Nam Phương Thoại Đầu
#1
NAM PHƯƠNG THOẠI ĐẦU
Toại Khanh


[Image: phuong-dong.jpg]


Công trình thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc đã xóa sổ nhiều khu dân cư trù mật, gồm cả những cổ thành đầy ắp di tích lịch sử. Zuckerberg, một du khách người Đức đã may mắn ghé qua Sư Thành, một cổ trấn kiểu vậy ở Triết Giang trước khi nó thực sự biến mất vài tháng sau đó dưới đáy nước và trong đêm ngủ nhờ một ngôi chùa ở đó cậu đã có một giấc mơ kỳ lạ.

Cậu đã thấy lại nhà sư già ban chiều, người tự giới thiệu chỉ là ông từ chứ không phải phương trượng gì ráo. Lúc đó Zuckerberg thoáng có ý xem thường cái dáng vẻ lão nông cục mịch của nhà sư già, nhưng thật lạ, trong giấc mơ, vị lão tăng kia bỗng phương phi và đạo mạo khác thường.

Nhà sư già hỏi cậu tên gì. Cậu trả lời là Zuckerberg. Vị lão tăng nheo mắt một giây, đoạn gật gù ra chiều thích thú:

– Đường Sơn đại huynh…Người Trung Quốc sẽ dịch cái tên của cậu như vậy đó, và sẽ thích gọi như vậy hơn !

Zuckerberg có thể nghe rành rọt từng câu nói của nhà sư già, rõ ràng đến mức cậu không còn nhớ nhà sư nói thạo tiếng Đức hay cậu nghe giỏi tiếng Tàu, dù sáng ngày thức dậy cậu biết rõ cả hai chuyện đó đều là không tưởng.

Không hỏi gì về quê quán hay nghề nghiệp, nhà sư cứ như đã biết rõ mọi sự về Zuckerberg. Nhà sư già hỏi mấy câu bâng quơ về chuyến đi Tàu rồi bỗng nhiên nhìn sững vào Zuckerberg, ông bảo:

– Đi theo ta, có cái này hay lắm, dành sẵn cho cậu đây…

Dắt Zuckerberg ra con suối sau chùa, nhà sư già trỏ tay xuống đó, một tấm bia đá rêu phong khắc đầy chữ. Ông mỉm cười tinh quái:

– Đọc theo cách nhanh nhất mà cậu có thể, trước khi nó chìm hẳn trong dòng nước sâu thẳm này.

Thấy Zuckerberg còn đang bối rối, nhà sư già gợi ý:

– Hãy đọc từ dưới lên trên, nhờ vậy thời gian của cậu sẽ dài hơn, số hàng đọc được cũng sẽ nhiều hơn. Chỉ bằng cách nầy cậu mới theo kịp con nước đang lên!

Từ chỗ hai người đang đứng xuống đến mặt suối nhiều lắm là vài thước tây, vậy mà chiều dài của tấm bia đã kia cơ hồ phải nhiều hơn vậy rất nhiều lần, đủ để Zuckerberg phải mỏi nhừ cả tay để chép lại những dòng chữ trên đó. Mà cũng lạ, tấm bia viết tiếng Đức hay Zuckerberg biết đọc tiếng Tàu, ông cũng không nhớ được. Ông cứ đọc rồi chép, chép xong lại đọc.

Rõ ràng một chuyện phi lý chỉ có trong chiêm bao.

Zuckerberg đã đọc hết tấm bia đó, trừ mấy dòng ở giữa, khi cậu rời mắt khỏi tấm bia trong tích tắc để ước lượng phần còn lại của nó.

Đến tận bây giờ Zuckerberg vẫn còn thắc mắc tại sao trong cơn mơ ấy cậu đã không nhờ nhà sư già đọc giùm cho cậu chép có phải hơn không. Bây giờ mấy dòng ấy viết gì làm sao đoán ra được, cậu vò tóc trách mình. Từ sau ngày về lại Đức, có ít nhất ba lần chúng hiện lên chớp nhoáng cho cậu đọc lại hay để trêu ngươi không biết và lần nào cũng thế, Zuckerberg chưa kịp định thần thì chúng lại biến mất.

Tấm bia được chạm khắc rất đơn giản, viền ngoài chỉ gồm một đường gợn sóng như dáng rồng lượn được cách điệu. Minh văn bên trong được bắt đầu bằng một thứ văn phong mơ hồ không giống cách viết của người Hán xưa nay…
 
“Ngày sương giáng, tiết trọng thu, năm Khai Bảo thứ ba triều Bắc Tống, lão tiều họ Khuất đến cầu pháp với sư Tiêu Phiền ở Vô Lượng Sơn. Kẻ hậu học quê mùa họ Lữ thấy tiếc lời pháp nhũ Phật thân nếu để cuộc gặp này không được đời sau biết đến, nên mạo muội lời quê đem khắc trên bia để ghi lại. Người hỏi không chứng đắc, người đáp cũng không đắc chứng chỉ vì không có gì để chứng đắc thì làm sao có ai đắc chứng.

“Xin được cho nghe về chuyện sinh tử:

– Không nên bận lòng về khởi thủy cuộc sống theo cách nghĩ phàm phu. Chỉ nên biết cái gì đã tạo ra nó. Sáu căn đời nầy nếu không tu tập sẽ có thích ghét nọ kia, từ đó tạo ra sáu căn đời sau, làm nên dòng trầm luân bất tận. Nói gọn là dòng chảy thừa tiếp của nhân với quả, nói rộng và rõ hơn là mười hai mắt xích của lý Duyên Khởi.

Xin được cho nghe về phiền não:

– Vì không hiểu được vạn hữu do chư duyên tạo thành và đã có mặt thì cũng do các duyên mà biến mất nên phàm phu thích cái này, ghét cái nọ. Trước mắt chúng làm khổ ta đời này, xa hơn, chúng là điều kiện sinh tử cho đời sau kiếp khác.

Xin được cho nghe về lý nhân quả:

– Cái gì ở đời cũng có thể là kết quả có được từ những nhân duyên nào đó và hoàn toàn có thể là nhân duyên dẫn đến một hậu quả nào đó. Một câu nói hay một suy nghĩ đều có thể để lại một hậu quả tốt xấu cho mỗi người và từ đó ảnh hưởng đến vô lượng thiên hạ. Một sợi tóc hay hạt cát luôn có thể là cái bắt đầu cho một đại sự nào đó. Nhân quả luôn tương ứng nhau. Hiểu được điều này, một niệm bất thiện cũng là đáng sợ để tránh.

Xin được cho nghe về Phật Đạo:

– Có hạt cát biết mình chỉ là hạt cát, tự trau luyện thành ngọc và hoá độ vài nắm cát khác trên sa mạc sinh tử.

Xin được cho nghe về Chỉ (samatha):

– Sức mạnh của nước hay sức nóng của lửa chỉ phát huy tối đa khi được tập trung đúng mức và từ đó trở thành nguồn năng lượng hữu ích.

Xin được cho nghe về Quán (vipassana):

– Không biết vạn vật thực ra là gì, chỉ gồm toàn những nhân tố vô thường, làm sao có thể chán để buông.

Xin được cho nghe về con đường giác ngộ:

– Nói rộng là ba mươi bảy pháp Bồ Đề Phần, nói gọn lại là từng nhóm nhỏ trong đó.

Thất Giác Chi chính là Bát Thánh Đạo, Tứ Niệm Xứ chính là Thất Giác Chi. Kỳ dư, diệc phục như thị.

Xin được cho nghe về yếu chỉ 3 tạng:

– Không biết A Tỳ Đàm thì không biết Phật đã thấy gì mà thành Phật, không biết Kinh tạng làm sao biết Phật và thánh chúng đã diễn bày cái hiểu của mình ra sao, không biết Luật tạng làm sao biết đường về giải thoát qua mỗi sinh hoạt nhỏ trong ngày.

Xin được cho nghe về phép an tâm:

– Cái khổ của người dưng kẻ lạ không làm ta nặng lòng. Phải buông tay thì tự nhiên nhẹ lòng. Cứ thấy mình là mình thì tâm nào có thể an.

Xin được cho nghe về pháp tu nhanh nhất:

-Càng nóng lòng thì chỉ khiến đường xa thêm. Vã, không hề có pháp môn nào nhanh hay chậm, tùy căn tánh mà hợp với pháp môn nào thôi. Nhanh hay chậm chỉ là giả niệm.

Xin được cho nghe về chuyện lễ bái và xưng niệm:

– Niệm Phật phải là nhớ nghĩ đến Phật bằng tâm bằng trí, không phải chỉ bằng miệng. Hôm nay ta tu bằng cái gì thì mai sau giải thoát bằng cái đó. Tu bằng cách niệm suông ở miệng thì chỉ thành Phật ở cái miệng.

Xin được cho nghe chuyện hoằng pháp và truyền thừa:

– Chỉ có trí và bi mới đẩy được pháp luân của Phật. Mọi lý tưởng nằm ngoài tinh thần đó đều chỉ khiến bánh xe pháp thành vuông, không giữ được hình tròn để mà lăn tới.

Xin được cho nghe về trú xá, tự viện:

– Chùa hay nhà chỉ là chỗ náu thân, người tu phải coi trọng chỗ náu tâm. Tâm không trú pháp thì nhà cửa nào cũng chỉ là chuồng trại, lồng cũi.

Xin được cho nghe về chuyện ăn uống:

– Tất thảy những món ăn thức uống chỉ là để nuôi thân, miễn là hợp luật hợp pháp thì được. Thân xác cần được nuôi dưỡng thì tình thần cũng cần phải như thế. Phật đạo suy cho cùng chỉ là hành trình nuôi lớn nội tâm bằng những thức ăn tâm linh.

Xin được cho nghe về Sa môn tướng:

– Y áo tăng ni là quy định của ba đời Thế Tôn, nhưng chỉ đắp áo cho thân mà lãng quên nội tâm thì khác gì ngôi nhà mái dột vách nát. Tăng ni khi ấy chỉ là phường hát ăn vận theo vai diễn cho đời xem…”
 
Trở về Đức được mấy tháng, Zuckerberg đã gặp lại vị lão tăng trong mơ, và hỏi ông 3 dòng chữ đã không kịp ghi. Ông lại nheo mắt tinh quái:

– Thầy hay sách cũng chỉ đưa cậu đi một đoạn đường nào đó, không phải cái gì cũng réo người khác. Nếu đơn giản thế thì chư Phật có thể tu giùm chúng ta hay sao chứ. Hãy nhớ, điều cậu chứng ngộ không giống như cái đã học trong kinh điển, nhưng lìa kinh điển cậu không thể có được cái thấy lúc chứng ngộ!

Bảy năm sau, Zuckerberg nhận được một gói quà từ một nhà sư người Hoa trao tận tay. Đó là một đôi guốc gỗ khá đẹp thường được chư tăng ở vùng nông thôn Trung Quốc sử dụng, và một lá thư viết bằng Trung văn của vị lão tăng:

“Yên thân chưa đủ, còn phải an tâm nữa. Đây mới là giai đoạn tối hậu trong đạo nghiệp. Câu trả lời cho nổi thắc mắc ngày xưa của cậu giờ không quan trọng nữa, nhưng ta vẫn phải gửi cậu cho trọn. Mấy câu nói của ta trong giấc mơ của cậu bên Đức 7 năm trước có chứa mấy dòng chữ đó, nhưng là câu nào thì cậu bây giờ dư sức đoán ra. Nếu đoán sai mà vẫn thấy tâm đắc thì coi như cũng đã…”

Zuckerberg giật mình, vị lão tăng kia là người thế nào mà lại biết được giấc chiêm bao của cậu.

Và nếu vậy, hẳn ông cũng đã biết Zuckerberg vừa rủ bỏ chiếc áo khoác của một bác sĩ chuyên khoa thần kinh để xuất gia từ 2 năm nay. Zuckerberg ngày nào giờ đã là một Tỷ kheo với pháp danh Supinaññu, Quán Mộng. Và thầy cứ nghe văng vẳng từ một một nơi nào thật xa câu nói của vị lão tăng. Yên thân chưa đủ, còn phải an tâm. Lá y tỷ kheo trên người và nếp sống khép mình trong hình thức xuất gia nhiều lắm cũng chỉ là một sự yên thân.

Muốn an tâm, thầy còn phải đi xa hơn nữa, còn nhiều việc phải làm, phải học, vượt qua, trải nghiệm…

Supinaññu nhìn ra cửa sổ, những bông tuyết đang bay lất phất bên ngoài và từng phút phủ kín một lớp dày lên những cành khô. Đã hai hôm nay trời ở đây như quên nắng. Konstanz đang vào mùa đông, mùa đông đẹp nhất trong đời Supinaññu.
 

Waldshut, March/20/2014
(Riêng tặng anh chị Sibylle và Rolf) 


TOẠI KHANH
Thư Viện Hoa Sen
(Chuyện Phiếm Thầy Tu 2)

Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#2
(2018-07-17, 06:22 PM)anatta Wrote:
NAM PHƯƠNG THOẠI ĐẦU
Toại Khanh


[Image: phuong-dong.jpg]


Công trình thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc đã xóa sổ nhiều khu dân cư trù mật, gồm cả những cổ thành đầy ắp di tích lịch sử. Zuckerberg, một du khách người Đức đã may mắn ghé qua Sư Thành, một cổ trấn kiểu vậy ở Triết Giang trước khi nó thực sự biến mất vài tháng sau đó dưới đáy nước và trong đêm ngủ nhờ một ngôi chùa ở đó cậu đã có một giấc mơ kỳ lạ.

Cậu đã thấy lại nhà sư già ban chiều, người tự giới thiệu chỉ là ông từ chứ không phải phương trượng gì ráo. Lúc đó Zuckerberg thoáng có ý xem thường cái dáng vẻ lão nông cục mịch của nhà sư già, nhưng thật lạ, trong giấc mơ, vị lão tăng kia bỗng phương phi và đạo mạo khác thường.

Nhà sư già hỏi cậu tên gì. Cậu trả lời là Zuckerberg. Vị lão tăng nheo mắt một giây, đoạn gật gù ra chiều thích thú:

– Đường Sơn đại huynh…Người Trung Quốc sẽ dịch cái tên của cậu như vậy đó, và sẽ thích gọi như vậy hơn !

Zuckerberg có thể nghe rành rọt từng câu nói của nhà sư già, rõ ràng đến mức cậu không còn nhớ nhà sư nói thạo tiếng Đức hay cậu nghe giỏi tiếng Tàu, dù sáng ngày thức dậy cậu biết rõ cả hai chuyện đó đều là không tưởng.

Không hỏi gì về quê quán hay nghề nghiệp, nhà sư cứ như đã biết rõ mọi sự về Zuckerberg. Nhà sư già hỏi mấy câu bâng quơ về chuyến đi Tàu rồi bỗng nhiên nhìn sững vào Zuckerberg, ông bảo:

– Đi theo ta, có cái này hay lắm, dành sẵn cho cậu đây…

Dắt Zuckerberg ra con suối sau chùa, nhà sư già trỏ tay xuống đó, một tấm bia đá rêu phong khắc đầy chữ. Ông mỉm cười tinh quái:

– Đọc theo cách nhanh nhất mà cậu có thể, trước khi nó chìm hẳn trong dòng nước sâu thẳm này.

Thấy Zuckerberg còn đang bối rối, nhà sư già gợi ý:

– Hãy đọc từ dưới lên trên, nhờ vậy thời gian của cậu sẽ dài hơn, số hàng đọc được cũng sẽ nhiều hơn. Chỉ bằng cách nầy cậu mới theo kịp con nước đang lên!

Từ chỗ hai người đang đứng xuống đến mặt suối nhiều lắm là vài thước tây, vậy mà chiều dài của tấm bia đã kia cơ hồ phải nhiều hơn vậy rất nhiều lần, đủ để Zuckerberg phải mỏi nhừ cả tay để chép lại những dòng chữ trên đó. Mà cũng lạ, tấm bia viết tiếng Đức hay Zuckerberg biết đọc tiếng Tàu, ông cũng không nhớ được. Ông cứ đọc rồi chép, chép xong lại đọc.

Rõ ràng một chuyện phi lý chỉ có trong chiêm bao.

Zuckerberg đã đọc hết tấm bia đó, trừ mấy dòng ở giữa, khi cậu rời mắt khỏi tấm bia trong tích tắc để ước lượng phần còn lại của nó.

Đến tận bây giờ Zuckerberg vẫn còn thắc mắc tại sao trong cơn mơ ấy cậu đã không nhờ nhà sư già đọc giùm cho cậu chép có phải hơn không. Bây giờ mấy dòng ấy viết gì làm sao đoán ra được, cậu vò tóc trách mình. Từ sau ngày về lại Đức, có ít nhất ba lần chúng hiện lên chớp nhoáng cho cậu đọc lại hay để trêu ngươi không biết và lần nào cũng thế, Zuckerberg chưa kịp định thần thì chúng lại biến mất.

Tấm bia được chạm khắc rất đơn giản, viền ngoài chỉ gồm một đường gợn sóng như dáng rồng lượn được cách điệu. Minh văn bên trong được bắt đầu bằng một thứ văn phong mơ hồ không giống cách viết của người Hán xưa nay…
 
“Ngày sương giáng, tiết trọng thu, năm Khai Bảo thứ ba triều Bắc Tống, lão tiều họ Khuất đến cầu pháp với sư Tiêu Phiền ở Vô Lượng Sơn. Kẻ hậu học quê mùa họ Lữ thấy tiếc lời pháp nhũ Phật thân nếu để cuộc gặp này không được đời sau biết đến, nên mạo muội lời quê đem khắc trên bia để ghi lại. Người hỏi không chứng đắc, người đáp cũng không đắc chứng chỉ vì không có gì để chứng đắc thì làm sao có ai đắc chứng.

“Xin được cho nghe về chuyện sinh tử:

– Không nên bận lòng về khởi thủy cuộc sống theo cách nghĩ phàm phu. Chỉ nên biết cái gì đã tạo ra nó. Sáu căn đời nầy nếu không tu tập sẽ có thích ghét nọ kia, từ đó tạo ra sáu căn đời sau, làm nên dòng trầm luân bất tận. Nói gọn là dòng chảy thừa tiếp của nhân với quả, nói rộng và rõ hơn là mười hai mắt xích của lý Duyên Khởi.

Xin được cho nghe về phiền não:

– Vì không hiểu được vạn hữu do chư duyên tạo thành và đã có mặt thì cũng do các duyên mà biến mất nên phàm phu thích cái này, ghét cái nọ. Trước mắt chúng làm khổ ta đời này, xa hơn, chúng là điều kiện sinh tử cho đời sau kiếp khác.

Xin được cho nghe về lý nhân quả:

– Cái gì ở đời cũng có thể là kết quả có được từ những nhân duyên nào đó và hoàn toàn có thể là nhân duyên dẫn đến một hậu quả nào đó. Một câu nói hay một suy nghĩ đều có thể để lại một hậu quả tốt xấu cho mỗi người và từ đó ảnh hưởng đến vô lượng thiên hạ. Một sợi tóc hay hạt cát luôn có thể là cái bắt đầu cho một đại sự nào đó. Nhân quả luôn tương ứng nhau. Hiểu được điều này, một niệm bất thiện cũng là đáng sợ để tránh.

Xin được cho nghe về Phật Đạo:

– Có hạt cát biết mình chỉ là hạt cát, tự trau luyện thành ngọc và hoá độ vài nắm cát khác trên sa mạc sinh tử.

Xin được cho nghe về Chỉ (samatha):

– Sức mạnh của nước hay sức nóng của lửa chỉ phát huy tối đa khi được tập trung đúng mức và từ đó trở thành nguồn năng lượng hữu ích.

Xin được cho nghe về Quán (vipassana):

– Không biết vạn vật thực ra là gì, chỉ gồm toàn những nhân tố vô thường, làm sao có thể chán để buông.

Xin được cho nghe về con đường giác ngộ:

– Nói rộng là ba mươi bảy pháp Bồ Đề Phần, nói gọn lại là từng nhóm nhỏ trong đó.

Thất Giác Chi chính là Bát Thánh Đạo, Tứ Niệm Xứ chính là Thất Giác Chi. Kỳ dư, diệc phục như thị.

Xin được cho nghe về yếu chỉ 3 tạng:

– Không biết A Tỳ Đàm thì không biết Phật đã thấy gì mà thành Phật, không biết Kinh tạng làm sao biết Phật và thánh chúng đã diễn bày cái hiểu của mình ra sao, không biết Luật tạng làm sao biết đường về giải thoát qua mỗi sinh hoạt nhỏ trong ngày.

Xin được cho nghe về phép an tâm:

– Cái khổ của người dưng kẻ lạ không làm ta nặng lòng. Phải buông tay thì tự nhiên nhẹ lòng. Cứ thấy mình là mình thì tâm nào có thể an.

Xin được cho nghe về pháp tu nhanh nhất:

-Càng nóng lòng thì chỉ khiến đường xa thêm. Vã, không hề có pháp môn nào nhanh hay chậm, tùy căn tánh mà hợp với pháp môn nào thôi. Nhanh hay chậm chỉ là giả niệm.

Xin được cho nghe về chuyện lễ bái và xưng niệm:

– Niệm Phật phải là nhớ nghĩ đến Phật bằng tâm bằng trí, không phải chỉ bằng miệng. Hôm nay ta tu bằng cái gì thì mai sau giải thoát bằng cái đó. Tu bằng cách niệm suông ở miệng thì chỉ thành Phật ở cái miệng.

Xin được cho nghe chuyện hoằng pháp và truyền thừa:

– Chỉ có trí và bi mới đẩy được pháp luân của Phật. Mọi lý tưởng nằm ngoài tinh thần đó đều chỉ khiến bánh xe pháp thành vuông, không giữ được hình tròn để mà lăn tới.

Xin được cho nghe về trú xá, tự viện:

– Chùa hay nhà chỉ là chỗ náu thân, người tu phải coi trọng chỗ náu tâm. Tâm không trú pháp thì nhà cửa nào cũng chỉ là chuồng trại, lồng cũi.

Xin được cho nghe về chuyện ăn uống:

– Tất thảy những món ăn thức uống chỉ là để nuôi thân, miễn là hợp luật hợp pháp thì được. Thân xác cần được nuôi dưỡng thì tình thần cũng cần phải như thế. Phật đạo suy cho cùng chỉ là hành trình nuôi lớn nội tâm bằng những thức ăn tâm linh.

Xin được cho nghe về Sa môn tướng:

– Y áo tăng ni là quy định của ba đời Thế Tôn, nhưng chỉ đắp áo cho thân mà lãng quên nội tâm thì khác gì ngôi nhà mái dột vách nát. Tăng ni khi ấy chỉ là phường hát ăn vận theo vai diễn cho đời xem…”
 
Trở về Đức được mấy tháng, Zuckerberg đã gặp lại vị lão tăng trong mơ, và hỏi ông 3 dòng chữ đã không kịp ghi. Ông lại nheo mắt tinh quái:

– Thầy hay sách cũng chỉ đưa cậu đi một đoạn đường nào đó, không phải cái gì cũng réo người khác. Nếu đơn giản thế thì chư Phật có thể tu giùm chúng ta hay sao chứ. Hãy nhớ, điều cậu chứng ngộ không giống như cái đã học trong kinh điển, nhưng lìa kinh điển cậu không thể có được cái thấy lúc chứng ngộ!

Bảy năm sau, Zuckerberg nhận được một gói quà từ một nhà sư người Hoa trao tận tay. Đó là một đôi guốc gỗ khá đẹp thường được chư tăng ở vùng nông thôn Trung Quốc sử dụng, và một lá thư viết bằng Trung văn của vị lão tăng:

“Yên thân chưa đủ, còn phải an tâm nữa. Đây mới là giai đoạn tối hậu trong đạo nghiệp. Câu trả lời cho nổi thắc mắc ngày xưa của cậu giờ không quan trọng nữa, nhưng ta vẫn phải gửi cậu cho trọn. Mấy câu nói của ta trong giấc mơ của cậu bên Đức 7 năm trước có chứa mấy dòng chữ đó, nhưng là câu nào thì cậu bây giờ dư sức đoán ra. Nếu đoán sai mà vẫn thấy tâm đắc thì coi như cũng đã…”

Zuckerberg giật mình, vị lão tăng kia là người thế nào mà lại biết được giấc chiêm bao của cậu.

Và nếu vậy, hẳn ông cũng đã biết Zuckerberg vừa rủ bỏ chiếc áo khoác của một bác sĩ chuyên khoa thần kinh để xuất gia từ 2 năm nay. Zuckerberg ngày nào giờ đã là một Tỷ kheo với pháp danh Supinaññu, Quán Mộng. Và thầy cứ nghe văng vẳng từ một một nơi nào thật xa câu nói của vị lão tăng. Yên thân chưa đủ, còn phải an tâm. Lá y tỷ kheo trên người và nếp sống khép mình trong hình thức xuất gia nhiều lắm cũng chỉ là một sự yên thân.

Muốn an tâm, thầy còn phải đi xa hơn nữa, còn nhiều việc phải làm, phải học, vượt qua, trải nghiệm…

Supinaññu nhìn ra cửa sổ, những bông tuyết đang bay lất phất bên ngoài và từng phút phủ kín một lớp dày lên những cành khô. Đã hai hôm nay trời ở đây như quên nắng. Konstanz đang vào mùa đông, mùa đông đẹp nhất trong đời Supinaññu.
 

Waldshut, March/20/2014
(Riêng tặng anh chị Sibylle và Rolf) 


TOẠI KHANH
Thư Viện Hoa Sen
(Chuyện Phiếm Thầy Tu 2)


Thầy TK viết truyện này quá hay á! Thx anh Anatta.  Clap 10_point  [Image: flower-pink-smiley-emoticon-animation.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#3
tinh thông kinh điển , làu thông A tỳ đàm , xảo diệu trong ngôn ngữ văn chương  cộng thêm chút lãng mạn là những yếu tố khiến những bài viết về đạo mang hơi hướm liêu trai , võ hiệp của sư Giác Nguyên có một sức hấp dẫn và sắc thái riêng, không lẫn vào đâu được
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply