Người Trung Quốc "đua nhau" thâu tóm các trường đại học Mỹ
#1
https://www.bloomberg.com/news/articles/2018-03-20/cash-strapped-u-s-colleges-become-targets-for-chinese-companies


Người Trung Quốc "đua nhau" thâu tóm các trường đại học Mỹ 

22/03/2018 12:12 GMT+7



iệc nhiều trường đại học của Mỹ gặp rắc rối về tài chính mở ra cơ hội thâu tóm cho các công ty Trung Quốc...

[Image: 1000x-1-15216026642002052687360-50-0-612...455512.jpg]
Trường nhạc Westminster Choir College thuộc Đại học Rider - Ảnh: Shutterstock.

HOÀI THU

22/03/2018 12:12

Các công ty của Trung Quốc đang tận dụng những áp lực tài chính trong hệ thống giáo dục đại học của Mỹ để thâu tóm các trường. Mới đây nhất, một trường nhạc cổ điển tại Princeton, New Jersey đã về tay người Trung Quốc.

Thâu tóm trường nhạc danh giá gần 100 năm tuổi

Theo Bloomberg, hồi tháng 2, Công ty Beijing Kaiwen Education Technology đã thỏa thuận trả 40 triệu USD để mua lại trường Westminster Choir College, thuộc trường Đại học Rider University - chuyên đào tạo ca sĩ, chỉ huy dàn nhạc và giáo viên thanh nhạc. Thông báo này được đưa ra chỉ vài tuần sau khi công ty có vốn thuộc sở hữu của Chính phủ Trung Quốc này đổi tên thành Beijing Kaiwen Education Technology Co. từ tên cũ Jiangsu Zhongtai Bridge Steel Structure Co.

Đại học Rider cho biết trường Westminster đã lỗ tổng cộng 10,7 triệu USD từ năm 2015. Tháng 11 năm ngoái, trường này đã bị Moody's hạ triển vọng từ mức ổn định xuống mức tiêu cực. Trong khi đó, công ty Beijing Kaiwen của Trung Quốc đưa ra đề xuất tốt nhất, giúp duy trì hoạt động của trường này, Đại học Rider nói trong một thông cáo.

Xu Guangyu - chủ tịch của Beijing Kaiwen, cũng là một ca sĩ hợp xướng tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, cho biết hai tổ chức có thể cùng điều hành tốt trường Westminster. Hiện ông Guangyu đang điều hành một số trường liên cấp tại Trung Quốc và cho rằng trường Westminster có thể sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật cho học sinh của mình.

Thương vụ đang trong quá trình thực hiện này khiến nhiều giáo viên và cựu học sinh của trường Westminster đặt nghi vấn về việc một nhà sản xuất thép lâu năm liệu biết gì về việc điều hành một trường học thuộc hàng ưu tú như Westminster. Những người này đang kiện lên tòa án liên bang New York để chặn thương vụ trên. Họ cho rằng thương vụ này vi phạm điều khoản trong thỏa thuận sáp nhập với trường Đại học Rider vào năm 1991 và sẽ châm ngòi cho sự sụp đổ của trường nhạc danh giá 98 năm tuổi.

Công Beijing Kaiwen niêm yết trên sàn chứng khoán Thâm Quyến với vốn hóa khoảng 1 tỷ USD. Cổ đông lớn nhất của công ty là Badachu Holdings Group - Công ty quốc doanh trong lĩnh vực bất động sản, khách sạn, vật liệu xây dựng và tài chính có trụ sở tại Bắc Kinh - với 32% cổ phần.

Với mối liên hệ của Beijing Kaiwen với chính phủ như vậy, có thể chính quyền Tổng tống Mỹ Donald Trump sẽ chặn thương vụ thâu tóm trường Westminster vì vấn đề an ninh quốc gia bởi có nhiều tổ chức đặt tại khu vực Princeton làm việc cho cơ quan quốc phòng và tình báo, Bruce Afran - một luật sư tham gia vào vụ kiện của cựu sinh viên trường Westminster cho biết.

Tuy nhiên, ông Guangyu phủ nhận có sự ảnh hưởng của chính phủ đến hoạt động kinh doanh của họ và cho biết đã sẵn sàng thực hiện kế hoạch cải tổ Westminster. Ông dự định sẽ thực hiện chương trình trao đổi các nhóm nghệ thuật, biểu diễn thương mại của Trung Quốc và bán các bản thu âm của Westminster tại Trung Quốc.

Cơ hội từ những trường đại học đang thua lỗ

Áp lực tài chính tại các trường đại học của Mỹ là cơ hội lớn cho các công ty Trung Quốc, Kent John Chabotar từ hãng tư vấn giáo dục MPK&D có trụ sở tại Baltimore cho biết.

"Chắc chắn sẽ có thêm nhiều thương vụ như thế này nữa. Đây là cách duy nhất để các trường này tồn tại", Chabotar nói.

Các công ty Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý tới những thương vụ như thế này khi nhận thức rõ về chất lượng đào tạo của mình và cơ hội để đưa sinh viên sang các trường của Mỹ.

Westminster là một trong số nhiều trường đại học đã về tay người Trung Quốc từ năm 2015. Tháng 11 năm ngoái, công ty giáo dục Ambow Education Holding có trụ sở tại Bắc Kinh tuyên bố mua lại trường Bay State College tại Boston, Mỹ trong một thương vụ không tiết lộ giá trị.

Trước đó, vào tháng 8, một chi nhánh của công ty đầu tư NCF Capital Ltd. thỏa thuận trả khoảng 26 triệu USD mua lại cơ sở cũ của trường Dowling College ở Oakdale, New York. Sau đó, công ty HongDa Financial Holding Ltd. đã mua lại 51% cổ phần, theo hồ sơ trên sàn chứng khoán Hồng Kông.

Năm 2016, trường Dowling College đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Chủ mới sẽ vận hành một trường đại học tại cơ sở cũ của Dowling College và quảng cáo tới các gia đình tại Trung Quốc, Charles Tang - Phó chủ tịch của HongDa cho biết.

"Nhu cầu học tại các trường của Mỹ là rất lớn. Rất nhiều sinh viên Trung Quốc sẵn sàng trả nhiều tiền để được học tại đây", ông Tang nói.

Năm 2015, Công ty Jiahui Education cũng mua lại trường đại học đã đóng cửa Chester College of New England và đổi tên thành Busche Academy - Trường quốc tế gồm cấp 2 và cấp 3.

"Rất nhiều công ty Trung Quốc đang tìm cách thâu tóm các trường đại học ở nước ngoài", ông Tang cho biết.
Reply