VN: tố cáo bị áp bức, thêm hàng chục phi công của Vietnam Airlines xin nghỉ việc
#1
Ngày 31 Tháng 5, 2018 | 01:55 PM

Sau khi tố cáo bị áp bức, thêm hàng chục phi công của Vietnam Airlines xin nghỉ việc

GiadinhNet - Theo tiết lộ của các phi công, họ sẽ phải bồi hoàn khoản kinh phí đào tạo lên tới nhiều tỉ đồng nếu nghỉ việc. Dù vậy, gần 60 phi công vẫn chấp nhận nộp đơn ra khỏi Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines.


Mới đây, Báo Gia đình & Xã hội nhận được đơn kêu cứu gồm 16 chữ ký trực tiếp, ghi là của tập thể phi công Việt Nam, phản ánh các bất cập đang tồn tại nơi nhóm người này đã và đang công tác – Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA).

Cụ thể, ngoài việc phản ánh về các bất cập đang tồn tại ở VNA, nhóm phi công khẳng định: “Trong 3 năm qua chúng tôi đã đối thoại với VNA rất nhiều nhưng không nhận được bất kỳ một sự hợp tác nào…

Môi trường làm việc không được đảm bảo, có sự bóc lột lao động và gây những bức xúc trong công việc cần đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của các phi công. Lương phi công cũng quá thấp so với mặt bằng chung của ngành hàng không…”.

Ngoài việc tố VNA, các phi công cũng phân tích những bất cập trong những Thông tư liên quan của Bộ GTVT, vi phạm Luật Lao động, gây khó dễ cho những người muốn xin nghỉ việc.


[Image: 1-15277486624231992883679.jpg]

[Image: 2-1527748662425860423227.jpg]

Đơn phản ánh của tập thể phi công đang công tác tại Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam (Vietnam Airlines).


Trong đơn, tập thể phi công cho biết: Năm 2015, Bộ GTVT ra thông tư 41/2015/TT-BGTVT phần 14.169 có nội dung quy định “nhân viên hàng không trình độ cao” muốn nghỉ việc phải báo trước 120 ngày; khi chuyển đổi nhà khai thác phải “đã chấm dứt hợp đồng lao động và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ (nếu có) đối với người khai thác tàu bay, tổ chức bảo dưỡng tàu bay hiện tại theo quy định…”.

Tiếp đó, Thông tư 21/2017/TT-BGTVT đã đưa những nội dung trên vào “Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay”.
Tuy nhiên, theo các phi công, khi họ mang những vấn đề này đối chiếu với các văn bản của Hiến pháp điều 35 và Luật Lao động thì nhận thấy những nội dung trong Thông tư nêu trên không tuân thủ một số vấn đề như việc chấm dứt hợp đồng lao động và bồi hoàn chi phí đào tạo không đúng với quy định.
Bởi, theo điều 37 Khoản 3 Bộ Luật Lao động quy định: “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.

Họ đặt ra câu hỏi: Bộ GTVT căn cứ vào đâu quy định các phi công khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước ít nhất 120 ngày?

Theo các phi công, những quy định này khiến họ gặp khốn đốn khi VNA dựa vào đó đưa ra những khoản phí bồi hoàn vô lý và quá lớn.

[Image: 3348759318134746656226928537078091640471...857044.jpg]

Từ đầu năm năm 2018 đến nay, số phi công có đơn xin nghỉ việc tiếp tục tăng.

Theo điều 62 Khoản 3 Bộ luật Lao động quy định: “Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chỉ có chứng chỉ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học…”.

Tuy nhiên, VNA đã bắt buộc các phi công bồi hoàn chi phí từ 2 - 3,5 tỷ đồng (90K-158K USD) nhưng không có những hóa đơn hợp lệ để chứng minh.

Ngoài ra, dựa vào Thông tư, Cục Hàng không Việt Nam không cấp bằng cũng như chấp nhận cho các phi công chuyển nhà khai thác khác, buộc họ phải làm việc cho VNA với chế độ đãi ngộ thấp hơn mặt bằng chung của các phi công, đẩy họ lâm vào cảnh phải bồi hoàn cho VNA số tiền phi lý để chuyển sang nhà khai thác khác hoặc phải chịu cảnh thất nghiệp.

Nhằm tìm hiểu rõ hơn sự việc, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với chính những người trong cuộc. Một phi công đề nghị giấu tên, chỉ tiết lộ đang làm việc tại Đoàn bay 919, khẳng định: "Vấn đề lương bổng đã âm ỉ tại VNA từ rất lâu. Trong 3 năm qua, hai bên đã đối thoại với nhau nhiều lần nhưng tựu chung lại, phần bất lợi vẫn đang thuộc về nhóm phi công Việt".

[Image: 3358004618134746822893572220298745419923...918603.jpg]

Báo cáo phi công nghỉ việc và đề nghị Cục Hàng không Việt Nam hỗ trợ thu hồi chi phí đào tạo phi công.

Theo người này, năm 2015, cũng vì vấn đề đãi ngộ mà tại VNA đã có một “làn sóng ra đi”. Vụ việc bị đẩy lên cao trào, VNA chấp nhận tăng lương song theo đánh giá của các phi công, cũng chẳng đáng là bao. Chính vì vậy, sự việc này cứ mãi nhùng nhằng.

Ngay tại cuộc đối thoại mới nhất diễn ra sáng 30/5, thương hiệu bay hàng đầu Việt Nam cũng chỉ dừng lại ở mức tăng thêm 4,6 triệu đồng/tháng cho Cơ phó và 10 triệu đồng/tháng cho Cơ trưởng.

“Tại Vietnam Airlines, hiện tại, lương của một Cơ trưởng từ 120 – 130 triệu đồng/tháng (5200-5700USD), còn Cơ phó là khoảng 60 – 70 triệu đồng/tháng (2600-3000USD). Thế nhưng cùng là Cơ phó, cùng giờ bay, thì các hãng khác có thể trả tới 150 – 160 triệu đồng/tháng (6500-7000USD). Chưa kể, cùng trình độ và bằng cấp như nhau, nhưng cũng ngay tại Vietnam Airlines, lương của phi công Việt thậm chí chưa bằng một nửa lương phi công nước ngoài”, người này nói và cho biết đây là lý do anh và gần 60 phi công khác làm đơn xin nghỉ việc tại VNA.

Dù vậy, chính những khoản bồi hoàn khổng lồ kia đã là rào cản khiến nhiều phi công tại VNA phải làm đơn cầu cứu, xem xét các văn bản trái luật gửi lên Chính phủ.

Được biết, sau khi nhận được phản ánh, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi Bộ GTVT xem xét giải quyết theo quy định.

Cao Tuân
Reply
#2
Tui thấy hình bác còn trẻ. Nếu bác đi học lái máy bay bây giờ, bác có thể được VN Airlines mướn làm phi công chánh đó bác. Thumbs-up4 Lol
Cá bơi về bến mơ. 
Reply
#3
(2018-05-31, 11:51 PM)Cá hồi Wrote: Tui thấy hình bác còn trẻ. Nếu bác đi học lái máy bay bây giờ, bác có thể được VN Airlines mướn làm phi công chánh đó bác.  Thumbs-up4  Lol

COCC mới được tụi nó cho vô làm phi công  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Đâu phải ai vô giật chổ ngon cơm của tụi nó đâu bác  Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
#4
(2018-06-01, 12:01 AM)PhongVien007 Wrote: COCC mới được tụi nó cho vô làm phi công  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Đâu phải ai vô giật chổ ngon cơm của tụi nó đâu bác  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Còn xin làm chiêu đãi viên? Biggrin
Cá bơi về bến mơ. 
Reply
#5
(2018-06-01, 12:11 AM)Cá hồi Wrote: Còn xin làm chiêu đãi viên? Biggrin

Bác cần phải có chân dài đến nách, mướt như Ngọc Trinh nhé  Rollin
Reply
#6
(2018-06-01, 12:22 AM)PhongVien007 Wrote: Bác cần phải có chân dài đến nách, mướt như Ngọc Trinh nhé  Rollin

Vậy mình không còn cửa vào hả bác?  Sao buồn thế? Rollin
Cá bơi về bến mơ. 
Reply
#7
(2018-06-01, 12:32 AM)Cá hồi Wrote: Vậy mình không còn cửa vào nữa hả bác?  Sao buồn thế? Rollin

Vào làm janitor thì còn nhiều cửa mỡ lắm bác  Lol
Reply
#8
(2018-06-01, 12:36 AM)PhongVien007 Wrote: Vào làm janitor thì còn nhiều cửa mỡ lắm bác  Lol

Vậy thì tui phải bắt đầu học quét nhà, hút bụi, chùi cầu tiêu là vừa rồi.  Rollin
Cá bơi về bến mơ. 
Reply
#9
(2018-06-01, 12:48 AM)Cá hồi Wrote: Vậy thì tui phải bắt đầu học quét nhà, hút bụi, chùi cầu tiêu là vừa rồi.  Rollin

Chúc mừng bác đã đạt đến đỉnh IQ cao rồi  Rollin
Reply
#10
(2018-06-01, 12:49 AM)PhongVien007 Wrote: Chúc mừng bác đã đạt đến đỉnh IQ cao rồi  Rollin

Tui cũng chỉ hy vọng có tên của chức vụ là Phụ Tá Viên Phi Đoàn, mặc dù công việc mình chỉ là lau chùi ghế cho hành khách. Thumbs-up4 Rollin

Còn lương tháng $3.000 USD là tui mãn nguyện rồi. Cheer Lol
Cá bơi về bến mơ. 
Reply
#11
(2018-06-01, 01:03 AM)Cá hồi Wrote: Tui cũng chỉ hy vọng có tên của chức vụ là Phụ Tá Viên Phi Đoàn, mặc dù công việc mình chỉ là lau chùi ghế cho hành khách.  Thumbs-up4  Rollin

Còn lương tháng $3.000 USD là tui mãn nguyện rồi.  Cheer  Lol

Làm janitor ở VN mà bác đòi 3K US/tháng, cao hơn mấy cô tiếp viên  :face-with-tears-of-joy4:

Bác nghĩ họ cho bác mức lương đó không  Rollin
Reply
#12
Phi công Vietnam Airlines được áp dụng mức lương mới sau sự việc hàng chục phi công xin nghỉ

 06/06/2018

Mức lương mới mà hãng hàng không Việt Nam vừa công bố được hãng áp dụng cho giáo viên, phi công từ 1/6.



Trong báo cáo mới đây lên Bộ Giao Thông Vận ải, Tổng công ty hàng không Việt nam (Mã CK: HVN) cho biết, từ 1/6 công ty đã chính thức tăng lương cho giáo viên và phi công.

Theo đó, mức lương của phi công hãng này được phân làm 3 nhóm. Với nhóm phi công lái máy bay B787 và A350, cơ trưởng sẽ được nhận mức lương từ 205 - 246 triệu đồng (US$9000 - 11000) , còn cơ phó 124 -150 triệu một tháng.(US$5500-6500)

Nhóm phi công lái A321, cơ trưởng sẽ được nhận 176 -236 triệu đồng một tháng (US$7700-10,300), cơ phó là 100 - 135 triệu (US$4400- 6000). Còn phi công lái ATR, cơ trưởng sẽ được trả 156 - 186 triệu đồng một tháng (US$6900-8200), cơ phó là 75 - 91 triệu đồng.(US$3300-4000)

Thu nhập trước thuế của phi công Việt tại Vietnam Airlines
[Image: d.png]


Đối với giáo viên kiểm tra năng định (DPE), mức lương dao động 210 - 297 triệu đồng, giáo viên năng định (TRI) lương 198 - 284 triệu một tháng.

Dự kiến, năm 2019, mức lương phi công sẽ được tăng thêm 1 - 6 triệu đồng một tháng (tùy vào loại máy bay phi công lái).

Tất cả những mức lương trên tùy thuộc vào loại máy bay mà giáo viên kiểm tra sẽ được nhận tương xứng. Đây là mức thu nhập trước thuế được tính bình quân năm, theo công thức: tổng thu nhập hàng tháng cộng thu nhập năm chia 12.

Vietnam Airlines cho biết, với mức này phi công Việt của hãng có thu nhập sau thuế bình quân bằng 70% phi công nước ngoài đang khai thác cho công ty.

Cụ thể, phi công nước ngoài, lái chính cho máy bay B787 dao động 265 - 268 triệu đồng, lái phụ 181 - 199 triệu một tháng. Với máy bay A350, lái chính 238 - 266 triệu đồng một tháng, lái phụ 163 - 187 triệu đồng. Còn phi công lái chính A321 và ATR72 mức lương 155 - 212 triệu đồng một tháng, lái phụ 98 - 162 triệu đồng. Đây là mức thu nhập sau thuế của nhóm phi công nước ngoài và không bao gồm phí bảo hiểm, môi giới.

Hãng này cũng cho biết, các năm trước đó, công ty đều đóng thu nhập cá nhân cho phi công. Cụ thể, năm 2017 công ty đã đóng 491 tỷ đồng (trong đó, phi công Việt Nam là 239 tỷ đồng, nước ngoài 252 tỷ).

Báo cáo Vietnam Airlines chỉ ra rằng, 3 năm qua, ngành hàng không toàn cầu, đặc biệt là khu vực châu Á, Trung Quốc, Đông Bắc Á và Đông Nam Á phát triển mạnh dẫn đến tình trạng khan hiếm phi công. Cũng chính vì thiếu nhân lực nên lượng phi công nhảy việc cao tạo áp lực cho các hãng hàng không.

Tại Vietnam Airlines, 2015 - 2017 có 223 phi công thôi việc. 5 tháng đầu năm nay có 33 phi công thôi việc và dự kiến có khoảng gần 20 phi công nộp đơn.

Để bổ sung nguồn nhân lực kịp thời, hãng cũng đã tuyển dụng được 64 phi công đủ bù đắp cho số đã nghỉ và đang nộp đơn xin nghỉ.

Tính đến 1/6, hãng này có 1.087 phi công, trong đó có 802 người Việt và 285 người nước ngoài. Bên cạnh số lượng phi công đang thực hiện lái, hãng còn có thêm 51 học viên đang trong quá trình huấn luyện.

Hồi tháng 5, hàng loạt phi công của Vietnam Airlines đã gửi đơn kiến nghị với 16 chữ ký trực tiếp gửi đến Phó thủ tướng Trương Hòa Bình phản ánh về việc hãng hàng không quốc gia đang vi phạm Luật Lao động. Trong đơn kiến nghị, các phi công đã phân tích những bất cập trong Thông tư 41 của Bộ Giao thông Vận tải vi phạm Luật Lao động, gây khó dễ cho những người muốn xin thôi việc.

Tại buổi gặp mặt phi công với ban lãnh đạo Tổng công ty ngày 30/5 để giải quyết những vướng mắc, vấn đề lương thưởng thấp đã được đại diện các phi công đem ra trao đổi. Hãng cho biết, sẽ giải quyết thôi việc cho phi công căn cứ theo Luật Lao động, Thông tư 21 của Bộ Giao thông vận tải và quy chế của tổng công ty.

Đây không phải là lần đầu tiên Vietnam Airline gặp phải phản đối của phi công về mức thu nhập thấp. Trước đó, vào 2015, nhiều phi công hãng đã cáo ốm và xin thôi việc. Cuối năm 2017, Jetstar Pacific cũng có gần 10 phi công cáo ốm và nghỉ việc, sau đó chuyển sang làm cho hãng khác.

Thi Hà
Reply