2018-07-03, 03:12 AM
http://www.scmp.com/news/asia/east-asia/...ing-melons
Mafia Nhật Bản hết thời, trộm dưa kiếm sống vì nghèo
Thứ hai, 2/7/2018, 20:00 (GMT+7)
Tình hình kinh tế khó khăn buộc nhiều thành viên của yakuza phải trộm cắp nông sản mang đi bán lại cho các thương lái để sống qua ngày.
Hai người tham gia lễ hội Sanja Matsuri ở Tokyo hồi năm 2017 khoe những hình xăm truyền thống liên quan tới thế giới của yakuza. Ảnh: AFP
Yakuza, băng đảng tội phạm khét tiếng của Nhật Bản, nổi tiếng với những hình xăm và cuộc chiến không khoan nhượng với các đối thủ nhằm tranh giành địa bàn. Giống như mafia ở Italy hay Hội Tam Hoàng ở Trung Quốc, yakuza Nhật Bản làm giàu từ các hoạt động đánh bạc, ma túy và mại dâm đến cho vay nặng lãi, tống tiền và kinh doanh thông qua các công ty bình phong.
Tuy nhiên, luật pháp được thắt chặt trong thập kỷ qua đã khiến nhiều thành viên rời bỏ tổ chức và nhiều người khác e ngại gia nhập các băng nhóm này, theo SCMP.
Cuộc sống trở nên khó khăn hơn với những người không có kỹ năng làm việc lại mang tiền án tiền sự. Họ buộc phải trộm cắp vặt để sống qua ngày, dù cách đây không lâu đó là những hành vi không cho phép đối với niềm tự hào của một yakuza.
Số lượng thành viên của các nhóm xã hội đen Nhật Bản đã giảm năm thứ 13 liên tiếp xuống mức kỷ lục 34.500 người vào năm 2017, theo Cục Cảnh sát Quốc gia. So với năm trước đó, số lượng thành viên của yakuza giảm 4.600 người và lượng thành viên được xem là chủ chốt còn khoảng 16.800 người.
Tháng 4 năm ngoái, thủ lĩnh của một nhóm liên kết với băng Yamaguchi-gumi khét tiếng đã bị bắt khi định trộm 64 vật dụng từ một siêu thị ở Nagoya. Masato Gunji và hai đàn em bị bắt quả tang chất đầy hàng hóa vào các túi và định bỏ đi mà không trả tiền.
Hồi tháng 5, một kẻ cầm đầu đã nghỉ hưu ở miền trung Nhật Bản gây xôn xao khi xuất hiện trong một bộ phim tài liệu của đài truyền hình quốc gia NHK. Y cho hay các băng nhóm hoạt động ở vùng nông thôn đang gặp khó khăn vì các thành viên trẻ tuổi bỏ lên thành phố và kinh tế địa phương suy giảm.
Giải pháp của những người ở lại là nhăm nhe các trang trại đến mùa thu hoạch để tối đến đi trộm nông sản. Dưa là mục tiêu được ưa thích nhất, dù lợi nhuận không cao nhưng các cựu yakuza vẫn chấp nhận.
Shinobu Tsukasa (giữa), thủ lĩnh của nhóm Yamaguchi-gumi năm 2015. Ảnh: Independent
Tại các vùng khác, nông dân bắt đầu nghĩ ra cách đối phó với những tên trộm này, phối hợp tuần tra để bảo vệ dưa, nho, xoài và các loại rau quả khác có khả năng lọt vào tầm ngắm của yakuza.
Jeff Kingston, giám đốc Nghiên cứu châu Á tại đại học Temple Tokyo, cho rằng có một khoảng cách rất lớn giữa các thành viên xã hội đen cấp cao tại các thành phố lớn và yakuza đường phố cấp thấp, những người đang bằng mọi cách để đáp ứng nhu cầu đời sống.
"Tôi đoán đó là một dấu hiệu của thời đại và thế giới ngầm đang có chung cảm giác túng quẫn giống như các doanh nghiệp hợp pháp của Nhật Bản sau 'thập kỷ mất mát' của nền kinh tế", ông nói, nhắc đến khoảng thời gian từ năm 1991 đến 2000, khi kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng trì trệ do bong bóng bất động sản bị vỡ.
Mục tiêu nằm ngoài dự đoán mới nhất của các nhóm yakuza dường như là hải sâm ở biển Nhật Bản khi lực lượng tuần duyên ghi nhận nhiều tàu khả nghi giả dạng đánh bắt cá nhưng lại tăng tốc khi họ tiếp cận.
Hình phạt cho việc đánh bắt hải sâm là tối đa 6 tháng tù và phạt 10.000 yen (90 USD), không quá nhiều với một yakuza, khiến chính phủ đang cân nhắc tăng tiền phạt.
Một thành viên cấp cao của nhóm Yamaguchi-gumi bị phạt 100 triệu yen sau khi bị phát hiện sở hữu 60 tấn hải sâm, trong khi hồi đầu năm nay, 5 thành viên cùng nhóm bị bắt cùng 450 kg hải sâm. Loại hải sản này thường được nhập lậu sang Trung Quốc, nơi giá thành bị đẩy lên cao do sản lượng khai thác trong nước giảm.
Anh Ngọ
Mafia Nhật Bản hết thời, trộm dưa kiếm sống vì nghèo
Thứ hai, 2/7/2018, 20:00 (GMT+7)
Tình hình kinh tế khó khăn buộc nhiều thành viên của yakuza phải trộm cắp nông sản mang đi bán lại cho các thương lái để sống qua ngày.
Hai người tham gia lễ hội Sanja Matsuri ở Tokyo hồi năm 2017 khoe những hình xăm truyền thống liên quan tới thế giới của yakuza. Ảnh: AFP
Yakuza, băng đảng tội phạm khét tiếng của Nhật Bản, nổi tiếng với những hình xăm và cuộc chiến không khoan nhượng với các đối thủ nhằm tranh giành địa bàn. Giống như mafia ở Italy hay Hội Tam Hoàng ở Trung Quốc, yakuza Nhật Bản làm giàu từ các hoạt động đánh bạc, ma túy và mại dâm đến cho vay nặng lãi, tống tiền và kinh doanh thông qua các công ty bình phong.
Tuy nhiên, luật pháp được thắt chặt trong thập kỷ qua đã khiến nhiều thành viên rời bỏ tổ chức và nhiều người khác e ngại gia nhập các băng nhóm này, theo SCMP.
Cuộc sống trở nên khó khăn hơn với những người không có kỹ năng làm việc lại mang tiền án tiền sự. Họ buộc phải trộm cắp vặt để sống qua ngày, dù cách đây không lâu đó là những hành vi không cho phép đối với niềm tự hào của một yakuza.
Số lượng thành viên của các nhóm xã hội đen Nhật Bản đã giảm năm thứ 13 liên tiếp xuống mức kỷ lục 34.500 người vào năm 2017, theo Cục Cảnh sát Quốc gia. So với năm trước đó, số lượng thành viên của yakuza giảm 4.600 người và lượng thành viên được xem là chủ chốt còn khoảng 16.800 người.
Tháng 4 năm ngoái, thủ lĩnh của một nhóm liên kết với băng Yamaguchi-gumi khét tiếng đã bị bắt khi định trộm 64 vật dụng từ một siêu thị ở Nagoya. Masato Gunji và hai đàn em bị bắt quả tang chất đầy hàng hóa vào các túi và định bỏ đi mà không trả tiền.
Hồi tháng 5, một kẻ cầm đầu đã nghỉ hưu ở miền trung Nhật Bản gây xôn xao khi xuất hiện trong một bộ phim tài liệu của đài truyền hình quốc gia NHK. Y cho hay các băng nhóm hoạt động ở vùng nông thôn đang gặp khó khăn vì các thành viên trẻ tuổi bỏ lên thành phố và kinh tế địa phương suy giảm.
Giải pháp của những người ở lại là nhăm nhe các trang trại đến mùa thu hoạch để tối đến đi trộm nông sản. Dưa là mục tiêu được ưa thích nhất, dù lợi nhuận không cao nhưng các cựu yakuza vẫn chấp nhận.
Shinobu Tsukasa (giữa), thủ lĩnh của nhóm Yamaguchi-gumi năm 2015. Ảnh: Independent
Tại các vùng khác, nông dân bắt đầu nghĩ ra cách đối phó với những tên trộm này, phối hợp tuần tra để bảo vệ dưa, nho, xoài và các loại rau quả khác có khả năng lọt vào tầm ngắm của yakuza.
Jeff Kingston, giám đốc Nghiên cứu châu Á tại đại học Temple Tokyo, cho rằng có một khoảng cách rất lớn giữa các thành viên xã hội đen cấp cao tại các thành phố lớn và yakuza đường phố cấp thấp, những người đang bằng mọi cách để đáp ứng nhu cầu đời sống.
"Tôi đoán đó là một dấu hiệu của thời đại và thế giới ngầm đang có chung cảm giác túng quẫn giống như các doanh nghiệp hợp pháp của Nhật Bản sau 'thập kỷ mất mát' của nền kinh tế", ông nói, nhắc đến khoảng thời gian từ năm 1991 đến 2000, khi kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng trì trệ do bong bóng bất động sản bị vỡ.
Mục tiêu nằm ngoài dự đoán mới nhất của các nhóm yakuza dường như là hải sâm ở biển Nhật Bản khi lực lượng tuần duyên ghi nhận nhiều tàu khả nghi giả dạng đánh bắt cá nhưng lại tăng tốc khi họ tiếp cận.
Hình phạt cho việc đánh bắt hải sâm là tối đa 6 tháng tù và phạt 10.000 yen (90 USD), không quá nhiều với một yakuza, khiến chính phủ đang cân nhắc tăng tiền phạt.
Một thành viên cấp cao của nhóm Yamaguchi-gumi bị phạt 100 triệu yen sau khi bị phát hiện sở hữu 60 tấn hải sâm, trong khi hồi đầu năm nay, 5 thành viên cùng nhóm bị bắt cùng 450 kg hải sâm. Loại hải sản này thường được nhập lậu sang Trung Quốc, nơi giá thành bị đẩy lên cao do sản lượng khai thác trong nước giảm.
Anh Ngọ