Sống trong Thiện Lành - Trầm Cảm và Vô Ngã
#16
Cẩn thận với Tha Lực

Ở vùng kia có một ngôi chùa nhỏ, trụ trì là một vị sư, tuy nhiên không biết vị sư này tu hành theo hệ phái nào của Phật giáo. Ông ở một mình, và có tài bốc thuốc xem bệnh, và giúp rất nhiều người hết bệnh, nên người trong vùng thường hay đến nhờ sư chữa trị mỗi khi đau yếu. Và lần hồi ông trở nên nổi tiếng khắp vùng. Vì thế dân chúng rất kính cẩn với ông và cũng thường hay đến cúng dường lễ bái, và trợ giúp việc trong chùa. Ông cũng hiền hoà và nhân ái với mọi người. Dân trong vùng rất kính mến. Vào khoảng ông bảy mươi mấy tuổi, tức là trụ trì tại đó cũng nhiều năm thì có chuyện xảy ra. Một cô gái thường hay viếng chùa  lễ bái và thỉnh thoảng làm việc giúp bị mang thai, qua tra hỏi thì biết được chủ nhân bào thai đó là vị sư già. Mọi người trong vùng đều bàng hoàng, vì họ biết vị sư già cư xử với mọi người đến nhờ trị bệnh hay lễ chùa rất tốt bụng, ôn hoà, đứng đắn. Ông bao giờ lấy tiền trị bệnh của ai. Và điều kỳ lạ là chính vị sư già cũng kinh hoàng không kém, vì trong lúc hành sự khiến cô gái mang thai, bản thân ông cũng không tỉnh táo và ý thức rõ. Sự tình xảy ra rồi thì ông cũng không biết phải phân trần ra sao.  Ẩn tình là trước đây, sư không có kiến thức, không biết xem mạch, trị bệnh, bốc thuốc. Và không biết duyên do gì, ông được một vị thần nào đó nhập vào nhờ qua thân ông để cứu giúp đời. Mỗi khi ông xem bệnh, bốc thuốc thì do chính vị thần đó nhập vào. Và khi hành sự quan hệ tình dục thì chính thần đó mượn thân thể của ông để vị thần đó thọ hưởng cảm giác ái ân. Tiếng tăm tốt đẹp của vị  sư già bao lâu nay giờ trôi theo dòng nước.

***

Lời bàn: Phật pháp khuyên bảo là hãy tựa vào chính mình. Theo Phật đạo thì ngoài thế gian loài người hiện tại sinh sống còn có các cõi khác mà mắt trần chúng ta không thấy được. Gần cõi người nhất là các cõi thuộc về Dục Giới mà nơi đó các chư thiên hay thần vẫn còn ham muốn, thụ hưởng. Có những vị thiên hay thần này mượn thân xác người phàm chúng ta để làm phước thiện cũng có, mà tạo nghiệp bất thiện cũng có. Ở VN chắc ai cũng từng nghe về việc tìm hài cốt hay mộ phần của người đã chết. Những người có khả năng này được gọi là nhà ngoại cảm. Nhiều người trong số các nhà ngoại cảm này cho biết, khi ai nhờ họ giúp đỡ tìm mộ phần hay hài cốt thân nhân thì họ nghe tiếng nõi mách bảo bên trong tâm họ, chứ ngoài ra thì họ không biết được. Như vậy cũng là điều tốt, vì là giúp người. Và cũng có các thần gây hại cho người đời, thí dụ dùng bùa phép ếm gây tổn thương kẻ khác. Tại sao mấy thần này có thể vào ra thân xác của ta được? Vì chính ta đồng ý chấp nhận cho họ vào mượn thân xác này. Duyên do thì người trong cuộc hẳn rõ ràng, không gì ngoài ra "cái tôi". Ta có ý chí, có quyền tự do định đoạt đời mình, nếu ta không chấp nhận thì chẳng có thần hay ma quỷ nào được phép ra vào thân xác ta như chỗ không người được. Vậy tha lực có lợi và hại, tuy nhiên an toàn và đúng đắn nhất là ta hãy nương tựa vào chính mình, đừng nương tựa vào bất cứ tha lực nào cả, để rồi không phải ôm ấp sầu não như vị sư già tốt bụng kia.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#17
Chiếc Xe Khách Không Người Lái


Nếu cuộc đời của chúng ta được ví như một chuyến xe, với chiếc xe như là thân và tâm của chúng ta, người lái là ý chí của ta, và tầm nhìn qua cửa xe là những trải nghiệm của chúng ta về những vui sướng và khổ đau; thì hầu hết chúng ta sẽ đồng ý rằng chúng ta đang ở trên chuyến xe khách với một tài xế...tồi. Bởi vì, những lúc xe đi qua những phong cảnh đẹp mắt tươi mát, thì tay tài xế vô vọng chẳng hề dừng lại hay chạy chậm lại mà còn tăng tốc đi nhanh qua. (Cũng giống như những giờ phút vui sướng trong đời thường trôi qua rất nhanh trong nuối tiếc, không kéo dài hơn như chúng ta mong muốn). Rồi những lúc xe đi vào những nơi khủng khiếp, khỉ ho cò gáy, thì tay tài xế bất trị lại không những không chạy cho nhanh qua, mà còn chạy chậm lại, thậm chí ngừng kẹt ở đó luôn. (Cũng giống như những giờ phút khổ đau trong đời thường kéo dài hơn trong bất hạnh, dài hơn thời gian chúng ta có thể chấp nhận được). Đã đến lúc chúng ta phải tìm đến tay tài xế ngu xuẩn đó—[đó là cái ý chí, ý hành của ta]— để huấn luyện anh ta chỉ lái xe đến những vùng đất hạnh phúc, chạy chậm hoặc nán lại ở đó càng lâu càng tốt cho cuộc đời sướng hơn, và phải tránh né hoặc lái xe thoát nhanh khỏi những nơi kinh khủng, độc hại, sình lầy đầy đau khổ của cuộc đời. Nhưng phải mất một thời gian tu tập tâm linh một cách nghiêm túc thì người tu mới có thể tìm thấy ghế-ngồi của tài xế, đó là nơi và ý chí vận hành chiếc xe cuộc đời của chúng ta. Người tu có thể tìm thấy chỗ ghế người lái đó nhờ những trạng thái tầng thiền định jhāna. Tuy nhiên, khi người tu đến được chỗ người lái, người tu phải sửng sốt về cuộc đời của mình. Chỗ ngồi là trống rỗng, chẳng có tài xế nào cả, chẳng có ai lái cả. Này các bạn, cuộc đời chúng ta là một chuyến xe không người lái!.
 
Sau khi nhận ra chuyến xe cuộc đời ta cứ chạy mà không người lái, ta bàng hoàng, và bừng tỉnh quay về lại chỗ của mình, ngồi xuống và im lặng, và không còn phàn nàn gì về tài xế hay về mọi sự nào nữa. Không có ai để ta phàn nàn nữa. Những điều đẹp đẽ cứ đến và đi, những khổ đau cứ đến và đi. Những niềm vui và những nỗi buồn trong đời ta cứ đến và đi; và người tu chỉ cần ngồi đó với một sự bình tâm, buông-xả. Sự phàn nàn so đo mà ta hay gọi là sự bất hài lòng—đó chính là dục vọng tham muốn được hạnh phúc— đã chấm dứt ở đây. Không còn sự phàn nàn nữa. Không còn ham muốn gì nữa. Buông bỏ, buông xả.

Dục-vọng giống như cánh tay có hai đầu. Một đầu dùng để nắm chặt những cái mình tham thích hoặc từ đẩy những thứ mình không ưa thích. Thường thì các thiền sinh chỉ hay quan sát những đối tượng của dục vọng—những người mình yêu quý, những thứ mình ưa thích, những món ăn mình khoái khẩu, vân vân... Họ chỉ quan sát một cái đầu này của cánh tay dục vọng, và cách đó là sai lầm!. Họ nên quán sát cái đầu kia, cái đầu tay thực hiện [tạo tác] sự tham muốn, dục vọng. Tiến trình thực hiện dục vọng chính là sự ngu si chấp lầm về một cái “Ta”. Khi nào chúng ta còn chấp ngã, thì chúng ta luôn luôn còn dục vọng. Dục vọng là sự thể hiện của sự lầm si mê về cái “Ta”. (Vì lầm tưởng có cái “Ta” nên ta có dục vọng tham muốn làm cho nó thêm sung sướng và làm cho nó bớt khổ đau. Từ đó sinh ra tự ngã và ích kỷ và chấp thủ, và khó buông bỏ, và khó buông xả để giải thoát). Khi người tu nhận thấy chỗ ngồi người lái là trống không, thì cái ý niệm về cái “người làm” [cái “Ta”] cũng không còn, rồi sự si mê sẽ bị nổ tung, và dục vọng tham muốn dừng lại. Bởi vì sao, bởi vì chẳng còn ai để mà thực thi cái dục vọng tham muốn nữa.


Một số thiền sinh thông minh hỏi tôi rằng, nếu chỗ ngồi người lái trên chuyến xe cuộc đời của chúng ta là trống không và cuộc đời của chúng ta là một chuyến xe không người lái, vậy chúng ta cần gì phải tu hành cho mệt công uổng sức đến như vậy? Lý do gì chúng ta phải nỗ lực tu hành đến như vậy?. Câu trả lời là: bởi vì không có người lái trên chuyến xe cuộc đời của chúng ta, nên ta chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc tu hành!. Nỗ lực là một phần của chuyến đi. Nhưng bạn nên nhớ rằng sự nỗ lực tinh tấn được tạo ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó không phải từ cái “Ta” hay bản ngã (*) nào của bạn.

(Thiền sư Ajahn Bram)


------------------------------

Chú dẫn thêm:

(*) 153. Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.

154. Ôi! Người làm nhà kia [1]
Nay ta đã thấy ngươi!
Người không làm nhà nữa.
Ðòn tay [2] ngươi bị gẫy,
Kèo cột [3] ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.

(Kinh Pháp Cú)


(1) Tư kết hợp với tham ái. Tư là ý muốn, ý định, ý hành tạo tác (vilotion), nó là một tâm sở thuộc Hành uẩn. Hành uẩn có 50 tâm sở. Sở hữu TƯ được xem như tư lệnh thống lãnh các tâm khác (pháp = things) của Hành uẩn. Thiên đường hay địa ngục, đau khổ hay an lạc trong cuộc đời người là do chính Tư tạo tác.


(2) Thân xác.

(3) Phiền não, lậu hoặc.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#18
(2018-08-29, 12:15 PM)anatta Wrote: Chiếc Xe Khách Không Người Lái


Nếu cuộc đời của chúng ta được ví như một chuyến xe, với chiếc xe như là thân và tâm của chúng ta, người lái là ý chí của ta, và tầm nhìn qua cửa xe là những trải nghiệm của chúng ta về những vui sướng và khổ đau; thì hầu hết chúng ta sẽ đồng ý rằng chúng ta đang ở trên chuyến xe khách với một tài xế...tồi. Bởi vì, những lúc xe đi qua những phong cảnh đẹp mắt tươi mát, thì tay tài xế vô vọng chẳng hề dừng lại hay chạy chậm lại mà còn tăng tốc đi nhanh qua. (Cũng giống như những giờ phút vui sướng trong đời thường trôi qua rất nhanh trong nuối tiếc, không kéo dài hơn như chúng ta mong muốn). Rồi những lúc xe đi vào những nơi khủng khiếp, khỉ ho cò gáy, thì tay tài xế bất trị lại không những không chạy cho nhanh qua, mà còn chạy chậm lại, thậm chí ngừng kẹt ở đó luôn. (Cũng giống như những giờ phút khổ đau trong đời thường kéo dài hơn trong bất hạnh, dài hơn thời gian chúng ta có thể chấp nhận được). Đã đến lúc chúng ta phải tìm đến tay tài xế ngu xuẩn đó—[đó là cái ý chí, ý hành của ta]— để huấn luyện anh ta chỉ lái xe đến những vùng đất hạnh phúc, chạy chậm hoặc nán lại ở đó càng lâu càng tốt cho cuộc đời sướng hơn, và phải tránh né hoặc lái xe thoát nhanh khỏi những nơi kinh khủng, độc hại, sình lầy đầy đau khổ của cuộc đời. Nhưng phải mất một thời gian tu tập tâm linh một cách nghiêm túc thì người tu mới có thể tìm thấy ghế-ngồi của tài xế, đó là nơi và ý chí vận hành chiếc xe cuộc đời của chúng ta. Người tu có thể tìm thấy chỗ ghế người lái đó nhờ những trạng thái tầng thiền định jhāna. Tuy nhiên, khi người tu đến được chỗ người lái, người tu phải sửng sốt về cuộc đời của mình. Chỗ ngồi là trống rỗng, chẳng có tài xế nào cả, chẳng có ai lái cả. Này các bạn, cuộc đời chúng ta là một chuyến xe không người lái!.
 
Sau khi nhận ra chuyến xe cuộc đời ta cứ chạy mà không người lái, ta bàng hoàng, và bừng tỉnh quay về lại chỗ của mình, ngồi xuống và im lặng, và không còn phàn nàn gì về tài xế hay về mọi sự nào nữa. Không có ai để ta phàn nàn nữa. Những điều đẹp đẽ cứ đến và đi, những khổ đau cứ đến và đi. Những niềm vui và những nỗi buồn trong đời ta cứ đến và đi; và người tu chỉ cần ngồi đó với một sự bình tâm, buông-xả. Sự phàn nàn so đo mà ta hay gọi là sự bất hài lòng—đó chính là dục vọng tham muốn được hạnh phúc— đã chấm dứt ở đây. Không còn sự phàn nàn nữa. Không còn ham muốn gì nữa. Buông bỏ, buông xả.

Dục-vọng giống như cánh tay có hai đầu. Một đầu dùng để nắm chặt những cái mình tham thích hoặc từ đẩy những thứ mình không ưa thích. Thường thì các thiền sinh chỉ hay quan sát những đối tượng của dục vọng—những người mình yêu quý, những thứ mình ưa thích, những món ăn mình khoái khẩu, vân vân... Họ chỉ quan sát một cái đầu này của cánh tay dục vọng, và cách đó là sai lầm!. Họ nên quán sát cái đầu kia, cái đầu tay thực hiện [tạo tác] sự tham muốn, dục vọng. Tiến trình thực hiện dục vọng chính là sự ngu si chấp lầm về một cái “Ta”. Khi nào chúng ta còn chấp ngã, thì chúng ta luôn luôn còn dục vọng. Dục vọng là sự thể hiện của sự lầm si về cái “Ta”. (Vì lầm tưởng có cái “Ta” nên ta có dục vọng tham muốn làm cho nó thêm sung sướng và làm cho nó bớt khổ đau. Từ đó sinh ra tự ngã và ích kỷ và chấp thủ, và khó buông bỏ, và khó buông xả để giải thoát). Khi người tu nhận thấy chỗ ngồi người lái là trống không, thì cái ý niệm về cái “người làm” [cái “Ta”] cũng không còn, rồi sự si mê sẽ bị nổ tung, và dục vọng tham muốn dừng lại. Bởi vì sao, bởi vì chẳng còn ai để mà thực thi cái dục vọng tham muốn nữa.


Một số thiền sinh thông minh hỏi tôi rằng, nếu chỗ ngồi người lái trên chuyến xe cuộc đời của chúng ta là trống không và cuộc đời của chúng ta là một chuyến xe không người lái, vậy chúng ta cần gì phải tu hành cho mệt công uổng sức đến như vậy? Lý do gì chúng ta phải nỗ lực tu hành đến như vậy?. Câu trả lời là: bởi vì không có người lái trên chuyến xe cuộc đời của chúng ta, nên ta chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc tu hành!. Nỗ lực là một phần của chuyến đi. Nhưng bạn nên nhớ rằng sự nỗ lực tinh tấn được tạo ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó không phải từ cái “Ta” hay bản ngã (*) nào của bạn.

(Thiền sư Ajahn Bram)


------------------------------

Chú dẫn thêm (anatta):

(*) 153. Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.

154. Ôi! Người làm nhà kia [1]
Nay ta đã thấy ngươi!
Người không làm nhà nữa.
Ðòn tay [2] ngươi bị gẫy,
Kèo cột [3] ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.

(Kinh Pháp Cú)


(1) Tư kết hợp với tham ái. Tư là ý muốn, ý định, ý hành tạo tác (vilotion), nó là một tâm sở thuộc Hành uẩn. Hành uẩn có 50 tâm sở. Sở hữu TƯ được xem như tư lệnh thống lãnh các tâm khác (pháp = things) của Hành uẩn. Thiên đường hay địa ngục, đau khổ hay an lạc trong cuộc đời người là do chính Tư tạo tác.


(2) Thân xác.

(3) Phiền não, lậu hoặc.

XX thích Thiền Sư Ajahn Bram giảng đoạn này á. Nghe thầy kể về kinh nghiệm thiền thiệt là hay quá. Phải kính lễ Thiền Sư mới được.  :78:

Thx anh Anatta chia sẽ bài này nha anh.  XX mời anh nguyên cái bánh nè Birthday-cake_1f382 và ly sinh tố nữa.  :tropical-drink_1f379: Hello
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#19
(2018-08-29, 12:22 PM)Xí Xọn Wrote: XX thích Thiền Sư Ajahn Bram giảng đoạn này á. Nghe thầy kể về kinh nghiệm thiền thiệt là hay quá. Phải kính lễ Thiền Sư mới được.  :78:

Thx anh Anatta chia sẽ bài này nha anh.  XX mời anh nguyên cái bánh nè Birthday-cake_1f382 và ly sinh tố nữa.  :tropical-drink_1f379: Hello

Cảm ơn Xí Xọn.

:-)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#20
Vô Ngã và Trầm Cảm


Mục sư Robert Waldinger – giáo sư chuyên ngành tâm lý học tại đại học Harvard khẳng định khoa học và Phật giáo có cùng quan điểm cơ bản về giá trị hạnh phúc con người: “Thoát khỏi cái tôi nhỏ bé là nguồn gốc của sự mãn nguyện và ý nghĩa hạnh phúc”. Và giáo sư cũng cho biết rằng: “Thiền tịnh có thể mang lại sự hài lòng trong cuộc sống, giúp con người giải quyết những suy nghĩ rắc rối trong nội tâm và nhận ra rằng hạnh phúc trong thế giới thực không có nghĩa là mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc đều vui vẻ.” (1)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2020 bệnh trầm cảm sẽ đứng thứ hai sau bệnh nhồi máu cơ tim; và có đến 80% trong chúng ta sẽ  bị trầm cảm thời gian nào đó trong đời. Trầm cảm ảnh hưởng đến thần kinh, và nghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn đến tử vong.

Trầm cảm là gì? Là đắm chìm và dính mắc vào các cảm xúc phiền muộn, lo âu, đau khổ xảy đến không được như ý: Bị đau buồn quá độ sẽ dẫn đến bị trầm cảm. Theo các chuyên gia y học, thì "Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn nạn đa dạng về tinh thần và thể chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến tự tử." (2)

Cũng theo các chuyên gia có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bịnh trầm cảm.

1-  yếu tố di truyền do người thân trong gia đình đã từng bị trầm cảm.
2-  rối loạn sự chuyển hoá các chất hoá học trong não.
3-  Stress: tổn thương tâm lý, như: mất người thân, tan vỡ trong tình yêu hoặc hôn nhân, mất việc làm, thi cử hỏng, sa sút về tài chánh và kinh tế, liên tiếp bị thất bại trong công việc .v.v...

Tiến sĩ Trần hữu Bình, Viện trưởng Viện tâm thần trong nước cho biết, có đến 2/3 số người đến khám bệnh là gây ra bởi nguyên nhân thứ 3. Ông nói thêm, trầm cảm là "sát thủ thầm lặng", nếu không sớm chẩn đoán và chữa trị nó khiến người bệnh có ý định tự tử. (3)

Theo Wikipedia, “trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% những trường hợp tự sát. Theo các thống kê thì tuy nam giới ít bị trầm cảm hơn, nhưng khi rơi vào trầm cảm, xu hướng tự sát lại cao hơn.

Những bệnh nhân trầm cảm tự sát đa số ở hai nhóm chính:
  • Nam giới, trên 50 tuổi, sống ở nông thôn.
  • Nữ giới, trẻ tuổi, sống ở thành thị.
Ý đồ tự sát nhiều hơn gấp 10-12 lần so với hành vi tự sát. Nguy cơ cao ở những bệnh nhân mà bản thân hoặc người cùng huyết thống từng tự sát, trầm cảm, nghiện rượu cũng như ở những người sống cô lập với xã hội. Tự sát có thể đột ngột hay được chuẩn bị trước, âm thầm hoặc báo trước.”

Về phương pháp chữa trị thì có uống thuốc và tâm lý trị liệu, cũng như thay đổi lối sống như giao tiếp với con người, thiên nhiên, tập thể dục, ăn uống ngủ nghỉ điều độ. Tuy nhiên, dù là thế thì số người bị trầm cảm vẫn chưa giảm bớt mà thậm chí còn tăng thêm như Tổ chức Y tế Thế giới đã tiên liệu trên.

Phật giáo có cái nhìn ra sao về bệnh chứng trầm cảm và phương cách trợ giúp? Là người đang tu học Phật pháp, anatta nhận thấy rằng, con người vì quá dính mắc nặng nề vào "cái tôi, cái của tôi" trong các trạng thái phiền não, bị kẹt vào đó quá nặng nề nên thường dễ sinh ra bị trầm cảm. Theo nhà Phật, con người được cấu tạo bởi ngũ uẩn là Sắc (thân xác), Thọ (các cảm giác buồn, vui, không buồn không vui), Tưởng (sự ghi dấu, trí nhớ), Hành (hành động tạo tác bởi thân, khẩu, ý), và Thức là sự nhận biết. Và ngũ uẩn này phối hợp phụ thuộc nhau cùng với các duyên hay điều kiện của nội tâm hay ngoại cảnh mà hoạt động. Như thế, không có một nguyên nhân trung tâm cố định và thường hằng nào như cái “Tôi” (self, ego) ở trong ngũ uẩn – tức là thân và tâm – điều khiển, sai khiến cả. Thân tâm này hoạt động bởi do các duyên. Các trạng thái trong tâm đều sinh rồi diệt, không có gì trưỡng tồn mãi mãi. Ta không thể sai bảo hay ra lệnh cho thân xác này không bệnh hoạn, không già nua, hay tâm hồn luôn luôn an vui được, nên nó là Vô Ngã – không có cái Tôi. Vì thân tâm này là vô ngã, nên nó vô thường, luôn thay đổi, sinh rồi diệt, và do thay đổi không như ý ta muốn nên sinh ra khổ luỵ. Chìm đắm trong đau khổ, buồn bả lâu ngày khiến ta bị trầm cảm. Để tránh bị trầm cảm thì cần phải tập luyện “tách” những tình cảm, xúc động ảm đạm u ám này ra khỏi “cái tôi” trong tâm.

Đức Phật thường dạy, để thoát hay giảm bớt đau khổ bởi cảm trạng nào đó, sự việc gì đó, điều gì đó, thì cần phải xem là (quán tưởng) “cái này không phải là tôi, cái này không phải là của tôi.” Như vậy, khi có một cảm giác sân hận trong tâm, hay sự thất vọng đau buồn bất như ý, thì chỉ nhận biết chúng như là thế: “cảm xúc buồn bả chán chường, nỗi đau khổ, sự sân hận, hoặc sự phiền muộn hiện lên trong tâm” .v.v…, đừng cho rằng “tôi đang sân hận, tôi đang phiền buồn, cũng đừng cho rằng nỗi sân hận hoặc cảm giác đau buồn đó là của tôi”. Làm như thế là vô tình tự đồng hoá mình với cảm giác ưu sầu đó, trạng thái sân hận bất an khó chịu đó, và như thế sẽ nuôi dưỡng và gia tăng cường độ và thời gian tồn tại cho những trạng thái buồn khổ bất toại nguyện này mạnh mẽ lên.

Trong bài pháp “Hai Thực tại”, được giảng gần đây của thiền sư Jokita, cũng có đề cập đến hội chứng trầm cảm này, và thầy cũng khuyên bảo đừng nên đồng hoá những trạng thái đau khổ, phiền muộn đó với bản thân. Xin trích ra đây vài đoạn trong bài pháp này.

“Rất nhiều người bị trầm cảm bởi vì họ bị mắc kẹt trong cơn sân, trong mặc cảm tội lỗi, buồn đau và không thể nào thoát khỏi chúng. Khi bạn đã vượt qua được tất cả những điều này, ngay cả khi bạn chưa hoàn toàn giác ngộ, bạn vẫn cảm thấy rất tự do và giải thoát. Khi có sự tự do ấy, đôi lúc bạn có thể tự cho phép mình sân hoặc tham, nhưng bạn luôn ý thức được sự kiện mình đang tham hoặc sân, điều đó hoàn toàn okay, bởi vì bạn đã đủ mạnh mẽ và bạn biết mình có thể thoát ra khỏi nó bất cứ lúc nào.

“Khi hoàn cảnh đòi hỏi, bạn có thể nổi sân hoặc tham, hay buồn khổ, đó là lý do mọi người hay soi mói: “nhìn kìa, hắn đã hành thiền lâu như thế mà vẫn còn tham như vậy đấy”. Nhưng cái tham của họ rất khác và bạn phải hiểu điều này. Đúng là họ sân, họ buồn bực và khóc, nhưng họ không trở nên trầm cảm, bởi vì nó chỉ thoáng qua và họ sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi nó. Khi bạn không thoát ra khỏi sân hận, buồn đau, mặc cảm tội lỗi và xấu hổ, bạn sẽ bị trầm cảm. Trầm cảm nghĩa là bạn bị mắc kẹt trong các cảm xúc của mình, bạn không được tự do.”


“Chính vì lý do đó, việc thực hành thiền chánh niệm, nhất là chánh niệm về các trạng thái tâm – niệm Pháp (dhammānupassanā) là cách tốt nhất để vượt qua những cái bẫy này. Nếu bạn thực hành, bạn sẽ không bao giờ bị trầm cảm, mặc dù bạn vẫn có sân, tham và buồn, bạn vẫn có thể lo lắng, bất an, nhưng vẫn không bị mắc kẹt trong đó. Đó chính là trí tuệ, bạn có thể quan sát mọi thứ một cách khách quan, làm được điều đó chính là kỹ năng của bạn.”

Tất cả chúng ta đều mang theo trong mình rất nhiều nỗi buồn và đau khổ, và chừng nào chúng ta còn nghĩ nó là “nỗi buồn của tôi”, thì còn rất khó để vượt qua nó. Chúng ta cần học cách nhìn nó một cách tách biệt, từ một khoảng cách – các cảm thọ khổ hay lạc, được gọi là hoại khổ, nó không bao giờ tồn tại lâu, chính vì vậy nó là bất toại nguyện.

“Khi cảm nhận những cảm giác đau và những cảm xúc khổ não ấy, chúng ta thấy chúng như là cái đau của tôi, nỗi khổ của tôi và chính tại chỗ này chúng ta bị mắc kẹt. Không có bác sỹ tâm lý nào có thể giúp bạn thoát ra khỏi chúng khi mà bạn còn dính mắc vào chúng.”
 

“Những nỗi buồn, giận… đó, nếu bạn có thể tự tách mình ra và chỉ quan sát chúng, chỉ như một trạng thái tâm, một hiện tượng trong tâm, thì ngay đó bạn đã được giải thoát, đã tự do. Chúng ta cần có tự do để quan sát các hiện tượng và chánh niệm (*), không suy nghĩ, chỉ thuần quan sát, hãy tự cho mình cái tự do ấy.”

Dù đó là cái đau trong thân hay nỗi khổ trong tâm, chúng ta
cũng phải học cách
tách mình ra và quan sát nó một cách khách quan.

 “Điều này rất quan trọng, bởi vì một khi bạn đã học được cách làm điều đó, thì hầu hết những vấn đề tâm lý của bạn sẽ biến mất. Khi bạn không tự đồng hoá mình với cái đau, điều đó sẽ khiến cho bạn dễ dàng đối phó và làm việc với cái đau ấy hơn.

“Chừng nào bạn còn có suy nghĩ “Tôi đang đau khổ” hay “Tôi không thấy toại nguyện”, thì bạn vẫn còn chưa thực sự hiểu đúng về sự thật khổ và bạn sẽ không bao giờ có thể vượt qua được nó. Đó là một cái bẫy, khi nào bạn còn nghĩ “Tôi đang đau khổ và bây giờ phải làm thế nào để vượt qua nỗi khổ này đây?”, thì chừng đó bạn vẫn không bao giờ có thể vượt qua được nó.”

“Để thực sự vượt qua được khổ, bạn phải có khả năng nhìn nó như một cái gì đó không thuộc về cá nhân mình. Nếu bạn nghĩ “nỗi khổ của tôi”, tức là bạn vẫn đang ở trong đau khổ. Chỉ khi nào bạn thấy khổ chỉ là khổ, không có ai hay một chúng sanh nào ở đó, thì sự hiểu biết đó mới giúp bạn vượt thoát khỏi đau khổ. Đó chính là điều chúng ta phải làm khi thiền.

Sự bất toại nguyện và đau khổ này không phải là cái khổ của tôi. Khi bạn còn thấy cái khổ này là cái khổ của tôi, thì bạn sẽ trở nên trầm cảm, nhưng nếu bạn thấy nó chỉ là khổ, là sự bất toại nguyện, không phải nỗi buồn của tôi, nỗi khổ của tôi, mà chỉ là những hiện tượng tự nhiên sanh và diệt, không có ý nghĩa gì để mà phải dính mắc với chúng – khi bạn thấy như vậy là bạn đã được tự do. Khi tâm có trí tuệ và tự do như thế, nó sẽ không còn bị trầm cảm nữa. Nó tự do và hạnh phúc, và hạnh phúc vì được tự do. Điều rất quan trọng là phải thấy rõ hai cách hiểu khác nhau này.”

Xin kết thúc bài này bằng một câu chuyện ngắn của nhà Phật nói về con Ngỗng Chúa. “Con ngỗng chúa này có cái đặc biệt là khi nó uống sữa được pha với nước, thì nó biết cách tách sữa ra khỏi nước, và chỉ uống sữa mà thôi.” Thế nên, trong cuộc sống hằng ngày, khi ta gặp những việc thất vọng khiến cho đau buồn, sân hận, phiền não .v.v… thì hãy tập luyện tách những trạng thái tiêu cực u uất, chán chường đó ra khỏi cái tôi, như vậy đời sống ta cũng giảm bớt đi đau khổ, và uống được dòng sữa an lành tươi mát, và ta cũng được tự do tự tại thoát ra khỏi các cảm xúc phủ định có nguy cơ đưa đến trầm cảm.


Ghi chú:

(1) Nghiên cứu của Harvard về Hạnh phúc
(2) Trầm cảm là gì?
(3) Trầm cảm: Sát thủ thầm lặng
(*) Chánh Niệm: là chú tâm vào đối tượng trong giây phút hiện tại.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#21
Thanks anh Anatta.  Clap 10_point

XX cũng phải thường xuyên bắt chước con Ngỗng Chúa trí tuệ này mới được á.  Clap [Image: meditation-smiley-emoticon.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply