2018-04-03, 02:53 AM
Những ngôi nhà tròn chứa cả trăm người ở Phúc Kiến
Thứ ba, 3/4/2018 | 02:08 GMT+7
Thổ lâu Phúc Kiến là một công trình kiến trúc của Trung Quốc được công nhận di sản thế giới, toà lớn nhất chứa được 600 người.
Tên gọi và kiến trúc
Thổ lâu là tên để chỉ những ngôi nhà có nhiều hình dạng khác nhau như hình vuông, bầu dục và ngũ giác ở Phúc Kiến. Cái tên “Thổ lâu” trong tiếng Trung Quốc ngụ ý rằng nhà được làm từ đất. Thổ lâu ở tỉnh Phúc Kiến nằm tập trung ở hai thành phố là Long Nham và Chương Châu. Trong đó tại huyện Vĩnh Định thuộc Long Nham (có khoảng 20.000 tòa thổ lâu), huyện Nam Tĩnh thuộc Chương Châu (có khoảng 15.000 tòa), ngoài ra các huyện khác như Bình Hòa, Hoa An, Chiếu An… cũng có vài trăm tòa thổ lâu. Tập hợp thổ lâu ở Phúc Kiến đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào tháng 7/2008 và thông qua tên gọi chung cho kiểu kiến trúc này là “Thổ lâu Phúc Kiến”.
Lịch sử của công trình kiến trúc độc đáo này gắn liền với những cuộc di cư của người Hán xuống miền nam cùng sinh sống với cư dân Bách Việt. Tại đây, họ luôn gặp phải những xung đột với người bản địa, thổ phỉ và buộc phòng chống thú dữ. Đó là những yếu tố dẫn đến việc hình thành ý tưởng xây dựng một ngôi nhà chung cho rất nhiều người để cùng nhau đối phó với những yếu tố bên ngoài, ổn định cuộc sống.
Vì những yếu tố trên, thổ lâu có kiến trúc kiên cố. Nơi đây không chỉ để ở, mà còn chính là “pháo đài” bảo vệ nên độ cao của các tòa thổ lâu thường từ 4 đến 5 tầng. Thổ lâu chỉ có một cửa ra vào chính và không có cửa sổ dưới tầng trệt. Cửa (hay cổng) ra vào là điểm trọng yếu, thường được gia cố bằng đá và sắt, để phòng chống hỏa hoạn và sự tấn công từ bên ngoài. Khi cổng đóng là nội bất xuất, ngoại bất nhập. Những bức tường đất được xây rất dày. Chẳng hạn như thổ lâu ở huyện Nam Tĩnh tường đất có độ dày lên tới 2 m.
Ở bên trong, thổ lâu được chia ra theo từng gian phòng dành cho các hộ gia đình sinh sống. Khác hẳn với bên ngoài, bên trong thổ lâu được thiết kế rất tinh tế đem lại không khí ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè với hệ thống thông gió và chắn gió tốt. Đặc biệt là thổ lâu có thể chịu được những trận động đất mạnh. Một điểm chung của thổ lâu là tầng một được sử dụng làm bếp ăn kiêm phòng khách, tầng hai là nơi dự trữ lương thực, phòng ngủ được bố trí từ tầng ba trở lên. Cũng từ tầng ba trở lên thổ lâu mới bắt đầu có những ô cửa sổ nhỏ để thoáng khí và là nơi để tấn công kẻ địch bên ngoài.
Thổ lâu ở Phúc Kiến có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Những thổ lâu lớn có Chấn Thành lâu, Thừa Khải lâu, Vĩnh Xương lâu, Phúc Dụ lâu, Điền Loa Khanh… Thổ lâu Thừa Khải với kiến trúc hình tròn, cao 4 tầng và bên trong còn chia thành bốn lớp nhà, được xem là thổ lâu có sức chứa lớn nhất. Toàn bộ tòa Thừa Khải có 400 gian phòng, có thể chứa đến hơn 80 hộ gia đình, khoảng 600 người cùng sinh sống. Tòa lầu hình tròn được xây dựng đầu tiên ở Phúc Kiến là Tề Vân lâu ở huyện Hoa An, xây vào năm 1371. Các thổ lâu khác như Chấn Thành hay Thừa Khải có lịch sử cách đây khoảng hơn 300 năm.
Thổ lâu và văn hóa của người Khách Gia
Chủ nhân của thổ lâu ở Phúc Kiến là người Khách Gia. Không ít người quan niệm người Khách Gia là một dân tộc thiểu số của Trung Quốc, nhưng thực tế họ là người Hán. Người Khách Gia, tiếng Anh gọi là Hakka (từ này có nguồn gốc theo cách phát âm tiếng Quảng Đông). Vì vậy mà kiến trúc thổ lâu được người phương Tây gọi là Hakka House (nhà của người Hakka) hoặc Hakkas’s Earth Buildings (thổ lâu của người Hakka).
Khi tôi đến thăm khu di sản văn hóa thế giới Nam Tĩnh thổ lâu, cô hướng dẫn viên (vốn là người Khách Gia) giải thích cho tôi biết tên cái tên “Khách Gia” là gọi tắt từ trong câu “Khách xa quê nhà”.
Người Khách Gia là cụm từ dùng để chỉ người Hán di cư từ phương bắc đến phương nam. Dù an cư lập nghiệp ở một nơi khác qua nhiều thế kỷ, họ vẫn nhận mình chỉ là người khách sống xa nhà. Một căn cứ khác về tên gọi “Khách Gia”, đó là vào thời nhà Tống trong cuộc chiến với quân Nguyên, rất nhiều người Hán di cư đến phương nam khi đó đã đăng ký xung quân. Tuy nhiên trong phần hộ tịch lúc ấy vốn có sự phân biệt “chủ” và “khách”, nên những người xung quân này được ghi là “khách tịch” để phân biệt với người dân bản địa. Sau này cái tên “người Khách Gia” thực chất là cách gọi khác của “người khách tịch”.
Từ góc độ lịch sử, người Hán ở miền bắc Trung Quốc đã có ba đợt di cư lớn về phương nam. Trong quá trình này, người Hán đã gặp phải những xung đột về văn hóa, khó khăn về điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội, thậm chí cả những tranh chấp mạnh mẽ với người bản xứ nơi đó. Những xung đột và mâu thuẫn đó là nguyên nhân hình thành kiến trúc thổ lâu và văn hóa thổ lâu của người Khách Gia.
Điều hấp dẫn ở thổ lâu chính là việc một cộng đồng gồm rất nhiều hộ gia đình sinh sống trong cùng một tòa nhà. Tuy vậy, với các gian phòng riêng trong thổ lâu, mỗi gia đình vẫn có một không gian độc lập và có sự phân chia trong cộng đồng tương đối bình đẳng.
Thứ ba, 3/4/2018 | 02:08 GMT+7
Thổ lâu Phúc Kiến là một công trình kiến trúc của Trung Quốc được công nhận di sản thế giới, toà lớn nhất chứa được 600 người.
Tên gọi và kiến trúc
Thổ lâu là tên để chỉ những ngôi nhà có nhiều hình dạng khác nhau như hình vuông, bầu dục và ngũ giác ở Phúc Kiến. Cái tên “Thổ lâu” trong tiếng Trung Quốc ngụ ý rằng nhà được làm từ đất. Thổ lâu ở tỉnh Phúc Kiến nằm tập trung ở hai thành phố là Long Nham và Chương Châu. Trong đó tại huyện Vĩnh Định thuộc Long Nham (có khoảng 20.000 tòa thổ lâu), huyện Nam Tĩnh thuộc Chương Châu (có khoảng 15.000 tòa), ngoài ra các huyện khác như Bình Hòa, Hoa An, Chiếu An… cũng có vài trăm tòa thổ lâu. Tập hợp thổ lâu ở Phúc Kiến đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào tháng 7/2008 và thông qua tên gọi chung cho kiểu kiến trúc này là “Thổ lâu Phúc Kiến”.
Lịch sử của công trình kiến trúc độc đáo này gắn liền với những cuộc di cư của người Hán xuống miền nam cùng sinh sống với cư dân Bách Việt. Tại đây, họ luôn gặp phải những xung đột với người bản địa, thổ phỉ và buộc phòng chống thú dữ. Đó là những yếu tố dẫn đến việc hình thành ý tưởng xây dựng một ngôi nhà chung cho rất nhiều người để cùng nhau đối phó với những yếu tố bên ngoài, ổn định cuộc sống.
Vì những yếu tố trên, thổ lâu có kiến trúc kiên cố. Nơi đây không chỉ để ở, mà còn chính là “pháo đài” bảo vệ nên độ cao của các tòa thổ lâu thường từ 4 đến 5 tầng. Thổ lâu chỉ có một cửa ra vào chính và không có cửa sổ dưới tầng trệt. Cửa (hay cổng) ra vào là điểm trọng yếu, thường được gia cố bằng đá và sắt, để phòng chống hỏa hoạn và sự tấn công từ bên ngoài. Khi cổng đóng là nội bất xuất, ngoại bất nhập. Những bức tường đất được xây rất dày. Chẳng hạn như thổ lâu ở huyện Nam Tĩnh tường đất có độ dày lên tới 2 m.
Ở bên trong, thổ lâu được chia ra theo từng gian phòng dành cho các hộ gia đình sinh sống. Khác hẳn với bên ngoài, bên trong thổ lâu được thiết kế rất tinh tế đem lại không khí ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè với hệ thống thông gió và chắn gió tốt. Đặc biệt là thổ lâu có thể chịu được những trận động đất mạnh. Một điểm chung của thổ lâu là tầng một được sử dụng làm bếp ăn kiêm phòng khách, tầng hai là nơi dự trữ lương thực, phòng ngủ được bố trí từ tầng ba trở lên. Cũng từ tầng ba trở lên thổ lâu mới bắt đầu có những ô cửa sổ nhỏ để thoáng khí và là nơi để tấn công kẻ địch bên ngoài.
Thổ lâu ở Phúc Kiến có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Những thổ lâu lớn có Chấn Thành lâu, Thừa Khải lâu, Vĩnh Xương lâu, Phúc Dụ lâu, Điền Loa Khanh… Thổ lâu Thừa Khải với kiến trúc hình tròn, cao 4 tầng và bên trong còn chia thành bốn lớp nhà, được xem là thổ lâu có sức chứa lớn nhất. Toàn bộ tòa Thừa Khải có 400 gian phòng, có thể chứa đến hơn 80 hộ gia đình, khoảng 600 người cùng sinh sống. Tòa lầu hình tròn được xây dựng đầu tiên ở Phúc Kiến là Tề Vân lâu ở huyện Hoa An, xây vào năm 1371. Các thổ lâu khác như Chấn Thành hay Thừa Khải có lịch sử cách đây khoảng hơn 300 năm.
Thổ lâu và văn hóa của người Khách Gia
Chủ nhân của thổ lâu ở Phúc Kiến là người Khách Gia. Không ít người quan niệm người Khách Gia là một dân tộc thiểu số của Trung Quốc, nhưng thực tế họ là người Hán. Người Khách Gia, tiếng Anh gọi là Hakka (từ này có nguồn gốc theo cách phát âm tiếng Quảng Đông). Vì vậy mà kiến trúc thổ lâu được người phương Tây gọi là Hakka House (nhà của người Hakka) hoặc Hakkas’s Earth Buildings (thổ lâu của người Hakka).
Khi tôi đến thăm khu di sản văn hóa thế giới Nam Tĩnh thổ lâu, cô hướng dẫn viên (vốn là người Khách Gia) giải thích cho tôi biết tên cái tên “Khách Gia” là gọi tắt từ trong câu “Khách xa quê nhà”.
Người Khách Gia là cụm từ dùng để chỉ người Hán di cư từ phương bắc đến phương nam. Dù an cư lập nghiệp ở một nơi khác qua nhiều thế kỷ, họ vẫn nhận mình chỉ là người khách sống xa nhà. Một căn cứ khác về tên gọi “Khách Gia”, đó là vào thời nhà Tống trong cuộc chiến với quân Nguyên, rất nhiều người Hán di cư đến phương nam khi đó đã đăng ký xung quân. Tuy nhiên trong phần hộ tịch lúc ấy vốn có sự phân biệt “chủ” và “khách”, nên những người xung quân này được ghi là “khách tịch” để phân biệt với người dân bản địa. Sau này cái tên “người Khách Gia” thực chất là cách gọi khác của “người khách tịch”.
Từ góc độ lịch sử, người Hán ở miền bắc Trung Quốc đã có ba đợt di cư lớn về phương nam. Trong quá trình này, người Hán đã gặp phải những xung đột về văn hóa, khó khăn về điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội, thậm chí cả những tranh chấp mạnh mẽ với người bản xứ nơi đó. Những xung đột và mâu thuẫn đó là nguyên nhân hình thành kiến trúc thổ lâu và văn hóa thổ lâu của người Khách Gia.
Điều hấp dẫn ở thổ lâu chính là việc một cộng đồng gồm rất nhiều hộ gia đình sinh sống trong cùng một tòa nhà. Tuy vậy, với các gian phòng riêng trong thổ lâu, mỗi gia đình vẫn có một không gian độc lập và có sự phân chia trong cộng đồng tương đối bình đẳng.