2018-03-08, 07:29 PM
Thống nhất chính tả tiếng Việt trong SGK mới như thế nào?
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông, dự thảo quy định mới về chính tả trong SGK là sự sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành cho phù hợp với bối cảnh mới. Hai điểm sửa đổi, bổ sung mới nhất là quy định cách viết tên riêng và thuật ngữ nước ngoài, cách đặt dấu thanh.
Quy định cách viết tên riêng
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, quy định về cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam về cơ bản giữ nguyên như quy định hiện hành.
Về cách viết tên tổ chức, đơn vị, Ban soạn thảo lựa chọn quy định tại QĐ số 07/2003/QĐ ngày 13.3.2003 của Bộ GDĐT. Cụ thể là viết hoa chữ cái đầu của mỗi từ hoặc cụm từ có tác dụng phân biệt tên riêng đó với những tên riêng khác, ví dụ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Trung học cơ sở Chu Văn An, Đại học Quốc gia Hà Nội,...
Về tên người, tên địa lý nước ngoài, đối với những tên người, tên địa lý đã được dịch nghĩa hoặc phiên âm qua âm Hán Việt mà quen dùng như Hắc Hải, Đại Tây Dương, Mỹ, Anh, Bắc Kinh, Đỗ Phủ, Lý Bạch,… thì viết như cách viết tên người, tên địa lý tiếng Việt.
Đối với các trường hợp còn lại sẽ có 3 hình thức xử lý: Một là viết nguyên dạng, nếu đó là tên viết bằng chữ Latin, ví dụ: Victor Hugo, Albert Einstein, Thomas Edison, Paris, New York,... Hai là, chuyển tự sang chữ Latin, nếu đó là tên viết bằng các chữ ghi âm không phải chữ Latin, ví dụ: Volga, Moskva, Sankt Peterburg,... Ba là, trong trường hợp không chuyển tự được thì viết như cách viết trong tiếng Anh, ví dụ: Tokyo, Fuzhou, Zhejiang, Nile, Cleopatra,...
Theo GS Thuyết, việc áp dụng quy định này có lợi so với cách phiên âm có gạch nối, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài. Quy định này cũng phù hợp với một thực tế là theo chương trình giáo dục mới, học sinh sẽ được học ngoại ngữ từ lớp 3.
GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông. Ảnh: TL
Đối với tên các môn học, chuyên ngành khoa học, dự thảo quy định viết hoa chữ cái đầu tiên, ví dụ: Địa lí, Hoá học, Ngữ văn, Di truyền học,...
Đối với tên các thiên thể (sử dụng với tư cách thuật ngữ thiên văn học, khoa học trái đất), tên các năm âm lịch, tên các dân tộc, tùy trường hợp, viết theo quy tắc áp dụng cho ngôn ngữ đơn tiết hoặc đa tiết. Ví dụ: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng, Sao Kim; Ất Mùi, Quý Tỵ; (dân tộc) Hà Nhì, (dân tộc) Ba-na,... Tên các huân chương, huy chương, danh hiệu, giải thưởng: Huân chương Lao động, hạng Nhất, Huy chương Vàng, Anh hùng Lao động, Nghệ sĩ Nhân dân, Giải thưởng Sáng tạo,...
Thống nhất viết “i” hay “y”
Dự thảo quy định mới vẫn giữ cách viết đã được Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Giáo dục quy định từ năm 1980: Thống nhất viết âm “i” bằng chữ “i” sau các phụ âm h, k, l, m, s, t trong những âm tiết không có phụ âm cuối, ví dụ: hi sinh (không viết hy sinh), bác sĩ (không viết bác sỹ),… Mặc dù có ý kiến đề nghị thay đổi nhưng Ban soạn thảo cho rằng quy định của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Giáo dục trước đây có lí, và nên giữ để tránh làm xáo trộn một thói quen đã hình thành sau gần 40 năm áp dụng.
Về vị trí đặt dấu thanh, Dự thảo quy định đặt dấu thanh vào âm chính. Điều này phù hợp với kết quả phân tích ngôn ngữ học: Trong tiếng Việt, thanh điệu bao giờ cũng rơi vào âm chính. Trong trường hợp âm chính được thể hiện bằng một chữ cái, dấu thanh được đặt trên hoặc dưới chữ cái đó, ví dụ: Nhà, vịt, hoà (trong tiếng “hòa”, dấu thanh đặt trên âm chính “a” vì “o” chỉ là âm đệm).
Trong trường hợp âm chính được thể hiện bằng hai chữ cái, thì: a) Đối với các kí hiệu ia, ua, ưa, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ nhất. Ví dụ: bìa, lụa, lửa,...; b) Đối với các kí hiệu iê, yê, uô, ươ, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ hai. Ví dụ: biển, thuyền, nhuộm, được,...
Về thuật ngữ khoa học, trong trường hợp tiếng Việt đã có sẵn thuật ngữ tương ứng với thuật ngữ ngước ngoài hoặc việc dịch thuật ngữ sang tiếng Việt đảm bảo dễ hiểu thì sử dụng thuật ngữ tiếng Việt, ví dụ: Tam giác, tam giác cân, hình bình hành, nhôm, đồng, chì, bạc, vàng,…
Tuy nhiên, với những thuật ngữ có tính hệ thống, có khả năng tạo ra nhiều thuật ngữ cùng gốc hoặc các thuật ngữ dẫn chiếu đến các ký hiệu, công thức thông dụng thì cần viết nguyên dạng tiếng nước ngoài.
Ví dụ, trong Hóa học, có nhiều hợp chất, nếu dịch tên các hợp chất này sang tiếng Việt hay phiên âm theo kiểu cũ thì sẽ cản trở học sinh tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài .
Đối với các trường hợp tồn tại nhiều cách viết khác nhau như dập dờn và rập rờn; sum suê và xum xuê thì áp dụng theo Từ điển tiếng Việt của Viên Ngôn ngữ học.
GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh: Phạm vi áp dụng quy định này là chương trình, SGK mới. Việc sử dụng thống nhất trong toàn ngành giáo dục sẽ tạo ra một lớp người mới quen với cách viết này, dần dần những quy định mang tính hợp lý sẽ lan tỏa ra toàn xã hội.
- 20:43 07/03/2018
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông, dự thảo quy định mới về chính tả trong SGK là sự sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành cho phù hợp với bối cảnh mới. Hai điểm sửa đổi, bổ sung mới nhất là quy định cách viết tên riêng và thuật ngữ nước ngoài, cách đặt dấu thanh.
Quy định cách viết tên riêng
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, quy định về cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam về cơ bản giữ nguyên như quy định hiện hành.
Về cách viết tên tổ chức, đơn vị, Ban soạn thảo lựa chọn quy định tại QĐ số 07/2003/QĐ ngày 13.3.2003 của Bộ GDĐT. Cụ thể là viết hoa chữ cái đầu của mỗi từ hoặc cụm từ có tác dụng phân biệt tên riêng đó với những tên riêng khác, ví dụ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Trung học cơ sở Chu Văn An, Đại học Quốc gia Hà Nội,...
Về tên người, tên địa lý nước ngoài, đối với những tên người, tên địa lý đã được dịch nghĩa hoặc phiên âm qua âm Hán Việt mà quen dùng như Hắc Hải, Đại Tây Dương, Mỹ, Anh, Bắc Kinh, Đỗ Phủ, Lý Bạch,… thì viết như cách viết tên người, tên địa lý tiếng Việt.
Đối với các trường hợp còn lại sẽ có 3 hình thức xử lý: Một là viết nguyên dạng, nếu đó là tên viết bằng chữ Latin, ví dụ: Victor Hugo, Albert Einstein, Thomas Edison, Paris, New York,... Hai là, chuyển tự sang chữ Latin, nếu đó là tên viết bằng các chữ ghi âm không phải chữ Latin, ví dụ: Volga, Moskva, Sankt Peterburg,... Ba là, trong trường hợp không chuyển tự được thì viết như cách viết trong tiếng Anh, ví dụ: Tokyo, Fuzhou, Zhejiang, Nile, Cleopatra,...
Theo GS Thuyết, việc áp dụng quy định này có lợi so với cách phiên âm có gạch nối, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài. Quy định này cũng phù hợp với một thực tế là theo chương trình giáo dục mới, học sinh sẽ được học ngoại ngữ từ lớp 3.
GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông. Ảnh: TL
Đối với tên các môn học, chuyên ngành khoa học, dự thảo quy định viết hoa chữ cái đầu tiên, ví dụ: Địa lí, Hoá học, Ngữ văn, Di truyền học,...
Đối với tên các thiên thể (sử dụng với tư cách thuật ngữ thiên văn học, khoa học trái đất), tên các năm âm lịch, tên các dân tộc, tùy trường hợp, viết theo quy tắc áp dụng cho ngôn ngữ đơn tiết hoặc đa tiết. Ví dụ: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng, Sao Kim; Ất Mùi, Quý Tỵ; (dân tộc) Hà Nhì, (dân tộc) Ba-na,... Tên các huân chương, huy chương, danh hiệu, giải thưởng: Huân chương Lao động, hạng Nhất, Huy chương Vàng, Anh hùng Lao động, Nghệ sĩ Nhân dân, Giải thưởng Sáng tạo,...
Thống nhất viết “i” hay “y”
Dự thảo quy định mới vẫn giữ cách viết đã được Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Giáo dục quy định từ năm 1980: Thống nhất viết âm “i” bằng chữ “i” sau các phụ âm h, k, l, m, s, t trong những âm tiết không có phụ âm cuối, ví dụ: hi sinh (không viết hy sinh), bác sĩ (không viết bác sỹ),… Mặc dù có ý kiến đề nghị thay đổi nhưng Ban soạn thảo cho rằng quy định của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Giáo dục trước đây có lí, và nên giữ để tránh làm xáo trộn một thói quen đã hình thành sau gần 40 năm áp dụng.
Về vị trí đặt dấu thanh, Dự thảo quy định đặt dấu thanh vào âm chính. Điều này phù hợp với kết quả phân tích ngôn ngữ học: Trong tiếng Việt, thanh điệu bao giờ cũng rơi vào âm chính. Trong trường hợp âm chính được thể hiện bằng một chữ cái, dấu thanh được đặt trên hoặc dưới chữ cái đó, ví dụ: Nhà, vịt, hoà (trong tiếng “hòa”, dấu thanh đặt trên âm chính “a” vì “o” chỉ là âm đệm).
Trong trường hợp âm chính được thể hiện bằng hai chữ cái, thì: a) Đối với các kí hiệu ia, ua, ưa, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ nhất. Ví dụ: bìa, lụa, lửa,...; b) Đối với các kí hiệu iê, yê, uô, ươ, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ hai. Ví dụ: biển, thuyền, nhuộm, được,...
Về thuật ngữ khoa học, trong trường hợp tiếng Việt đã có sẵn thuật ngữ tương ứng với thuật ngữ ngước ngoài hoặc việc dịch thuật ngữ sang tiếng Việt đảm bảo dễ hiểu thì sử dụng thuật ngữ tiếng Việt, ví dụ: Tam giác, tam giác cân, hình bình hành, nhôm, đồng, chì, bạc, vàng,…
Tuy nhiên, với những thuật ngữ có tính hệ thống, có khả năng tạo ra nhiều thuật ngữ cùng gốc hoặc các thuật ngữ dẫn chiếu đến các ký hiệu, công thức thông dụng thì cần viết nguyên dạng tiếng nước ngoài.
Ví dụ, trong Hóa học, có nhiều hợp chất, nếu dịch tên các hợp chất này sang tiếng Việt hay phiên âm theo kiểu cũ thì sẽ cản trở học sinh tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài .
Đối với các trường hợp tồn tại nhiều cách viết khác nhau như dập dờn và rập rờn; sum suê và xum xuê thì áp dụng theo Từ điển tiếng Việt của Viên Ngôn ngữ học.
GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh: Phạm vi áp dụng quy định này là chương trình, SGK mới. Việc sử dụng thống nhất trong toàn ngành giáo dục sẽ tạo ra một lớp người mới quen với cách viết này, dần dần những quy định mang tính hợp lý sẽ lan tỏa ra toàn xã hội.