Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

THỜI GIỜ ĐÃ MÃN
#1
[/url]THỜI GIỜ ĐÃ MÃN
Gồm các bài phân tích của Linh mục Phạm Đức Hậu về thời giờ đã mãn hiện nay, khi chúng ta đang đối mặt với những thử thách về đức tin vô cùng khốc liệt ...THẬT, GIẢ NẰM Ở ĐÂU ? ĐIỀU GÌ LÀ THẬT, ĐIỀU GÌ LÀ GIẢ ???


[url=https://thoigiodaman.blogspot.com/2017/11/bai-32-su-that-va-gia-doi-o-au.html]BÀI 32: SỰ THẬT VÀ GIẢ DỐI Ở ĐÂU?


Ngày 31 tháng 10 năm 2017 đánh dấu tròn 500 năm cái gọi là công cuộc Cải Cách của Luther – The Reformation of Luther. Vatican chào mừng biến cố này bằng việc loan tin sẽ cho phát hành bộ tem có hình Martin Luther tay cầm cuốn Kinh Thánh đang quỳ dưới chân thánh giá! Ngoài ra, còn có vô số những sự kiện và sinh hoạt đại kết khác diễn ra trong Giáo Hội, cấp hoàn vũ cũng như địa phương, để mừng sự kiện này.

Qua tất cả những sinh hoạt đại kết trong suốt những năm qua, người ta đã phù phép biến hoá, làm cho Công Cuộc Cải Cách của Luther (thực chất là công cuộc phá hoại của Luther – The Destruction of Luther) trở thành một công trình của Chúa Thánh Thần, một nguồn ơn phúc lớn lao cho Giáo Hội! Còn cá nhân Martin Luther, nhân vật chính của Công Cuộc Cải Cách, từ vị thế của kẻ tội đồ phá hoại, bị Giáo Hội kết án là lạc giáo và phạt vạ tuyệt thông, nay trở thành ân nhân và thánh nhân! Chuyện này là thế nào? Đâu là sự thật? Đâu là giả dối?

Thời Giờ Đã Mãn xin giúp bạn đọc tìm ra câu trả lời bằng cách nhắc lại sự thật về những sai lầm căn bản của Luther và sự thật về việc Luther đã bị Giáo Hội kết án lạc giáo và vạ tuyệt thông.

Trước khi phân tích những sai lầm của Luther, và để giữ cho đầu óc được tỉnh táo trong sáng, chúng ta cần phải hiểu đúng đắn và nắm chắc những ý niệm vềđức tin (faith), về sự công chính hoá (justification), và vai trò của việc lành(the role of good work) mà Mẹ Giáo Hội đã dạy chúng ta. Chúng ta phải nắm vững các ý niệm này để lỡ chúng ta rơi vào một tranh luận với người Tin Lành, chúng ta không bị lạc lối, bởi vì người Tin Lành họ cũng dùng những ý niệm này, nhưng với một ý nghĩa hoàn toàn khác người Công Giáo chúng ta.

Đức tin là gì? Đức tin là một sự quy thuận của lý trí đối với các chân lý được Thiên Chúa mạc khải và được Giáo Hội truyền dạy phải tin cách không sai lầm. Hành động tin là một hành động tự phát, bắt nguồn từ lý trí suy đoán, nhờ đó chúng ta tin tất cả những điều Thiên Chúa mạc khải, không dựa trên chân lý nội tại được quan niệm bởi lý trí nhưng dựa trên uy quyền của chính Thiên Chúa là Đấng Mạc Khải, Đấng không bao giờ lừa dối và không thể bị lừa dối. Hành động tin này tự nó không làm cho con người nên công chính nhưng đưa dẫn con người đến với sự công chính hoá.[1]   

Công chính hoá là gì? Công chính hoá là việc được làm cho nên công chính, theo đó, linh hồn được đưa vào tình trạng công chính qua một sự thông ban ơn thánh hoá và bác ái siêu nhiên vào trong linh hồn, tạo ra một sự tái sinh thiêng liêng thực sự và làm cho con người được tham dự vào bản tính Thiên Chúa (2Pr 1,4), được làm nghĩa tử của Thiên Chúa (Ep 1,5), được làm người thừa kế Nước Thiên Chúa (Rm 8,17).

Tình trạng công chính hoá này được bảo tồn bởi sự tuân giữ lề luật của Thiên Chúa (Mt 19,17); bị mất bởi một tội nặng đã phạm (Dt 10,26); và đượcphục hồi bởi việc sám hối và xưng tội (1Ga 1,9; Ga 20,21-23). Vì thế, chính ơn thánh hoá làm cho người nên công chính và cứu chuộc con người.

Vai trò của việc lành là gì? Việc lành hay việc tốt, tuy không đưa con người vào trong tình trạng công chính, nhưng góp phần làm cho một người đã ở trong tình trạng ân sủng được công chính hơn và thánh hoá hơn[b][2][/b], như chúng ta đọc thấy trong Sách Khải Huyền: “kẻ bất lương cứ làm điều bất lương nữa đi, kẻ ô uế cứ ra ô uế nữa đi, người công chính hãy thi hành công chính nữa đi. Này ta sắp đến và đem theo phần thưởng để trả cho mỗi người theo việc họ đã làm.” (Kh 22,11-12).

Trên đây là cách hiểu về đức tin và ơn công chính hoá mà Giáo Hội Mẹ chúng ta đã dạy. Với những ý niệm đúng đắn ấy trong đầu, chúng ta cùng phân tích những sai lầm của Luther. Xin được tóm tắt và trình bày cách bình dân nhất có thể để bạn đọc dễ hiểu.

Sai lầm về ơn cứu độ.

[img=304x0]https://2.bp.blogspot.com/-s5y8L4oPOB8/Wf9xGxcQeRI/AAAAAAAAJks/jhkzXQpH-4geNfPD3SY4rtq3kqXuHBOCgCLcBGAs/s320/Luther.jpg[/img]Luther cho rằng, con người được cứu độchỉ nhờ bởi đức tin mà thôi (salvation by faith alone). Đây là sai lầm tiêu biểu của Luther. Sai lầm này bắt nguồn từ một cách hiểu về đức tin hoàn toàn khác với cách mà mà Mẹ Giáo Hội đã dạy. Theo Luther, đức tin không phải là một sự quy thuận của lý trí đối với các chân lý được Thiên Chúa mạc khải, nhưng là một sự tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Quan niệm đức tin này của Luther không dựa trên lý trí (intellect) nhưng dựa trên ý chí (will) và do vậy, đức tin ấy là một điều gì đó thuộc về đức cậy (hope) chứ không phải là đức tin. Linh mục, Reginald Garrigou Lagrange, một chuyên gia về thần học Thánh Tôma, viết: “Người Tin Lành quả quyết rằng, đức tin thuộc về ý chí và điều này phù hợp với định nghĩa sai lầm của họ về đức tin rằng, đó là một sự tín thác mạnh mẽ vào lòng thương xót của Chúa để được ơn tha thứ tội lỗi. Sự tín thác đồng nghĩa với hy vọng và hoàn toàn thuộc về ý chí.” Quan niệm đức tin của Luther hoàn toàn trái nghịch với quan niệm đức của Công Giáo. Đức tin của Luther đồng nghĩa với sự tín thác vào lòng thương xót của Chúa, nó thuộc về phạm trù tình cảm và ý chí. Còn đức tin Công Giáo là một sự quy thuận của lý trí đối với các chân lý được Thiên Chúa mạc khải, và nó thuộc về lãnh vực của trí tuệ.

Đối với Công Giáo, con người được cứu độ không phải chỉ do bởi đức tin mà thôi, nhưng do bởi đức tin đi kèm với việc làm: tin và thực hành lề luật Chúa truyền dạy. Đức tin không có việc làm là đức tin chết (Gc 2,17).

Sai lầm về công chính hoá.

[img=304x0]https://1.bp.blogspot.com/-XP6U-XAQdkw/Wf9xfLmcO2I/AAAAAAAAJk0/W-0gDtw8LugDFo6YuyJXS-pGQLjL0Cn1QCLcBGAs/s320/Pope%2BLeo%2BXIII.jpg[/img]Luther cho rằng, linh hồn người công chính không thực sự được làm cho nên công chính và tội của họ cũng không thực sự được tẩy xoá. Luther dạy rằng, hành động công chính hoá bao gồm một sự quy trách ngoại tại sự công bình của Đức Kitô, nhờ đó kẻ tin được Thiên Chúa coi là công chính, chứ không phải là một sự thông ban nội tại của ân sủng vào trong linh hồn con người và nhờ đó, họ được tẩy xoá tội lỗi và được nên công chính. Nói cách bình dân, Luther cho rằng con người không thật sự được tẩy xoá tội lỗi và được làm cho nên công chính, họ chỉ được Thiên Chúa làm ngơ bỏ qua cho tội lỗi và được coi là công chính mà thôi. Luther đã dùng hình ảnh “kinh điển” là “đống phân được tuyết bao phủ” để minh hoạ cho giáo lý xa lạ về công chính hoá của mình. Đống phân được tuyết bao phủ trắng tinh đẹp đẽ bên ngoài, nhưng bên trong nó vẫn nguyên là đống phân. Tương tự như thế, linh hồn người công chính chỉ đơn giản là được bao bọc bởi sự công bình của Đức Kitô mà thôi, chứ bên trong nó vẫn là một kẻ tội lỗi, tội lỗi của nó không thể được tẩy xoá.  

Lý luận như thế của Luther thật thô thiển và sai lầm! Đối với giáo lý Công Giáo, con người được nên công chính là vì tội lỗi con người thật sự được tẩy xoá, linh hồn con người thật sự được tái sinh và trở nên một tạo vật mới, và được làm cho nên công chính do ân sủng của Đức Kitô.

Sai lầm về ân sủng.

Luther dạy rằng, ân sủng chỉ là một sự sủng ái (favor), hay là thiện chí (good will) của Thiên Chúa đối với con người mà thôi[3], chứ không phải là sự sống siêu nhiên được thông ban vào trong linh hồn của con người để biến đổi con người từ bên trong. Vì quan niệm sai lầm như thế, nên Luther cho rằng, chỉ cần tín thác vào công nghiệp của Đức Kitô thì con người sẽ được Thiên Chúa đoái nhìn sủng ái, tội lỗi của họ sẽ được che phủ, và họ sẽ được cứu độ bất kể họ sẽ phạm bao nhiêu tội. Nói cách dễ hiểu, Luther dạy rằng kẻ được Thiên Chúa sủng ái thì dù phạm tội thế nào cũng vẫn sẽ được cứu độ; còn kẻ không được sủng ái thì dù cố gắng đến đâu cũng vô ích và sẽ không thể được cứu.

Để chống lại thứ giáo lý sai lạc này của Luther, Công Đồng Trento đã dạy rằng:Bất cứ ai nói rằng con người được nên công chính không phải do ân sủng và tình yêu mà Chúa Thánh Thần tuổn đổ vào lòng họ và ở lại trong họ, nhưng chỉ do sự sủng ái của Thiên Chúa mà thôi, thì bị vạ tuyệt thông.[4]

Sai lầm về bản tính con người.

Luther dạy rằng, do tội nguyên tổ, bản tính con người đã hoàn toàn bị hư hỏng và không còn khả năng để tái sinh hay thánh hoá. Luther viết: “Bản tính con người đã bị hư hỏng đến mức không bao giờ có thể được tái sinh và tội lỗi sẽ mãi mãi ở trong linh hồn con người, kể cả người công chính. Ân sủng quyền năng của Thiên Chúa không tẩy sạch tội lỗi con người. Đấng Toàn Năng không nhìn đến tội của con người. Ngài che phủ nó bằng công nghiệp của Đức Kitô và không quy trách tội lỗi của người đặt niềm tin vào những đau khổ của Đấng Cứu Thế.[5]

Vì cho rằng bản tính con người đã hoàn toàn hư hỏng, Luther đi đến chỗ chối bỏ ý chí tự do của con người. Vì chối bỏ ý chí tự do nên Luther cũng chối bỏ trách nhiệm luân lý mà con người phải chịu cho hành động của mình. Giống như loài vật, không có ý chí tự do, nên con người không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Luther quả quyết: “hoặc là Thiên Chúa hoặc là ma quỷ thống trị; con người không có tự do chọn lựa nên tuyệt đối không phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình. Ý chí tự do bị mất, nên con người không thể tuân giữ Bảng Thập Giới, nó không thể làm chủ đam mê của mình, nó phải phạm tội bao lâu còn sống…và kết luận đơn giản là: ai được cứu thì được cứu chứ hoàn toàn không do các việc lành của họ…[6]  

Vì cho rằng bản tính con người đã hoàn toàn hư hỏng và không còn khả năng làm điều tốt, Luther chối bỏ luôn sự cần thiết của các việc lành (Mt 25,31-46; Gc 2,24) và cũng chối bỏ luôn sự cần thiết của việc tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa. Luther khẳng định rằng, để được cứu độ thì không cần phải tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa; điều duy nhất cần, đó là sự tín thác (trust) vào Đức Kitô. Đây là lời của Luther: “Thiên Chúa chỉ đòi buộc bạn tuyên xưng đức tin. Mọi chuyện khác Ngài để mặc bạn tự do, làm bất cứ điều gì bạn muốn mà chẳng nguy hại gì cho lương tâm của bạn; bao lâu Ngài muốn, sẽ chẳng có gì khác biệt nếu bạn bỏ vợ, chạy chốn khỏi ông chủ, hay thoái thác mọi bổn phận. Có là gì đối Thiên Chúa nếu bạn làm hay không làm những điều như thế?[7].

Tắt một lời, Luther đã phủ nhận khả năng bản tính con người có thể được tái sinh và thánh hoá, đã chối bỏ tự do và phủ nhận trách nhiệm luân lý của con người, phủ nhận sự cần thiết của việc lành và sự cần thiết phải tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa.

Sai lầm về tình thương của Thiên Chúa.

Luther đã có một quan niệm hoàn toàn sai lầm và lệch lạc về tình thương của Thiên Chúa (God’s Mercy) đến mức cho rằng, con người vẫn nhận dược tình thương của Thiên Chúa mà không cần sám hối và từ bỏ tội lỗi! Luther dạy rằng, tội lỗi không chia cắt con người khỏi Thiên Chúa, bất kể nó nặng nề và thường xuyên lỗi phạm đến đâu. Luther viết: “trong cuộc đời này, chúng ta phải phạm tội. Thật là phải lẽ, nhờ tình thương của Thiên Chúa, chúng ta biết Chiên Thiên Chúa Đấng xoá bỏ tội trần gian. Tội lỗi sẽ không tách chúng ta khỏi Ngài cho dù mỗi ngày chúng ta phạm cả ngàn tội sát nhân hay cả ngàn tội ngoại tình đi nữa.[8] Về lề luật của Thiên Chúa, Luther viết: “hãy để người Kitô biết rằng, chẳng có vấn đề gì việc bạn có giữ luật hay không; vâng, bạn có thể làm điều bị cấm hoặc không làm điều được yêu cầu, chẳng có gì là tội”.[9]

Quan niệm sai lạc về tình thương của Luther là hoàn toàn đối nghịch với giáo lý của Chúa và Giáo Hội. Chúa Giêsu dạy: muốn được sự sống đời đời, hãy tuân giữ các giới răn (Mt 19,16-22). Thánh Gioan nói: Ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà không tuân giữ các giới răn của Người thì đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở nơi kẻ ấy (1Ga 2,4).

Sai lầm về lương tâm và lề luật của Thiên Chúa.

[img=304x0]https://4.bp.blogspot.com/-Es-at0-L5VE/Wf9xoUBVeWI/AAAAAAAAJk4/5CuV-tIdWSg3y4yrS4tkLXii9O92CPpNACLcBGAs/s320/Pope-Pius-X.jpg[/img]Luther không chỉ mê muội và lầm lạc trong cách hiểu về lương tâm và lề luật của Thiên Chúa, mà còn phỉ báng và xúc phạm nặng nề đến chúng nữa. Luther coi lương tâm là “tiếng nói của ma quỷ” và lề luật của Chúa là “trò doạ dẫm của ma quỷ”. Vì thế, Luther quả quyết, phải loại bỏ Mười Điều Răn khỏi lòng trí con người, những kẻ bị bách hại và quyến rũ bởi ma quỷ. Chính Luther đã thú nhận rằng, ông mang trong lòng mình một tiếng nói nhắc nhở ông về một đời sống xấu xa, nhưng ông gọi đó là “tiếng nói của ma quỷ”, kẻ muốn trêu trọc con người, và nó xuất hiện dưới bộ dạng của Đức Kitô và biến đổi thành một thiên thần ánh sáng để hù doạ con người bằng lề luật.[10]

Để chống lại “tiếng nói của ma quỷ” và những “trò doạ dẫm”của nó, Luther đã tuyên bố câu nói “bất hủ”: hãy phạm tội và phạm tội mạnh mẽ hơn![11]  Tự hào về tội lỗi là cách tước bỏ khí giới khỏi tay ma quỷ![12] Luther dạy người ta rằng, nếu ai thấy mình bị ám ảnh bởi ma quỷ, hãy phạm tội để thể hiện sự thù ghét và bất chấp nó, có như vậy, nó mới không có cơ hội để quấy rày lương tâm ta.

Tư tưởng sai lầm đến điên dại này của Luther bắt nguồn từ “nguỵ tin mừng” mà ông rao giảng. Nguỵ Tin Mừng của Luther phân tách sự tín thác vào Đức Kitô với việc tuân giữ giáo huấn của Ngài. Luther đã bóp méo sự công bình của Thiên Chúa và bất cứ những gì mà người ta tìm cách để áp đặt giới răn của Thiên Chúa lên con người.

Trên đây là lược tóm một số lai lầm mang tính đầu xỏ, làm nền tảng cho vô số sai lầm và tội lỗi khác của Luther như chối bỏ các Bí Tích trong đó có BT Thánh Thể, BT Giải Tội và BT Truyền Chức, phủ nhận tín điều Đức Mẹ Đồng Trinh, phủ nhận sự tồn tại của luyện ngục, bảo vệ quyền tuỳ tiện giải thích thánh kinh, phủ nhận địa vị và quyền của Giáo Hoàng…và còn biết bao những lời nói lộng ngôn phạm thượng khác, xúc phạm đến Đức Mẹ, Môse, các thánh và các ĐGH, mà nếu trích ra sẽ chỉ thêm đau lòng.

[img=304x0]https://4.bp.blogspot.com/-jjCMqHKRmcs/Wf9yrvkhzGI/AAAAAAAAJlE/e0zwLHoNDWA3mnTji_i5q3obo0OHGAZVwCLcBGAs/s320/The%252BPunishment%252BIn%252B1520%252C%252BPope%252BLeo%252BX%252Bthreatened%252BLuther%252Bwith%252Bexcommunication%252Bunless%252Bhe%252Bretracts%252Bhis%252Bstatements.%252BLuther%252Brefuses%252Bto%252Brecant..jpg[/img]Trước những tội lỗi và cố chấp sai lầm nghiêm trọng như vậy của Luther, Giáo Hội đã làm gì? Thưa, Giáo Hội đã kết án các sai lầm ấy và ra vạ tuyệt thông cho Luther.

Thật vậy, ngày 3 tháng 1 năm 1521, qua Sắc Lệnh DECET ROMANUM PONTIFICUM, Đức GH Leo X đã phạt vạ tuyệt thông Luther và tất cả những người theo ông ta.xem nguồn

Sắc lệnh có đoạn viết: “…chúng tôi phải đau buồn mà nói rằng, Luther, kẻ nô lệ cho một đầu óc bệnh hoạn, đã ngông cuồng viết và rao giảng những điều tồi tệ chống lại chúng tôi, Toà Thánh và đức tin Công Giáo, đồng thời dẫn dắt người khác làm theo như thế.
Nay chúng tôi tuyên bố Luther là kẻ lạc giáo, cũng như bất cứ ai, dù quyền hành và địa vị là gì, dám coi thường phần rỗi của mình để công khai đi theo bè lạc giáo độc hại của Luther, cũng như bất cứ ai công khai ủng hộ, tư vấn, cổ võ và khuyến khích Luther tiếp tục bất tuân và ngoan cố, hoặc những ai ngăn cản việc phổ biến sắc lệnh này của chúng tôi, thì đều phải chịu chung những hình phạt và đích thị bị coi là những kẻ lạc giáo và các tín hữu buộc phải xa lánh, như Thánh Tông Đồ đã nói (Tt 3,10-11).

Sắc lệnh viết tiếp: “mục đích của chúng tôi là, những người này phải được xếp cùng chung hàng với Luther cũng như với những kẻ lạc giáo bị chúc dữ khác và những kẻ bị tuyệt thông, và ngay cả những người tự đặt mình vào sự cố chấp để phạm tội như Luther, cũng như tất cả nhưng ai mang danh phái Luther –Lutheran- thì cũng đều phải chịu chung những hình phạt với Luther.

Sắc lệnh này được thông qua để chống lại Luther và tất cả những ai ngoan cố đi theo chủ ý suy đồi, đáng trừng phạt của ông ta, tất cả những ai bênh vực bảo vệ sự lầm lạc của Luther thì cũng chung số phận với ông ta. Tất cả các nhà thờ, dòng tu, tu viện, trường học và cơ sở Công Giáo đều phải xa tránh, không tiếp xúc và cộng tác với Luther và bè rối của ông dưới bất cứ hình thức nào.

Vì vấn đề thông tin thời đó còn hạn chế, Đức Leo X truyền dạy rằng Sắc Lệnh kết án Luther phải được niêm iết tại công khai tại cửa các nhà thờ chính toà cũng như các nhà thờ khác trên khắp nước Đức và khắp mọi nơi. Dù là bản sắc lệnh copy thì cũng có giá trị và hiệu lực như bản gốc.

Kết thúc Sắc Lệnh, Đức Leo X tuyên bố: không một ai được phép can thiệp hay vi phạm sắc lệnh này. Bất cứ ai dám vi phạm, hãy biết rằng, kẻ ấy sẽ phải chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa Toàn Năng và của hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô.

KẾT LUẬN

Qua những điều vừa trình bày ở trên, ta thấy được rằng:

Sự thật là Luther đã sai lầm và sai lầm ghê gớm đến mức suy đồi bệnh hoạn như ngôn từ trong Sắc Lệnh của Đức Leo X đã nói. Những sai lầm này do Luther hoàn toàn ý thức và chủ ý rao giảng nhằm chống lại Thiên Chúa, chống lại công trình cứu chuộc của Đức Kitô và Hội Thánh của Người. Chính Luther đã thú nhận rằng: “không có một tôn giáo nào trên thế giới dạy một thứ giáo lý về công chính hoá như thế này: Chính tôi, bề ngoài rao giảng nó, nhưng bên trong thật khó để tin nó.”(Franca, The Church, The Reformation, and Civilization, 158)

Sự thật là Luther chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ có cơ hội, để rút lại những sai lầm của ông. Những hậu duệ của Luther tràn lan ngày nay cũng chưa bao giờ có ý định sẽ sửa sai cho “ông tổ sai lầm của mình.” Luther đã xúc phạm và gây ra đau khổ lớn lao cho Đức Kitô và Giáo Hội, Thân Thê Màu Nhiệm của Ngài. Vết thương sự chia cắt mà Luther gây ra cho Thân Thể Màu Nhiệm của Đức Kitô đến nay vẫn chưa được hàn gắn và chữa lành. Và sự hàn gắn và chữa lành đích thực đó là, các bè rối và hậu duệ của Luther phải thú nhận và từ bỏ các sai lầm của Luther để trở về với Giáo Hội.

Sự thật là Luther và những người đi theo ông ta đã bị Giáo Hội kết án lạc đạo và ra vạ tuyệt thông. Luther đã sửa đổi Kinh Thánh và khai sinh ra một bè rối lạc đạo – Lutheran heretical sect. Bè rối ấy có đức tin mà không cần tuân giữ luật Chúa; có hàng giáo sĩ mà không cần chức linh mục; có thờ phượng mà không cần thánh lễ; có ơn tha tội mà không cần bí tích giải tội; có kinh thánh và không cần ơn linh hứng…

Sự thật là sắc lệnh kết án và vạ tuyệt thông dành Luther và bè rối của ông ta, chưa bao giờ bị rút lại và nó vẫn còn nguyên giá trị và hiệu lực pháp lý. Bất cứ ai dám nguỵ biện, bào chữa, và ủng hộ Luther, hãy nhớ lời cảnh báo của Đức Leo X rằng: “kẻ ấy sẽ phải chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa Toàn Năng và của hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô.”

Đó là một vài sự thật được rút ra sau khi nhắc lại sai lầm của Luther và lời dạy của Giáo Hội. Nếu đó còn là những sự thật thì những gì chúng ta đang chứng kiến hôm nay trong đời sống Giáo Hội chỉ có thể được gọi bằng cái tên là “sự giả dối”.

Sẽ là giả dối khi bè rối của Luther vốn bị kết án lạc giáo và vạ tuyệt thông từ suốt mấy thể kỷ nay, bây giờ được nhìn nhận là “giáo hội”, mà còn là “giáo hội anh em chị em” nữa cơ. Xin lỗi phải nói rằng, trong Giáo Hội chắc chắn là không có chuyện “để lâu cứt trâu hoá bùn”. Sai lầm và tội của Luther vẫn còn nguyên và án vạ dành cho Luther cũng vẫn còn đó chứ chưa bao giờ được rút lại. Vậy tại sao có sự biến chuyển từ bè rối thành “giáo hội”? Đó là kết quả của “đối thoại đại kết-ecumenical dialogue”. Nhờ đại kết-ecumenism, người ta nhận ra rằng giữa Giáo Hội và bè rối Luther có nhiều hiểu lầm trong quá khứ, và những hiểu lầm đó nay đã được khai thông và bỏ qua. Thật sự có chuyện đó sao? Liệu có chuyện con người thời nay hiểu về Luther hơn là Giáo Hội và các ĐGH đã sống cùng thời với Luther chăng?    

Sẽ là giả dối nếu kẻ lạc giáo phản loạn như Luther mà nay lại trở thành chứng nhân anh hùng, thậm chí coi như thánh nhân. Tất cả những ai cố gắng dùng tài năng của mình để biện hộ và bào chữa cho Luther, coi chừng phải chịu chung án vạ với Luther như Đức Leo X đã ngăm đe cảnh báo trong sắc lệnh đã nói trên.   

Sẽ là giả dối nếu coi công cuộc phá hoại Giáo Hội của Luther xưa kia là một ơn lành và là một “sự kiện của Chúa Thánh Thần!”. Đức HY. Muller, Cựu Bộ Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, mới đây đã phản bác lại quan điểm lãng mạn quỷ quyệt ấy rằng: cuộc cách mạng của Luther là chống lại Chúa Thánh Thần. xem nguồn

[img=304x0]https://1.bp.blogspot.com/-7ww8CHR54JM/Wf9yYyLX8vI/AAAAAAAAJlA/qng-jsE9-3Q0CyT9XdTgXkXvktaYsqUkQCLcBGAs/s320/Luther%2BStamp.jpg[/img]Sẽ là giả dối và kệch cỡm hết sức khi Bưu Điện Vatican sẽ cho phát hành tem với hình của Luther và Melanchthon, hai đại lạc giáo, đang quỳ dưới chân thánh giá. Luther quỳ và ôm cuốn kinh thánh, còn Melanchthon quỳ với hai tay đang bê quyển “tự thú Augsburg” – cuốn cẩm nang cách mạng phá hoại của bè rối Luther. Chúng ta đã quá quen với hình ảnh Đức Mẹ và Thánh Gioan Tông Đồ ở dưới chân thánh giá Chúa Giêsu, nay người ta thế hai đại lạc giáo Luther và Melanchthon vào chỗ của Đức Mẹ và Thánh Gioan Tông Đồ thì quả thật là quá mỉa mai báng bổ cho lương tâm Công Giáo chân chính.

Sẽ là giả dối nếu thừa nhận tất cả những tốt lành và hoa trái mà người ta đang cố tạo ra từ công cuộc phá hoại của Luther. Bởi nếu đúng như thế thì có nghĩa là người ta đang gián tiếp coi tất cả những phán quyết và án vạ mà Giáo Hội dành cho Luther và bè rối của ông trước đây là sai lầm. Phải khẳng định là Giáo Hội không thể sai lầm trong những phán quyết về Luther bởi đó thuộc phạm trù đức tin và luân lý. 

Sẽ là giả dối khi bám vào lý luận rằng, những gì liên kết chúng ta (Công Giáo và các bè lạc giáo) lại với nhau thì lớn hơn những gì chia cắt chúng ta. Những gì đó hàm ý là những vấn đề liên quan đến tín lý và đức tin. Người ta cho rằng, nhiều hiểu lầm đã được vượt qua và chỉ còn một chút khác biệt mà thôi. Xin thưa rằng, bao lâu những bè lạc giáo không trở về với Mẹ Giáo Hội Công Giáo để tuyên xưng trọn vẹn cùng một đức tin chân thật như Mẹ Giáo Hội, thì họ vẫn là những bè lạc giáo không hơn không kém. Xin được nhắc lại lời dạy của Đức GH Leo XIII: "Như những gì Thánh Tông Đồ Gia-cô-bê phán xét về hậu quả của một lỗi phạm luân lý, điều tương tự cũng được áp dụng cho một sai lạc trong đức tin: phàm ai giữ cả lề luật mà lại sa ngã về một điều, thì nó cũng mắc vạ về hết mọi điều (Gc 2,10)...cho nên ai phủ nhận dù chỉ một điều trong chân lý mạc khải thần linh thì kể là chối bỏ toàn bộ đức tin, vì người đó khước từ tôn kính Thiên Chúa là chân lý tối thượng và là nguyên nhân mô thể của đức tin." (Thông Điệp về Sự Hiệp Nhất của Giáo Hội -Satis Cognitum- ngày 29/6/1896. Số 9). Lời dạy này của Đức Leo XIII đã bác bỏ kiểu lập luận rằng "những gì liên kết chúng ta lại thì lớn hơn những gì chia cắt chúng ta".   

Những giả dối trên bởi đâu mà ra? Thưa, đó là bởi đại kết. Đại kết thực chất là một hình thức ngoại giao tôn giáo. Bởi thế, tất cả những gì mà người ta trao đổi thông qua cái gọi là “đối thoại đại kết” chỉ là ngôn ngữ của ngoại giao tôn giáo. Thứ ngôn ngữ ấy mang tính nghi thức xã giao là chính chứ không có chức năng truyền thông sự thật. Chuyện lạ nữa là, càng đối thoại đại kết nhiều, thì chúng ta càng nhượng bộ và đánh mất mình hơn, không thấy các bè phái ly giáo lạc giáo thay đổi cái gì! Vậy mà chúng ta vẫn cứ ham đối thoại! Thật khó hiểu về đại kết! Phải chăng đó là biểu hiện của một Apostasy mà Chúa, Đức Mẹ và các Tông Đồ đã cảnh báo? (xem thêm bài 15 và 29).

Để kết thúc, Thời Giờ Đã Mãn xin một lần nữa góp thêm tiếng kêu lên rằng, chúng ta đang sống trong thời buổi “vàng thau lẫn lộn”, sự thật và giả dối đang bủa vây chúng ta. Nhiều tiếng nói, kể cả các đấng bậc, đang gióng lên cảnh báo cuộc khủng hoảng đức tin lớn lao, hơn cả cuộc đại khủng hoảng Ario hồi thế kỷ thứ tư, đang diễn ra trong Giáo Hội. Chúng ta có để ý và thấy một chút giật mình để thức tỉnh mình hay không? Hãy cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện không ngừng cho Giáo Hội, cho các đấng bậc và cho bản thân mình.

Lạy Thánh Thần Chân Lý, xin soi sáng chúng con! Amen!  





[1] Theo CĐ Vatican I, phiên họp thứ 3, chương 3.
[2] Tổng Luận Thần Học Thánh Toma Quyển I-II, Câu 100 a.12 (ST I-II, q.100 a. 12)
[3] Martin Luther, LW 32:227
[4] CĐ Trento, phiên họp thứ VI, điều 11.
[5] Patrick O’Hare, The Facts About Luther (New York: Fredrick Pustet, Inc, 1916), 166.
[6] O’Hare, The Facts About Luther, 274–75.
[7] Leonel. Franca SJ., The Church, The Reformation, and Civilization, Third (Rio de Janeio: Editora Civilizacao Brasileira, n.d.), 466.
[8] Franca, The Church, The Reformation, and Civilization, 439.
[9] O’Hare, The Facts About Luther, 122.
[10] Wittenberg V, 321, 321B.
[11] Franca, The Church, The Reformation, and Civilization, 439.
[12] Wittenberg V,281 B


Posted 5th November 2017 by PHAM DUC HAU

Link: https://thoigiodaman.blogspot.ca/

Innocent
Thương ai ngậm ngải tìm trầm
Thương ta - một bóng, trăm năm, chợt buồn !
Reply
#2
BÀI 31: CUNG KÍNH SỬA LỖI VIỆC TRUYỀN BÁ LẠC GIÁO


[img=384x0]https://3.bp.blogspot.com/-KYmDCkLjfqs/WcxkLzJ7rfI/AAAAAAAAJjo/Ea1mQcvK1PAd22cVYsWjMS0gWfmHl5deACLcBGAs/s400/pope12.jpg[/img]Ngày 24/9/2017 vừa qua, thế giới chấn động bởi việc một nhóm học giả và trí thức Công Giáo đã cho công khai hoá bức thư mà họ đã gửi đến cho ĐGH Phanxico ngày 11/8/2017. Qua bức thư này, họ cáo buộc ĐGH Phanxico đang chủ ý truyền bá lạc giáo, tức những điều sai lầm và lệch lạc với đức tin Công Giáo, ra toàn thế giới. Vì bức thư dài 25 trang nên Thời Giờ Đã Mãn sẽ chỉ xin được tóm tắt ý chính để phục vụ bạn đọc mà thôi. xem toàn văn thư sửa lỗi

Trước khi làm điều đó, cũng cần phải nhắc lại rằng, việc công khai hoá bức thư sửa lỗi ĐGH này được coi là giải pháp cuối cùng sau nhiều nỗ lực cố gắng để được tiếp cận với ĐGH nhưng đều thất bại. Cụ thể:

Ngày 29/9/2015: 791 ngàn tín hữu Công Giáo, gồm 8 hồng y, trên 200 giám mục, linh mục, tu sĩ, và giáo dân, dại diện cho 62 tổ chức quốc tế bảo vệ gia đình, đã cầu xin ĐGH phải lên tiếng chấm dứt những rối loạn đang lan truyền trước nguy cơ cho rằng Giáo Hội sẽ đi đến chỗ chấp nhận việc ngoại tình, thậm chí là công nhận các kết hợp đồng tính. xem nguồn

Ngày 11/7/2016: một nhóm 45 học giả Công Giáo đã gửi thư cho Hồng Y Đoàn và các Thượng Phụ Công Giáo Đông Phương, để nhờ họ chuyển lời thỉnh cầu lên ĐGH, xin ngài hãy loại bỏ một danh sách những luận điểm sai lầm trong Tông Huấn Niềm Vui Của Tình Yêu – Amoris Laetitiaxem nguồn

Ngày 13/7/2016: Đại diện từ 16 tổ chức quốc tế về bảo vệ sự sống và gia đình, đã khẩn nài ĐGH hãy cất lên tiếng nói rõ ràng về đức tin Công Giáo, để chấm dứt những mập mờ khó hiểu, và hãy trở nên một ĐGH mà người Công Giáo cần. xem nguồn

Ngày 19/9/2016: Bốn vị Hồng Y đã gửi một bản danh sách gồm 5 câu hỏi nghi vấn (dubia) lên ĐGH để xin ngài trả lời xem Tông Huấn AMORIS LAETITIA có phù hợp với giáo huấn trường tồn của Giáo Hội về đời sống luân lý hay không. xem nguồn

Ngày 18/1/2017: Ba Giám Mục Đông Âu đã khởi xướng một cuộc vận động tinh thần, với mong ước rằng ĐGH hãy dứt khoát rút lại tất cả những hướng dẫn mục khởi đi từ AMORIS LAETITIA nhằm cho phép những người công khai ngoại tình được rước lễ. xem nguồn

Ngày 25/4/2017: Bốn vị HY nghi vấn –dubia cardinals đã thỉnh cầu ĐGH ban cho một buổi tiếp kiến để có cơ hội thảo luận về những mập mờ và mất phương hướng đang xảy ra trong GH kể từ khi ban hành Amoris Laetitia. Lời thỉnh cầu đã không được đáp lại. xem nguồn

Vì sự thinh lặng làm ngơ của ĐGH trước tất cả nhưng nỗ lực nêu trên, mà tất cả chúng ta hôm nay được chứng kiến bức thư sửa lỗi ĐGH.

TÓM TẮT THƯ SỬA LỖI ĐGH

Bức Thư Sửa Lỗi này được viết ngày 16/7/2017, rồi được gửi đến ĐGH ngày 11/8/2017. Vì không nhận được hồi âm gì từ ĐGH nên Thư Sửa Lỗi này đã được công khai hoá cho toàn thế giới vào ngày 24/9/2017 vừa qua.

Bức thư này được ký tên bởi một nhóm 62 học giả và trí thức Công Giáo, gồm có giám mục, linh mục, tu sĩ, các giáo sư và giảng viên đại học, đại diện cho 20 quốc gia khác nhau. Bức thư có tựa đề bằng tiếng Latin là: Correctio Filialis de Haeresibus Propagatis (tạm dịch là: Cung Kính Sửa Lỗi Việc Truyền Bá Lạc Giáo).

Bức thư chỉ ra rằng, ĐGH, qua Tông Huấn AMORIS LAETITIA cũng như qua những lời nói, việc làm và sự thiếu sót của mình, đã ủng hộ cách đắc lực những quan điểm sai lầm về hôn nhân, về đời sống luân lý, và về việc lãnh nhận các bí tích, và đã chủ ý làm cho những sai lầm này phát tán ra toàn thể Giáo Hội. Bức thư đã trình bày những quan điểm sai lầm của ĐGH bằng tiếng Latin, ngôn ngữ chính thức của Giáo Hội. Xét tổng thể, Bức Thư Sửa Lỗi này được chia làm 3 phần.

Phần thứ nhất: những người đồng ký tên trong Thư Sửa Lỗi đã dựa trên Thánh Kinh, Thánh Truyền, Giáo Huấn và luật lệ của Giáo Hội để chứng minh rằng, với tư cách là những tín hữu còn thực hành đức tin, họ có quyền và bổn phận để đưa ra một sự sửa lỗi đối với Giáo Hoàng. Người tín hữu không không được phép im lặng khi thấy các mục tử đang dẫn dắt đoàn chiên sai lạc. Việc làm này không hề nghịch lại với tín điều Ơn Vô Ngộ vì Giáo Hội dạy rằng, một Giáo Hoàng phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt theo quy định thì những lời dạy của ngài mới được coi là vô ngộ, nghĩa là không sai lầm (xem lại bài 18).  ĐGH Phanxico đã không đáp ứng đủ những tiêu chuẩn này. Ngài đã không tuyên bố những quan điểm sai lầm trong Tông Huấn AMORIS LAETITIAlà những lời dạy dứt khoát của GH; ngài cũng không tuyên bố rằng, các tín hữu phải đón nhận những quan điểm này bằng sự vâng phục đức tin. Giáo Hội cũng dạy rằng, không một Giáo Hoàng nào có thể khẳng định rằng, Thiên Chúa đã mạc khải cho mình một điều gì mới để rồi buộc các tín hữu phải tin nhận.

Phần thứ hai: đây là phần chính yếu của bức thư vì nó chứa đựng những SAI LẦM lầm căn bản mà ĐGH cần phải khắc phục. Những SAI LẦM này đã được ĐGH ủng hộ cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua Tông Huấn AMORIS LAETITIAcũng như qua những lời nói, việc làm, và sự thiếu sót của mình.

Tông Huấn AMORIS LAETITIA đã biện minh và nâng đỡ cho những SAI LẦM. Điều này được thể hiện qua những đoạn văn ở các số sau đây: 295, 296, 297, 298, 299, 300, 301, 303, 304, 305, 308, 311.

Những SAI LẦM này không chỉ được AMORIS LAETITIA biện minh ủng hộ nhưng còn được rao giảng và truyền bá bằng chính những lời nói, việc làm, và thiếu sót của ĐGH. Sau đây là một số bằng chứng:


  • ĐGH đã từ chối trả lời tích cực các câu hỏi nghi vấn – dubia – mà bốn vị HY. Burk, Caffarra, Brandmuller, và Meisner đã trình lên. Theo đó, ĐGH đã được các HY thỉnh cầu để xác nhận rằng Tông Huấn AMORIS LAETITIAkhông bãi bỏ 5 giáo huấn của đức tin Công Giáo mà các vị HY nêu lên.

  • ĐGH đã dùng ý riêng mình để đưa vào bản đúc kết – Relatio - sau Synod về gia đình năm 2015 một đề nghị cho phép những người đã ly dị và tái hôn được rước lễ trên cơ sở từng trường hợp, và đề nghị các mục tử phải nhìn nhận những khía cạnh tích cực của những lối sống mà Giáo Hội cho là sai lỗi trầm trọng  như ly dị-tái hôn và sống chung không hôn thú. Những đề nghị này , bất chấp sự phản đối của đa số nghị phụ, đã được đưa vào bảnRelatio theo ý riêng của ĐGH. Theo luật của Synod, một đề nghị chỉ được đưa vào bản Relatio khi nó dành được hai phần ba đa số ủng hộ.

  • Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng 4 năm 2016, khi một ký giả hỏi rằng, trước khi Tông Huấn Amoris Laetitia ra đời, có tồn tại một khả năng nào cho phép những người đã ly dị-tái hôn được rước lễ không, ĐGH đã trả lời dứt khoát rằng KHÔNG. Ngay sau đó, ĐGH nói tiếp, nhưng nay câu trả lời đã có trong phần trình bày của Đức HY. Schonborn về Amoris Laetitia. Mà theo trình bày của Đức HY. Schonborn, thì khả năng cho người ly dị và tái hôn được rước lễ là điều rõ ràng mà Amoris Laetitia muốn nhắm đến.

  • Ngày 5/9/2016, các giám mục vùng Buenos Aires, Argentina, đã ban hành một tuyên bố về việc áp dụng chương 8 của Amoris Laetitia. Theo cách giải thích của bản tuyên bố, việc cho người ly dị-tái hôn rước lễ là hoàn toàn có cơ sở theo tinh thần của Amoris Laetitia. Cùng ngày 5/9/2016, ĐGH đã gửi một bức thư cho các giám mục vùng Buenos Aires, Argentina, để ca ngợi đó là cách giải thích duy nhất đúng đắn về Amoris Laetitia!

  • ĐGH đã bổ nhiệm Tgm Vincenzo Paglia làm chủ tịch Học Viện Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II về Hôn Nhân và Gia Đình. Tgm Paglia chính là người đã cho xuất bản một cuốn sách có tựa đề “Famiglia e Chiesa, un legame indissolubile”. Cuốn sách này đã được dùng làm gợi hứng cho những đề nghị của Synod về nhân gia đình cũng như để quảng bá việc cho những người ly dị-tái hôn được rước lễ.

  • Chỉ dẫn mục vụ của Giáo Phận Rôma được ban hành dưới quyền của ĐGH cho phép những người Công Giáo kết hôn dân sự, không phép đạo, được rước lễ, miễn là họ gắn bó với nhau.

  • ĐGH đã bổ nhiệm giám mục Kevin Farrell, làm chủ tịch Tân Thánh Bộ về Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống và nâng ngài lên hàng Hồng Y. HY. Farrell là người công khai ủng hộ đề nghị của HY. Schonborn về việc cho người ly dị-tái hôn được rước lễ.

  • Ngày 17/1/2017, tờ báo chính thức của Toà Thánh là Osservatore Romano, đã đăng tải chỉ dẫn mục vụ của một tổng giám mục Malta và của giám mục Gozo về việc cho những người công khai sống trong tình trạng ngoại tình được rước lễ. Chỉ dẫn mục vụ này chẳng những làm hư Thánh Thể mà con biện hộ rằng, trong một vài trường hợp, những người sống trong tình trạng ngoại tình không thể thực hành khiết tịnh và sẽ là nguy hại cho họ nếu thực hành khiết tịnh. Chỉ dẫn mục vụ sai lạc này không hề bị khiển trách mà còn được coi là việc thi hành hợp pháp quyền giảng dạy của giám mục. ĐGH đã làm ngơ không sửa dạy những sai trái này của các giám mục cũng như của cơ quan báo chí Toà thánh là tờ Ossevatore Romano.


Sau khi đã trưng dẫn các đoạn văn chứa đựng sai lầm của Amoris Laetitiacũng như liệt kê những động thái biểu hiện của ĐGH có chủ ý ngầm dung túng cho những sai lầm như vừa nêu trên, THƯ SỬA LỖI khẳng định rằng: ĐGH đã, trực tiếp hoặc gián tiếp, ủng hộ một cách có ý thức bằng cả nhiệm vụ công khai lẫn hành động riêng tư để truyền bá những luận điểm sai lầm và lạc đạo sau đây:

1. Một người công chính không có sức mạnh của ơn Chúa để thi hành những đòi hỏi khách quan của luật Chúa, cũng như các giới răn là điều không thể đối với người công chính; ơn Chúa làm phát sinh sự công chính nơi một cá nhân nhưng không luôn luôn và tự bản chất sẽ tạo ra một sự hoán cải khỏi mọi tội trọng.

2. Các tín hữu đã ly dị dân sự rồi đi lấy một người khác, nếu họ sống một cách khăng khít với nhau, nếu họ chọn ở trong tình trạng đó với một sự hiểu biết trọn vẹn về hành động của mình và với một sự ưng thuận hoàn toàn của ý chí đối với hành động đó, thì không nhất thiết là ở trong tình trạng tội nặng, và họ có thể được ơn thánh hoá và tăng trưởng trong đức ái.

3. Một tín hữu có sự hiểu biết trọn vẹn về một điều luật của Chúa, có thể chủ ý vi phạm điều luật ấy trong một vấn đề hệ trọng mà vẫn không ở trong tình trạng tội trọng do hành động ấy.

4. Khi vâng phục một lệnh cấm của Thiên Chúa, một người có thể phạm tội chống lại Thiên Chúa bằng chính hành động vâng phục của mình. (thí dụ thêm vào: trong nhiều trường hợp, người ta cho rằng, chính khi người ta ngoại tình là lúc người ta đang vâng phục mệnh lệnh cấm ngoại tình của Thiên Chúa! Tham chiếu AL #301).

5. Lương tâm có thể phán đoán cách thật sự đúng đắn rằng, hành động tình dục giữa những người đã kết hôn dân sự với nhau, cho dù một hoặc cả hai người đã từng thiết lập bí tích hôn nhân với một người khác, là hoàn toàn chính đáng, nhiều khi đó còn là một đề nghị và mệch lệnh của Thiên Chúa.

6. Các nguyên tắc luân lý và sự thật luân lý hàm chứa trong mạc khải thần linh cũng như trong luật tự nhiên, không bao gồm những cấm cản hoàn toàn tiêu cực đối với một vài hành động đặc biệt nào đó, và vì thế mà coi những hành động ấy luôn luôn là sai trái nặng nề do chính đối tượng của nó.

7. Chúa Giêsu Kitô muốn rằng, Giáo Hội hãy rũ bỏ kỷ luật cố hữu việc từ chối cho những người đã ly dị-tái hôn được rước lễ cũng như việc từ chối ban phép giải tội cho họ khi họ không tỏ lòng sám hối và quyết tâm sửa đổi tình trạng của họ.

BẨY SAI LẦM trên được chứng minh là hoàn toàn đối nghịch với chân lý mạc khải và đức tin Công Giáo bằng những trích dẫn của các Công Đồng và lời dạy của các Giáo Hoàng trước đây.

Phần thứ ba: trong phần này, THƯ SƯA LỖI giải thích hai nguyên nhân nền tảng gây nên nhưng sai lầm và khủng hoảng hiện nay trong GH.

Nguyên nhân thứ nhất là Chủ Nghĩa Hiện Đại – Mordernism. 

Theo nghĩa thần học, Modernism là một giáo thuyết cho rằng, Thiên Chúa đã không ban cho Giáo Hội những chân lý mang tính chung cuộc và dứt khoát để Giáo Hội phải giảng dạy chính xác theo nghĩa như thế cho đến tận cùng thời gian. Trái lại, Modernism cho rằng, Thiên Chúa chỉ thông ban cho con người những kinh nghiệm mà thôi, để từ đó con người có thể suy tư và đưa ra những xác quyết về Thiên Chúa, về sự sống, và về đức tin, nhưng những xác quyết này chỉ có tính nhất thời chứ không bao giờ dưới dạng tín điều cố định. 

Modernism đã bị ĐGH Pio X kết án hồi đầu thế kỷ 20 và bị coi là mẹ của mọi lạc giáo – mother of all heresies. Tuy nhiên, Modernism đã chỗi dậy mạnh mẽ từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay. 

Chính vì sự tác hại của Modernism trong Giáo Hội hôm nay mà các tác giả THƯ SỬA LỖI buộc lòng phải nêu lên ý nghĩa đích thực của đức tin, của lạc giáo, của mạc khải, và của quyền giáo huấn. (xem lại bài 12 để hiểu thêm về Mordernism. Đọc lại cả bài 2,3 nữa để thấy ảnh hưởng của tư tưởng Tam Điểm cũng đang mạnh mẽ thế nào trong GH)

Nguyên nhân thứ hai là sự ảnh hưởng rõ ràng của những tư tưởng của Martin Luther trên ĐGH

THƯ SỬA LỖI chỉ ra rằng, những tư tưởng của ĐGH Phanxico về hôn nhân, ly dị, ơn tha tội, và luật Chúa phản ánh chính xác tư tưởng của Luther, người khai sinh ra lạc giáo Tin Lành. Sự tán dương công khai chưa từng có tiền lệ mà ĐGH đã dành cho đại lạc giáo người Đức cũng là một dấu chỉ cho thấy sự ảnh hưởng của Luther trên ĐGH lớn như thế nào.

Những người ký tên trong THƯ SỬA LỖI không dám xét đoán mức độ ý thức của ĐGH trong việc truyền bá BẨY SAI LẦM mà họ nêu trên. Nhưng họ kính cẩn nài xin ĐGH hãy kết án những sai lầm mà ngài đã trực tiếp hay gián tiếp ủng hộ.

Cuối cùng, những người ký tên trong THƯ SỬA LỖI đã tuyên xưng lòng trung thành của họ đối với Giáo Hội Công Giáo Rôma, hứa cầu nguyện cho ĐGH và xin ĐGH ban phép lành toà thánh.

KẾT LUẬN

Việc công bố THƯ SỬA LỖI này là sự kiện “ngàn năm có một” theo đúng nghĩa đen của cụm từ. Bởi lần gần đây nhất có chuyện sửa lỗi một ĐGH như thế, là việc xảy ra đối với ĐGH Gioan XXII, vào năm 1333. Sai lầm của ĐGH Gioan XXII liên quan đến Thần Học Cánh Chung – Eschatology chứ không phải trên phương diện luân lý và hôn nhân gia đình như lần này. Trước khi chết, trên giường bệnh, ĐGH Gioan XXII đã rút lại sai lầm của mình.

Chuyện sửa lỗi ĐGH lần này chưa biết sẽ đi đến đâu. Các kênh thông tin chính thống của GH vẫn im lặng làm ngơ giả như không biết. Một số trang tin mang danh Công Giáo khác thì tỏ ý bênh vực ĐGH bằng những lý lẽ nguỵ biện đầy yếu ớt. Họ cố tình đánh lạc hướng bằng cách chĩa mũi dùi vào con người chứ không để ý đến vấn đề giáo thuyết. Họ hạ giá và coi thường THƯ SỬA LỖI chỉ vì những người ký tên trong đó không mấy có thế giá và uy quyền trong GH, chứ không tập trung vào nội dung và sự thật được nêu trong thư. Nếu nội dung THƯ sai lầm về tín lý hay luân lý, họ hãy chứng minh và sửa dạy để mọi người biết. Nếu nội dung THƯ là đúng đắn, họ cũng lại càng phải lên tiếng để sự thật được loan truyền. Cách hành xử của của các kênh truyền thông trong GH trong vấn đề này tạo cho người ta cảm giác rằng, họ đang sợ hãi sự thật!

[img=384x0]https://1.bp.blogspot.com/-NNy3rAiVM0g/Wcxmvi-rSUI/AAAAAAAAJj4/0KKpIzf_bvAK3OmsSQDXZ53Sx44xxf5agCLcBGAs/s400/dubia%2Bcardinals.jpg[/img]Tiếp nối THƯ SỬA LỖI này, người ta cũng đang chờ đợi một thư sửa lỗi khác có sức nặng hơn nhiều, đó có thể là thư sửa lỗi chính thức của bốn vị Hồng Y Dubia. Đức HY. Raymond Burke, một trong bốn vị HY Dubia, mới đây đã nói rằng, sự cấp bách phải giải quyết các câu hỏi nghi vấn – Dubia – liên quan đến Amoris Laetitia đang đè nặng trong lòng ngài.

Chuyện sửa lỗi ĐGH liên quan đến những lầm lạc đang bủa vây GH hiện nay quả thực là điều đáng để cho mọi tín hữu và nhất là các mục tử lớn nhỏ trong GH phải nghiêm túc suy nghĩ. Đó phải chăng là những tiếng nói ngôn sứ Chúa gửi đến nhắc nhở chúng ta đang trên đường lạc xa chân lý? Liệu chúng ta có đang bị lây nhiễm sai lầm của Modernism? Mỗi người cần suy nghĩ và cầu nguyện để chọn cho mình một xác tín hành động. Các mục tử, dù lớn nhỏ khác nhau thế nào, càng cần phải lên tiếng rõ ràng và dứt khoát để cảnh báo đoàn chiên. Thoái thác và phó mặc cho cấp trên, rồi chỉ biết vâng lời mù quáng, sẽ là một thiếu sót nặng nề trong bổn phận mục tử và thày dạy đoàn chiên.

Điểm cuối cùng, chúng ta đang sống trong năm kỷ niệm Bách Chu Niên biến cố Fatima. Nhớ lại điều Đức Mẹ đã cảnh báo ở La Sallette năm 1846 và sau này ở Fatima rằng, một sự phản bội đức tin lớn lao và có hệ thống sẽ xảy ra trong thượng tầng của Giáo Hội và sự dữ sẽ xâm nhập vào trong GH theo cách thức hồng y chống hồng y, giám mục chống giám mục. Chị Lucia còn được Đức Mẹ cho biết thêm rằng, cuộc chiến cuối cùng giữa Thiên Chúa và Satan sẽ là cuộc chiến trên lãnh vực hôn nhân và gia đình. Phải chẳng điều Đức Mẹ nói đang ứng nghiệm trong hoàn cảnh hiện nay của GH? Các hồng y và giám mục chẳng phải là đang mâu thuẫn và phản bác lẫn nhau xung quanhAmoris Laetitia đó sao?

Hãy cầu nguyện cho GH và chờ xem. Xin Chúa chúc lành cho quý vị!  

  P
osted 27th September 2017 by PHAM DUC HAU

Innocent Innocent Innocent
Thương ai ngậm ngải tìm trầm
Thương ta - một bóng, trăm năm, chợt buồn !
Reply