2018-06-15, 10:59 PM
https://www.nytimes.com/2018/06/14/world...aries.html
Albert Einstein phân biệt chủng tộc - hé lộ sau khi công khai nhật ký riêng của ông
10:21, 14/06/2018
Nhà vật lý học, nổi tiếng với quan điểm chống phân biệt đối xử, đã nhắc đến người Trung Quốc là ‘một dân tộc công nghiệp, bẩn thỉu và chậm tiêu’
Công bố nhật ký cá nhân của Albert Einstein đã hé lộ thái độ phân biệt chủng tộc của ông đối với những người ngoại quốc ông gặp trên những chuyến hành trình của mình.
Trong một đoạn viết riêng tư, nhà vật lý học nổi tiếng miêu tả người Trung Quốc là một “dân tộc chăm chỉ, tận lực và đần độn”
Einstein không chỉ nổi danh là một nhà khoa học, mà còn là lãnh tụ nhân quyền người đã lên tiếng chỉ trích phân biệt đối xử chống người Mỹ gốc Phi. Được biết, ông từng gọi phân biệt chủng tộc là “một dịch bệnh của người da trắng”.
Ông giữ một quyển nhật ký khi đi du lịch Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Palestine và Tây Ban Nha từ tháng 10 năm 1922 đến tháng 3 năm 1923.
Ghi chép riêng được công khai tuần qua bởi kênh truyền thông trường đại học Princeton, nói họ “hé lộ định kiến của Einstein đối với dân nhiều quốc gia và dấy lên những hoài nghi về thái độ của ông ấy về chủng tộc”.
Trong một đoạn viết, nhà khoa học đạt giải Nobel miêu tả người Trung Quốc là “một quốc gia cứng đầu một cách kỳ lạ… thường cư xử giống như động cơ máy móc hơn là con người”, viết thêm: “Ngay cả trẻ con cũng vô cảm và có vẻ thụ động.”
Sau đoạn viết về “thế hệ mới sinh” và “thụ thai” của họ, ông tiếp tục nói: “Sẽ thật là đáng tiếc nếu dân Trung Quốc này thế chỗ mọi chủng tộc khác. Với những người như chúng ta thì chỉ nghĩ điều đó thôi cũng đã buồn chán đến nghẹn lời.”
Trong một đoạn viết khác, ông miêu tả “những người Levantine bẩn thỉu như băng cướp” lên thuyền khi tàu của ông dừng ở cảng Said, Ai Cập.
“Trên bến cảng, một đám thuyền chèo đến, với đầy những người Levantine hú hét và chỉ trỏ đủ các kiểu, cập vào thuyền của chúng tôi. Như những kẻ bị trục xuất từ địa ngục,” ông viết.
Ze’ev Rosenkranz, biên tập sách và trợ lý giám đốc Dự án những Bài viết của Einstein tại Học viện Công nghệ California nói với tờ The Guardian: “Tôi nghĩ nhiều bình luận của ông khiến chúng ta cảm thấy thiếu thoải mái - đặc biệt những điều ông nói về người Trung Quốc.
Rosenkranz
“Những lời này có vẻ đối nghịch với hình tượng nhân đạo công chúng vẫn thấy. Tôi nghĩ sẽ khá shock nếu đọc những lời trên và đem so với những tuyên ngôn công khai khác của ông. Những lời này viết ra thiếu cảnh giác hơn, ông ấy không định đem chúng ra xuất bản công khai.”
Trong đoạn giới thiệu của mình của Nhật ký hành trình của Albert Einstein, ông Rosenkranz nói những dòng nhật ký phô diễn một “văn phong lạ” và “những trích dẫn nhạo báng“ nhưng cũng hàm chứa vài “lời kể gây khó chịu”.
“Tôi bắt đầu tự hỏi: làm sao mà hình tượng nhân đạo này có thể là tác giả những dòng viết như thế?” ông Rosenkranz viết.
Ông thêm vào: “nó có vẻ rõ ràng là Einstein đã tin - một phần nào đó - vào mối đe dọa tưởng tượng từ ‘Hiểm họa da vàng’,” nhắc đến một lý thuyết thuộc địa chủng tộc rằng người từ vùng Đông Á là một đe dọa cho thế giới phương tây.
Chanda Prescod-Weinstein
Chanda Prescod-Weinstein, nhà vũ trụ học, tác giả khoa học và nhà vận động bình đẳng, nói suy nghĩ phân biệt chủng tộc của Einstein là “gây choáng và đáng thất vọng”.
“Tôi ngạc nhiên nhưng cũng không ngạc nhiên,” bà tweet. “Tiên phong khoa học thực sự không thường song hành với những tiến bộ xã hội. Đôi khi thành công khoa học kéo suy nghĩ phân biệt chủng tộc theo cùng với những người phát ngôn.”
Einstein đi du lịch châu Á sau khi được mời đến nói chuyện tại Nhật Bản ngay sau giải thưởng Nobel vật lý năm 1921.
Trái ngược với định kiến của mình về người Trung Quốc, Einstein nói tích cực về người Nhật, những người ông ca ngợi là “thẳng thắn, dễ chịu, nói chung rất thú vị”.
Einstein’s visit to Kyushu University in 1923, the photo is provided from Kyushu University Archives.
Nhật ký của ông lúc đó trước đây mới chỉ xuất bản ở Đức, là một phần trong sách 15 chương Bộ sưu tập bài viết của Albert Einstein.
“Ý định [của xuất bản nhật ký] không phải để bóc mẽ mà đúng hơn là một nỗ lực thành thực muốn tìm hiểu điều gì làm người nổi tiếng như vậy bị chọc lên cơn,” ông Rosenkranz nói. “Đây đặc biệt thích hợp trong trường hợp của Einstein, khi có một khác biệt lớn giữa hình ảnh công chúng và cá nhân có thật trong lịch sử.”
Albert Einstein phân biệt chủng tộc - hé lộ sau khi công khai nhật ký riêng của ông
10:21, 14/06/2018
Nhà vật lý học, nổi tiếng với quan điểm chống phân biệt đối xử, đã nhắc đến người Trung Quốc là ‘một dân tộc công nghiệp, bẩn thỉu và chậm tiêu’
Công bố nhật ký cá nhân của Albert Einstein đã hé lộ thái độ phân biệt chủng tộc của ông đối với những người ngoại quốc ông gặp trên những chuyến hành trình của mình.
Trong một đoạn viết riêng tư, nhà vật lý học nổi tiếng miêu tả người Trung Quốc là một “dân tộc chăm chỉ, tận lực và đần độn”
Einstein không chỉ nổi danh là một nhà khoa học, mà còn là lãnh tụ nhân quyền người đã lên tiếng chỉ trích phân biệt đối xử chống người Mỹ gốc Phi. Được biết, ông từng gọi phân biệt chủng tộc là “một dịch bệnh của người da trắng”.
Ông giữ một quyển nhật ký khi đi du lịch Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Palestine và Tây Ban Nha từ tháng 10 năm 1922 đến tháng 3 năm 1923.
Ghi chép riêng được công khai tuần qua bởi kênh truyền thông trường đại học Princeton, nói họ “hé lộ định kiến của Einstein đối với dân nhiều quốc gia và dấy lên những hoài nghi về thái độ của ông ấy về chủng tộc”.
Trong một đoạn viết, nhà khoa học đạt giải Nobel miêu tả người Trung Quốc là “một quốc gia cứng đầu một cách kỳ lạ… thường cư xử giống như động cơ máy móc hơn là con người”, viết thêm: “Ngay cả trẻ con cũng vô cảm và có vẻ thụ động.”
Sau đoạn viết về “thế hệ mới sinh” và “thụ thai” của họ, ông tiếp tục nói: “Sẽ thật là đáng tiếc nếu dân Trung Quốc này thế chỗ mọi chủng tộc khác. Với những người như chúng ta thì chỉ nghĩ điều đó thôi cũng đã buồn chán đến nghẹn lời.”
Trong một đoạn viết khác, ông miêu tả “những người Levantine bẩn thỉu như băng cướp” lên thuyền khi tàu của ông dừng ở cảng Said, Ai Cập.
“Trên bến cảng, một đám thuyền chèo đến, với đầy những người Levantine hú hét và chỉ trỏ đủ các kiểu, cập vào thuyền của chúng tôi. Như những kẻ bị trục xuất từ địa ngục,” ông viết.
Ze’ev Rosenkranz, biên tập sách và trợ lý giám đốc Dự án những Bài viết của Einstein tại Học viện Công nghệ California nói với tờ The Guardian: “Tôi nghĩ nhiều bình luận của ông khiến chúng ta cảm thấy thiếu thoải mái - đặc biệt những điều ông nói về người Trung Quốc.
Rosenkranz
“Những lời này có vẻ đối nghịch với hình tượng nhân đạo công chúng vẫn thấy. Tôi nghĩ sẽ khá shock nếu đọc những lời trên và đem so với những tuyên ngôn công khai khác của ông. Những lời này viết ra thiếu cảnh giác hơn, ông ấy không định đem chúng ra xuất bản công khai.”
Trong đoạn giới thiệu của mình của Nhật ký hành trình của Albert Einstein, ông Rosenkranz nói những dòng nhật ký phô diễn một “văn phong lạ” và “những trích dẫn nhạo báng“ nhưng cũng hàm chứa vài “lời kể gây khó chịu”.
“Tôi bắt đầu tự hỏi: làm sao mà hình tượng nhân đạo này có thể là tác giả những dòng viết như thế?” ông Rosenkranz viết.
Ông thêm vào: “nó có vẻ rõ ràng là Einstein đã tin - một phần nào đó - vào mối đe dọa tưởng tượng từ ‘Hiểm họa da vàng’,” nhắc đến một lý thuyết thuộc địa chủng tộc rằng người từ vùng Đông Á là một đe dọa cho thế giới phương tây.
Chanda Prescod-Weinstein
Chanda Prescod-Weinstein, nhà vũ trụ học, tác giả khoa học và nhà vận động bình đẳng, nói suy nghĩ phân biệt chủng tộc của Einstein là “gây choáng và đáng thất vọng”.
“Tôi ngạc nhiên nhưng cũng không ngạc nhiên,” bà tweet. “Tiên phong khoa học thực sự không thường song hành với những tiến bộ xã hội. Đôi khi thành công khoa học kéo suy nghĩ phân biệt chủng tộc theo cùng với những người phát ngôn.”
Einstein đi du lịch châu Á sau khi được mời đến nói chuyện tại Nhật Bản ngay sau giải thưởng Nobel vật lý năm 1921.
Trái ngược với định kiến của mình về người Trung Quốc, Einstein nói tích cực về người Nhật, những người ông ca ngợi là “thẳng thắn, dễ chịu, nói chung rất thú vị”.
Einstein’s visit to Kyushu University in 1923, the photo is provided from Kyushu University Archives.
Nhật ký của ông lúc đó trước đây mới chỉ xuất bản ở Đức, là một phần trong sách 15 chương Bộ sưu tập bài viết của Albert Einstein.
“Ý định [của xuất bản nhật ký] không phải để bóc mẽ mà đúng hơn là một nỗ lực thành thực muốn tìm hiểu điều gì làm người nổi tiếng như vậy bị chọc lên cơn,” ông Rosenkranz nói. “Đây đặc biệt thích hợp trong trường hợp của Einstein, khi có một khác biệt lớn giữa hình ảnh công chúng và cá nhân có thật trong lịch sử.”