nhà hoạt động vì người chuyển giới có tầm ảnh hưởng lớn can thiệp cùng nhiều báo cáo về y tế xác nhận cô bị hiếp dâm, sự việc mới được đưa ra công lý.
Nhưng phải mất tới 4 năm, cuộc điều tra mới có biến chuyển. “Một trong số những viên cảnh sát tấn công đã bị đình chỉ công tác, ba người còn lại bị luân chuyển nhưng không có hành động pháp lý nào chống lại họ”, bà Khan cho hay.
Nạn tấn công tình dục lan sang người chuyển giới Ấn Độ
16/07/2018 - 07:15 (GMT+7)
Tấn công tình dục là vấn nạn làm nhức nhối xã hội Ấn Độ từ nhiều năm nay đang lan sang cả cộng đồng...
Người chuyển giới tại Ấn Độ đối mặt với nguy cơ cao bị tấn công tình dục
Tấn công tình dục là vấn nạn làm nhức nhối xã hội Ấn Độ từ nhiều năm nay đang lan sang cả cộng đồng người chuyển giới. Tuy vậy, nhiều bộ phận xã hội Ấn Độ vẫn hờ hững, miệt thị trong khi luật pháp chưa đủ mạnh, mang tính răn đe.
Bị chính cảnh sát hãm hiếp
Theo thống kê mới nhất từ Chính phủ Ấn Độ, 170.000 phụ nữ đã bị tấn công tình dục từ năm 2012-2016, đồng nghĩa trung bình cứ 1 giờ lại có 4 phụ nữ bị xâm hại. Do đó, đất nước đông dân thứ 2 thế giới đứng đầu bảng xếp hạng các quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới với phụ nữ, một phần vì vấn nạn tấn công tình dục.
Gần đây nạn bạo lực với phụ nữ tại Ấn Độ trở nên bức xúc. Đã có hàng triệu người tham gia các cuộc biểu tình phản đối. Tuy nhiên, đối với cộng đồng người chuyển giới, những tội ác chống lại họ vẫn nhan nhản nhưng rất ít người dám đứng ra bảo vệ.
“Ấn Độ luôn giận dữ mỗi khi xảy ra một vụ hiếp dâm nữ giới. Nhưng những người không được sinh ra như một phụ nữ thực thụ như tôi thì không”, Khushi, 30 tuổi, một người chuyển giới từ nam thành nữ, sống tại Mumbra, thành phố ngoại ô Mumbai chia sẻ.
“Khi một phụ nữ chuyển giới bị hiếp dâm, đầu tiên cảnh sát sẽ sỉ nhục rằng họ làm gì có những bộ phận để bị tấn công tình dục; tiếp đó là một loạt những hành vi coi thường pháp luật khác có lẽ còn kinh khủng hơn sự xúc phạm đầu tiên”, cô nói.
Để minh chứng cho nhận định này, Khushi đã kể lại câu chuyện cô cùng nhóm bạn gặp phải cách đây 4 năm. Tháng 6/2014, cô cùng nhóm 7 người chuyển giới từ nam sang nữ (transgender women) trên đường tới đền thờ Hồi giáo tại bang Rajasthan thì bị cảnh sát bắt dừng xe.
Viên cảnh sát vòi tiền để cho qua sự việc nhưng cô từ chối và liền bị hắn bóp ngực. “Nó là thật hay giả đấy?”, viên cảnh sát sỗ sàng hỏi. Sau đó giữa nhóm chuyển giới và cảnh sát nổ ra cãi vã.
Khushi cùng nhóm bạn bị bắt và giam giữ trong đồn cảnh sát ở Dargah. Chính nơi thực hành công lý này, cô đã bị 3 viên cảnh sát đánh đập và hãm hiếp.
Không chỉ phải chịu đau đớn, cô còn bị sỉ nhục và phải cầu xin mới được nộp đơn khiếu kiện. Theo lời Khushi, tại đây, có rất nhiều phụ nữ bị sỉ nhục, tấn công bằng thắt lưng và bắt phải trình diễn cho một số cảnh sát biến chất xem.
Cô Vyjayanti Vasanta Mogli, một người chuyển giới nữ, thành viên sáng lập câu lạc bộ Telangana Hijra Intersex Transgender Samiti nhận định, trường hợp của Khushi đáng báo động và điển hình cho hàng nghìn người chuyển giới khác cũng đang gặp phải tình cảnh tương tự.
“Vài năm trước, chính tôi bắt gặp một binh lính tấn công người chuyển giới nữ và tìm cách ném cô ấy ra khỏi xe đang chạy. Khi cô khóc, kêu gọi sự giúp đỡ, hắn ta liền dừng xe, bẻ cành cây và đánh tới tấp vào mặt cô”, người này chia sẻ.
Luật pháp thiếu chặt chẽ
Những tội ác chống lại phụ nữ, đặc biệt người chuyển giới từ nam sang nữ nhan nhản tại Ấn Độ bởi một phần tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn nặng nề, phần khác là do luật pháp chưa đủ nghiêm minh để ngăn chặn sự việc đau lòng tiếp diễn.
Mặc dù Chính phủ Ấn Độ đã tăng cường luật chống hiếp dâm cũng như ban hành một số luật mới trong 6 năm qua. Nhưng luật chống hiếp dâm lại phân biệt giới tính trong đó quy định đàn ông không thể bị tấn công tình dục.
Vì vậy, những trường hợp bạo lực tình dục chống lại phụ nữ chuyển giới sang nam có thể bị phạt theo luật hình sự nhưng đàn ông chuyển giới sang nữ thì không.
“Kể cả với những phụ nữ chuyển giới thì luật pháp cũng khó được thực thi nghiêm ngặt”, bà Salma Khan, 40 tuổi, một phụ nữ chuyển giới, Chủ tịch Tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mumbai đang hỗ trợ 5.000 người trong cộng đồng này cho biết.
“Hiến pháp Ấn Độ không phân biệt nhưng những người thi hành thì có. Trong số những người chuyển giới đã đăng ký với chúng tôi, ít nhất 1 trong 4 trường hợp là nạn nhân của các vụ tấn công tình dục nghiêm trọng, hiếp dâm và hãm hiếp tập thể.
Trong số đó, chỉ 10% khiếu nại lên cảnh sát thành công. Hầu hết các trường hợp đều bị gạt đi với cùng câu hỏi: Anh là nam hay nữ; Làm sao mà anh bị hãm hiếp được?”, bà Khan nói và dẫn chứng trường hợp của Khushi được nhắc đến ở đầu bài viết.
Đơn khiếu nại của cô không được giải quyết sau gần một tuần kể từ khi bị tấn công. Chỉ khi các nhà hoạt động vì người chuyển giới có tầm ảnh hưởng lớn can thiệp cùng nhiều báo cáo về y tế xác nhận cô bị hiếp dâm, sự việc mới được đưa ra công lý.
Nhưng phải mất tới 4 năm, cuộc điều tra mới có biến chuyển. “Một trong số những viên cảnh sát tấn công đã bị đình chỉ công tác, ba người còn lại bị luân chuyển nhưng không có hành động pháp lý nào chống lại họ”, bà Khan cho hay.