2018-03-07, 04:17 PM
https://www.nrdc.org/experts/andrea-spac...ntion-week
Tuesday, 06/03/2018 - 11:04:58
California khuyên dân đừng phí phạm thức ăn
Có bao nhiêu lần bạn đi dự tiệc và thấy cảnh bỏ mứa thức ăn như thế này? (Getty Images)
Mỗi năm một gia đình trung bình ở Mỹ gồm bốn người thải 1,000 pound rác thực phẩm (hơn 450 kg), gây tốn kém khoảng $1,500. Tính ở cấp độ quốc gia, có tới 40 phần trăm trong khối lượng nguồn lương thực của chúng ta không được ăn.
Một lượng rác lớn khủng khiếp xảy ra trên suốt chuỗi cung ứng, thường là một lúc một chút ít, và theo những cách thức mà người ta có thể cảm thấy không đáng kể, nhưng cộng thêm vào một khối lượng thực phẩm rất lớn.
Với lương thực bị thải bỏ này, chúng ta đang phá hoại mọi nguồn lực cần thiết để trồng trọt, chế biến và vận chuyển khối lượng đó, trong khi mất tiền và đẩy nhanh mức thay đổi khí hậu. Thực vậy, hơn 20 phần trăm trong lượng nước mà giới nông dân Mỹ dùng để trồng những loại lương thực rốt cuộc bị đổ vào thùng rác.
Ở California, nơi hạn hán thường gây thiệt hại cho nguồn cung cấp nước, và là nơi trồng gần một nửa trong tổng khối lượng trái cây, hạt nut, và rau củ của nước Mỹ. Vì vậy, để giúp chống lại vấn đề này, tiểu bang đang phát động tuần này, từ ngày 5 tới ngày 9 tháng Ba, là Tuần Lễ Ngăn Ngừa Rác Thực Phẩm (Food Waste Prevention Week).
Trong tuần đó, một loạt đối tác, trong đó có Thống Đốc Jerry Brown và một loạt các cơ quan tiểu bang, đang nâng cao ý thức về việc tất cả chúng ta cần phải tham gia vào việc thay đổi những lối ứng xử dẫn đến tình trạng lãng phí thực phẩm. Trong cả tuần lễ đó, chúng ta được khuyến khích nói về những trở ngại khiến cho chúng ta không tận dụng tối đa thực phẩm mà chúng ta mua, và nói về những hoạt động mà chúng ta đang tham gia để tránh phí phạm. Hãy dùng hashtag #SaveTheFoodCA để tham gia cuộc hội thoại này.
Tiểu bang tập trung vào việc ngăn ngừa rác thực phẩm là điều đúng. Tương tự như khẩu hiệu “tiết giảm, tái sử dụng, tái chế,” Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA) có một bản hướng dẫn để dành ưu tiên cho các sách lược khác nhau về việc ngăn ngừa rác lương thực. Những hành động ở hàng đầu của Phẩm Trật Thu Hồi Thực Phẩm của EPA có những lợi ích về môi trường nhiều hơn so với những hành động hướng về phía dưới cùng, và thường cũng có những lợi ích về tài chánh và xã hội. Những hành động hữu hiệu nhất để giải quyết rác thải thực phẩm là các biện pháp phòng ngừa (còn gọi là giảm nguồn).
Việc ngăn ngừa không cho thực phẩm trở thành rác thải trước tiên thường mang lại những lợi ích lớn nhất về mặt tài chánh và môi trường. Việc phòng ngừa làm làm giảm chi phí mua, xử liệu và cuối cùng thải bỏ thực phẩm không được ăn. Điều đó cũng giúp tránh việc dùng nước, hóa chất nông nghiệp, năng lượng, và những nguồn lực khác được dùng để sản xuất, chế biến, vận chuyển, đóng gói và vứt bỏ thứ thực phẩm đó.
Có thể tựa như các hành động của chúng ta chỉ là một giọt nước trong chậu. Nhưng cho đến nay những người tiêu thụ là nguồn rác thực phẩm lớn nhất, thải ra nhiều hơn cả các tiệm tạp hóa và các nhà hàng cộng chung lại. Vì vậy những bước nhỏ mà chúng ta thực hiện trong sinh hoạt hàng ngày có thể làm cộng thêm trở nên một tác động lớn. Đó là lý do tại sao NRDC hợp lực với Ad Council (Hội Đồng Quảng Cáo) để phát động chiến dịch Save The Food để giúp sức người ta bằng những mẹo hay, thủ thuật và dụng cụ, để chống chọi lại vấn đề này trong nhà họ, và tiết kiệm được tiền trong khi làm như vậy.
Sau đây là một số mẹo giúp ngăn ngừa chất thải từ Save The Food:
Hãy mua sắm một cách khôn ngoan: Lập kế hoạch trước cho các bữa ăn trong tuần tuần. Hãy đi mua hàng với một danh sách. Bám lấy danh sách đó và tránh mua những thứ không cưỡng lại được.
Những phần thích hợp: Đừng mua hoặc dọn ra nhiều hơn mức bạn cần
Hãy thích đồ ăn còn thừa: Trong khi bạn lập kế hoạch trước cho các bữa ăn, hãy soạn kế hoạch cho các buổi tối khi có lẽ bạn đi ăn ở ngoài, và khi bạn có thể có thức ăn thừa lại từ những bữa ăn trước đó. Hãy sáng tạo để đem lại một cuộc sống khác cho thức ăn sót lại. Những thứ đó có thể là sự khởi đầu của một món hầm hoặc món súp vào ngày hôm sau?
Đông lạnh: Thực phẩm đông lạnh sẽ giữ được lâu hơn. Hầu như mọi thứ đều có thể được đông lạnh! Nhưng hãy chi phần ra, dán nhãn và ghi ngày tháng nơi đồ ăn để dọn ra sau đó.
Hãy sắm đồn trong bếp trước khi đi tới cửa hàng: Coi lại tủ lạnh, tủ đá và tủ đựng thức ăn, để tìm những món cần được đem ra dùng, trước khi bạn ăn những món mới.
Đừng bị đánh lừa bởi các tấm nhãn đề ngày: Thực phẩm không bị hư một cách như ma thuật ngay khi nhãn trên bao bì đã quá hạn. Những mục ghi ngày tháng bán, hạn sử dùng, và ngày tốt nhất để dùng, thường là những đề nghị gợi ý của nhà sản xuất, khi một món hàng có lẽ đạt phẩm chất mức cao nhất. Lý tưởng nhất là chính phủ liên bang nên tiêu chuẩn hóa nhãn ghi thời hạn thực phẩm, để làm giảm sự hiểu lầm, và chúng ta đang cố gắng làm cho học thực hiện điều ấy! Nhưng trong lúc đó, hãy học cách thức hiểu rõ những tấm nhãn này, và cậy dựa nhiều hơn vào những cảm giác của chính bạn để đánh giá phẩm chất thực phẩm.
Tuesday, 06/03/2018 - 11:04:58
California khuyên dân đừng phí phạm thức ăn
Có bao nhiêu lần bạn đi dự tiệc và thấy cảnh bỏ mứa thức ăn như thế này? (Getty Images)
Mỗi năm một gia đình trung bình ở Mỹ gồm bốn người thải 1,000 pound rác thực phẩm (hơn 450 kg), gây tốn kém khoảng $1,500. Tính ở cấp độ quốc gia, có tới 40 phần trăm trong khối lượng nguồn lương thực của chúng ta không được ăn.
Một lượng rác lớn khủng khiếp xảy ra trên suốt chuỗi cung ứng, thường là một lúc một chút ít, và theo những cách thức mà người ta có thể cảm thấy không đáng kể, nhưng cộng thêm vào một khối lượng thực phẩm rất lớn.
Với lương thực bị thải bỏ này, chúng ta đang phá hoại mọi nguồn lực cần thiết để trồng trọt, chế biến và vận chuyển khối lượng đó, trong khi mất tiền và đẩy nhanh mức thay đổi khí hậu. Thực vậy, hơn 20 phần trăm trong lượng nước mà giới nông dân Mỹ dùng để trồng những loại lương thực rốt cuộc bị đổ vào thùng rác.
Ở California, nơi hạn hán thường gây thiệt hại cho nguồn cung cấp nước, và là nơi trồng gần một nửa trong tổng khối lượng trái cây, hạt nut, và rau củ của nước Mỹ. Vì vậy, để giúp chống lại vấn đề này, tiểu bang đang phát động tuần này, từ ngày 5 tới ngày 9 tháng Ba, là Tuần Lễ Ngăn Ngừa Rác Thực Phẩm (Food Waste Prevention Week).
Trong tuần đó, một loạt đối tác, trong đó có Thống Đốc Jerry Brown và một loạt các cơ quan tiểu bang, đang nâng cao ý thức về việc tất cả chúng ta cần phải tham gia vào việc thay đổi những lối ứng xử dẫn đến tình trạng lãng phí thực phẩm. Trong cả tuần lễ đó, chúng ta được khuyến khích nói về những trở ngại khiến cho chúng ta không tận dụng tối đa thực phẩm mà chúng ta mua, và nói về những hoạt động mà chúng ta đang tham gia để tránh phí phạm. Hãy dùng hashtag #SaveTheFoodCA để tham gia cuộc hội thoại này.
Tiểu bang tập trung vào việc ngăn ngừa rác thực phẩm là điều đúng. Tương tự như khẩu hiệu “tiết giảm, tái sử dụng, tái chế,” Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA) có một bản hướng dẫn để dành ưu tiên cho các sách lược khác nhau về việc ngăn ngừa rác lương thực. Những hành động ở hàng đầu của Phẩm Trật Thu Hồi Thực Phẩm của EPA có những lợi ích về môi trường nhiều hơn so với những hành động hướng về phía dưới cùng, và thường cũng có những lợi ích về tài chánh và xã hội. Những hành động hữu hiệu nhất để giải quyết rác thải thực phẩm là các biện pháp phòng ngừa (còn gọi là giảm nguồn).
Việc ngăn ngừa không cho thực phẩm trở thành rác thải trước tiên thường mang lại những lợi ích lớn nhất về mặt tài chánh và môi trường. Việc phòng ngừa làm làm giảm chi phí mua, xử liệu và cuối cùng thải bỏ thực phẩm không được ăn. Điều đó cũng giúp tránh việc dùng nước, hóa chất nông nghiệp, năng lượng, và những nguồn lực khác được dùng để sản xuất, chế biến, vận chuyển, đóng gói và vứt bỏ thứ thực phẩm đó.
Có thể tựa như các hành động của chúng ta chỉ là một giọt nước trong chậu. Nhưng cho đến nay những người tiêu thụ là nguồn rác thực phẩm lớn nhất, thải ra nhiều hơn cả các tiệm tạp hóa và các nhà hàng cộng chung lại. Vì vậy những bước nhỏ mà chúng ta thực hiện trong sinh hoạt hàng ngày có thể làm cộng thêm trở nên một tác động lớn. Đó là lý do tại sao NRDC hợp lực với Ad Council (Hội Đồng Quảng Cáo) để phát động chiến dịch Save The Food để giúp sức người ta bằng những mẹo hay, thủ thuật và dụng cụ, để chống chọi lại vấn đề này trong nhà họ, và tiết kiệm được tiền trong khi làm như vậy.
Sau đây là một số mẹo giúp ngăn ngừa chất thải từ Save The Food:
Hãy mua sắm một cách khôn ngoan: Lập kế hoạch trước cho các bữa ăn trong tuần tuần. Hãy đi mua hàng với một danh sách. Bám lấy danh sách đó và tránh mua những thứ không cưỡng lại được.
Những phần thích hợp: Đừng mua hoặc dọn ra nhiều hơn mức bạn cần
Hãy thích đồ ăn còn thừa: Trong khi bạn lập kế hoạch trước cho các bữa ăn, hãy soạn kế hoạch cho các buổi tối khi có lẽ bạn đi ăn ở ngoài, và khi bạn có thể có thức ăn thừa lại từ những bữa ăn trước đó. Hãy sáng tạo để đem lại một cuộc sống khác cho thức ăn sót lại. Những thứ đó có thể là sự khởi đầu của một món hầm hoặc món súp vào ngày hôm sau?
Đông lạnh: Thực phẩm đông lạnh sẽ giữ được lâu hơn. Hầu như mọi thứ đều có thể được đông lạnh! Nhưng hãy chi phần ra, dán nhãn và ghi ngày tháng nơi đồ ăn để dọn ra sau đó.
Hãy sắm đồn trong bếp trước khi đi tới cửa hàng: Coi lại tủ lạnh, tủ đá và tủ đựng thức ăn, để tìm những món cần được đem ra dùng, trước khi bạn ăn những món mới.
Đừng bị đánh lừa bởi các tấm nhãn đề ngày: Thực phẩm không bị hư một cách như ma thuật ngay khi nhãn trên bao bì đã quá hạn. Những mục ghi ngày tháng bán, hạn sử dùng, và ngày tốt nhất để dùng, thường là những đề nghị gợi ý của nhà sản xuất, khi một món hàng có lẽ đạt phẩm chất mức cao nhất. Lý tưởng nhất là chính phủ liên bang nên tiêu chuẩn hóa nhãn ghi thời hạn thực phẩm, để làm giảm sự hiểu lầm, và chúng ta đang cố gắng làm cho học thực hiện điều ấy! Nhưng trong lúc đó, hãy học cách thức hiểu rõ những tấm nhãn này, và cậy dựa nhiều hơn vào những cảm giác của chính bạn để đánh giá phẩm chất thực phẩm.