VN: Người chăm giữ... xác - Kỳ cuối: Chợ Rẫy ngày và đêm sinh t
#1
Người chăm giữ... xác người - Kỳ 1: Nhà vĩnh biệt nỗi đau của mất mát 
14/03/2018 09:32 GMT+7


Có một công việc khiến ai nghe cũng phải 'lạnh sống lưng', chỉ trừ những con người làm công việc đó: giữ nhà vĩnh biệt, "chăm sóc" xác người hằng ngày. 

[Image: 6_rmsr.jpg]
“Mình đừng nghĩ chuyện xấu, mình đừng làm chuyện ác, thì lương tâm mình thanh thản, vậy thôi”, ông Ban thẳng thắn nói. - Ảnh: Phan Định

Chúng tôi tìm đến khu nhà nằm tận cuối khuôn viên bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM. Không còn nhiều bóng bác sĩ, bệnh nhân đi lại như các khu khám chữa bệnh, con đường dẫn vào khu nhà này khá vắng vẻ và yên tĩnh. 


Ngay cả bản thân tôi cũng sợ con tôi sẽ buồn khi biết và nghe bạn bè nói về nghề của ba. Nhưng may mắn là cả ba mẹ lẫn vợ con tôi đều hiểu, hơn thế con tôi còn hãnh diện vì bố gan dạ quá - Ông Lê Văn Ban 

Mở cánh cửa sắt lớn đón chúng tôi là một người đàn ông chừng 50 tuổi với vẻ mặt trầm tĩnh.

Ông là một trong những người làm công việc hiếm ai dám làm: trông coi và xử lí tử thi tại nhà đại thể (hay còn gọi là nhà xác, nhà vĩnh biệt).

“Mình không làm thì ai làm”

Tiếng kinh đều đặn vọng bên tai trước khi chúng tôi đặt chân vào căn phòng đầu tiên của khu nhà vĩnh biệt.

Toàn khu nhà có tổng cộng 4 căn phòng, lần lượt từ ngoài vào là phòng khâm liệm, phòng lưu trữ xác, phòng xử lí thi thể, bên cạnh đó là phòng nghỉ của nhân viên. Những căn phòng có thể khiến người ta rùng mình khi chỉ vừa nghe tên.

[Image: 1_wtyq.jpg]
Ông Lê Văn Ban (55 tuổi), người trực tiếp quản lí nhà đại thể bệnh viện Nhân dân Gia Định. Ảnh: Hoài Nhân

Người đón chúng tôi là ông Lê Văn Ban (55 tuổi), Tổ trưởng phụ trách nhà đại thể bệnh viện Nhân dân Gia Định. Khác với tính chất công việc luôn khiến người bình thường rùng mình khi nhắc tới, ông Ban tỉnh rụi bắt đầu câu chuyện: “Sáng nay vừa có một người bị tai nạn giao thông, hiện cảnh sát đang giám định pháp y trong phòng mổ xác nên chưa vào được”. Mùi tử khí nồng bất giác xộc vào mũi khiến chúng tôi nhăn mặt, dù chỉ đứng nơi cửa phòng.

Ông Ban làm việc cùng xác chết tại đây đã gần 30 năm nay. “Năm 1990, sau khi đi nghĩa vụ quân sự về, tôi được bố một người bạn quen trong quân trường giới thiệu vào bệnh viện này. Muốn ổn định công việc nên tôi cũng đánh liều để thử. Ấy vậy mà “dính” luôn tới giờ”, ông Ban chia sẻ về cơ duyên với cái nghề “lạnh sống lưng”.

Ngày đầu bước vào nhà xác, ông Ban cũng lạnh cả người. Lần đầu tiếp xúc với một người đã chết, ông còn bị ám ảnh đến mấy ngày liền. Nhưng ông chia sẻ: “Mới đầu cũng sợ chứ, nhưng rồi cứ nghĩ mình không làm thì ai làm, vậy là làm thôi. Chỉ sau một tuần tôi đã dần thích nghi. Cái nghề này đặc biệt là vậy, để làm được không phải vì làm nhiều rồi quen, mà quan trọng là có cái tâm để làm hay không”.

[Image: 3_ikya.jpg]
Ông Ban đang vận chuyển xác vào phòng lưu trữ. Ảnh: Phan Định

Hiện ở nhà xác bệnh viện Nhân dân Gia Định, ngoài ông Ban còn có thêm 2 nhân viên nữa thay nhau trực tiếp phụ trách công việc. Vì quy mô nhà xác này cũng có phần nhỏ hơn so với các bệnh viện khác, nên mỗi ngày chỉ có 2 nhân viên làm việc, đến đêm sẽ chỉ còn một người trực.

[Image: 4_gmsx.jpg]

[Image: 5_xtly.jpg]

Ông cho biết mình đã gắn bó với công việc “lạnh sống lưng” này đã gần 30 năm qua. Ảnh: Hoài Nhân

Ông Ban giải thích về công việc mình làm: “Khi nhận được thông báo từ bệnh viện, chúng tôi sẽ nhanh chóng đến nhận xác về. Nếu không liên quan đến vi phạm pháp luật, người mất sẽ được xử lí theo nguyện vọng của gia đình họ. Tức muốn liệm ở đây, chúng tôi sẽ hoàn thành thủ tục để hỗ trợ tiến hành ngay tại phòng liệm này, hoặc ngược lại sẽ trả về. Trước khi giao xác cho người nhà, chúng tôi đều phải tắm rửa, thay quần áo cho thi thể sạch sẽ”.

[Image: 2_okld.jpg]
Khu nhà đại thể ở bệnh viện Nhân dân Gia Định gồm 3 phòng: phòng khâm liệm, phòng lưu trữ xác và phòng xử lí thi thể. Ảnh: Phan Định

Ông cũng kể về các trường hợp gặp tai nạn khiến tứ chi không còn được nguyên vẹn, chính ông và các đồng nghiệp cũng là người trực tiếp khâu thi thể, ghép nối các bộ phận sao cho hoàn chỉnh nhất. Đối với các trường hợp không có người thân nhận, xác sẽ được bảo quản trong các tủ đông tại phòng lưu trữ xác. Hiện tại, nơi đây có 3 tủ đông với sức chứa 6 tử thi.

[Image: 10_foal.jpg]
Hằng ngày, công việc của ông Ban và các đồng nghiệp là quản lí sổ sách, trực tiếp nhận xác từ bệnh viện, xử lí xác (tắm rửa, khâu bộ phận, thay quần áo, đông xác,…); đồng thời giúp thân nhân hoàn thành các thủ tục cần thiết và hỗ trợ khâm liệm tại phòng khâm liệm khi cần. Ảnh: Hoài Nhân

Ông cũng thú thật rằng, ban đầu chỉ là muốn tìm một công việc ổn định, nhưng rồi ông bám nghề vì dần tìm thấy niềm vui từ chính nỗi buồn của mọi người. Niềm vui ở đây dĩ nhiên không phải là trước sự mất mát, mà là cảm giác khi giúp được những người không may, được yên lòng xuôi tay nhắm mắt, cũng như hỗ trợ cho thân nhân họ trong hoàn cảnh bối rối và đau buồn.

“Đúng, tối ngày chỉ toàn chết chóc, máu me, nhưng phải có làm mới có hiểu. Cái ấm lòng khi giúp được một người sống đã rõ ràng, còn cái ấm lòng gấp đôi khi giúp được người chết, đâu phải ai cũng hiểu. Nên không làm thì thôi, còn đã làm thì ai cũng bám nghề hàng chục năm cả”, ông Ban trầm ngâm.

[Image: 7_bape.jpg]
Ngoài ra, ông còn là người thường xuyên liên hệ các tổ chức từ thiện hoặc đề xuất trực tiếp đến bệnh viện để xin hỗ trợ cho các trường hợp gia đình khó khăn không đủ điều kiện an táng. Ảnh: Phan Định

Vui buồn khi làm “thân” với xác

Gần 30 năm luôn ở gần với xác chết, những người làm công việc đặc biệt như ông Ban đã giữ cho riêng mình không biết bao nhiêu kỉ niệm buồn vui. Nói về việc tắm xác, khâu xác, ngủ đêm trông xác thì ông bình tĩnh đến lạ lùng, nhưng hỏi về những điều khó quên nhất trong nghề, ông lại im lặng một hồi lâu mới cất tiếng.

[Image: 8_qloa.jpg]Ông Ban cho biết: “Mình sống thì có cơm ăn, còn người đã chết thì ai cho ăn. Nên ở đây vào ngày mùng 2 và 16 Âm lịch hằng tháng, chúng tôi đều cúng ít cơm, cháo, bánh tây, gạo, muối...; không chỉ để an ủi linh hồn những người đã khuất mà cũng cầu cho người sống, cho chính gia đình mình dồi dào sức khỏe, tai qua nạn khỏi”. Ảnh: Phan Định

Ông Ban cho biết: “Mình sống thì có cơm ăn, còn người đã chết thì ai cho ăn. Nên ở đây vào ngày mùng 2 và 16 Âm lịch hằng tháng, chúng tôi đều cúng ít cơm, cháo, bánh tây, gạo, muối...; không chỉ để an ủi linh hồn những người đã khuất mà cũng cầu cho người sống, cho chính gia đình mình dồi dào sức khỏe, tai qua nạn khỏi”. Ảnh: Phan Định


“Nghề này ngoài làm quen với xác, vẫn còn một thứ khó làm quen hơn nhiều. Đó là sự mất mát. Cả chục năm tôi vẫn không quên được cảm giác khi khâm liệm một thi thể ở tại căn phòng này, là một người cha mất, để lại người vợ và đứa con nhỏ. Đứa nhỏ đó khóc, kêu “ba”… Rồi nó quay sang hỏi mẹ “ba có tỉnh dậy không mẹ”. Tự dưng nước mắt tôi trào ra, dù tôi nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ khóc khi làm nghề nữa”, ông Ban kể với đôi mắt đỏ hoe.

Cũng vì hiểu hơn ai hết mối gắn kết tình cảm thiêng liêng giữa người với người, mà ông Ban luôn giữ cái tâm với nghề, “phải luôn kĩ và luôn làm cho tốt nhất”. Ngoài việc trông coi, xử lí và bảo quản xác, ông Ban cùng các đồng nghiệp còn thường xuyên liên hệ các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện hoặc đề xuất trực tiếp đến bệnh viện để xin hỗ trợ cho các trường hợp khó khăn không đủ điều kiện an táng. Ông khẳng định chưa bao giờ để một người nào nằm lâu trong căn phòng lạnh lẽo kia.

“Từng có nhiều người đến thử công việc này, rồi ói, rồi choáng váng mặt mày, không thì về cũng mất ngủ. Đa số chỉ qua một bữa là chạy hết, không làm được. Mười mấy người đến, may mắn lắm thì giữ được một người hợp nghề. Người ta hay nói chúng tôi là “thần kinh thép”, thực ra cũng có gì đâu. Mình đừng nghĩ chuyện xấu, mình đừng làm chuyện ác, thì lương tâm mình thanh thản, vậy thôi”, ông Ban thẳng thắn.


[Image: 9_nasq.jpg]Gần 30 năm làm “thân” với xác chết, những người làm công việc đặc biệt như ông Ban đã giữ cho riêng mình không biết bao nhiêu kỉ niệm buồn vui. Ảnh: Hoài Nhân

Gần 30 năm làm “thân” với xác chết, những người làm công việc đặc biệt như ông Ban đã giữ cho riêng mình không biết bao nhiêu kỉ niệm buồn vui. Ảnh: Hoài Nhân


Ấy vậy mà ông Ban cũng từng có lúc chạnh lòng vì những lời ra tiếng vào về công việc của mình. Nhưng ông chia sẻ: “Lúc biết tôi làm nghề này, nhiều người lắc đầu ái ngại, thậm chí e dè khi tiếp xúc. Ngay cả bản thân tôi cũng sợ con tôi sẽ buồn khi biết và nghe bạn bè nói về nghề của ba. Nhưng may mắn là cả ba mẹ lẫn vợ con tôi đều hiểu, hơn thế con tôi còn hãnh diện vì bố gan dạ quá”.

Cũng đôi lần ông gặp những thân nhân vì quá đau buồn mà có lời lẽ không hay. Nhưng có lẽ như ông nói, “mình đừng nghĩ chuyện xấu, mình đừng làm chuyện ác, thì lương tâm mình thanh thản, vậy thôi”.
Reply
#2
Người chăm giữ... xác người - Kỳ 2: Lớn lên ba kể con nghe nghề ai cũng sợ
09:44 - 15/03/2018 0 THANH NIÊN ONLINE


'Con lớn, tôi sẽ kể cho nó nghe chuyện về cuộc đời tôi, về cái nghề giữ xác người ai cũng sợ hãi. Tôi nghĩ con tôi sẽ ủng hộ tôi như mẹ nó', anh Lâm tâm sự.
[Image: 1_pzgy.jpg]

Khu vực nhà đại thể tại bệnh viện Nhi Đồng 1 nằm lặng lẽ ở cổng sau của bệnh viện.
PHAN ĐỊNH


Chúng tôi theo chân anh Nguyễn Sơn Lâm (44 tuổi), nhân viên phụ trách nhà đại thể bệnh viện Nhi Đồng 1, đi dọc hết con đường có hàng cây xanh rậm rạp, mát lạnh nằm ở cổng sau của bệnh viện để đến khu vực nhà đại thể. Khu vực này rất ít người lui tới, ngoại trừ anh Lâm và hai đồng nghiệp.

“Con tôi sẽ ủng hộ tôi như mẹ của nó”


Đến nơi, anh Lâm mở cánh cửa sắt hoen gỉ được khóa kỹ. Tiến vào bên trong, chúng tôi cảm nhận ngay một không khí im lìm, lạnh lẽo. Đây chính là nơi làm việc hằng ngày của anh Lâm và hai “đồng đội”.


[Image: 2_zggl.jpg]

“Bàn thờ tại đây chỉ khi có người chết mới được thắp hương vì sợ hỏa hoạn, nhưng hoa, đồ cúng thì lúc nào cũng phải có”, anh Lâm nói.
ẢNH: PHAN ĐỊNH
[size=undefined]

“Hiện tại nhà đại thể ở bệnh viện Nhi Đồng 1 có ba nhân viên chia nhau túc trực 24/24. Một người làm công việc hành chính và một người trực ở nhà xác, người còn lại được nghỉ, ….cứ thế chúng tôi thay phiên nhau làm từ ngày này sang tháng nọ”, anh Lâm nói.[/size]

[size=undefined]
Trước đây, anh Lâm làm hộ lý tại phòng mổ được hơn 8 năm, cho đến năm 2014 không may anh bị tai nạn gãy chân nên mất 3 tháng để điều trị. Trong thời gian đó, vì Khoa thiếu người nên đã đề xuất một người khác thay thế. Từ đó, anh được phân công vào vị trí trông coi nhà đại thể.[/size]

[size=undefined]
Anh Lâm kể về những ngày đầu tiếp nhận công việc giữ xác người: “Tôi làm tại nhà đại thể cũng gần 3 năm, lúc đầu cũng bị tâm lý lắm nhưng được anh Hưng, người có thâm niên hơn 20 năm trong nghề, hướng dẫn nên quen dần. Nói tới xác người thì ai mà không ghê, không sợ, nhưng khi nhìn thấy xác của những đứa bé tím tái thì tôi không thể nào cầm lòng được, thương lắm”.[/size]

[size=undefined]
[Image: 3_eirb.jpg][/size]

Anh Nguyễn Sơn Lâm (44 tuổi) đến với nghề trông coi nhà xác như một cái duyên.
ẢNH: PHAN ĐỊNH
[size=undefined]

Anh Lâm thú thật rằng, trước đây cũng có rất nhiều người đến ứng tuyển vào vị trí trông coi nhà đại thể, nhưng họ chỉ tiếp xúc với xác người một hai lần là họ biệt tăm. Từ đó, anh không thấy họ đến làm nữa, chắc họ sợ. Nhiều người gọi anh là “bạn” của những vong hồn, anh nghe rồi cũng ậm ừ cho qua.[/size]

[size=undefined]
Nửa thật nửa đùa, anh Lâm nói: “Từ xưa giờ nhiều người nói thấy ma, thấy quỷ nhưng bản thân tôi thì không tin và cũng chưa từng thấy bao giờ, mặc dù tôi thường xuyên tiếp xúc với xác. Cũng nhờ vậy mà tôi mới trụ được với nghề này, nếu thấy chắc tôi cũng chạy sớm”.[img=160x0]https://image.thanhnien.vn/160x105/uploaded/2014/uploaded/phuongthi/308/nha-xac.jpg[/img]

Anh Lâm thật sự may mắn khi cả đôi bên gia đình đều ủng hộ, đặc biệt là người vợ tuyệt vời của anh. “Vợ tôi hay nói với tôi: công việc của anh có chút đáng sợ nhưng anh không làm thì ai làm. Câu nói đó cũng chính là động lực để tôi tiếp tục và hoàn thành tốt công việc của mình”, anh Lâm tự hào nói.[/size]

[size=undefined]
“Con lớn, tôi sẽ kể cho nó nghe chuyện về cuộc đời tôi, về cái nghề “giữ xác người” bao người sợ hãi. Tôi nghĩ con tôi sẽ ủng hộ tôi như mẹ nó”, anh Lâm tâm sự.[/size]

[size=undefined]
Chạy ra ngoài để... khóc[/size]

[size=undefined]
Theo anh Lâm, nếu nói làm công việc này thường xuyên tiếp xúc với xác nên dễ nhiễm bệnh từ người chết cũng đúng, nhưng chủ yếu là do cách vệ sinh, khử trùng của mình có đảm bảo hay không. “Vi khuẩn thì nơi nào mà chẳng có, nhưng tôi được học qua một lớp tập huấn về các bước vệ sinh, khử trùng. Tôi thường tắm rửa sạch sẽ trước khi về nhà, nên việc mang mầm bệnh về nhà thì cũng không đáng để lo ngại”, anh Lâm nói.[/size]


[size=undefined]
Công việc của anh Lâm và đồng nghiệp chỉ đơn giản là nhận xác, trông coi và bảo quản xác. Nhìn thì đơn giản vậy thôi, nhưng anh Lâm lại rất sợ một điều, anh sợ đến mức trốn chạy… đó là nỗi buồn của sự mất mát.[img=160x0]https://image.thanhnien.vn/160x105/uploaded/minhnguyet/2017_05_01/votrac_jydp.jpg[/img]

“Khi những em bé mất, sẽ được các cô hộ lý tắm rửa thay quần áo sạch sẽ hết rồi, khi các bé được chuyển đến đây là đã tươm tất, sạch sẽ. Chúng tôi sẽ mang các bé vào hộc lạnh”, anh Lâm nói.[/size]

[size=undefined]
Nhìn nhiều bé mới chào đời, cái tên còn chưa có, bản thân anh Lâm cũng xót xa lắm, nhưng anh bất lực. Anh chỉ biết làm tốt công việc hiện tại, điều đó cũng một phần giúp cho sự ra đi của các bé được thanh thản.[/size]

[size=undefined]
“Có những bé 14, 15 tuổi vì bệnh quá nặng nên không thể vượt qua, thậm chí có những có bé sơ sinh chỉ sống được một hai tuần thì mất. Chứng kiến cảnh tượng đó, tôi chỉ biết câm lặng, nhìn gia đình người chết khóc lóc trong sự bất lực”, anh Lâm trải lòng.[/size]

[size=undefined]
Trong suốt những năm tháng anh Lâm gắn bó với nghề, anh đã tiếp xúc với biết bao xác chết, cảm nhận biết bao sự đau thương, mất mát, có ngồi kể thì đến bao giờ mới hết. Nhưng trong hoài niệm của anh vẫn hằn sâu hình ảnh của một cô bé, nằm trêm chiếc xe lạnh ngắt, mà anh đã từng đưa đến nhà đại thể.[/size]

[size=undefined]
[Image: 4_pzkn.jpg][/size]

Khu nhà đại thể tại bệnh viện Nhi Đồng gồm có 3 phòng: Phòng chờ, nhà tang lễ, phòng lạnh.
ẢNH: PHAN ĐỊNH


[size=undefined]Anh Lâm kể: “Đó là trường hợp của một bé gái đáng thương khoảng 4 tuổi ở Hóc Môn. Theo người nhà kể, trong một lần được cậu chở đi ăn chè thì bị một người say xỉn tông trúng, vụ tai nạn khiến cho cả 2 cậu cháu tử vong ngay tại chỗ. Gia đình bé gào thét trong vô vọng khiến tôi phải chạy ra bên ngoài để khóc”.[/size]
[size=undefined]
Cũng đôi lần anh suy nghĩ vu vơ rồi tự hỏi, “Tại sao mình lại làm công việc này, mình sẽ bị chai lì cảm xúc mất thôi. Vì hằng ngày, hằng giờ mình phải chứng kiến cảnh tượng đau thương mất mát”. Nhưng rốt lại, anh vẫn gắn bó với công việc trông coi nhà đại thể như một cơ duyên kỳ lạ, như bấy lâu vẫn thế...[/size]
Reply
#3
Người chăm giữ... xác người - Kỳ 3: Con theo cha vào nghề nhận tử thi
Thanh Niên 16/03/2018 09:32 GMT+7 Gốc

Ngoài việc trông coi, bảo quản chăm sóc tử thi, những người làm việc đặc biệt ở trường Đại Học Y Dược còn kiêm luôn việc tiếp nhận các xác được hiến tặng phục vụ cho khoa học.

[Image: 1_832380.jpg]
Anh Đỗ Thành Nhân, người có hơn 20 năm làm nghề trông giữ tử thi - Ngọc Dương

Anh Đỗ Thành Nhân, Trưởng nhóm tiếp nhận bảo quan thi hài Bộ môn giải phẫu học, trường Đại Học Y Dược TP.HCM, có 20 năm làm nghề tại đây. Theo anh, nghề này cũng bình thường như bao nghề khác, cũng có khó khăn vất vả...
Họ hàng, người thân đều theo nghề giữ tử thi

Ở tổ tiếp nhận, bảo quản thi hài của Bộ môn giải phẫu học, Trường ĐH Y Dược TP.HCM có 8 thành viên, phụ trách công tác bảo quản, tiếp nhận thi hài dành cho việc nghiên cứu khoa học, sinh viên ngành Y thực tập. Những người này đa phần đều có quan hệ họ hàng với nhau.

Vì thế, anh Đỗ Thành Nhân được xem như thế hệ nối nghiệp lâu đời nhất trong Bộ môn giải phẫu học này. Ngay từ khi còn trẻ, anh Nhân đã nối tiếp truyền thống của cha để bước vào nghề bảo quản thi hài. Theo anh Nhân, cơ duyên để anh đến với nghề là từ người cha của mình.

[Image: 2_593941.jpg]
Anh Đỗ Thành Nhân được xem như thế hệ nối nghiệp lâu đời nhất trong nghề giải phẫu học - Ngọc Dương

[Image: 3_565440.jpg]
Các xác tử thi được nhiều người sau khi qua đời hiến tặng nhằm phục vụ cho khoa học - Ngọc Dương
Ban đầu anh Nhân chỉ phục việc bảo quản thi hài cho cha ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, còn anh làm ở Trường Đại học Y Dược. Một lần do trường Đại học Y Dược thiếu nhân sự nên anh Nhân quyết định chuyển về trường này nhận việc.

"Hồi xưa có ông cậu làm trước, sau đó tới cha tôi và bây giờ là tôi tiếp nối nhau làm nghề này. Hiện giờ đa số là anh em tụi tui làm, giờ có tui, em ruột, em rể, thậm chí cả con của tôi cũng làm việc ở đây. Bản chất của nghề này là tiếp xúc với xác người nên nhiều người cũng ngại, sau một vài ngày thì họ chạy mất nói chi đến chuyện ký hợp đồng lâu dài", anh Nhân chia sẻ.

Trong những ngày gần đây, khi được dịp tham quan các căn phòng bản quản tử thi, tôi có hỏi anh Nhân: "Anh làm việc ở đây có sợ không". Anh Nhân đáp: "Có nhiều người cũng hỏi tôi như vậy. Hỏi tôi có bao giờ thấy ma không. Tôi chỉ nói có thấy gì đâu. Tôi cũng thấy rất bình thường".

Do anh được tiếp xúc, làm quen với tử thi ngay khi còn trẻ nên dần dần việc tiếp cận xác chết của anh Nhân không có gì là ghê gớm. Công việc hằng ngày của tổ là bảo quản các tử thi bằng cách ngâm hóa chất, bơm thuốc xử lý hoặc cất vào kho lạnh. Đến ngày sinh viên thực tập, tổ sẽ mang tử thi ở kho lạnh ra ngoài, để "nguội" khoảng 3 tiếng rồi chuyển qua phòng thực hành. Còn khu vực cạnh bên là phòng giải phẫu, nơi chứa hàng chục tử thi được ngâm với hóa chất trong các thùng inox. Ở đây, mỗi khi cần nghiên cứu, anh Nhân liền mở nắp các thùng, dùng tay quay để nâng tử thi từ bên dưới. Với các khung xương, sau khi xử lý bằng cách cạo bỏ lớp da thịt, anh Nhân cũng tự tay lắp ghép lại rồi bảo quản.

"Làm nghề này phải biết các đốt xương như thế nào. Ví dụ như đốt xương sống cổ hay thắt lưng nằm ở đâu để lắp ghép lại. Nhưng đối với nghề này đa số là tôi phải tự học từ những người đi trước, chứ không ai dạy tôi gì cả", anh Nhân chia sẻ.

[Image: 4_856058.jpg]
Ngoài việc lưu trữ xác chết, ở đây còn lưu giữ các bộ phần xương người để cho sinh viên Y khoa học tập - Ngọc Dương

Đối với những tử thi đã quá thời hạn nghiên cứu, anh Nhân kiêm luôn việc tắm rửa tử thi, cạo những mảng thịt, da để lấy xương lưu giữ cho việc học. Không những thế anh Nhân còn kiêm luôn việc an táng cho các tử thi khi đã hết thời gian phục vụ rồi liên hệ trả tro cốt người chết về lại gia đình.

Nửa đêm đi nhận tử thi

Ngoài chuyện bảo quản tử thi, anh Nhân còn làm luôn việc tiếp nhận tử thi từ những người hiến tặng. Đến nay anh Nhân ước tính đã tiếp nhận đến gần 700 tử thi.

Trong suốt khoảng thời gian đó, hầu như thời gian anh Nhân ở trường còn nhiều hơn ở nhà. Vì việc tiếp nhận không kể giờ giấc, có khi anh phải ở lại trường suốt đêm là chuyện thường. Hay có những lúc anh Nhân vẫn phải túc trực tận nửa đêm đi nhận tử thi rồi mang về trường.

Anh Nhân so sánh công việc ở nhà xác không "ghê" bằng công việc tiếp nhận và bảo quản tử thi: "Ở nhà xác chỉ tiếp nhận xác rồi cất vào tủ đông đến khi có thân nhân đến nhận rồi bàn giao. Còn công việc của tôi thì khi có người hiến xác, tôi sẽ thông báo cho anh em chuẩn bị xe, áo quan,… đi đến tận nhà của người ta nhận về, xong mình sẽ ướp, bảo quản, sau đó đem xác ra vô cho sinh viên thực hành".

[Image: 5_713982.jpg]
Các mảnh xương chân được anh Nhân xử lý chuẩn bị lắp ghép trở lại - Ngọc Dương

Kể về những kỷ niệm trong lần tiếp nhận tử thi, anh Nhân cho biết có khi ngay đêm giao thừa, mùng 2 tết đi nhận tử thi, hoặc có lúc cao điểm một ngày nhận liên tục 1 đến 2 tử thi là chuyện thường. Những năm tháng trước kia, khi nhận được tin người hiến xác qua đời, có khi anh còn lặn lội đến tận vùng Cà Mau, vào trong những khu vực xa xôi hẻo lánh.

"Làm nghề này phải có tâm, cái tâm bảo quản tử thi là cái đầu tiên. Còn cái tâm thứ hai là khi đến nhà nhận xác. Vì thân thể của cha mẹ người ta, họ đâu phải dễ cho mình mang đi. Lúc đó cái mình cần là cái tâm trong sáng, làm cho thân nhân người chết hiểu được ý nghĩa của việc hiến xác", anh Nhân nói về tâm niệm khi làm nghề của mình.

Tuy vậy, anh Nhân cũng cho rằng người làm nghề này phải luôn coi các tử thi mà mình chăm sóc như những người thân trong nhà. Có như thế mới gắn bó lâu dài với nghề.
Reply
#4
Người chăm giữ… xác người - Kỳ cuối: Chợ Rẫy ngày và đêm sinh tử mong manh

17/03/2018 09:32 GMT+7

Mỗi hơi thở tắt đi là một câu chuyện số phận được kể. Đó là câu chuyện tang thương của người đã mất, của người còn sống và là câu chuyện nghề thăng trầm của những người chăm giữ… xác người tại nhà vĩnh biệt.

[Image: nhaxac_jcnt.jpg]Tại nhà vĩnh biệt, một hơi thở tắt đi là một câu chuyện đời được kể- Ảnh: Hoài Nhân

Tại nhà vĩnh biệt, một hơi thở tắt đi là một câu chuyện đời được kểẢnh: Hoài Nhân

Nằm lặng lẽ trên đường Thuận Kiều, Q.11 (TP.HCM), khu nhà vĩnh biệt bệnh viện Chợ Rẫy toát lên một vẻ lạnh lùng khó tả. Không như những nơi khác, nhà vĩnh biệt này nằm biệt lập với khuôn viên bệnh viện, cách cổng chính vài trăm mét.


Do Khoa Giải phẫu bệnh của bệnh viện Chợ Rẫy phải xử lí một khối lượng công việc lớn, nên diện tích khu nhà vĩnh biệt này rộng đến hơn 300 mét vuông, với tổng cộng 5 nhân viên xử lí thi thể và 2 nhân viên bảo vệ kiêm làm thủ tục.

Một hơi thở tắt đi là một câu chuyện đời

Theo lời hẹn, chúng tôi đến nơi lưu trữ và xử lí thi thể của bệnh viện Chợ Rẫy vào một buổi tối. Bên trái cánh cổng sắt lớn là bảng đèn vuông vức đề dòng chữ “Nhà vĩnh biệt”. Ánh sáng tấm bảng chỉ phát ra vừa đủ, nhưng chắc cũng chẳng ai đi ngang muốn ngoái nhìn vào…

Với diện tích rộng hơn so với nhà đại thể của nhiều bệnh viện khác trong thành phố, cùng với những hàng đèn trắng toát mở dọc hành lang, càng tạo cho chúng tôi cảm giác lạnh lẽo khi bước vào.


[Image: nhaxac2_abre.jpg]
Bộ phận đại thể thuộc khoa Giải phẫu bệnh của bệnh viện Chợ Rẫy có khối lượng công việc lớn, nên nhà vĩnh biệt có diện tích khá rộng. Khu nhà này gồm hệ thống các phòng: Văn phòng quản lý, phòng nghỉ, văn phòng giải phẫu bệnh pháp y, phòng giao nhận tử thi, gian khâm liệm, phòng lạnh, phòng tắm xác, khu vực phối hợp mai táng Ảnh: Phan Định

Bộ phận đại thể thuộc khoa Giải phẫu bệnh của bệnh viện Chợ Rẫy có khối lượng công việc lớn, nên nhà vĩnh biệt có diện tích khá rộng. Khu nhà này gồm hệ thống các phòng: Văn phòng quản lý, phòng nghỉ, văn phòng giải phẫu bệnh pháp y, phòng giao nhận tử thi, gian khâm liệm, phòng lạnh, phòng tắm xác, khu vực phối hợp mai táng Ảnh: Phan Định




[Image: nhaxac3_ilab.jpg][/url]




Anh Trần Tánh (43 tuổi), nhân viên nhà vĩnh biệt bệnh viện Chợ Rẫy, đón chúng tôi khi vừa từ phòng đông xác bước ra. Vừa cởi đôi găng tay, anh vừa hỏi: “Đêm nay các anh ngủ lại đây phải không?”. Khi chúng tôi chưa kịp từ chối, anh đã cười: “Khỏi lắc đầu. Mười người vào đây là hơn 9 người về, có ai dám ở lại đâu”.

Anh Tánh làm việc tại nhà vĩnh biệt này đã hơn 10 năm nay. Một ngày của những nhân viên như anh lẫn nhân viên bảo vệ đều bắt đầu từ 6 giờ sáng hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Sau đó sẽ đến người khác vào thay thế và luôn giữ số lượng 2 người xử lí thi thể cùng 1 bảo vệ.

Với quy mô của bệnh viện Chợ Rẫy, anh Tánh cho biết: “3 người vậy mà nhiều hôm vẫn quá tải. Trung bình mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận 2 – 3 ca. Nhưng có hôm số lượng tăng vọt lên 8 – 9 ca, phải làm suốt cả ngày lẫn đêm. Các anh em khác vẫn phải đến “trực chiến” dù không phải ngày trực của mình”.

Mười năm gần như… ăn ngủ bên cạnh những thi thể, anh Tánh đã chứng kiến không biết bao nhiêu cảnh đời. Anh tâm sự, mỗi một hơi thở tắt đi là một câu chuyện, một niềm thương tâm, cho cả người nằm kia lẫn người còn đang sống. Dù đã quen với sinh ly tử biệt, nhưng có nhiều điều vẫn ám ảnh trong đầu những con người làm công việc “rợn người” ở đây.

“Nhiều nhất ở đây là những người bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông, hoặc ẩu đả do mâu thuẫn, khiến các phần thân thể không còn nguyên vẹn. Có những vụ án lại liên quan đến người nổi tiếng gây xôn xao dư luận. Khó nhất vẫn là
]xác chết cháy với da thịt dễ bong ra và nặng mùi. Có cả trường hợp người nhà đến thấy xác người thân chết vì AIDS khô đen đã không dám nhận và bỏ về…”, anh Tánh bùi ngùi nhớ lại bao câu chuyện chẳng ai giống ai.


[Image: nhaxac4_brth.jpg]
Anh Trần Tánh (43 tuổi), nhân viên xử lí thi thể tại nhà vĩnh biệt bệnh viện Chợ Rẫy, đang làm công việc tắm rửa tử thiẢnh: Hoài Nhân

Anh Trần Tánh (43 tuổi), nhân viên xử lí thi thể tại nhà vĩnh biệt bệnh viện Chợ Rẫy, đang làm công việc tắm rửa tử thiẢnh: Hoài Nhân




[Image: nhaxac5_zofr.jpg]
Một xác người vừa được chuyển vào hộc đông lạnh với nhiệt độ -5 độ C Ảnh: Hoài Nhân

Một xác người vừa được chuyển vào hộc đông lạnh với nhiệt độ -5 độ C Ảnh: Hoài Nhân


[Image: nhaxac6_gcik.jpg][
Phòng chứa xác vô danh có những chiếc giường tầng đặt xác và những chiếc túi chứa các bộ phận của xác không nguyên vẹnẢnh: Hoài Nhân

Phòng chứa xác vô danh có những chiếc giường tầng đặt xác và những chiếc túi chứa các bộ phận của xác không nguyên vẹnẢnh: Hoài Nhân


Sinh tử mong manh như chớp mắt

Những nhân viên như anh Tánh trước khi làm công việc “lạnh sống lưng” này, đều từng là nhân viên hộ lý, bảo vệ,… tại bệnh viện và được luân chuyển sang nhà vĩnh biệt. Anh vẫn còn nhớ hoài cảm giác khi lần đầu tiếp xúc với một xác người: “Lúc đầu tôi làm giữ xe tại bệnh viện, khi bệnh viện cần nhân sự thì chuyển tôi sang đây. Mới vào chỉ nhìn thôi tôi đã nhợn rồi, về thấy cơm không ăn nổi cả tháng trời”.

Ấy vậy mà chính anh Tánh cũng không nghĩ mình lại gắn bó với công việc suốt 10 năm. “Ban đầu chỉ đơn giản là mưu sinh. Khi làm rồi mới nghĩ nếu mình không làm thì ai làm. Tới lúc thấy những người còn sống rối bời trong mất mát, thấy những con người tận số nằm đó, chờ mình tắm rửa, trang điểm, thay quần áo tươm tất để ra đi, thì mình mới biết chẳng thể nào bỏ cái nghề này được nữa”, anh Tánh trầm ngâm.

Ông Nguyễn Văn Tám (59 tuổi), là người gắn bó với nhà vĩnh biệt bệnh viện Chợ Rẫy đã 20 năm nay, lại tiếp tục câu chuyện bằng những lần trang điểm cho xác chết.

“Người đã mất rất nhợt nhạt, ngoài vệ sinh sạch sẽ chúng tôi cũng làm cả công việc trang điểm cho họ. Tô môi, sơn móng tay, đánh phấn, chải tóc cho thi thể, chúng tôi đều làm cả. Cũng là người cũ dạy người mới vậy thôi! Trang điểm xác sẽ khó hơn một chút vì da mặt họ ít ăn phấn. Nam lại dễ hơn nữ vì chỉ cần hồng hào một chút, không cần quá đậm”, ông Tám cho biết.

Ông cũng chia sẻ, tuy trang điểm xác là theo yêu cầu của người thân, nhưng cũng có ca tự ông làm vì thấy cần làm, như một cách an ủi họ về thế giới bên kia. Ông đã từng tắm xác, trang điểm cho nhiều người mẫu, diễn viên xấu số. Nhưng dù là ai, ông cũng tự dặn lòng phải làm bằng tất cả sự thành tâm, vì “nhắm mắt rồi thì ai cũng như ai”.

Hơn 20 năm làm nghề, ông Tám cảm thấy cách nhìn nhận cuộc sống của mình đã thay đổi nhiều. Ông bộc bạch: “Ngày nào cũng thấy chết chóc, tôi mới nhận ra sinh tử cuộc đời nhiều khi mong manh như chớp mắt! Nóng vội một giây trên đường hay thiếu kiềm chế rồi gây gổ, cuối cùng chỉ còn lại tang thương. Xưa tôi nóng tính, làm nghề rồi tự dưng đằm lại. Hơn thua làm chi rồi chết cũng xuôi tay chẳng mang theo được gì”.


[Image: nhaxac7_iyib.jpg][
]Một thi thể được vận chuyển từ bệnh viện vào nhà vĩnh biệt giữa khuya Ảnh: Phan Định

Một thi thể được vận chuyển từ bệnh viện vào nhà vĩnh biệt giữa khuya Ảnh: Phan Định




[Image: nhaxac8_pwwa.jpg]
Ông Lê Văn Tám (59 tuổi), đang chuẩn bị xử lí một thi thể ngay trong đêm Ảnh: Phan Định

Ông Lê Văn Tám (59 tuổi), đang chuẩn bị xử lí một thi thể ngay trong đêm Ảnh: Phan Định




[Image: nhaxac9_ccqu.jpg]
Tất cả các nhà đại thể đều có một bàn thờ và tiếng kinh vọng suốt ngày đêmẢnh: Phan Định

Tất cả các nhà đại thể đều có một bàn thờ và tiếng kinh vọng suốt ngày đêmẢnh: Phan Định


“Mày ôm xác rồi về ôm vợ làm sao”

Câu chuyện về những người làm cái nghề “hiếm người làm” cứ trải dài với tất cả vui buồn đan xen. Dù ít dù nhiều thì cũng hệt như nhau, họ đều đã từng chạnh lòng vì miệng đời tiếng vào lời ra.

“Bạn bè, người thân ai cũng nói, bộ hết nghề làm rồi sao mà chọn nghề này! Riết rồi tự tôi cũng ít khi nào tới nhà bạn bè, họp mặt toàn hẹn ra ngoài thôi. Có người hiểu, người không, nhưng thường họ vẫn đùa: “Tối ngày mày ôm xác không rồi về ôm vợ làm sao?”. Nhiều khi họ đùa, nhưng tự dưng mình vẫn suy nghĩ nhiều…”, anh Tánh nói mà cúi đầu, nhìn chăm chăm vào hai bàn tay mình đang nắm lại.

Ở nhà xác bệnh viện Chợ Rẫy, bộ phận bảo vệ sẽ kiêm cả công việc giấy tờ, hướng dẫn thủ tục cho thân nhân. Cũng là những con người “ngày ngày mở mắt ra là thấy xác”, ông Bùi Đức Tuyên (56 tuổi), bảo vệ tại đây, lại trải lòng về những câu chuyện cùng thân nhân.

Ông cho biết, đa phần gia đình không ai muốn giám định, mổ xẻ gì cả nên sẽ làm ầm lên. Khi đó, ông phải cố gắng giải thích cho họ hiểu về thủ tục và quyền lợi, phải bình tĩnh dù cho họ có bức xúc to tiếng bao nhiêu.


[[Image: nhaxac10_qgrd.jpg]
Tại nhà vĩnh biệt bệnh viện Chợ Rẫy, còn một công việc cũng phải gần xác mỗi ngày, đó là các nhân viên bảo vệ kiêm hướng dẫn thủ tục. Họ cũng có những câu chuyện nghề thăng trầm cùng xác người Ảnh: Hoài Nhân
Reply
#5
Tại nhà vĩnh biệt bệnh viện Chợ Rẫy, còn một công việc cũng phải gần xác mỗi ngày, đó là các nhân viên bảo vệ kiêm hướng dẫn thủ tục. Họ cũng có những câu chuyện nghề thăng trầm cùng xác người Ảnh: Hoài Nhân




[Image: nhaxac11_dfyz.jpg]



[Image: nhaxac12_tiig.jpg]



[Image: nhaxac13_puwh.jpg]Những niềm vui nho nhỏ của các nhân viên nhà vĩnh biệt bệnh viện Chợ Rẫy giúp không gian nơi đây bớt lạnh lẽo, thê lươngẢnh: Phan Định

Những niềm vui nho nhỏ của các nhân viên nhà vĩnh biệt bệnh viện Chợ Rẫy giúp không gian nơi đây bớt lạnh lẽo, thê lươngẢnh: Phan Định





“Phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ thì mới hiểu cái buồn vì mất mát lớn thế nào và ứng xử phù hợp. Khi mình an ủi được họ, giúp họ giảm đi phần nào nỗi đau, tự mình cũng thấy vui”, ông Tuyên bộc bạch.

Theo ông, khó khăn nhất có lẽ là với những gia đình người dân tộc, cụ thể là người Chăm. Ông cho biết: “Giờ tốt của họ thường rất ít, nên có nhiều ca chuyển đến đây, xác định chỉ còn 3 tiếng nữa phải chôn, vậy là anh em lo mà chạy. Họ có những tục riêng mà nếu không hiểu sẽ lớn chuyện, nên mình càng phải giữ bình tĩnh và kỹ lưỡng”. 

Nói rồi ông chỉ tay vào phòng bảo vệ và cười: “Đó, trong phòng không dám để cái gì cả. Ly thủy tinh, vật sắc nhọn đều cất hết. Vì nhiều lúc họ đụng cái gì là họ cầm phang hết”.

Nơi nhà xác lạnh lẽo với nhiều thăng trầm, buồn vui như thế, nhưng chúng tôi vẫn thấy cạnh bờ tường những chậu hoa kiểng, những giàn nho, giậu bạc hà xanh mướt. Một góc còn có chiếc lồng nuôi gà, cái hồ nuôi cá. Ông Tám giải thích: “Niềm vui của anh em trong đây đấy! Thê lương ảm đạm quá thì mình tự tìm cái gì đó làm vui”.

Khi chúng tôi đang huyên thuyên với ông về giàn hoa kiểng, tiếng chuông điện thoại bỗng vang lên inh ỏi từ phòng bảo vệ. Như đã quá quen, ông Tám rảo bước nhanh vào bên trong để cùng đồng nghiệp chuẩn bị làm nhiệm vụ.

Chúng tôi nhìn theo, lòng mông lung nhiều suy nghĩ. Vậy là lại một hơi thở nữa vừa tắt lịm, lại những phận đời nữa sắp được kể ra.

Lại một câu chuyện nghề nữa đang đến với những người sống cùng… người chết.
Reply