2018-02-28, 11:23 PM
Báo tiếng Hoa mọc như nấm ở Campuchia
25/02/2018 15:33 GMT+7
TTO - Làn sóng người Trung Quốc đến Campuchia du lịch và làm ăn đang kéo theo sự nở rộ của các tờ báo tiếng Trung ở nước này. Không ít bài học xương máu đã được rút ra từ đó.
Báo in tiếng Trung được bày bán bên cạnh các tờ báo tiếng Khmer và tiếng Anh ở thủ đô Phnom Penh - Ảnh chụp màn hình
Anh Phlong Vichet bước chân vào làng báo Campuchia đã hơn 10 năm, làm việc cho một tờ báo tiếng Trung của Campuchia. Đó là thời gian đủ để Vichet quan sát và nhìn thấy sự thay đổi trong mối quan hệ giữa đất nước chùa tháp và Trung Quốc.
Bắc Kinh bắt đầu dành tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ hơn cho đất nước nhỏ bé trên bán đảo Đông Dương. Thủ đô Phnom Penh của Campuchia trở thành một "tiểu Bắc Kinh" khi người Trung Quốc đến và đầu tư vào các công trình xây dựng, đầu cơ bất động sản.
Sihanoukville, thành phố biển ở tây nam Campuchia, trở thành con gà đẻ trứng vàng mới với những casino mọc lên như nấm sau mưa.
Người Trung Quốc tới đây rất đông nhưng không thấy họ vào ban ngày đâu. Đêm xuống họ mới ra ngoài
Ông SOK SONG (chủ một khách sạn và là phó chủ tịch Hiệp hội thương mại Sihanoukville) nói với báo Financial Times
Đón gió Trung Quốc
Vichet không muốn ngồi nhìn nữa, anh quyết định hành động và việc đầu tiên anh làm là xin nghỉ ở Thời báo Thương Mại - một trong ba tờ báo in lớn bằng tiếng Trung ở Campuchia.
Giấy phép suôn sẻ, Vichet trở thành ông chủ của một tờ báo điện tử bằng tiếng Trung chỉ một tháng sau khi nghỉ việc.
"Chúng tôi sẽ trở thành tờ báo điện tử tiếng Trung hàng đầu Campuchia. Ngày càng nhiều nhà đầu tư và khách du lịch Trung Quốc đến Campuchia, kéo theo nhu cầu đọc tin tức Campuchia bằng tiếng Trung, nhất là ở thủ đô Phnom Penh" - anh Vichet tỏ ra lạc quan.
Trong vòng một tháng, trang Facebook của tờ báo của anh thu hút được hơn 20.000 lượt thích, lượng truy cập trang luôn ở mức 4.000 mỗi ngày.
Vichet không phải là người duy nhất thấy được những ảnh hưởng và sự hiện diện ngày càng rõ của Trung Quốc tại Campuchia. Một cuộc cạnh tranh trong nội bộ làng báo Campuchia vì những người mới đến đã thực sự bắt đầu.
Campuchia có ba tờ báo in bằng tiếng Trung chính: nhật báo Sin Chew, nhật báo Jian Hua và Thời báo Thương Mại Campuchia. Nhưng cho dù có in bằng tiếng Trung, tất cả đều phải đối mặt với sự cạnh tranh của các đối thủ điện tử trong những năm gần đây.
Đó không phải là Thời báo Campuchia Trung Quốc vừa mới ra đời của Vichet hay những cái tên đại loại thế. Đó là hàng chục, hàng trăm trang Facebook không chính thức, các blog và tài khoản WeChat ngày ngày cung cấp các tin tức ở Campuchia bằng tiếng Trung cho bạn đọc.
Thế độc quyền tin tức tiếng Trung bằng báo in đã gần như bị phá vỡ ở Campuchia.
Một số tờ báo địa phương đã thành lập từ trước cũng bắt đầu mở bản tiếng Trung, tất nhiên là phiên bản điện tử. Điển hình như Fresh News, trang tin về Campuchia bằng tiếng Anh, đã thấy cơ hội từ làn sóng người Trung Quốc đến Campuchia và mở ngay một trang tin bằng tiếng Trung.
Ông Sok Huy, tổng biên tập nhật báo Jian Hua, tin rằng các tờ báo in Campuchia vẫn sống khỏe bất chấp làn sóng thoái trào và nhường sân cho báo điện tử trên thế giới.
"Doanh số của chúng tôi trong năm 2017 vẫn tăng so với năm 2016 và năm trước đó. Số tiền thu được từ quảng cáo tăng qua từng năm, mặc dù chúng tôi vẫn chưa thể kiếm lời từ tờ báo in".
Không lo về tiền
Theo Hội người Trung Quốc ở Campuchia, hiện có khoảng 20.000 người Trung Quốc đang sinh sống tại Campuchia.
Trong khi nhu cầu đọc tin tức của những người này là vẫn có, với sự xuất hiện ngày càng nhiều tờ báo tiếng Trung ở Campuchia, miếng bánh đang ngày càng nhỏ lại, đồng nghĩa cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn.
Đó là chưa kể đến cuộc đấu tranh bên trong các tờ báo, về việc tiếp tục giữ báo in hay chuyển hẳn sang báo điện tử trong bối cảnh ngày càng nhiều độc giả Trung Quốc chuyển sang đọc báo mạng.
Ngoại trừ tờ báo điện tử của anh Vichet, các tờ báo in tiếng Trung khác ở Campuchia đều có các ông chủ giàu sụ người Campuchia hoặc Trung Quốc đứng đằng sau.
"Người Trung Quốc ngày càng quan tâm tới tình hình Campuchia" - một nhân viên tại nhật báo Sin Chew tiết lộ.
"Mỗi khi có sự vụ gì đó liên quan tới các quan chức cấp cao Campuchia, các tờ báo và cơ quan truyền thông tại Trung Quốc đều lấy nguồn từ báo của chúng tôi" - anh này tỏ vẻ tự hào.
Thời báo Thương Mại hay Jian Hua đều được Pung Kheav Se chống lưng. Ông này là một doanh nhân gốc Hoa giàu có và nổi tiếng ở Campuchia, là ông chủ của Canadia Bank và Quỹ đầu tư nước ngoài Campuchia.
Còn nhật báo Sin Chew thuộc sở hữu của một công dân Malaysia, theo báo Phnom Penh Post.
Ông Moeun Chhean Nariddh, giám đốc Viện Nghiên cứu truyền thông Campuchia, cho rằng những tờ báo Campuchia bằng tiếng Trung đang góp phần kéo quan hệ hai nước gần lại.
"Các nhà ngoại giao Trung Quốc có thể hiểu rõ thêm tình hình tại Campuchia, những hệ quả từ làn sóng người Trung Quốc tới Campuchia, để từ đó đưa ra giải pháp thích hợp" - ông Nariddh đúc kết.
Dân Campuchia thấy khó chịu
Sự hiện diện của người Trung Quốc tại thành phố Sihanoukville đã dẫn tới sự khó chịu của một bộ phận không nhỏ người Campuchia. Các casino mọc ầm ầm trên đất Campuchia nhưng không đem lại lợi ích việc làm bởi tất cả nhân viên đều là người từ Trung Quốc sang.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia hồi đầu tháng 2 đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Campuchia đừng kiêng nể và hãy xử lý mạnh tay các trường hợp người Trung Quốc cư xử không đúng mực ở đất nước chùa tháp.
BẢO DUY
25/02/2018 15:33 GMT+7
TTO - Làn sóng người Trung Quốc đến Campuchia du lịch và làm ăn đang kéo theo sự nở rộ của các tờ báo tiếng Trung ở nước này. Không ít bài học xương máu đã được rút ra từ đó.
Báo in tiếng Trung được bày bán bên cạnh các tờ báo tiếng Khmer và tiếng Anh ở thủ đô Phnom Penh - Ảnh chụp màn hình
Anh Phlong Vichet bước chân vào làng báo Campuchia đã hơn 10 năm, làm việc cho một tờ báo tiếng Trung của Campuchia. Đó là thời gian đủ để Vichet quan sát và nhìn thấy sự thay đổi trong mối quan hệ giữa đất nước chùa tháp và Trung Quốc.
Bắc Kinh bắt đầu dành tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ hơn cho đất nước nhỏ bé trên bán đảo Đông Dương. Thủ đô Phnom Penh của Campuchia trở thành một "tiểu Bắc Kinh" khi người Trung Quốc đến và đầu tư vào các công trình xây dựng, đầu cơ bất động sản.
Sihanoukville, thành phố biển ở tây nam Campuchia, trở thành con gà đẻ trứng vàng mới với những casino mọc lên như nấm sau mưa.
Người Trung Quốc tới đây rất đông nhưng không thấy họ vào ban ngày đâu. Đêm xuống họ mới ra ngoài
Ông SOK SONG (chủ một khách sạn và là phó chủ tịch Hiệp hội thương mại Sihanoukville) nói với báo Financial Times
Đón gió Trung Quốc
Vichet không muốn ngồi nhìn nữa, anh quyết định hành động và việc đầu tiên anh làm là xin nghỉ ở Thời báo Thương Mại - một trong ba tờ báo in lớn bằng tiếng Trung ở Campuchia.
Giấy phép suôn sẻ, Vichet trở thành ông chủ của một tờ báo điện tử bằng tiếng Trung chỉ một tháng sau khi nghỉ việc.
"Chúng tôi sẽ trở thành tờ báo điện tử tiếng Trung hàng đầu Campuchia. Ngày càng nhiều nhà đầu tư và khách du lịch Trung Quốc đến Campuchia, kéo theo nhu cầu đọc tin tức Campuchia bằng tiếng Trung, nhất là ở thủ đô Phnom Penh" - anh Vichet tỏ ra lạc quan.
Trong vòng một tháng, trang Facebook của tờ báo của anh thu hút được hơn 20.000 lượt thích, lượng truy cập trang luôn ở mức 4.000 mỗi ngày.
Vichet không phải là người duy nhất thấy được những ảnh hưởng và sự hiện diện ngày càng rõ của Trung Quốc tại Campuchia. Một cuộc cạnh tranh trong nội bộ làng báo Campuchia vì những người mới đến đã thực sự bắt đầu.
Campuchia có ba tờ báo in bằng tiếng Trung chính: nhật báo Sin Chew, nhật báo Jian Hua và Thời báo Thương Mại Campuchia. Nhưng cho dù có in bằng tiếng Trung, tất cả đều phải đối mặt với sự cạnh tranh của các đối thủ điện tử trong những năm gần đây.
Đó không phải là Thời báo Campuchia Trung Quốc vừa mới ra đời của Vichet hay những cái tên đại loại thế. Đó là hàng chục, hàng trăm trang Facebook không chính thức, các blog và tài khoản WeChat ngày ngày cung cấp các tin tức ở Campuchia bằng tiếng Trung cho bạn đọc.
Thế độc quyền tin tức tiếng Trung bằng báo in đã gần như bị phá vỡ ở Campuchia.
Một số tờ báo địa phương đã thành lập từ trước cũng bắt đầu mở bản tiếng Trung, tất nhiên là phiên bản điện tử. Điển hình như Fresh News, trang tin về Campuchia bằng tiếng Anh, đã thấy cơ hội từ làn sóng người Trung Quốc đến Campuchia và mở ngay một trang tin bằng tiếng Trung.
Ông Sok Huy, tổng biên tập nhật báo Jian Hua, tin rằng các tờ báo in Campuchia vẫn sống khỏe bất chấp làn sóng thoái trào và nhường sân cho báo điện tử trên thế giới.
"Doanh số của chúng tôi trong năm 2017 vẫn tăng so với năm 2016 và năm trước đó. Số tiền thu được từ quảng cáo tăng qua từng năm, mặc dù chúng tôi vẫn chưa thể kiếm lời từ tờ báo in".
Không lo về tiền
Theo Hội người Trung Quốc ở Campuchia, hiện có khoảng 20.000 người Trung Quốc đang sinh sống tại Campuchia.
Trong khi nhu cầu đọc tin tức của những người này là vẫn có, với sự xuất hiện ngày càng nhiều tờ báo tiếng Trung ở Campuchia, miếng bánh đang ngày càng nhỏ lại, đồng nghĩa cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn.
Đó là chưa kể đến cuộc đấu tranh bên trong các tờ báo, về việc tiếp tục giữ báo in hay chuyển hẳn sang báo điện tử trong bối cảnh ngày càng nhiều độc giả Trung Quốc chuyển sang đọc báo mạng.
Ngoại trừ tờ báo điện tử của anh Vichet, các tờ báo in tiếng Trung khác ở Campuchia đều có các ông chủ giàu sụ người Campuchia hoặc Trung Quốc đứng đằng sau.
"Người Trung Quốc ngày càng quan tâm tới tình hình Campuchia" - một nhân viên tại nhật báo Sin Chew tiết lộ.
"Mỗi khi có sự vụ gì đó liên quan tới các quan chức cấp cao Campuchia, các tờ báo và cơ quan truyền thông tại Trung Quốc đều lấy nguồn từ báo của chúng tôi" - anh này tỏ vẻ tự hào.
Thời báo Thương Mại hay Jian Hua đều được Pung Kheav Se chống lưng. Ông này là một doanh nhân gốc Hoa giàu có và nổi tiếng ở Campuchia, là ông chủ của Canadia Bank và Quỹ đầu tư nước ngoài Campuchia.
Còn nhật báo Sin Chew thuộc sở hữu của một công dân Malaysia, theo báo Phnom Penh Post.
Ông Moeun Chhean Nariddh, giám đốc Viện Nghiên cứu truyền thông Campuchia, cho rằng những tờ báo Campuchia bằng tiếng Trung đang góp phần kéo quan hệ hai nước gần lại.
"Các nhà ngoại giao Trung Quốc có thể hiểu rõ thêm tình hình tại Campuchia, những hệ quả từ làn sóng người Trung Quốc tới Campuchia, để từ đó đưa ra giải pháp thích hợp" - ông Nariddh đúc kết.
Dân Campuchia thấy khó chịu
Sự hiện diện của người Trung Quốc tại thành phố Sihanoukville đã dẫn tới sự khó chịu của một bộ phận không nhỏ người Campuchia. Các casino mọc ầm ầm trên đất Campuchia nhưng không đem lại lợi ích việc làm bởi tất cả nhân viên đều là người từ Trung Quốc sang.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia hồi đầu tháng 2 đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Campuchia đừng kiêng nể và hãy xử lý mạnh tay các trường hợp người Trung Quốc cư xử không đúng mực ở đất nước chùa tháp.
BẢO DUY