2018-06-20, 02:34 AM
https://www.npr.org/2018/06/19/621439416...nto-crisis
Mâu thuẫn trong nội bộ nước Đức về vấn đề tị nạn
20/06/2018 10:12:01
Chính phủ Đức đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng từ bên trong do bất đồng về chính sách tiếp nhận người tị nạn.
Xung đột giữa Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đức và Thủ tướng Đức lên tới cao trào. Ông Horst Seehofer ra tối hậu thư, nếu trong 2 tuần nữa mà bà Angela Merkel không tìm được giải pháp với các đối tác châu Âu, ngay từ tháng 7/2018, Bộ Nội vụ Đức sẽ tiến hành kiểm soát biên giới, chặn người nhập cư không cho vào lãnh thổ Đức. Tuyên bố của ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ đặt Thủ tướng Đức vào tình thế khó khăn, có thể làm sụp đổ chính phủ mới được thành lập.
[b]Ông Horst Seehofer, Bộ trưởng Nội vụ Đức cho biết:[/b]
[i]"Nếu tới cuối tháng Sáu này, mà các nước châu Âu vẫn không đạt được một thỏa thuận chung hoặc không có một thỏa thuận song phương nào, nước Đức sẽ lập tức chặn dòng người nhập cư, không cho vượt qua biên giới vào đất Đức".[/i]
Lãnh đạo các nước châu Âu sẽ họp thượng đỉnh vào cuối tuần sau để tìm một giải pháp chung điều tiết dòng nhập cư trái phép. Tìm giải pháp chung, nhiệm vụ hầu như bất khả đối với Thủ tướng Đức, trong lúc Hungary, Áo, Italy đang đơn phương đóng cửa biên giới . 3 nước này đã cạn niềm tin sau 3 năm lãnh đạo châu Âu bàn đi bàn lại mà chưa ra được biện pháp nào hiệu quả.
Ngày 18/6, Thủ tướng Đức đã bác bỏ tối hậu thư của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và cho rằng nếu Đức cũng đơn phương đóng cửa biên giới, nhiều nước khác sẽ làm theo, lúc đó sẽ là hỗn loạn trên toàn châu Âu.
[b]Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng:[/b]
[i]"Chúng ta không thể hành động đơn lẻ và từ đó gây tổn hại cho các quốc gia khác. Chúng ta sẽ tìm cách để ngăn dòng người nhập cư trong tương lai nhưng làm gì thì cũng phải trong khuôn khổ của hiệp ước chung đã ký tại Dublin".[/i]
Hiến pháp Đức quy định, Thủ tướng là người định ra đường hướng chính trị của chính phủ. Nếu Bộ trưởng Bộ Nội vụ không làm theo quy tắc, bà Angela Merkel có quyền sa thải nhưng như vậy, có thể kéo theo nguy cơ làm sụp đổ một chính phủ mà bà đã mất nhiều tháng để thành lập.
Thủ tướng Đức chỉ còn chưa tới 2 tuần để tìm một giải pháp chung ở cấp độ toàn Liên minh châu Âu, chưa tới 2 tuần để tìm cách tránh một cuộc khủng hoảng chính trị ngay trong lòng chính phủ Đức.
Mâu thuẫn trong nội bộ nước Đức về vấn đề tị nạn
20/06/2018 10:12:01
Chính phủ Đức đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng từ bên trong do bất đồng về chính sách tiếp nhận người tị nạn.
Xung đột giữa Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đức và Thủ tướng Đức lên tới cao trào. Ông Horst Seehofer ra tối hậu thư, nếu trong 2 tuần nữa mà bà Angela Merkel không tìm được giải pháp với các đối tác châu Âu, ngay từ tháng 7/2018, Bộ Nội vụ Đức sẽ tiến hành kiểm soát biên giới, chặn người nhập cư không cho vào lãnh thổ Đức. Tuyên bố của ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ đặt Thủ tướng Đức vào tình thế khó khăn, có thể làm sụp đổ chính phủ mới được thành lập.
[b]Ông Horst Seehofer, Bộ trưởng Nội vụ Đức cho biết:[/b]
[i]"Nếu tới cuối tháng Sáu này, mà các nước châu Âu vẫn không đạt được một thỏa thuận chung hoặc không có một thỏa thuận song phương nào, nước Đức sẽ lập tức chặn dòng người nhập cư, không cho vượt qua biên giới vào đất Đức".[/i]
Lãnh đạo các nước châu Âu sẽ họp thượng đỉnh vào cuối tuần sau để tìm một giải pháp chung điều tiết dòng nhập cư trái phép. Tìm giải pháp chung, nhiệm vụ hầu như bất khả đối với Thủ tướng Đức, trong lúc Hungary, Áo, Italy đang đơn phương đóng cửa biên giới . 3 nước này đã cạn niềm tin sau 3 năm lãnh đạo châu Âu bàn đi bàn lại mà chưa ra được biện pháp nào hiệu quả.
Ngày 18/6, Thủ tướng Đức đã bác bỏ tối hậu thư của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và cho rằng nếu Đức cũng đơn phương đóng cửa biên giới, nhiều nước khác sẽ làm theo, lúc đó sẽ là hỗn loạn trên toàn châu Âu.
[b]Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng:[/b]
[i]"Chúng ta không thể hành động đơn lẻ và từ đó gây tổn hại cho các quốc gia khác. Chúng ta sẽ tìm cách để ngăn dòng người nhập cư trong tương lai nhưng làm gì thì cũng phải trong khuôn khổ của hiệp ước chung đã ký tại Dublin".[/i]
Hiến pháp Đức quy định, Thủ tướng là người định ra đường hướng chính trị của chính phủ. Nếu Bộ trưởng Bộ Nội vụ không làm theo quy tắc, bà Angela Merkel có quyền sa thải nhưng như vậy, có thể kéo theo nguy cơ làm sụp đổ một chính phủ mà bà đã mất nhiều tháng để thành lập.
Thủ tướng Đức chỉ còn chưa tới 2 tuần để tìm một giải pháp chung ở cấp độ toàn Liên minh châu Âu, chưa tới 2 tuần để tìm cách tránh một cuộc khủng hoảng chính trị ngay trong lòng chính phủ Đức.