Ảnh ấn tượng trong cuộc gặp lịch sử Hàn - Triều
#1
Những hình ảnh ấn tượng trong cuộc gặp lịch sử Hàn - Triều
Thứ Sáu, 27/04/2018 - 21:50


Dân trí Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc hôm nay 27/4 đã trở thành dấu mốc quan trọng trong lịch sử bán đảo Triều Tiên sau nhiều năm căng thẳng.

https://www.straitstimes.com/multimedia/...ean-summit

http://dantri.com.vn/su-kien/nhung-hinh-...411181.htm
Reply
#2
https://www.independent.co.uk/news/world...24986.html

Toàn văn Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm của Hàn Quốc - Triều Tiên 
28/04/18 06:00 GMT+7




Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã ký một Tuyên bố chung vào chiều ngày 27/4, nhất trí cùng nỗ lực để “phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”.

Đây là một ngày gặt hái được rất nhiều nụ cười và những cái bắt tay lịch sử lần đầu tiên tại một cuộc gặp thượng đỉnh Liên Triều trong hơn một thập kỷ qua. Reuters đã đăng tải toàn văn bản "Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm (Panmunjom) về Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên bán đảo Triều Tiên" của hai nhà lãnh đạo do Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc công bố.

[Image: kim_moon_new_fson.jpg]
Dưới đây là toàn văn Tuyên bố chung Hàn Quốc – Triều Tiên:

Trong thời khắc chuyển giao lịch sử quan trọng này trên bán đảo Triều Tiên, phản ánh khát vọng hòa bình, thịnh vượng và thống nhất từ lâu của người dân hai miền, Tổng thống Đại Hàn Dân quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un đã tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh Liên Triều tại Nhà Hòa Bình, Bàn Môn Điếm vào ngày 27/4/2018.

Hai nhà lãnh đạo trang trọng tuyên bố trước 80 triệu người dân hai miền Triều Tiên và toàn thể thế giới rằng sẽ không còn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, từ đó một kỷ nguyên mới của hòa bình chính thức bắt đầu.

Cùng chia sẻ cam kết chắc chắn sẽ chấm dứt tàn dư của sự chia cách và đối đầu lâu dài từ Chiến tranh Lạnh, dung cảm tiến tới một kỷ nguyên mới của hòa giải dân tộc, hòa bình và thịnh vượng, cải thiện và vun đắp quan hệ Liên Triều một cách chủ động hơn, hai nhà lãnh đạo tại khu vực lịch sử Bàn Môn Điếm tuyên bố những nội dung như sau:

1. Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ tái kết nối mối quan hệ máu thịt của nhân dân và hướng tới một tương lai cùng thịnh vượng và thống nhất do người dân bán đảo Triều Tiên làm chủ bằng cách thúc đẩy sự tiến bộ căn bản và toàn diện trong mối quan hệ Liên Triều. Cải thiện và vun đắp mối quan hệ Liên Triều là mong muốn chung của toàn dân tộc và là lời kêu gọi khẩn thiết của thời đại vốn không thể đẩy lùi thêm nữa.

Hàn Quốc và Triều Tiên khẳng định nguyên tắc tự quyết định vận mệnh của bán đảo Triều Tiên và nhất trí về thời khắc cải thiện mối quan hệ này bằng cách thực hiện đầy đủ tất cả các hiệp định và tuyên bố mà hai bên đã thông qua cho đến thời điểm này.

Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí tổ chức đối thoại và đàm phán trong nhiều lĩnh vực bao gồm các cuộc đàm phán cấp cao, đồng thời tiến hành các biện pháp chủ động để thực hiện những thỏa thuận đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh.

Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí thiết lập một văn phòng liên lạc chung với đại diện thường trú ở cả hai phía tại khu vực Gaeseong nhằm tạo thuận lợi cho việc tham vấn mật thiết giữa giới chức hai nước cũng như các cuộc trao đổi và hợp tác suôn sẻ giữa người dân hai miền.

Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí khuyến khích nhiều hơn nữa các hoạt động hợp tác, trao đổi, viếng thăm và liên lạc ở mọi cấp độ nhằm làm mới ý nghĩa của việc đoàn kết và tái hòa giải dân tộc. Giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, hai bên sẽ khuyến khích bầu không khí hữu nghị và hợp tác thể hiện qua việc chủ động tổ chức hàng loạt sự kiện chung có ý nghĩa đặc biệt cho cả Hàn Quốc và Triều Tiên, ví dụ như vào ngày 15/6, sẽ có sự tham gia của mọi đối tượng, gồm cả đại diện chính quyền trung ương, địa phương, quốc hội, các đảng phái và các tổ chức dân sự. Trên phương diện quốc tế, hai miền nhất trí thể hiện những kiến thức, tài năng chung và sự đoàn kết thông qua việc cùng nhau tham gia những sự kiện thể thao quốc tế như Á Vận hội 2018.

Hàn Quốc và Triều Tiên đồng ý theo đuổi nỗ lực giải quyết nhanh chóng các vấn đề nhân đạo gây chia cách hai miền, cũng như xúc tiến Hội nghị của Hội chữ thập đỏ Liên Triều nhằm thảo luận và giải quyết các vấn đề khác nhau bao gồm thống nhất các gia đình ly tán. Trên tinh thần đó, Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí triển khai các chương trình đoàn tụ cho những gia đình ly tán nhân kỷ niệm Ngày giải phóng Dân tộc vào ngày 15/8 năm nay.

Hàn Quốc và Triều Tiên đồng ý chủ động thực thi các dự án đã được thông qua trong Tuyên bố ngày 4/10/2007, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cân bằng và sự thịnh vượng chung của dân tộc. Trước tiên, hai bên nhất trí tiến hành các bước đi thực tế hướng tới sự kết nối và hiện đại hóa tuyến đường sắt và đường ộ tại hành lang giao thông phía đông cũng như giữa Seoul và Sinuiju.

2. Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ có những nỗ lực chung nhằm hạ nhiệt căng thẳng quân sự và dần xóa bỏ nguy cơ chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí ngừng hoàn toàn tất cả các hành động thù địch chống lại nhau trên tất cả các mặt trận, trên bộ, đường không và đường biển, vốn là nguồn gốc của xung đột và căng thẳng quân sự. Theo tinh thần đó, hai bên nhất trí biến khu vực phi quân sự thành khu vực hòa bình và từ ngày 2/5/2018 sẽ ngừng mọi hành động thù địch và xóa bỏ mọi công cụ thực hiện, bao gồm dàn loa phát thanh và phương tiện rải truyền đơn tại các khu vực dọc giới tuyến quân sự Liên Triều.

Hàn Quốc và Triều Tiên đồng ý theo đuổi một nỗ lực cụ thể nhằm biến khu vực xung quanh Đường Ranh giới phía Bắc (NLL) trên biển Hoàng Hải trở thành khu vực hòa bình hàng hải để ngăn chặn các cuộc đụng độ quân sự vô tình cũng như bảo đảm an toàn cho các hoạt động đánh bắt cá.

Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí tiến hành một loạt biện pháp quân sự để đảm bảo hợp tác chung, trao đổi, thăm viếng và liên lạc. Hai miền cũng đồng ý tổ chức thường xuyên các cuộc gặp giữa giới chức quân đội, bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng, nhằm thảo luận ngay lập tức và giải quyết kịp thời các vấn đề quân sự nảy sinh giữa hai bên. Theo đó, hai miền nhất trí tổ chức cuộc đối thoại quân sự cấp tướng đầu tiên trong tháng 5 tới.

3. Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ chủ động hợp tác để thiết lập một cơ chế hòa bình vững chắc và lâu dài trên bán đảo Triều Tiên. Chấm dứt tình trạng đình chiến bất thường và thiết lập cơ chế hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên là nhiệm vụ lịch sự không thể trì hoãn lâu hơn.

Hàn Quốc và Triều Tiên tái xác nhận Thỏa thuận không xâm phạm, loại bỏ hành động sử dụng vũ lực chống lại nhau dưới mọi hình thức, và đồng ý thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận.

Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí tiến hành giải trừ quân bị theo từng giai đoạn, giảm căng thẳng quân sự và tạo ra những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng niềm tin quân sự.

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 65 năm Hiệp định ngừng bắn, Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí theo đuổi các cuộc gặp ba bên giữa hai miền Triều Tiên và Hoa Kỳ, hay cuộc gặp bốn bên giữa hai miền Triều Tiên, Hoa Kỳ và Trung Quốc với mục đích tuyên bố kết thúc chiến tranh và thiết lập một cơ chế hòa bình lâu dài và vững chắc.

Hàn Quốc và Triều Tiên khẳng định mục tiêu chung là hiện thực hóa, thông qua phi hạt nhân hóa hoàn toàn, một bán đảo Triều Tiên không có hạt nhân. Hàn Quốc và Triều Tiên chia sẻ quan điểm rằng các biện pháp do Triều Tiên khởi xướng rất có ý nghĩa và quan trọng đối với quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và nhất trí duy trì vai trò riêng cũng như trách nhiệm của mình trong vấn đề này. Hàn Quốc và Triều Tiên đồng ý chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ và hợp tác của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí, thông qua các cuộc gặp mặt thường xuyên và đàm thoại trực tiếp, sẽ thảo luận thẳng thắn những vấn đề lớn của dân tộc, nhằm tăng cường tin tưởng lẫn nhau, đóng góp nỗ lực chung tạo ra động lực tích cực hướng tới sự tiến bộ trong quan hệ Liên Triều cũng như hòa bình, thịnh vượng và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Moon Jae-in đã nhận lời mời tới thăm Bình Nhưỡng vào mùa thu năm nay.

Ngày 27/4/2018

Đã ký kết tại Bàn Môn Điếm
[Image: 32dab809-45cf-4094-86e5-676ea91213c9.jpg]
Reply
#3
“Lá chắn sống” hình chữ V bảo vệ ông Kim Jong-un


28/04/2018 09:46:30
14 nam giới cao lớn đã triển khai thành đội hình chữ V để bảo vệ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khi ông tới khu phi quân sự liên Triều - nơi được coi là “nguy hiểm nhất” thế giới. 
[Image: trieu-tien-1-15249243294581169887462.jpg]
Khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un bắt đầu di chuyển gần đến khu vực biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc tại làng đình chiến Panmunjom hôm 27/4 để gặp Tổng thống Moon Jae-in, một nhóm vệ sĩ đã nhanh chóng tạo hình chữ V, tạo thành một lớp rào chắn bảo vệ nhà lãnh đạo. (Ảnh: Reuters)
[Image: trieu-tien-1524924656377673227289.jpg]
Khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un đi một mình tới đường ranh giới quân sự ở khu phi quân sự liên Triều để gặp Tổng thống Moon Jae-in, 14 vệ sĩ cao lớn trong trang phục vest đen đã tản ra khu vực xung quanh và chờ ở ngoài. (Ảnh: Reuters)
[Image: trieu-tien-2-1524924465500907848556.jpg]
Vài giờ sau đó, khi nhà lãnh đạo Triều Tiên kết thúc hội đàm buổi sáng và lên xe limousine Mercedes-Benz S-Class để trở về phía bắc ăn trưa, 12 vệ sĩ lập tức bao quanh ông. (Ảnh: Yonhap)
[Image: trieu-tien-3-1524924483227595189417.jpg]
12 vệ sĩ chạy theo xe của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, cũng theo đội hình chữ V, trong đó 5 người được bố trí chạy hai bên và 2 người được sắp xếp chạy phía sau xe. (Ảnh: Yonhap)
[Image: trieu-tien-5-1524924548651273385332.jpg]
Khi xe tăng tốc, các vệ sĩ cũng tăng tốc theo. Họ đều mặc trang phục giống nhau là vest đen, sơ mi trắng, cà vạt xanh kẻ sọc và đeo huy hiệu trên ngực áo. (Ảnh: Yonhap)

[Image: trieu-tien-4-1524924569657515808509.jpg]
Một quan chức an ninh Hàn Quốc nhận định sự xuất hiện của các vệ sĩ xung quanh nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại một sự kiện quan trọng như hội nghị thượng đỉnh liên Triều là cách để Triều Tiên phô diễn sức mạnh. (Ảnh: Yonhap)
[Image: trieu-tien-8-1524924815398725638646.jpg]
“Đội hình chữ V thường được sử dụng khi di chuyển qua một đám đông. Tuy nhiên hôm 27/4, việc triển khai đội hình này có thể là cách để thể hiện sự chuẩn bị kỹ càng của Triều Tiên”, quan chức an ninh Hàn Quốc nhận định. (Ảnh: Reuters)
[Image: trieu-tien-9-1524925519413490400294.jpg]
Đội vệ sĩ bảo vệ ông Kim Jong-un là những quân nhân xuất sắc nhất trong quân đội Triều Tiên. Để trở thành vệ sĩ của nhà lãnh đạo Triều Tiên, một quân nhân phải mất nhiều năm đào tạo nghiêm ngặt và phục vụ trong quân ngũ ít nhất 13 năm. Ngoài ra, họ còn phải trải qua các bài kiểm tra về tính cách và tư tưởng. (Ảnh: Reuters)
[Image: trieu-tien-13-152492628189667167304.jpg]
“Đây là một trong những lớp an ninh nghiêm ngặt nhất trên thế giới mà ở đó thậm chí một con kiến cũng không thể lọt qua”, Ri Yong Guk, một người đào tẩu Triều Tiên từng nằm trong đội an ninh bảo vệ cố lãnh đạo Kim Jong-il, nói về đội vệ sĩ Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)

[b]Thành Đạt
[/b]

[i]Tổng hợp
[/i]
Reply
#4
Kim Jong-un nói tiếng gì khi gặp Tổng thống Hàn Quốc?
[Image: icontacgia.png]Trà My - SCMP [Image: icon-dot1.png]Thứ Bảy, ngày 28/04/2018 11:55 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Nhiều người dân Hàn Quốc rất bất ngờ khi nghe thấy giọng nói của ông Kim Jong-un qua truyền hình và Internet trong hội nghị thượng đỉnh hôm qua,


[Image: Kim-Jong-un-noi-tieng-gi-khi-gap-Tong-th...ght720.jpg]
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) ngồi trên bàn đàm phán cùng các quan chức cấp cao khác

Khi tất cả các con mắt dồn vào hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày hôm qua, những người “dỏng tai” lắng nghe đã phát hiện ra một điều bất ngờ.

Trong cuộc họp lịch sử, rõ ràng ông Kim Jong-un sử dụng tiếng Hàn Quốc để trò chuyện với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Tuy nhiên, theo báo SCMP, ông Kim nói tiếng Hàn một cách “đa văn hóa”.



Theo SCMP , nhiều người dân Hàn Quốc bày tỏ sự ngạc nhiên khi nghe giọng nói không hoàn toàn “thuần” Triều Tiên, mà mang âm hưởng Thụy Sĩ, của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

“Thật ngạc nhiên khi nghe ngữ điệu Triều Tiên trong giọng nói bình thường của ông Kim Jong-un. Nghe giống như có một chút giọng Thổ Nhĩ Kỳ trong ngữ điệu Triều Tiên của ông ấy”, người dùng mạng xã hội Minjeong Ko viết trên Twitter.

Mặc dù là lãnh đạo của một trong những quốc gia bị cô lập nhất thế giới, ông Kim từ nhỏ đã sang nước ngoài học. Từ năm 15 tuổi, ông học tiếng Đức tại một trường nội trú gần Bern, Thụy Sĩ và điều này giải thích cho giọng nói khác thường của ông.

[Image: Kim-Jong-un-noi-tieng-gi-khi-gap-Tong-th...ght770.jpg]
Dường như hai lãnh đạo không gặp phải bất cứ rào cản nào về giao tiếp

Sự khác biệt giữa tiếng địa phương Triều Tiên và Hàn Quốc từ lâu đã được coi là rào cản lớn đối với người đào tẩu từ Triều Tiên tìm cách hòa nhập vào xã hội Hàn Quốc. Nhiều người đào tẩu cho rằng giọng địa phương của họ khiến họ trở thành người ngoài, và phải tìm cách nói ngôn ngữ chuẩn Seoul để hòa nhập.

“Vấn đề lớn nhất trong giao tiếp giữa người Triều Tiên và Hàn Quốc thường là các từ ngữ thông tục và các từ mượn tiếng Anh. Tiếng lóng của Hàn Quốc, đặc biệt là tiếng lóng trên mạng, thường liên quan đến các từ tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác, hoặc có thể là viết tắt của các cụm từ tiếng Hàn dài hơn”, Jenna Gibson, giám đốc truyền thông tại Viện Kinh tế Hàn Quốc cho biết.

“Với những người Triều Tiên đào tẩu đến miền nam, một trong những vấn đề khó khăn nhất là từ mượn tiếng Anh. Người Hàn Quốc sử dụng tiếng Anh được Hàn Quốc hóa khá thường xuyên, đặc biệt là các từ liên quan đến công nghệ như máy tính và internet. Ở Triều Tiên, kể cả với những người được tiếp xúc với những thứ này, họ vẫn sử dụng phiên bản tiếng Hàn, hoặc một số trường hợp là vay mượn tiếng Nga”.

Tuy nhiên, các quan chức Hàn Quốc và Triều Tiên thường đều không mang theo phiên dịch viên trong các cuộc họp chính thức như cuộc gặp mặt hôm qua.
 
[Image: Kim-Jong-un-noi-tieng-gi-khi-gap-Tong-th...ght770.jpg]
Kim Jong-un ngồi cùng vợ Ri Sol-ju và em gái Kim Yo-jong trong buổi tiệc tối qua

Không có phiên dịch trong lần gặp này cũng như các cuộc đàm phán năm 2000 và 2007, khi cha của Kim gặp gỡ với các tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun.

Nhưng đến nay, ngôn ngữ ở hai miền Triều Tiên tiếp tục trở nên khác biệt hơn. Hàn Quốc đồng hóa nhiều từ tiếng Anh và tiếng nước ngoài trong ngôn ngữ nói của họ. Còn Triều Tiên ngày càng sử dụng nhiều từ mượn từ tiếng Nga và phát triển bộ từ vựng Triều Tiên đặc biệt.

Nếu ông Moon gặp mặt cha của Kim Jong-un, rào cản giao tiếp có thể sẽ rõ rệt hơn. Nhưng vì Kim Jong-un trẻ hơn, ông có thể quen thuộc với từ vay mượn và ngôn ngữ nước ngoài hơn, SCMP nhận định.

Sự tiếp xúc với văn hóa nhạc pop từ Hàn Quốc “chắc chắn có thể giúp ông Kim trong một số vấn đề ngôn ngữ”, Gibson nói.

Hôm qua, ông Moon và ông Kim đã có nhiều thời gian thảo luận riêng với nhau. Hai người dường như vẫn hiểu nhau mà không cần bất kỳ sự giúp đỡ nào.

Một số người dân Hàn Quốc nhận xét giọng điệu của ông Kim "thẳng thắn" và súc tích. “Giọng của ông ấy nghe có vẻ chín chắn và thận trọng, giống giọng của người đàn ông lớn tuổi hơn nhiều”, Wonjin Yoon nói.

“Mọi người đều nghĩ rằng Kim có giọng nói như một cậu bé, nhưng ông ấy nói rất tốt, đặc biệt là khi đùa về việc mang theo mì lạnh truyền thống của Triều Tiên đến Hàn Quốc. Tất cả chúng tôi đều ngạc nhiên”.
Reply
#5
Phụ nữ duy nhất trong thượng đỉnh liên Triều là ai?

28 Tháng Tư, 2018


[Image: h1-classentry-titlephu-nu-duy-nhat-trong...-thumb.jpg]


BÀN MÔN ĐIẾM, Nam Hàn (NV) – Trong cuộc họp thượng đỉnh liên Triều vừa diễn ra ở khu vực Bàn Môn Điếm, trong phần đất Nam Hàn, có sáu người cả thảy, Bắc Hàn ba người và Nam Hàn ba người, trong đó bao gồm cả Chủ Tịch Kim Jong Un và Tổng Thống Moon Jae In.

Tuy nhiên, trong sáu người này, có một phụ nữ, đó là cô Kim Yo Jong, em gái chủ tịch Bắc Hàn.

[Image: 180426225241-25-korea-summit-0426-restri...-tease.jpg]

Theo CNN, cô Kim Yo Jong là người ngồi bên trái anh trai mình, và có thể là người quan trọng thứ nhì của Bắc Hàn, chỉ sau ông Kim Jong Un.

Cô là khuôn mặt đại diện cho Bắc Hàn, dẫn đầu phái đoàn tham dự Thế Vận Hội Mùa Đông tổ chức ở Nam Hàn năm nay, và bây giờ ngồi trong cuộc họp quan trọng nhất trong lịch sử bán đảo Triều Tiên trong nhiều thập niên.


Mặc dù chỉ cần cù ghi chép trong lúc anh mình nói, và không có ý định gây sự chú ý, ai cũng thấy, người con gái 30 tuổi này đóng vai trò quan trọng trong cuộc họp thượng đỉnh, vẫn theo CNN.

Chính cô là thành viên đầu tiên của triều đại cai trị Bắc Hàn tới thăm Nam Hàn kể từ khi cuộc chiến Triều Tiên tạm ngưng từ năm 1953, và chuyển cho Nam Hàn một thông điệp muốn giảm bớt căng thẳng trong thời kỳ Thế Vận Hội.

Cô cũng là người đích thân đưa bức thư của anh trai mình cho Tổng Thống Moon Jae In, trong đó kêu gọi hai miền tái đối thoại.

[Image: TELEMMGLPICT000161642909_trans_NvBQzQNjv...mwidth=450]

Vị thế của cô Kim Yo Jong tăng nhanh kể từ năm 2014, sau khi được bổ nhiệm là phó trưởng ban Tuyên Truyền và Vận Động Quần Chúng, thuộc đảng Lao Động Triều Tiên.

Dù nắm vị trí không phải là quan trọng lắm, nhưng theo một trung tâm nghiên cứu ở Nam Hàn, do những người Bắc Hàn đào tị đứng đầu, cô Kim Yo Jong có lúc nắm quyền lãnh đạo đất nước, trong khi anh của cô nghe nói bị bệnh gout hoặc bị tiểu đường hồi cuối năm 2014. 

“Người giữ cửa” cho Kim Jong Un

Sinh năm 1987, cô Kim cũng học ở Thụy Sĩ giống như anh mình, và có thể học đại học Kim Il Sung University và một trường học ở Châu Âu.

Nhiều người tin rằng cô là con út trong số bảy anh em cùng một người cha Kim Jong Il, nhưng có bốn vợ khác nhau. Tuy nhiên, cô Kim Yo Jong và người anh trai Kim Jong Un lại là hai người duy nhất có cùng cha cùng mẹ.

Cô luôn gần gũi với người cha, và sau khi từ Thụy Sĩ về, cô được bổ nhiệm vào một số vị trí có trách nhiệm trong chính quyền, theo ông Michael Madden, người làm chủ trang blog chuyên theo dõi giới chức lãnh đạo Bắc Hàn.

Hiện nay, cô Kim là người lãnh đạo một nhóm cao cấp, chuyên kiểm tra những nơi anh mình sẽ đến, và phụ trách điều hành chung các công việc quan trọng.

Dưới sự lãnh đạo của người anh, cô Kim ngày càng đảm nhận nhiều trọng trách, từ chính sách chung, cho tới tình báo, và hành động “gần giống như chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc của Mỹ,” ông Madden nói.

Năm ngoái, cô được bổ nhiệm làm ủy viên dự khuyết cơ quan cao nhất của đảng, và là phụ tá thân cận nhất của Chủ Tịch Kim Jong Un, phụ trách tổ chức các sự kiện lớn, hành trình, và các công tác chuẩn bị, cùng các việc khác, theo CNN.

Cô cũng là một trong 20 giới chức thân cận nhất của người anh, và được coi là “người giữ cửa” cho nhà lãnh đạo Bắc Hàn, theo các nhà phân tích.

“Có lẽ, cô là người được ông Kim Jong Un tin tưởng nhất, bởi vì nhà độc tài Bắc Hàn không có nhiều người để tin,” bà Balbina Hwang, giáo sư thỉnh giảng tại đại học Georgetown University và là sáng lập viên tổ chức National Committee on North Korea, nói.

Trong cuộc họp thượng đỉnh vừa qua, người ta thấy cô Kim Yo Jong làm từ việc lớn đến việc nhỏ, và luôn ở đâu đó gần, hoặc cạnh anh mình, giám sát mọi việc ông Kim Jong Un làm.

Cô là người mà ông Kim Jong Un đưa bó hoa mà ông được hai em bé Nam Hàn tặng.

Mỗi khi ông làm gì, cô thường đứng đâu đó bên ngoài, không gần nhưng cũng không xa, và luôn trong tư thế sẵn sàng bước tới nếu người anh cần gì, giống như cô đang trông coi một đứa bé, chỉ sợ nó ngã té. (Đ.D.)
Reply