2018-04-05, 01:55 AM
http://www.dailymail.co.uk/news/article-...m-War.html
Người phụ nữ Australia nhận nhầm mẹ Việt suốt 14 năm
5 Tháng Tư, 2018
Giây phút biết rằng người phụ nữ mà cô vẫn tin là mẹ đẻ đã lừa dối mình suốt 14 năm, trái tim Mỹ Hương như có chuyến tàu đâm xuyên qua.
Mỹ Hương và mẹ đẻ Hồ Thị Ích.
Một buổi sáng cuối tháng hai tại Vũng Tàu, Mỹ Hương đang ở trong phòng gym thì điện thoại reo liên hồi. Số lạ gọi tới và cô quyết định không nhấc máy mà chỉ nhắn tin nói rằng mình đang bận. Đầu bên kia lập tức nhắn lại: “Hồ Thị Ích, mẹ của Mỹ Hương”.
Dù trong dòng tin ấy nhắc đến mình, cái tên Hồ Thị Ích quá xa lạ không khiến Hương bận tâm. Điện thoại vẫn reo và cô làm lơ. Chỉ khi về đến nhà, cô quyết định nhờ người em họ Ngọc Vàng nghe máy.
Một tiếng sau đó là giây phút mà đến cuối đời Hương không bao giờ quên nổi. “Chị không còn là chị hai của em nữa”, Vàng nói trong nước mắt.
Người vừa gọi điện cho Mỹ Hương là chị gái ruột của cô, cũng chính là người vén bức màn sự thật về người mẹ mà cô tưởng chừng chẳng còn gì có thể chia lìa. Hóa ra, bao năm qua, bà đã không nói cho cô biết sự thật.
Mẹ Cẩn
Mỹ Hương chào đời năm 1970 ở vùng nông thôn thuộc huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Mẹ cô, bà Cẩn, tuy nghèo túng nhưng luôn chăm lo và yêu thương các con hết mực.
Những ngày êm đềm không kéo dài lâu. Tháng 4/1975, cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đi đến hồi kết. Lo ngại cho sự an toàn của con, gia đình cô sắp xếp cho em trai Hoàng Tâm, 3 tuổi, rời khỏi Việt Nam theo chiến dịch Không vận. Tuy nhiên, cậu bé khóc lóc thống thiết, nhất định đòi chị Hương đi cùng. Quyết định vào phút chót đã đưa Hương cùng em trai đến với đất nước xa xôi Australia và dẫn tới bi kịch đầu tiên trong cuộc đời cô.
“Ngày rời Việt Nam vẫn khắc sâu trong tâm trí tôi. Mẹ Cẩn đứng bên ngoài chiếc xe chở tôi khóc như mưa”, Hương nhớ lại trong bức thư dài 5 trang gửi tới VnExpress. Cô chỉ biết nhìn ra cửa sổ và ngây thơ hứa với mẹ rằng sẽ quay trở về tìm bà khi tròn 18 tuổi.
Nỗi nhớ mẹ Cẩn và gia đình dày vò tâm trí cô bé Hương suốt những năm tháng sống ở Australia. Cha mẹ nuôi nói với chị em Hương rằng mẹ cô đã qua đời và họ không được phép hỏi gì về Việt Nam, nhưng những kỷ niệm nào dễ phai nhòa trong tâm trí của đứa trẻ đã lên 5. Đêm nào đi ngủ cô cũng khóc. Tất cả những gì cô muốn là quay về Việt Nam để tìm mẹ mình, bởi thâm tâm cô mách bảo rằng bà vẫn chưa chết.
Sau khi mẹ nuôi qua đời năm Mỹ Hương 15 tuổi, cô tình cờ tìm thấy một tờ giấy ghi địa chỉ ở Việt Nam. Trong hơn 10 năm tiếp theo, cô nhiều lần viết thư tay về địa chỉ này nhưng nhận được những phản hồi không rõ ràng khiến cô muốn từ bỏ cuộc tìm kiếm. Tâm trí cô luôn ngổn ngang giữa câu hỏi liệu mẹ có thực sự còn sống và đang trả lời con gái hay không.
Mỹ Hương vào năm khoảng 4 tuổi.
Đến tận tháng 3/2004, được sự động viên của người bạn thân, Mỹ Hương quyết định quay trở về Việt Nam lần đầu tiên sau gần 30 năm kể từ ngày ra đi. Cô tìm đến địa chỉ trên với hy vọng gặp lại mẹ.
Giây phút người phụ nữ với mái tóc lốm đốm bạc, da đen sạm vì nắng tiến tới, cô đã nhận ra ngay mẹ của mình. “Con ơi, sao con bỏ mẹ mà đi!”, bà Cẩn ôm chầm lấy Hương nức nở. Tất cả diễn ra chóng vánh khiến trái tim tủi hờn bao năm của cô như vỡ òa.
Những ngày tháng sau đó thật tươi đẹp với Mỹ Hương. Cô định cư tại Vũng Tàu, mở một trung tâm bảo trợ trẻ em và sống giữa một đại gia đình luôn rộn rã tiếng cười. Cảm giác được bao bọc bởi vòng tay của mẹ sau hàng chục năm bôn ba nơi xa xứ khiến cô thanh thản. Người phụ nữ hơn 30 tuổi nghĩ rằng sóng gió từ nay đã khép lại nhưng nào ngờ cũng chính vòng tay ấy một lần nữa dẫn tới bi kịch thứ hai của cuộc đời cô.
Mẹ Ích
Một ngày đầu năm 2018 ở Cần Thơ, bà Lê Thị Sương tình cờ xem được bộ phim tài liệu về Mỹ Hương do đài truyền hình sản xuất cách đây 10 năm. Gương mặt, nụ cười, cái tên, những bức ảnh khiến bà choáng váng khi nhận ra đó là em gái cùng mẹ khác cha của mình. Điều khiến bà Sương sốc hơn cả là cô đang sống hạnh phúc với người phụ nữ cô xem là mẹ.
Sau nhiều lần liên lạc với bà Cẩn, người phụ nữ 54 tuổi cũng có được địa chỉ và số điện thoại mà mình cần. Sáng 28/2, bà Sương liên tục gọi cho Mỹ Hương nhưng cô không bắt máy. Tối hôm đó, bà và mẹ mình cùng 8 người thân khác tức tốc bắt xe tới Vũng Tàu, lên đường đi tìm lại sự thật về thân thế của Mỹ Hương.
Đến lúc này, bà Cẩn đành thú nhận tất cả những điều mình che giấu suốt 14 năm qua, rằng bà không phải là mẹ đẻ của Hương.
“Tôi hoàn toàn bị sốc. Tôi thấy như có chuyến tàu đâm xuyên qua tim mình”, Mỹ Hương nói. “Những gì tôi tin là sự thật bao năm nay khiến tôi chưa bao giờ đau đớn như thế. Người mà tôi nghĩ là mẹ của mình rút cuộc không phải là mẹ. Sự lừa dối ấy khiến tôi tổn thương sâu tận tâm can”.
Sáng 1/3 là buổi sáng định mệnh trong đời của Mỹ Hương bởi đó là lần đầu tiên cô được nhìn thẳng vào mắt của bà Hồ Thị Ích, mẹ đẻ của cô, sau 44 năm chia ly. Người phụ nữ 76 tuổi ấy gầy gò, khắc khổ nhưng vẫn khỏe mạnh và rất điềm đạm. Bà ôm cô, hôn cô như để khỏa lấp nỗi nhớ thương đứa con gái tưởng rằng không bao giờ còn được gặp lại.
“Tôi cảm nhận được tình yêu thương thực sự từ bà ấy, một cảm giác mà tôi không có được từ người mẹ nuôi suốt những năm qua. Tôi thường đổ lỗi cho mình là không yêu bà ấy đủ nhiều”, Mỹ Hương kể. “Những lời đầu tiên mà mẹ ruột nói qua dòng nước mắt là ‘nếu con không chọn mẹ thì mẹ vẫn an lòng mà nhắm mắt vì đã được nhìn thấy con một lần’ “.
Bà Ích trở thành góa phụ khi con trai đầu còn nhỏ, còn con gái thứ hai – bà Sương, mới hai tháng tuổi. Chiến tranh sau đó đưa đẩy bà đến mối tình với một người lính Australia và sinh ra Mỹ Hương.
Cô con lai chưa bao giờ biết mặt cha và sớm phải rời xa vòng tay mẹ sau khi ra đời do bà bị bệnh nặng. Năm Mỹ Hương lên 3, trong nỗi túng quẫn vì một mình nuôi 3 con, bà Ích đành dứt ruột gửi con gái cho người bạn là bà Cẩn chăm sóc.
Kể từ đó, cô lớn lên trong sự đùm bọc của gia đình mới, coi bà Cẩn là mẹ mình và con trai của bà, Hoàng Tâm, là em mình. Họ sau đó đưa Hương đến Vũng Tàu sinh sống rồi không liên lạc gì nữa.
Những ngày sống ở Australia, trong ký ức của Hương chỉ có gia đình mẹ Cẩn. Ngày cô trở về Việt Nam, gia đình này cũng vui mừng đón cô như máu mủ trong nhà. Hai năm sau đó, bà Cẩn từng tìm đến nhà bà Ích thăm hỏi nhưng không mảy may nhắc đến đứa con gái năm xưa. Bà Cẩn cũng tham gia nhiều cuộc phỏng vấn trên truyền hình, kể về nỗi đau đáu nhớ con và cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt với Mỹ Hương. Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật.
Day dứt
Mỹ Hương cùng chị gái – Lê Thị Sương và mẹ Hồ Thị Ích.
Kết quả xét nghiệm ADN cuối tuần trước xác nhận bà Ích chính là mẹ ruột của Mỹ Hương. Cô có một chị gái và anh trai cùng mẹ khác cha, bên cạnh hàng chục anh em họ, cháu chắt, cô, dì, chú, bác để làm quen từ đầu. Cô đã vuột mất 14 năm không được ở bên những người ruột thịt và bỏ lỡ cơ hội gặp người anh trai qua đời năm 2005.
Mỹ Hương, giờ đã 47 tuổi, nhận ra lỗi lầm lớn nhất của cuộc đời là đã không xét nghiệm ADN với “mẹ” Cẩn bởi cô có hàng loạt bằng chứng để tin bà: những bức ảnh chụp chung đen trắng, quần áo thuở bé, kỷ niệm cùng gia đình, thậm chí cả một tờ giấy khai sinh xác nhận bà Cẩn là mẹ của cô.
“Tôi đáng bị đánh vì lỗi lầm này, nhưng bây giờ điều đó cũng trở nên vô nghĩa”, Mỹ Hương nói. Dù trong sâu thẳm tâm hồn, nỗi tổn thương và giận dữ chưa nguôi ngoai, Mỹ Hương vẫn chọn cách tha thứ cho bà Cẩn và tiếp tục hỗ trợ cho bà. “Sự tha thứ cần có thời gian, tôi sẽ kiên nhẫn. Bà ấy từng là người mẹ thứ hai của tôi, chăm sóc tôi khi còn thơ bé và khi tôi quay về, tôi tin bà ấy thực lòng yêu thương mình”.
Lúc này, Mỹ Hương muốn dành thời gian để bù đắp những thiếu thốn cho mẹ đẻ. Cuối tuần trước, cô gây bất ngờ khi về thăm bà mà không hẹn trước. Ngôi làng bà Ích sống nằm ở một vùng heo hút thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nơi chẳng có đường lớn chạy qua và chỉ có thể đi bằng xe máy hoặc ghe.
Mỹ Hương đau lòng khi thấy mẹ sống trong một ngôi nhà xập xệ trên mảnh đất chung với nhiều người họ hàng. Bà nghèo đến mức cô phải tự mua một tấm đệm và một cái quạt để không phải ngủ giữa sàn nhà. Mẹ cô từng trải qua hai ca phẫu thuật và luôn lo sợ sẽ chết trước khi được gặp lại con gái.
“Mẹ tôi đã già và không muốn rời xa quê hương. Ao ước của tôi là mua mảnh đất bên cạnh và xây một căn nhà cho mẹ được sống nốt quãng đời còn lại trong điều kiện tốt hơn”, cô nói. “Tôi vẫn còn sốc trước những gì xảy ra trong 4 tuần qua nhưng thật may mắn vì sự thật đã được làm rõ. Tôi tin rằng Chúa đã sắp đặt mọi thứ và tạ ơn ngài vì đã ban cho tôi một người mẹ thực sự dịu dàng và ấm áp”.
Người phụ nữ Australia nhận nhầm mẹ Việt suốt 14 năm
5 Tháng Tư, 2018
Giây phút biết rằng người phụ nữ mà cô vẫn tin là mẹ đẻ đã lừa dối mình suốt 14 năm, trái tim Mỹ Hương như có chuyến tàu đâm xuyên qua.
Mỹ Hương và mẹ đẻ Hồ Thị Ích.
Một buổi sáng cuối tháng hai tại Vũng Tàu, Mỹ Hương đang ở trong phòng gym thì điện thoại reo liên hồi. Số lạ gọi tới và cô quyết định không nhấc máy mà chỉ nhắn tin nói rằng mình đang bận. Đầu bên kia lập tức nhắn lại: “Hồ Thị Ích, mẹ của Mỹ Hương”.
Dù trong dòng tin ấy nhắc đến mình, cái tên Hồ Thị Ích quá xa lạ không khiến Hương bận tâm. Điện thoại vẫn reo và cô làm lơ. Chỉ khi về đến nhà, cô quyết định nhờ người em họ Ngọc Vàng nghe máy.
Một tiếng sau đó là giây phút mà đến cuối đời Hương không bao giờ quên nổi. “Chị không còn là chị hai của em nữa”, Vàng nói trong nước mắt.
Người vừa gọi điện cho Mỹ Hương là chị gái ruột của cô, cũng chính là người vén bức màn sự thật về người mẹ mà cô tưởng chừng chẳng còn gì có thể chia lìa. Hóa ra, bao năm qua, bà đã không nói cho cô biết sự thật.
Mẹ Cẩn
Mỹ Hương chào đời năm 1970 ở vùng nông thôn thuộc huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Mẹ cô, bà Cẩn, tuy nghèo túng nhưng luôn chăm lo và yêu thương các con hết mực.
Những ngày êm đềm không kéo dài lâu. Tháng 4/1975, cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đi đến hồi kết. Lo ngại cho sự an toàn của con, gia đình cô sắp xếp cho em trai Hoàng Tâm, 3 tuổi, rời khỏi Việt Nam theo chiến dịch Không vận. Tuy nhiên, cậu bé khóc lóc thống thiết, nhất định đòi chị Hương đi cùng. Quyết định vào phút chót đã đưa Hương cùng em trai đến với đất nước xa xôi Australia và dẫn tới bi kịch đầu tiên trong cuộc đời cô.
“Ngày rời Việt Nam vẫn khắc sâu trong tâm trí tôi. Mẹ Cẩn đứng bên ngoài chiếc xe chở tôi khóc như mưa”, Hương nhớ lại trong bức thư dài 5 trang gửi tới VnExpress. Cô chỉ biết nhìn ra cửa sổ và ngây thơ hứa với mẹ rằng sẽ quay trở về tìm bà khi tròn 18 tuổi.
Nỗi nhớ mẹ Cẩn và gia đình dày vò tâm trí cô bé Hương suốt những năm tháng sống ở Australia. Cha mẹ nuôi nói với chị em Hương rằng mẹ cô đã qua đời và họ không được phép hỏi gì về Việt Nam, nhưng những kỷ niệm nào dễ phai nhòa trong tâm trí của đứa trẻ đã lên 5. Đêm nào đi ngủ cô cũng khóc. Tất cả những gì cô muốn là quay về Việt Nam để tìm mẹ mình, bởi thâm tâm cô mách bảo rằng bà vẫn chưa chết.
Sau khi mẹ nuôi qua đời năm Mỹ Hương 15 tuổi, cô tình cờ tìm thấy một tờ giấy ghi địa chỉ ở Việt Nam. Trong hơn 10 năm tiếp theo, cô nhiều lần viết thư tay về địa chỉ này nhưng nhận được những phản hồi không rõ ràng khiến cô muốn từ bỏ cuộc tìm kiếm. Tâm trí cô luôn ngổn ngang giữa câu hỏi liệu mẹ có thực sự còn sống và đang trả lời con gái hay không.
Mỹ Hương vào năm khoảng 4 tuổi.
Đến tận tháng 3/2004, được sự động viên của người bạn thân, Mỹ Hương quyết định quay trở về Việt Nam lần đầu tiên sau gần 30 năm kể từ ngày ra đi. Cô tìm đến địa chỉ trên với hy vọng gặp lại mẹ.
Giây phút người phụ nữ với mái tóc lốm đốm bạc, da đen sạm vì nắng tiến tới, cô đã nhận ra ngay mẹ của mình. “Con ơi, sao con bỏ mẹ mà đi!”, bà Cẩn ôm chầm lấy Hương nức nở. Tất cả diễn ra chóng vánh khiến trái tim tủi hờn bao năm của cô như vỡ òa.
Những ngày tháng sau đó thật tươi đẹp với Mỹ Hương. Cô định cư tại Vũng Tàu, mở một trung tâm bảo trợ trẻ em và sống giữa một đại gia đình luôn rộn rã tiếng cười. Cảm giác được bao bọc bởi vòng tay của mẹ sau hàng chục năm bôn ba nơi xa xứ khiến cô thanh thản. Người phụ nữ hơn 30 tuổi nghĩ rằng sóng gió từ nay đã khép lại nhưng nào ngờ cũng chính vòng tay ấy một lần nữa dẫn tới bi kịch thứ hai của cuộc đời cô.
Mẹ Ích
Một ngày đầu năm 2018 ở Cần Thơ, bà Lê Thị Sương tình cờ xem được bộ phim tài liệu về Mỹ Hương do đài truyền hình sản xuất cách đây 10 năm. Gương mặt, nụ cười, cái tên, những bức ảnh khiến bà choáng váng khi nhận ra đó là em gái cùng mẹ khác cha của mình. Điều khiến bà Sương sốc hơn cả là cô đang sống hạnh phúc với người phụ nữ cô xem là mẹ.
Sau nhiều lần liên lạc với bà Cẩn, người phụ nữ 54 tuổi cũng có được địa chỉ và số điện thoại mà mình cần. Sáng 28/2, bà Sương liên tục gọi cho Mỹ Hương nhưng cô không bắt máy. Tối hôm đó, bà và mẹ mình cùng 8 người thân khác tức tốc bắt xe tới Vũng Tàu, lên đường đi tìm lại sự thật về thân thế của Mỹ Hương.
Đến lúc này, bà Cẩn đành thú nhận tất cả những điều mình che giấu suốt 14 năm qua, rằng bà không phải là mẹ đẻ của Hương.
“Tôi hoàn toàn bị sốc. Tôi thấy như có chuyến tàu đâm xuyên qua tim mình”, Mỹ Hương nói. “Những gì tôi tin là sự thật bao năm nay khiến tôi chưa bao giờ đau đớn như thế. Người mà tôi nghĩ là mẹ của mình rút cuộc không phải là mẹ. Sự lừa dối ấy khiến tôi tổn thương sâu tận tâm can”.
Sáng 1/3 là buổi sáng định mệnh trong đời của Mỹ Hương bởi đó là lần đầu tiên cô được nhìn thẳng vào mắt của bà Hồ Thị Ích, mẹ đẻ của cô, sau 44 năm chia ly. Người phụ nữ 76 tuổi ấy gầy gò, khắc khổ nhưng vẫn khỏe mạnh và rất điềm đạm. Bà ôm cô, hôn cô như để khỏa lấp nỗi nhớ thương đứa con gái tưởng rằng không bao giờ còn được gặp lại.
“Tôi cảm nhận được tình yêu thương thực sự từ bà ấy, một cảm giác mà tôi không có được từ người mẹ nuôi suốt những năm qua. Tôi thường đổ lỗi cho mình là không yêu bà ấy đủ nhiều”, Mỹ Hương kể. “Những lời đầu tiên mà mẹ ruột nói qua dòng nước mắt là ‘nếu con không chọn mẹ thì mẹ vẫn an lòng mà nhắm mắt vì đã được nhìn thấy con một lần’ “.
Bà Ích trở thành góa phụ khi con trai đầu còn nhỏ, còn con gái thứ hai – bà Sương, mới hai tháng tuổi. Chiến tranh sau đó đưa đẩy bà đến mối tình với một người lính Australia và sinh ra Mỹ Hương.
Cô con lai chưa bao giờ biết mặt cha và sớm phải rời xa vòng tay mẹ sau khi ra đời do bà bị bệnh nặng. Năm Mỹ Hương lên 3, trong nỗi túng quẫn vì một mình nuôi 3 con, bà Ích đành dứt ruột gửi con gái cho người bạn là bà Cẩn chăm sóc.
Kể từ đó, cô lớn lên trong sự đùm bọc của gia đình mới, coi bà Cẩn là mẹ mình và con trai của bà, Hoàng Tâm, là em mình. Họ sau đó đưa Hương đến Vũng Tàu sinh sống rồi không liên lạc gì nữa.
Những ngày sống ở Australia, trong ký ức của Hương chỉ có gia đình mẹ Cẩn. Ngày cô trở về Việt Nam, gia đình này cũng vui mừng đón cô như máu mủ trong nhà. Hai năm sau đó, bà Cẩn từng tìm đến nhà bà Ích thăm hỏi nhưng không mảy may nhắc đến đứa con gái năm xưa. Bà Cẩn cũng tham gia nhiều cuộc phỏng vấn trên truyền hình, kể về nỗi đau đáu nhớ con và cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt với Mỹ Hương. Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật.
Day dứt
Mỹ Hương cùng chị gái – Lê Thị Sương và mẹ Hồ Thị Ích.
Kết quả xét nghiệm ADN cuối tuần trước xác nhận bà Ích chính là mẹ ruột của Mỹ Hương. Cô có một chị gái và anh trai cùng mẹ khác cha, bên cạnh hàng chục anh em họ, cháu chắt, cô, dì, chú, bác để làm quen từ đầu. Cô đã vuột mất 14 năm không được ở bên những người ruột thịt và bỏ lỡ cơ hội gặp người anh trai qua đời năm 2005.
Mỹ Hương, giờ đã 47 tuổi, nhận ra lỗi lầm lớn nhất của cuộc đời là đã không xét nghiệm ADN với “mẹ” Cẩn bởi cô có hàng loạt bằng chứng để tin bà: những bức ảnh chụp chung đen trắng, quần áo thuở bé, kỷ niệm cùng gia đình, thậm chí cả một tờ giấy khai sinh xác nhận bà Cẩn là mẹ của cô.
“Tôi đáng bị đánh vì lỗi lầm này, nhưng bây giờ điều đó cũng trở nên vô nghĩa”, Mỹ Hương nói. Dù trong sâu thẳm tâm hồn, nỗi tổn thương và giận dữ chưa nguôi ngoai, Mỹ Hương vẫn chọn cách tha thứ cho bà Cẩn và tiếp tục hỗ trợ cho bà. “Sự tha thứ cần có thời gian, tôi sẽ kiên nhẫn. Bà ấy từng là người mẹ thứ hai của tôi, chăm sóc tôi khi còn thơ bé và khi tôi quay về, tôi tin bà ấy thực lòng yêu thương mình”.
Lúc này, Mỹ Hương muốn dành thời gian để bù đắp những thiếu thốn cho mẹ đẻ. Cuối tuần trước, cô gây bất ngờ khi về thăm bà mà không hẹn trước. Ngôi làng bà Ích sống nằm ở một vùng heo hút thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nơi chẳng có đường lớn chạy qua và chỉ có thể đi bằng xe máy hoặc ghe.
Mỹ Hương đau lòng khi thấy mẹ sống trong một ngôi nhà xập xệ trên mảnh đất chung với nhiều người họ hàng. Bà nghèo đến mức cô phải tự mua một tấm đệm và một cái quạt để không phải ngủ giữa sàn nhà. Mẹ cô từng trải qua hai ca phẫu thuật và luôn lo sợ sẽ chết trước khi được gặp lại con gái.
“Mẹ tôi đã già và không muốn rời xa quê hương. Ao ước của tôi là mua mảnh đất bên cạnh và xây một căn nhà cho mẹ được sống nốt quãng đời còn lại trong điều kiện tốt hơn”, cô nói. “Tôi vẫn còn sốc trước những gì xảy ra trong 4 tuần qua nhưng thật may mắn vì sự thật đã được làm rõ. Tôi tin rằng Chúa đã sắp đặt mọi thứ và tạ ơn ngài vì đã ban cho tôi một người mẹ thực sự dịu dàng và ấm áp”.
Anh Ngọc