2018-07-10, 02:16 AM
http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/a...-Asia.html
Mẫu DNA từ thời cổ: Có mối liên hệ giữa người tiền sử Việt và Nhật
10 Tháng Bảy, 2018
[/url]
[url=http://cuocsongomy.com/wp-content/uploads/2018/07/10/h1-classentry-titlemau-dna-tu-thoi-co-co-moi-lien-he-giua-nguoi-tien-su-viet-va-nhat-h1-cuocsongomy-com-thumb.jpg]
LONDON, Anh (NV) — Sau khi nghiên cứu các mẫu DNA từ người thời cổ, các khoa học gia nay tin rằng họ biết rõ hơn về những con người tiền sử đầu tiên đến sống ở vùng Đông Nam Á.
Theo hãng thông tấn UPI, từ nhiều thập niên nay, các nhà nhân chủng học vẫn bất đồng ý kiến về việc ai là những cư dân đầu tiên đến sống ở vùng Đông Nam Á.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng một giống dân chuyên sống bằng cách săn bắn-hái lượm (huter-gatherers), gọi là “Hòabìnhian” (trong khu vực tỉnh Hòa Bình và từ Quảng Bình tới Thái Nguyên), đã tự phát triển cách sống của họ qua việc trồng trọt từ khoảng 44,000 năm trước đây, trong thời đại gọi chung là nền “văn hóa Hòa Bình”.
Trong khi đó, cũng có các học giả khác cho rằng những người săn bắn-hái lượm nơi này bị thay thế bằng những người sống bằng cách trồng lúa di cư tới khu vực nay là Trung Quốc.
Nay, sau khi phân tách 26 mẫu DNA của người tiền cổ, từ các hài cốt thu thập ở Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Lào và Nhật, lại có các nhà khảo cổ khác cho rằng cả hai nhóm trên đều sai lầm.
Một số các mảnh xương cốt dùng thử nghiệm DNA đã từng được chứng minh là có từ 8,000 năm trước đây. Nhưng cho tới thời gian gần đây, người ta chỉ có được các mẫu thử nghiệm xưa khoảng 4,000 năm.
Kết quả cuộc khảo sát di truyền này, được đăng tải tuần trên tạp chí Science, cho thấy có sự liên hệ giữa người Hòabìnhian và người Jomon trong thời đại tiền sử ở Nhật.
“Chúng tôi có nhiều nỗ lực thu thập mẫu DNA cổ xưa ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á để có thể đưa ra các chứng cớ mới”, theo lời giáo sư Eske Willerslev, thuộc University of Cambridge.
Các chứng cớ mới có được tạo nghi ngờ đối với hai giả thuyết nêu trên về nguồn gốc của cư dân vùng Đông Nam Á.
Theo các nhận định mới thì tiến trình hình thành cư dân Đông Nam Á rất phức tạp, với ít nhất là có bốn nhóm người cổ xưa đóng góp vào lịch sử dân tộc nơi này.
“Đây là một mô hình phức tạp hơn nhiều so với những gì người ta nghĩ trước đây,” theo lời ông Fernando Racimo, một nhà di truyền học tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử Thiên Nhiên làm việc tại University of Copenhagen.
Các bằng chứng ngày càng nhiều về một nền văn minh Đông Nam Á đang làm các nhà nhân chủng học phải xem lại các giả thuyết đã có từ cả trăm năm về nguồn gốc loài người. (V.Giang)
Mẫu DNA từ thời cổ: Có mối liên hệ giữa người tiền sử Việt và Nhật
10 Tháng Bảy, 2018
[/url]
[url=http://cuocsongomy.com/wp-content/uploads/2018/07/10/h1-classentry-titlemau-dna-tu-thoi-co-co-moi-lien-he-giua-nguoi-tien-su-viet-va-nhat-h1-cuocsongomy-com-thumb.jpg]
LONDON, Anh (NV) — Sau khi nghiên cứu các mẫu DNA từ người thời cổ, các khoa học gia nay tin rằng họ biết rõ hơn về những con người tiền sử đầu tiên đến sống ở vùng Đông Nam Á.
Theo hãng thông tấn UPI, từ nhiều thập niên nay, các nhà nhân chủng học vẫn bất đồng ý kiến về việc ai là những cư dân đầu tiên đến sống ở vùng Đông Nam Á.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng một giống dân chuyên sống bằng cách săn bắn-hái lượm (huter-gatherers), gọi là “Hòabìnhian” (trong khu vực tỉnh Hòa Bình và từ Quảng Bình tới Thái Nguyên), đã tự phát triển cách sống của họ qua việc trồng trọt từ khoảng 44,000 năm trước đây, trong thời đại gọi chung là nền “văn hóa Hòa Bình”.
Trong khi đó, cũng có các học giả khác cho rằng những người săn bắn-hái lượm nơi này bị thay thế bằng những người sống bằng cách trồng lúa di cư tới khu vực nay là Trung Quốc.
Nay, sau khi phân tách 26 mẫu DNA của người tiền cổ, từ các hài cốt thu thập ở Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Lào và Nhật, lại có các nhà khảo cổ khác cho rằng cả hai nhóm trên đều sai lầm.
Một số các mảnh xương cốt dùng thử nghiệm DNA đã từng được chứng minh là có từ 8,000 năm trước đây. Nhưng cho tới thời gian gần đây, người ta chỉ có được các mẫu thử nghiệm xưa khoảng 4,000 năm.
Kết quả cuộc khảo sát di truyền này, được đăng tải tuần trên tạp chí Science, cho thấy có sự liên hệ giữa người Hòabìnhian và người Jomon trong thời đại tiền sử ở Nhật.
“Chúng tôi có nhiều nỗ lực thu thập mẫu DNA cổ xưa ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á để có thể đưa ra các chứng cớ mới”, theo lời giáo sư Eske Willerslev, thuộc University of Cambridge.
Các chứng cớ mới có được tạo nghi ngờ đối với hai giả thuyết nêu trên về nguồn gốc của cư dân vùng Đông Nam Á.
Theo các nhận định mới thì tiến trình hình thành cư dân Đông Nam Á rất phức tạp, với ít nhất là có bốn nhóm người cổ xưa đóng góp vào lịch sử dân tộc nơi này.
“Đây là một mô hình phức tạp hơn nhiều so với những gì người ta nghĩ trước đây,” theo lời ông Fernando Racimo, một nhà di truyền học tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử Thiên Nhiên làm việc tại University of Copenhagen.
Các bằng chứng ngày càng nhiều về một nền văn minh Đông Nam Á đang làm các nhà nhân chủng học phải xem lại các giả thuyết đã có từ cả trăm năm về nguồn gốc loài người. (V.Giang)