2018-04-11, 09:41 PM
https://www.usatoday.com/story/tech/2018...506700002/
Mark Zuckerberg: Thông tin cá nhân của tôi cũng bị lộ
11/04/18 21:17 GMT+7
Mark Zuckerberg nói rằng thông tin cá nhân của ông cũng nằm trong số dữ liệu người dùng Facebook bị tiết lộ cho Cambridge Analytica.
Sau khi "an toàn" trước 5 giờ điều trần tại Thượng viện, ngày 11/4, người sáng lập Facebook tiếp tục đối mặt với các câu hỏi từ Hạ viện liên quan đến việc mạng xã hội này làm lộ dữ liệu cá nhân của hơn 87 triệu người dùng. Lần này, ông sẽ điều trần trước Ủy ban Năng lượng và Thương mại của Hạ viện.
Chủ tịch hội đồng Greg Walden mở đầu phiên điều trần bằng lời chỉ trích: "Facebook rõ ràng đã lớn mạnh, nhưng tôi lo rằng nó không lớn khôn".
Phiên điều trần thứ 2 của nhà sáng lập Facebook. Ảnh: Reuters.
Zuckerberg bị "mắng vốn"
Nghị sĩ Jan Schakowsky từ bang Illinois đã đọc một danh sách dài những lời xin lỗi của Zuckerberg, từ lúc còn học ở Đại học Harvard đến nay, và kết luận: "Đây là bằng chứng cho thấy việc tự nghiêm khắc với bản thân không hiệu quả".
Ý của Schakowsky nhắm vào các luật lệ về Internet mà quốc hội Mỹ đang đứng trước áp lực phải xem xét trong khi các công ty ở Thung lũng Silicon thì không thích thú gì. Trong phiên điều trần trước, Zuckerberg nói rằng ông "rộng mở" trước các luật lệ nói chung. Dù vậy, ông lập luận rằng những luật lệ như vậy, nếu được ban hành, sẽ gây tổn hại cho các công ty nhỏ nhiều hơn là Facebook và bên phải trả giá có thể là "Facebook tiếp theo".
Trong buổi điều trần thứ hai, Zuckerberg lặp lại quan điểm trên.
"Internet đang ngày càng trở nên quan trọng trên thế giới. Tôi nghĩ phải có luật lệ kiềm tỏa nó. Quan điểm của tôi không phải là không nên có luật gì, nhưng cần phải thận trọng về những luật lệ chúng ta sẽ ban hành", ông nói.
Nghị sĩ đảng Dân chủ Frank Pallone hỏi có Facebook giới hạn loại dữ liệu họ thu thập và sử dụng, Zuckerberg trả lời là có.
Pallone nói rằng làm sao làm được việc phân loại đó. "Facebook thay đổi cấu hình mặc định của người dùng?". Zuckerberg nói có, họ thay đổi cả cách các nhà phát triển tiếp cận dữ liệu. Pallone chất vấn tiếp liệu Facebook có tối thiểu hóa cấu hình mặc định để tối đa hóa mức độ tiếp cận dữ liệu hay không. Có hay không.
Zuckerberg nói rằng ông không thể trả lời trong một câu.
"Người dùng có thể bỏ Facebook nếu muốn"
Nghị sĩ Bobby Rush cáo buộc Facebook đã xâm hại đến các quyền cơ bản của người Mỹ bằng sự xâm phạm và lợi dụng quyền riêng tư của họ. Vậy phương pháp của Facebook có khác gì J. Edgar Hoover, cựu giám đốc FBI từng bị cáo buộc xâm phạm quyền tự do của người Mỹ.
Người sáng lập Facebook khẳng định rằng người dùng có quyền kiểm soát thông tin của họ, các nội dung họ chia sẻ, thậm chí có thể ngưng dùng Facebook. Và các công cụ theo dõi thì không cho nạn nhân được lựa chọn đó.
Một lúc sau, Doris Matsui trở lại với câu hỏi về quyền riêng tư của người dùng và lập luận rằng người sở hữu thông tin thì phải có cả quyền kiểm soát việc sử dụng thông tin đó. Zuckerberg nói câu nói quen thuộc, "tôi tin rằng mọi người sở hữu nội dung của họ".
"Vậy nếu tôi chụp một bức ảnh và chia sẻ nó với anh, ai sở hữu dữ liệu đó?". Zuckerberg nói rằng quan điểm của ông là "chúng ta".
"Thế còn những kẻ mua bán dữ liệu thì sao. Chúng tôi có thể sở hữu dữ liệu của mình, nhưng khi nó được dùng trong quảng cáo, tức là chúng tôi đã mất kiểm soát với nó, không phải sao?".
"Tôi không đồng ý vì chúng tôi không bán dữ liệu".
Guardian cho rằng câu trả lời này của Zuckerberg hoàn toàn không đi vào trọng tâm vấn đề. Phóng viên Alex Hern nếu ví dụ là giờ đây, nếu người dùng Facebook lên mạng, xóa hết hình ảnh thông tin họ từng chia sẻ, rút lại tất cả nút "like", thì các mẩu quảng cáo vẫn nhắm đúng vào họ. Đó là minh chứng của dữ liệu đã nằm ngoài tầm kiểm soát của người dùng.
Các nghị sĩ của Hạ viện thường "thiện chiến" và mang màu sắc phe phái nhiều hơn Thượng viện. Ảnh: AFP.
"Chúng tôi không kiểm duyệt, chỉ xóa thông tin khủng bố"
Khi được hỏi những dữ liệu bị lộ cho công ty Cambridge Analytica có dữ liệu cá nhân của Zuckerberg không, người sáng lập mạng xã hội này nói "có".
Zuckerberg cũng nói rằng công ty của ông chưa phát hiện dấu hiệu nào cho thấy Nga và Trung Quốc cố gắng "đào xới" dữ liệu của Facebook.
Nghị sĩ Marsha Blackburn hỏi có phải Zuckerberg đã đổi thuật toán để ưu tiên hoặc kiểm duyệt các phát biểu hay không.
"Tôi không nghĩ đó là kiểm duyệt. Chúng tôi chỉ bỏ đi các nội dung khủng bố".
"Diamond and Silk không phải những kẻ khủng bố".
Diamond và Silk là hai người ủng hộ nhiệt thành của Tổng thống Donald Trump, hai bà cáo buộc Facebook phân biệt và kiểm duyệt họ khi gắn thẻ "không an toàn cho cộng đồng" đối với họ.
Hạ viện sẽ bớt "mù công nghệ"?
New York Times nhận định các nghị sĩ của Hạ viện thường "thiện chiến" và mang màu sắc phe phái nhiều hơn Thượng viện. Một số nghị sĩ nói rằng họ sẽ xem xét các câu trả lời của Zuckerberg trước Thượng viện và chất vấn tiếp nếu ông chủ Facebook chưa trả lời hoàn chỉnh.
Washington Post miêu tả buổi điều trần đầu tiên là "liên tiếp những lời hứa xin lỗi và hứa sẽ cải cách chính sách riêng tư nhưng bảo vệ công ty trước mối đe dọa về luật lệ mới".
Không có nhiều kịch tính trong suốt buổi điều trần, không có thời điểm nào Zuckerberg mất điềm tĩnh dù đây là lần đầu tiên ông phải điều trần trước quốc hội Mỹ, một việc nhà sáng lập Facebook đã né tránh trong nhiều năm. Sự vững vàng của Zuckerberg đã cứu nguy cho không chỉ Facebook mà cả Thung lũng Silicon vì nói cho cùng, Facebook không phải công ty duy nhất thu thập dữ liệu người dùng, và các dữ liệu này quan trọng đối với rất nhiều doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhiều tờ báo cũng chỉ trích các thượng nghị sĩ Mỹ đã quá nhẹ tay với Zuckerberg, hỏi lan man và lý do là vì một số người "mù công nghệ".
Mark Zuckerberg: Thông tin cá nhân của tôi cũng bị lộ
11/04/18 21:17 GMT+7
Mark Zuckerberg nói rằng thông tin cá nhân của ông cũng nằm trong số dữ liệu người dùng Facebook bị tiết lộ cho Cambridge Analytica.
Sau khi "an toàn" trước 5 giờ điều trần tại Thượng viện, ngày 11/4, người sáng lập Facebook tiếp tục đối mặt với các câu hỏi từ Hạ viện liên quan đến việc mạng xã hội này làm lộ dữ liệu cá nhân của hơn 87 triệu người dùng. Lần này, ông sẽ điều trần trước Ủy ban Năng lượng và Thương mại của Hạ viện.
Chủ tịch hội đồng Greg Walden mở đầu phiên điều trần bằng lời chỉ trích: "Facebook rõ ràng đã lớn mạnh, nhưng tôi lo rằng nó không lớn khôn".
Phiên điều trần thứ 2 của nhà sáng lập Facebook. Ảnh: Reuters.
Zuckerberg bị "mắng vốn"
Nghị sĩ Jan Schakowsky từ bang Illinois đã đọc một danh sách dài những lời xin lỗi của Zuckerberg, từ lúc còn học ở Đại học Harvard đến nay, và kết luận: "Đây là bằng chứng cho thấy việc tự nghiêm khắc với bản thân không hiệu quả".
Ý của Schakowsky nhắm vào các luật lệ về Internet mà quốc hội Mỹ đang đứng trước áp lực phải xem xét trong khi các công ty ở Thung lũng Silicon thì không thích thú gì. Trong phiên điều trần trước, Zuckerberg nói rằng ông "rộng mở" trước các luật lệ nói chung. Dù vậy, ông lập luận rằng những luật lệ như vậy, nếu được ban hành, sẽ gây tổn hại cho các công ty nhỏ nhiều hơn là Facebook và bên phải trả giá có thể là "Facebook tiếp theo".
Trong buổi điều trần thứ hai, Zuckerberg lặp lại quan điểm trên.
"Internet đang ngày càng trở nên quan trọng trên thế giới. Tôi nghĩ phải có luật lệ kiềm tỏa nó. Quan điểm của tôi không phải là không nên có luật gì, nhưng cần phải thận trọng về những luật lệ chúng ta sẽ ban hành", ông nói.
Nghị sĩ đảng Dân chủ Frank Pallone hỏi có Facebook giới hạn loại dữ liệu họ thu thập và sử dụng, Zuckerberg trả lời là có.
Pallone nói rằng làm sao làm được việc phân loại đó. "Facebook thay đổi cấu hình mặc định của người dùng?". Zuckerberg nói có, họ thay đổi cả cách các nhà phát triển tiếp cận dữ liệu. Pallone chất vấn tiếp liệu Facebook có tối thiểu hóa cấu hình mặc định để tối đa hóa mức độ tiếp cận dữ liệu hay không. Có hay không.
Zuckerberg nói rằng ông không thể trả lời trong một câu.
"Người dùng có thể bỏ Facebook nếu muốn"
Nghị sĩ Bobby Rush cáo buộc Facebook đã xâm hại đến các quyền cơ bản của người Mỹ bằng sự xâm phạm và lợi dụng quyền riêng tư của họ. Vậy phương pháp của Facebook có khác gì J. Edgar Hoover, cựu giám đốc FBI từng bị cáo buộc xâm phạm quyền tự do của người Mỹ.
Người sáng lập Facebook khẳng định rằng người dùng có quyền kiểm soát thông tin của họ, các nội dung họ chia sẻ, thậm chí có thể ngưng dùng Facebook. Và các công cụ theo dõi thì không cho nạn nhân được lựa chọn đó.
Một lúc sau, Doris Matsui trở lại với câu hỏi về quyền riêng tư của người dùng và lập luận rằng người sở hữu thông tin thì phải có cả quyền kiểm soát việc sử dụng thông tin đó. Zuckerberg nói câu nói quen thuộc, "tôi tin rằng mọi người sở hữu nội dung của họ".
"Vậy nếu tôi chụp một bức ảnh và chia sẻ nó với anh, ai sở hữu dữ liệu đó?". Zuckerberg nói rằng quan điểm của ông là "chúng ta".
"Thế còn những kẻ mua bán dữ liệu thì sao. Chúng tôi có thể sở hữu dữ liệu của mình, nhưng khi nó được dùng trong quảng cáo, tức là chúng tôi đã mất kiểm soát với nó, không phải sao?".
"Tôi không đồng ý vì chúng tôi không bán dữ liệu".
Guardian cho rằng câu trả lời này của Zuckerberg hoàn toàn không đi vào trọng tâm vấn đề. Phóng viên Alex Hern nếu ví dụ là giờ đây, nếu người dùng Facebook lên mạng, xóa hết hình ảnh thông tin họ từng chia sẻ, rút lại tất cả nút "like", thì các mẩu quảng cáo vẫn nhắm đúng vào họ. Đó là minh chứng của dữ liệu đã nằm ngoài tầm kiểm soát của người dùng.
Các nghị sĩ của Hạ viện thường "thiện chiến" và mang màu sắc phe phái nhiều hơn Thượng viện. Ảnh: AFP.
"Chúng tôi không kiểm duyệt, chỉ xóa thông tin khủng bố"
Khi được hỏi những dữ liệu bị lộ cho công ty Cambridge Analytica có dữ liệu cá nhân của Zuckerberg không, người sáng lập mạng xã hội này nói "có".
Zuckerberg cũng nói rằng công ty của ông chưa phát hiện dấu hiệu nào cho thấy Nga và Trung Quốc cố gắng "đào xới" dữ liệu của Facebook.
Nghị sĩ Marsha Blackburn hỏi có phải Zuckerberg đã đổi thuật toán để ưu tiên hoặc kiểm duyệt các phát biểu hay không.
"Tôi không nghĩ đó là kiểm duyệt. Chúng tôi chỉ bỏ đi các nội dung khủng bố".
"Diamond and Silk không phải những kẻ khủng bố".
Diamond và Silk là hai người ủng hộ nhiệt thành của Tổng thống Donald Trump, hai bà cáo buộc Facebook phân biệt và kiểm duyệt họ khi gắn thẻ "không an toàn cho cộng đồng" đối với họ.
Hạ viện sẽ bớt "mù công nghệ"?
New York Times nhận định các nghị sĩ của Hạ viện thường "thiện chiến" và mang màu sắc phe phái nhiều hơn Thượng viện. Một số nghị sĩ nói rằng họ sẽ xem xét các câu trả lời của Zuckerberg trước Thượng viện và chất vấn tiếp nếu ông chủ Facebook chưa trả lời hoàn chỉnh.
Washington Post miêu tả buổi điều trần đầu tiên là "liên tiếp những lời hứa xin lỗi và hứa sẽ cải cách chính sách riêng tư nhưng bảo vệ công ty trước mối đe dọa về luật lệ mới".
Không có nhiều kịch tính trong suốt buổi điều trần, không có thời điểm nào Zuckerberg mất điềm tĩnh dù đây là lần đầu tiên ông phải điều trần trước quốc hội Mỹ, một việc nhà sáng lập Facebook đã né tránh trong nhiều năm. Sự vững vàng của Zuckerberg đã cứu nguy cho không chỉ Facebook mà cả Thung lũng Silicon vì nói cho cùng, Facebook không phải công ty duy nhất thu thập dữ liệu người dùng, và các dữ liệu này quan trọng đối với rất nhiều doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhiều tờ báo cũng chỉ trích các thượng nghị sĩ Mỹ đã quá nhẹ tay với Zuckerberg, hỏi lan man và lý do là vì một số người "mù công nghệ".