2018-01-03, 04:59 PM
MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên có thể mất trắng quán cà phê tại Đà Nẵng
Dec 30, 2017
Đổ tiền đổ của vào làm quán cà phê tại Đà Nẵng, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên có thể mất trắng toàn bộ. Lý do khu đất này được sở hữu bởi Vũ Nhôm. Ông Vũ Nhôm đã mua đất bằng cách chèn ép, dùng thủ đoạn phi pháp dưới cái gọi là công ty bình phong của cục tình báo V Bộ Công An. Vì vậy theo luật hình sự của nhà nước khu đất đang nằm trong dạng bị phong tỏa và bị thu hồi.
Quán cà phê Memory Lounge của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên nằm trong dạng tài sản bị phong tỏa do dính tới ông Vũ Nhôm. Được biết quán cà phê này vào ngày 9 tháng 4 năm 2011 MC Kỳ Duyên tổ chức khai trương.
Theo tài liệu điều tra, Quán cà phê Kỳ Duyên được Vũ Nhôm mua vào năm 2009, xây dựng hoàn thành vào cuối năm 2010. Tài sản này nằm trong danh sách chiếm đoạt của công nên bị phong tỏa.
Cafe Memory Lounge Đà Nẵng nằm ngay bên trái (hướng ra biển) của cầu quay Sông Hàn, nguyên gốc là khu nhà hàng Hana Kim Đình đầu những năm 2000 là quán cafe được Vũ “nhôm” mua vào năm 2009.
Năm 2008-2009, Đà Nẵng chủ trương đấu giá khu nhà hàng Hana Kim Đình (đất công sản). Nhà hàng này được đánh số đường số 7 Bạch Đằng và là số lẻ duy nhất trên đường Bạch Đằng ở thời điểm này.
Các tài liệu cho thấy, đơn vị thẩm định giá khu nhà hàng Hana Kim Đình bao gồm cả đất, nhà. Trên cơ sở này, tháng 7/2009, Sở Xây dựng Đà Nẵng xác định tổng giá trị khu nhà, đất số 7 Bạch Đằng có giá khởi điểm là 10,1 tỷ đồng. Trong đó, phần nhà hơn 600 triệu đồng, số còn lại là 9,5 tỷ đồng tiền đất.
Đây được xem là mức giá không nhỏ với các nhà đầu tư ở thời điểm này. Nhưng vì vị trí đắc địa, tiềm năng và giá trị thực của khu nhà hàng Hana Kim Đình nên có đến gần 20 đơn vị nộp hồ sơ tham gia đấu giá.
Tuy nhiên, tại buổi đấu giá nhà, đất công sản số 7 Bạch Đằng ngày 10/9/2009 lại chỉ còn 10 đơn vị đăng ký và nộp tiền. Trong đó có ông Phan Văn Anh Vũ. Một số nhân chứng kể lại, trong phiên đấu giá này, khi ông Vũ hô giá 10,7 tỷ đồng, tăng 600 triệu so với giá khởi điểm thì các thành viên còn lại không có ý kiến gì khác.
Đến nay, khu nhà hàng Hana Kim Đình trở thành quán Cafe Mermory Lounge Đà Nẵng, khai trương vào giữa năm 2011, với sự xuất hiện của MC hải ngoại Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Quán cà phê của MC Kỳ Duyên sẽ bị tịch thu sung công quỹ theo điều 40 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
“Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ Nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật này quy định.
Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.”
Khi tuyên hình phạt tịch thu tài sản, tòa án có thể tuyên tước một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội. Tài sản bị tước phải thuộc sở hữu của người bị kết án; tài sản đó có thể là tài sản người bị kết án đang sử dụng hoặc là tài sản đã cho vay, mượn, thuê, gửi sửa chữa, gửi người khác giữ hoặc đang cầm cố thế chấp… Tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án có thể tồn tại dưới dạng hiện vật hoặc là tiền, kể cả tiền gửi ngân hàng, quỹ tín dụng hoặc trái phiếu, tín phiếu… Theo Điều 40 Bộ luật hình sự, trong trường hợp tịch thu toàn bộ tài sản, cơ quan thi hành án vẫn phải để lại cho người bị kết án và gia đình họ những phương tiện sinh hoạt tối thiểu. Đây là những tài sản tạo điều kiện sinh sống cho gia đình và bản thân người bị kết án sau thời gian chấp hành án.
“Hiện nay Bộ Công an, đặc biệt là Tổng Bí thư đã trực tiếp yêu cầu Bộ Công an điều tra và trả lời với Tổng Bí thư và Bộ Chính trị về chuyện này!”, ông Trương Quang Nghĩa Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói.
Dec 30, 2017
Đổ tiền đổ của vào làm quán cà phê tại Đà Nẵng, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên có thể mất trắng toàn bộ. Lý do khu đất này được sở hữu bởi Vũ Nhôm. Ông Vũ Nhôm đã mua đất bằng cách chèn ép, dùng thủ đoạn phi pháp dưới cái gọi là công ty bình phong của cục tình báo V Bộ Công An. Vì vậy theo luật hình sự của nhà nước khu đất đang nằm trong dạng bị phong tỏa và bị thu hồi.
Quán cà phê Memory Lounge của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên nằm trong dạng tài sản bị phong tỏa do dính tới ông Vũ Nhôm. Được biết quán cà phê này vào ngày 9 tháng 4 năm 2011 MC Kỳ Duyên tổ chức khai trương.
Theo tài liệu điều tra, Quán cà phê Kỳ Duyên được Vũ Nhôm mua vào năm 2009, xây dựng hoàn thành vào cuối năm 2010. Tài sản này nằm trong danh sách chiếm đoạt của công nên bị phong tỏa.
Cafe Memory Lounge Đà Nẵng nằm ngay bên trái (hướng ra biển) của cầu quay Sông Hàn, nguyên gốc là khu nhà hàng Hana Kim Đình đầu những năm 2000 là quán cafe được Vũ “nhôm” mua vào năm 2009.
Năm 2008-2009, Đà Nẵng chủ trương đấu giá khu nhà hàng Hana Kim Đình (đất công sản). Nhà hàng này được đánh số đường số 7 Bạch Đằng và là số lẻ duy nhất trên đường Bạch Đằng ở thời điểm này.
Các tài liệu cho thấy, đơn vị thẩm định giá khu nhà hàng Hana Kim Đình bao gồm cả đất, nhà. Trên cơ sở này, tháng 7/2009, Sở Xây dựng Đà Nẵng xác định tổng giá trị khu nhà, đất số 7 Bạch Đằng có giá khởi điểm là 10,1 tỷ đồng. Trong đó, phần nhà hơn 600 triệu đồng, số còn lại là 9,5 tỷ đồng tiền đất.
Đây được xem là mức giá không nhỏ với các nhà đầu tư ở thời điểm này. Nhưng vì vị trí đắc địa, tiềm năng và giá trị thực của khu nhà hàng Hana Kim Đình nên có đến gần 20 đơn vị nộp hồ sơ tham gia đấu giá.
Tuy nhiên, tại buổi đấu giá nhà, đất công sản số 7 Bạch Đằng ngày 10/9/2009 lại chỉ còn 10 đơn vị đăng ký và nộp tiền. Trong đó có ông Phan Văn Anh Vũ. Một số nhân chứng kể lại, trong phiên đấu giá này, khi ông Vũ hô giá 10,7 tỷ đồng, tăng 600 triệu so với giá khởi điểm thì các thành viên còn lại không có ý kiến gì khác.
Đến nay, khu nhà hàng Hana Kim Đình trở thành quán Cafe Mermory Lounge Đà Nẵng, khai trương vào giữa năm 2011, với sự xuất hiện của MC hải ngoại Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Quán cà phê của MC Kỳ Duyên sẽ bị tịch thu sung công quỹ theo điều 40 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
“Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ Nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật này quy định.
Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.”
Khi tuyên hình phạt tịch thu tài sản, tòa án có thể tuyên tước một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội. Tài sản bị tước phải thuộc sở hữu của người bị kết án; tài sản đó có thể là tài sản người bị kết án đang sử dụng hoặc là tài sản đã cho vay, mượn, thuê, gửi sửa chữa, gửi người khác giữ hoặc đang cầm cố thế chấp… Tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án có thể tồn tại dưới dạng hiện vật hoặc là tiền, kể cả tiền gửi ngân hàng, quỹ tín dụng hoặc trái phiếu, tín phiếu… Theo Điều 40 Bộ luật hình sự, trong trường hợp tịch thu toàn bộ tài sản, cơ quan thi hành án vẫn phải để lại cho người bị kết án và gia đình họ những phương tiện sinh hoạt tối thiểu. Đây là những tài sản tạo điều kiện sinh sống cho gia đình và bản thân người bị kết án sau thời gian chấp hành án.
“Hiện nay Bộ Công an, đặc biệt là Tổng Bí thư đã trực tiếp yêu cầu Bộ Công an điều tra và trả lời với Tổng Bí thư và Bộ Chính trị về chuyện này!”, ông Trương Quang Nghĩa Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói.