2018-07-01, 12:40 AM
Cuộc chiến 500 m đường 5 cửa hàng tiện lợi ở trung tâm Sài Gòn
29/06/18 10:30 GMT+7
Người tiêu dùng khu vực trung tâm TP.HCM gần đây có thói quen mua ly cà phê sáng, ăn trưa, chiều với đầy đủ món Việt ở các cửa hàng tiện lợi nước ngoài đang góp mặt tại đây.
Góc đường Bùi Viện và Đề Thám ở khu phố Tây (quận 1) dài 400-500 m nhưng có hơn chục cửa hàng tiện lợi thuộc đầy đủ các thương hiệu ngoại lớn hiện nay, như Family Mart, Ministop - Aeon (Nhật Bản), Circle K (Mỹ), Shop & Go (Singapore), B’s Mart (Thái Lan)...
Trong báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM quý I, Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam cho biết tính đến cuối tháng 3, toàn thành phố có hơn 1.800 cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini. Tổng diện tích các cửa hàng này là 272.000 m2 sàn, tăng 5,1% so với quý trước.
Thương hiệu ngoại "chung lưng" nhau ở nội thành
“Vòng tròn đỏ” Circle K chiếm hơn một nửa tổng số cửa hàng tiện lợi ở khu phố góc Tây Bùi Viện - Đề Thám. Nơi này có cùng lúc 5 điểm bán, thậm chí có 2 cửa hàng của thương hiệu này nằm cạnh nhau. Như vậy, nếu tính trung bình, trong khoảng 100 m, 2 trong số hơn chục các cửa hàng tiện lợi này sẽ chia đều lượng khách lẻ tẻ vào mua một chai nước uống hay một số sản phẩm lặt vặt khác.
Khách hàng vào đây chủ yếu là khách du lịch, phần lớn để mua cà phê, nước, các loại thức ăn nhanh...
Hai cửa hàng tiện lợi chung vách ở khu trung tâm TP.HCM.
Không chỉ phố Tây, tại nhiều đoạn đường thuộc các quận trung tâm như Pasteur, Nguyễn Trãi (quận 1), Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu (quận 3)… các thương hiệu này cũng nằm san sát nhau. Một số khu vực tập trung đông người như quận 5, 6, Bình Thạnh cũng là thiên đường của các chuỗi cửa hàng tiện lợi nước ngoài.
7-Eleven và GS25 (Hàn Quốc) cũng không nằm ngoài quỹ đạo chọn mặt bằng kinh doanh như các doanh nghiệp ngoại khác. Các vị trí đắc địa tại quận 1 và quận 3 là nơi 2 thương hiệu này đang đặt những cửa hàng đã mở hiện nay.
Văn phòng làm việc của chị Lan Hương (24 tuổi) nằm trên đường Nguyễn Biểu (quận 5, TP.HCM). Khu vực này tập trung rất nhiều các cửa hàng tiện lợi, siêu thị tiện lợi gồm Family Mart, Ministop, Circle K, Shop & Go, B’s mart cùng nhiều thương hiệu quen thuộc trong nước.
“Ở đây muốn mua gì cũng có, vào mua chai nước suối hay ly cà phê được phục vụ rất nhanh. Điều khiến tôi thắc mắc là tại sao họ lại mở cùng lúc nhiều đến thế. Bản thân tôi không thấy đông khách mua sắm, chỉ hào hứng là mình được nhiều sự lựa chọn”, chị Hương nói.
Mất hơn 5 phút sau giờ ăn trưa để chọn một nơi vừa mát, vừa có đủ chỗ ngồi cho hơn chục người, chị Hương và nhóm đồng nghiệp trẻ quyết định đi thêm 100 m nữa đến cửa hàng Ministop, thay vì Family Mart đang ở trước mặt.
Tại đây, người chọn nước uống đóng chai, người lấy bánh snack, người gọi cà phê pha sẵn. Sau khi thanh toán tại quầy, họ đến khu vực tự phục vụ và “tám” với nhau chờ buổi làm việc chiều.
2 ông lớn 7-Eleven và GS25 phần lớn bán cơm trưa?
Hai cái tên đáng chú ý gần đây gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam với những tuyên bố nóng nhất là 7-Eleven và GS25 (Hàn Quốc). Chung đặc điểm, cả 2 thương hiệu này khi mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM đều diễn ra cảnh rất đông khách xếp hàng dài chờ mua gói snack, ly nước.
Tháng 6/2017, 7-Eleven mở cửa hàng đầu tiên tại quận 1. Trong thời gian đầu, mỗi tuần ông lớn bán lẻ này cho ra đời một cửa hàng. Doanh nghiệp đặt mục tiêu có thêm 100 cửa hàng trong 3 năm đầu hoạt động và 1.000 cửa hàng sau 10 năm.
Nhưng đến nay, đúng 1 năm góp mặt, 7-Eleven chỉ có tất cả 18 cửa hàng ở TP.HCM, mới đạt khoảng một nửa số cửa hàng dự kiến mở.
Địa điểm 7-Eleven mở cửa hàng hầu hết là các vị trí đắc địa ở TP.HCM, đó là các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại tập trung dân công sở và người nước ngoài, như các quận 1, 2, 3, 7, Bình Thạnh.
Có mặt tại một cửa hàng 7-Eleven trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, Zing.vn ghi nhận cửa hàng rất vắng khách mặc dù đang là giờ cao điểm buổi trưa. Tại đây, trong hơn một giờ đồng hồ, số khách ra vào mua hàng chưa đến 10 người, đa số là người nước ngoài.
Trong ngày khai trương cửa hàng đầu tiên của 7 - Eleven ở quận 1, nhiều khách Việt chen nhau chỉ để mua chai nước suối. Ảnh: Lê Quân.
Chị Hoài Thương, nhân viên văn phòng khu vực này, cho biết chị thường đi ăn trưa tại cửa hàng này chứ không mua các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm khác. Thức ăn chế biến sẵn khá đa dạng với những món quen thuộc từ cơm, bún, phở đến các loại gỏi cuốn, bò bía... nên được khách bận rộn như chị Thương ưa thích, vì sự nhanh chóng và tiện lợi.
“Khách hàng ở đây đa số là người nước ngoài, tôi ít thấy người Việt nào vào 7-Eleven để lựa chọn một món đồ. Do không có nhiều thời gian nên tôi buộc phải vào đây ăn trưa cho nhanh. Thức ăn rất đa dạng, nhiều sự lựa chọn hơn hẳn so với các cửa hàng tiện lợi khác, nhưng giá cũng cao hơn. Các món ăn đơn giản nhưng có giá từ 25.000-49.000 đồng”, chị Thương nói.
Một nhân viên nữ của cửa hàng này cũng cho biết khách đến lẻ tẻ, chỉ nhỉnh hơn một chút vào buổi trưa và chiều tối, để ăn trưa, ăn chiều. Và đồ ăn cũng chính là mặt hàng chủ lực của cửa hàng 7-Eleven tại địa điểm này.
GS25 đặt cửa hàng đầu tiên ở TP.HCM đầu năm nay trên đường Hai Bà Trưng, quận 1. Hiện nay, sau 3 tháng góp mặt, thương hiệu này có 10 điểm kinh doanh ở TP.HCM. Các cửa hàng tập trung ở quận 1, 3. Nhà bán lẻ này cũng tuyên bố sẽ mở rộng 2.500 cửa hàng trong 10 năm tới.
Tại một cửa hàng trên đường Trương Định (quận 3), khách thường là giới văn phòng làm việc tại các tòa nhà xung quanh. Họ thường ghé đây sau giờ trưa, giờ chiều chọn một nhu yếu phẩm nào đó hoặc dùng vội một chai nước, một ly mì ăn liền có thể thấy ở bất cứ cửa hàng tiện lợi nào khác.
Sau ngày đầu xếp hàng vào mua sắm tại 7 - Eleven, hiện khách đến cửa hàng này chủ yếu để ăn trưa với số lượng không nhiều.
Tham vọng ban đầu của doanh nghiệp khi đưa GS25 vào thị trường Việt Nam nhằm lan tỏa văn hóa, trào lưu Hàn Quốc thông qua các mặt hàng tiêu dùng và thực phẩm chế biến sẵn mang dấu ấn xứ sở kim chi, dường như không có, vì cũng như 7-Eleven, khách mua hàng ở đây chỉ chọn thức ăn Việt. Lượng khách đến cũng “cầm chừng”, nhiều thời điểm trong ngày cửa hàng chỉ có nhân viên.
Ai sẽ là người trụ lâu?
Thị trường bán lẻ Việt Nam là nơi mà doanh nghiệp nào cũng muốn giành lấy. Theo đánh giá của CBRE Việt Nam, “miếng bánh” hấp dẫn này sẽ làm tiếp tục nổ ra cuộc cạnh tranh từ doanh nghiệp trong và ngoài nước, ai cũng muốn chiếm thêm thị phần thông qua mở hàng loạt cửa hàng.
Bởi việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi không đơn giản chỉ là bán hàng hay quản lý chi phí để có lợi nhuận, mà là việc mở rộng chuỗi để đạt được một mật độ phủ sóng nhất định, mới có thể sinh lãi. Thời gian đầu của quá trình này là dùng vốn để triệt hạ nhau từ các thương hiệu.
Sở Công Thương TP.HCM cho biết cuối năm 2014, thành phố chỉ có 326 cửa hàng tiện lợi, nhưng đến cuối quý I năm nay, con số này đã tăng 3,5 lần, đạt 1.144 cửa hàng. Chỉ riêng TP.HCM, số lượng các cửa hàng đã chiếm hơn 70% tổng cửa hàng cả nước.
Người tiêu dùng chờ sự khác biệt của cửa hàng tiện lợi.
Thống kê của các đơn vị nghiên cứu thị trường, những doanh nghiệp ngoại nổi bật gồm Ministop có gần 120 cửa hàng, Family Mart là 136 cửa hàng, Shop & Go trên 108 cửa hàng, Circle K 266 cửa hàng tại TP.HCM. Các cửa hàng tập trung nhiều nhất tại khu vực trung tâm của thành phố như quận 1, quận 3, quận 5, quận Bình Thạnh, quận Tân Phú…
Ông Trần Văn Bắc, Phó tổng giám đốc Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra), cho biết điều lớn nhất cản trở sự phát triển các cửa hàng tiện lợi chính là mặt bằng. Theo ông, việc tìm kiếm và đàm phán mặt bằng hiện nay sao cho đáp ứng tiêu chuẩn của mỗi cửa hàng bán lẻ tại các khu dân cư vốn không phải dễ dàng.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng tính toán, 5 năm đầu của việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi là thời gian chịu lỗ nặng nhất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là xu thế thị trường. Do đó, đơn vị nào trụ vững thì sẽ hái được nhiều “trái ngọt”, nếu không sẽ phải nhường lại sân cho những đối thủ mạnh hơn.
29/06/18 10:30 GMT+7
Người tiêu dùng khu vực trung tâm TP.HCM gần đây có thói quen mua ly cà phê sáng, ăn trưa, chiều với đầy đủ món Việt ở các cửa hàng tiện lợi nước ngoài đang góp mặt tại đây.
Góc đường Bùi Viện và Đề Thám ở khu phố Tây (quận 1) dài 400-500 m nhưng có hơn chục cửa hàng tiện lợi thuộc đầy đủ các thương hiệu ngoại lớn hiện nay, như Family Mart, Ministop - Aeon (Nhật Bản), Circle K (Mỹ), Shop & Go (Singapore), B’s Mart (Thái Lan)...
Trong báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM quý I, Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam cho biết tính đến cuối tháng 3, toàn thành phố có hơn 1.800 cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini. Tổng diện tích các cửa hàng này là 272.000 m2 sàn, tăng 5,1% so với quý trước.
Thương hiệu ngoại "chung lưng" nhau ở nội thành
“Vòng tròn đỏ” Circle K chiếm hơn một nửa tổng số cửa hàng tiện lợi ở khu phố góc Tây Bùi Viện - Đề Thám. Nơi này có cùng lúc 5 điểm bán, thậm chí có 2 cửa hàng của thương hiệu này nằm cạnh nhau. Như vậy, nếu tính trung bình, trong khoảng 100 m, 2 trong số hơn chục các cửa hàng tiện lợi này sẽ chia đều lượng khách lẻ tẻ vào mua một chai nước uống hay một số sản phẩm lặt vặt khác.
Khách hàng vào đây chủ yếu là khách du lịch, phần lớn để mua cà phê, nước, các loại thức ăn nhanh...
Hai cửa hàng tiện lợi chung vách ở khu trung tâm TP.HCM.
Không chỉ phố Tây, tại nhiều đoạn đường thuộc các quận trung tâm như Pasteur, Nguyễn Trãi (quận 1), Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu (quận 3)… các thương hiệu này cũng nằm san sát nhau. Một số khu vực tập trung đông người như quận 5, 6, Bình Thạnh cũng là thiên đường của các chuỗi cửa hàng tiện lợi nước ngoài.
7-Eleven và GS25 (Hàn Quốc) cũng không nằm ngoài quỹ đạo chọn mặt bằng kinh doanh như các doanh nghiệp ngoại khác. Các vị trí đắc địa tại quận 1 và quận 3 là nơi 2 thương hiệu này đang đặt những cửa hàng đã mở hiện nay.
Văn phòng làm việc của chị Lan Hương (24 tuổi) nằm trên đường Nguyễn Biểu (quận 5, TP.HCM). Khu vực này tập trung rất nhiều các cửa hàng tiện lợi, siêu thị tiện lợi gồm Family Mart, Ministop, Circle K, Shop & Go, B’s mart cùng nhiều thương hiệu quen thuộc trong nước.
“Ở đây muốn mua gì cũng có, vào mua chai nước suối hay ly cà phê được phục vụ rất nhanh. Điều khiến tôi thắc mắc là tại sao họ lại mở cùng lúc nhiều đến thế. Bản thân tôi không thấy đông khách mua sắm, chỉ hào hứng là mình được nhiều sự lựa chọn”, chị Hương nói.
Mất hơn 5 phút sau giờ ăn trưa để chọn một nơi vừa mát, vừa có đủ chỗ ngồi cho hơn chục người, chị Hương và nhóm đồng nghiệp trẻ quyết định đi thêm 100 m nữa đến cửa hàng Ministop, thay vì Family Mart đang ở trước mặt.
Tại đây, người chọn nước uống đóng chai, người lấy bánh snack, người gọi cà phê pha sẵn. Sau khi thanh toán tại quầy, họ đến khu vực tự phục vụ và “tám” với nhau chờ buổi làm việc chiều.
2 ông lớn 7-Eleven và GS25 phần lớn bán cơm trưa?
Hai cái tên đáng chú ý gần đây gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam với những tuyên bố nóng nhất là 7-Eleven và GS25 (Hàn Quốc). Chung đặc điểm, cả 2 thương hiệu này khi mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM đều diễn ra cảnh rất đông khách xếp hàng dài chờ mua gói snack, ly nước.
Tháng 6/2017, 7-Eleven mở cửa hàng đầu tiên tại quận 1. Trong thời gian đầu, mỗi tuần ông lớn bán lẻ này cho ra đời một cửa hàng. Doanh nghiệp đặt mục tiêu có thêm 100 cửa hàng trong 3 năm đầu hoạt động và 1.000 cửa hàng sau 10 năm.
Nhưng đến nay, đúng 1 năm góp mặt, 7-Eleven chỉ có tất cả 18 cửa hàng ở TP.HCM, mới đạt khoảng một nửa số cửa hàng dự kiến mở.
Địa điểm 7-Eleven mở cửa hàng hầu hết là các vị trí đắc địa ở TP.HCM, đó là các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại tập trung dân công sở và người nước ngoài, như các quận 1, 2, 3, 7, Bình Thạnh.
Có mặt tại một cửa hàng 7-Eleven trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, Zing.vn ghi nhận cửa hàng rất vắng khách mặc dù đang là giờ cao điểm buổi trưa. Tại đây, trong hơn một giờ đồng hồ, số khách ra vào mua hàng chưa đến 10 người, đa số là người nước ngoài.
Trong ngày khai trương cửa hàng đầu tiên của 7 - Eleven ở quận 1, nhiều khách Việt chen nhau chỉ để mua chai nước suối. Ảnh: Lê Quân.
Chị Hoài Thương, nhân viên văn phòng khu vực này, cho biết chị thường đi ăn trưa tại cửa hàng này chứ không mua các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm khác. Thức ăn chế biến sẵn khá đa dạng với những món quen thuộc từ cơm, bún, phở đến các loại gỏi cuốn, bò bía... nên được khách bận rộn như chị Thương ưa thích, vì sự nhanh chóng và tiện lợi.
“Khách hàng ở đây đa số là người nước ngoài, tôi ít thấy người Việt nào vào 7-Eleven để lựa chọn một món đồ. Do không có nhiều thời gian nên tôi buộc phải vào đây ăn trưa cho nhanh. Thức ăn rất đa dạng, nhiều sự lựa chọn hơn hẳn so với các cửa hàng tiện lợi khác, nhưng giá cũng cao hơn. Các món ăn đơn giản nhưng có giá từ 25.000-49.000 đồng”, chị Thương nói.
Một nhân viên nữ của cửa hàng này cũng cho biết khách đến lẻ tẻ, chỉ nhỉnh hơn một chút vào buổi trưa và chiều tối, để ăn trưa, ăn chiều. Và đồ ăn cũng chính là mặt hàng chủ lực của cửa hàng 7-Eleven tại địa điểm này.
GS25 đặt cửa hàng đầu tiên ở TP.HCM đầu năm nay trên đường Hai Bà Trưng, quận 1. Hiện nay, sau 3 tháng góp mặt, thương hiệu này có 10 điểm kinh doanh ở TP.HCM. Các cửa hàng tập trung ở quận 1, 3. Nhà bán lẻ này cũng tuyên bố sẽ mở rộng 2.500 cửa hàng trong 10 năm tới.
Tại một cửa hàng trên đường Trương Định (quận 3), khách thường là giới văn phòng làm việc tại các tòa nhà xung quanh. Họ thường ghé đây sau giờ trưa, giờ chiều chọn một nhu yếu phẩm nào đó hoặc dùng vội một chai nước, một ly mì ăn liền có thể thấy ở bất cứ cửa hàng tiện lợi nào khác.
Sau ngày đầu xếp hàng vào mua sắm tại 7 - Eleven, hiện khách đến cửa hàng này chủ yếu để ăn trưa với số lượng không nhiều.
Tham vọng ban đầu của doanh nghiệp khi đưa GS25 vào thị trường Việt Nam nhằm lan tỏa văn hóa, trào lưu Hàn Quốc thông qua các mặt hàng tiêu dùng và thực phẩm chế biến sẵn mang dấu ấn xứ sở kim chi, dường như không có, vì cũng như 7-Eleven, khách mua hàng ở đây chỉ chọn thức ăn Việt. Lượng khách đến cũng “cầm chừng”, nhiều thời điểm trong ngày cửa hàng chỉ có nhân viên.
Ai sẽ là người trụ lâu?
Thị trường bán lẻ Việt Nam là nơi mà doanh nghiệp nào cũng muốn giành lấy. Theo đánh giá của CBRE Việt Nam, “miếng bánh” hấp dẫn này sẽ làm tiếp tục nổ ra cuộc cạnh tranh từ doanh nghiệp trong và ngoài nước, ai cũng muốn chiếm thêm thị phần thông qua mở hàng loạt cửa hàng.
Bởi việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi không đơn giản chỉ là bán hàng hay quản lý chi phí để có lợi nhuận, mà là việc mở rộng chuỗi để đạt được một mật độ phủ sóng nhất định, mới có thể sinh lãi. Thời gian đầu của quá trình này là dùng vốn để triệt hạ nhau từ các thương hiệu.
Sở Công Thương TP.HCM cho biết cuối năm 2014, thành phố chỉ có 326 cửa hàng tiện lợi, nhưng đến cuối quý I năm nay, con số này đã tăng 3,5 lần, đạt 1.144 cửa hàng. Chỉ riêng TP.HCM, số lượng các cửa hàng đã chiếm hơn 70% tổng cửa hàng cả nước.
Người tiêu dùng chờ sự khác biệt của cửa hàng tiện lợi.
Thống kê của các đơn vị nghiên cứu thị trường, những doanh nghiệp ngoại nổi bật gồm Ministop có gần 120 cửa hàng, Family Mart là 136 cửa hàng, Shop & Go trên 108 cửa hàng, Circle K 266 cửa hàng tại TP.HCM. Các cửa hàng tập trung nhiều nhất tại khu vực trung tâm của thành phố như quận 1, quận 3, quận 5, quận Bình Thạnh, quận Tân Phú…
Ông Trần Văn Bắc, Phó tổng giám đốc Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra), cho biết điều lớn nhất cản trở sự phát triển các cửa hàng tiện lợi chính là mặt bằng. Theo ông, việc tìm kiếm và đàm phán mặt bằng hiện nay sao cho đáp ứng tiêu chuẩn của mỗi cửa hàng bán lẻ tại các khu dân cư vốn không phải dễ dàng.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng tính toán, 5 năm đầu của việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi là thời gian chịu lỗ nặng nhất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là xu thế thị trường. Do đó, đơn vị nào trụ vững thì sẽ hái được nhiều “trái ngọt”, nếu không sẽ phải nhường lại sân cho những đối thủ mạnh hơn.