2018-02-21, 02:04 AM
20/02/2018 - 10:31:37
14px
Giáo Sư Việt ở Pháp tố cáo bộ trưởng giáo dục CSVN tự đạo văn, không xứng đáng với chức vụ nào
Bộ Trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ tránh trả lời về nghi vấn “đạo văn.” (GT)
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng tại Đại Học Toulouse, Pháp, đã gửi một báo cáo đến Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước của Việt Nam, đưa ra bằng chứng là bộ trưởng giáo dục và đào tạo của CSVN đã phạm lỗi “đạo văn.” Bản báo cáo cũng được công bố trên mạng, dẫn đến những lời kêu gọi bộ trưởng từ chức.
Theo tin của đài VOA tại Hoa Thịnh Đốn, bản báo cáo 10 trang được Giáo Sư Dũng gửi ngày 18 tháng Hai vừa qua tới tổng thư ký của hội đồng là GS Trần Văn Nhung, nói về “sự giả khoa học” cũng như “thiếu cả về đạo đức và trình độ” của Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Hai vấn đề được đề cập ở các vị trí đứng đầu trong báo cáo là các hành vi “tự đạo văn” và “trích dẫn khống” của ông Nhạ.
GS Dũng và các cộng sự tập trung vào các bằng chứng trong hai bài báo bằng tiếng Anh của ông Nhạ và một tác giả khác, công bố năm 2013 và 2014, để nhận định ông Nhạ đã tự đạo văn, một thuật ngữ chỉ việc sao chép bài viết hoặc báo cáo cũ của bản thân đã từng công bố chính thức, nay giả vờ là mới.
Thẩm định của nhóm GS Dũng với nhu liệu tra cứu Turnitin cho thấy có 48% nội dung của bài năm 2013 được sao chép lại y nguyên vào bài năm 2014. Nhưng nếu tính cả những chỗ được viết lại, vẫn cùng nội dung nhưng dùng câu chữ khác đi để ngụy trang, có thể nói hai bài giống nhau gần 100%, báo cáo do GS Dũng công bố cho hay.
Về vấn đề trích dẫn, bản báo cáo nêu ra ba bài viết khoa học do ông Nhạ và một số người khác làm tác giả. Các dấu hiệu bất thường về trích dẫn trong các bài này gồm viết tên tác giả người Tây Phương bằng tên riêng thay vì tên họ đối với một số bài trong danh sách tài liệu tham khảo; nhiều bài được đưa vào danh sách tham khảo song không thấy được trích dẫn trong bài viết khoa học; một số câu ông Nhạ và đồng tác giả viết là họ trích dẫn từ các học giả khác, song trên thực tế không thể truy ra nguồn, hay còn gọi là trích dẫn khống.
Một điều bất thường nữa mà vị giáo sư tại Đại Học Toulouse nêu ra là hai bài báo của ông Phùng Xuân Nhạ được cho là đã công bố quốc tế thực ra lại đăng trên một tạp chí “giả khoa học.”
Theo GS Dũng, hai bài báo của ông Nhạ được đăng trên tạp chí Asian Social Science năm 2014. Nhưng danh mục Scopus - cơ sở dữ liệu lớn nhất về các tạp chí khoa học có uy tín - không công nhận đó là tạp chí khoa học và đã loại nó khỏi danh sách Scopus từ sau năm 2015.
Báo cáo của GS Dũng cũng lưu ý đến trình độ tiếng Anh kém của Bộ Trưởng Nhạ. Báo cáo nói các bài báo bằng tiếng Anh của ông Nhạ có quá nhiều lỗi sai và cấu trúc câu lủng củng như thể đã được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh một cách gượng gạo (dịch bằng Google?).
Với các bằng chứng thu thập được, báo cáo gửi đến Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước khẳng định ông Phùng Xuân Nhạ “vừa thiếu đạo đức vừa kém về trình độ” và “hoàn toàn không xứng đáng” với chức danh giáo sư mà ông được phong năm 2016.
GS Nguyễn Tiến Dũng và các cộng sự viết trong báo cáo rằng việc phong giáo sư cho ông Nhạ cần được rà soát lại một cách rất nghiêm túc, bởi một hội đồng thẩm định độc lập, không chịu bất kỳ sức ép hay sự thao túng nào nào từ phía ông Nhạ. Bộ Trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ hiện cũng là chủ tịch Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước.
Báo cáo nhấn mạnh những bằng chứng như vậy cho thấy người đang nắm chức bộ trưởng giáo dục và đào tạo lại là “một gương xấu” cho nền giáo dục và khoa học Việt Nam. Không chỉ dừng ở nhận xét đó, vị giáo sư ở Pháp và các cộng sự còn nhận định rằng vì “tính giả khoa học” của bộ trưởng Nhạ, nên các chính sách và khuyến cáo mà ông ta đưa ra “đều không đáng tin cậy và có thể gây ra các thiệt hại lớn cho đất nước.”
Sau khi báo cáo được gửi đi cũng như được đăng trên một số trang mạng và diễn đàn của giới khoa học Việt Nam, nó đã được chia sẻ rộng rãi bởi nhiều người sử dụng mạng xã hội, thu hút hàng nghìn “phản ứng” và hàng trăm ý kiến bình luận.
Một số người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội như nhà báo Trương Huy San, còn biết đến với tên Huy Đức, thậm chí đã kêu gọi ông Nhạ từ chức bộ trưởng.
Không bao giờ có thể hy vọng hệ thống chính trị này có một lời trả lời nào. Sau đó họ có sửa hay không, chúng ta không bao giờ có thể biết được. Nhưng thường là có thay đổi chút ít. Đấy là câu trả lời của họ, nhưng là câu trả lời gián tiếp.
GS Dũng cho VOA biết hôm thứ Ba, 20/2, là sau khi báo cáo của nhóm ông gửi đến hội đồng của Việt Nam và cá nhân ông Nhạ, đã có hồi đáp từ GS Nhung, người đứng đầu hội đồng, rằng họ đã nhận được báo cáo, còn ông Nhạ chưa có hồi âm gì.
Từ bề dày hiểu biết trong công việc và kinh nghiệm sống ở Việt Nam, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh, một giảng viên đại học ở Hà Nội, người cũng quan tâm nhiều đến câu chuyện của liên quan đến vị bộ trưởng GD-ĐT, đưa ra dự báo với VOA về những gì Bộ GD-ĐT nói chung và Bộ trưởng Nhạ nói riêng có thể làm:
“Không bao giờ có thể hy vọng hệ thống chính trị này có một lời trả lời nào. Sau đó họ có sửa hay không, chúng ta không bao giờ có thể biết được. Nhưng thường là có thay đổi chút ít. Đấy là câu trả lời của họ, nhưng là câu trả lời gián tiếp. Họ không bao giờ cho chúng ta một câu trả lời trực tiếp đâu.”
Đánh giá rằng báo cáo của GS Nguyễn Tiến Dũng là một “đóng góp tốt,” song bà Ánh cho rằng chuẩn mực học thuật, điều kiện làm việc, bối cảnh của Việt Nam và thế giới rất xa nhau, do đó, dùng chuẩn thế giới để “đo” giới học thuật Việt Nam có thể là “khiên cưỡng.”
Mặc dù vậy, nữ giảng viên đại học cũng nhận xét rằng việc góp ý, phê phán từ các đồng nghiệp ở nước ngoài là cần thiết để Việt Nam nhìn thấy ngành giáo dục, khoa học của mình đang cách thế giới bao xa. Theo bà, điều đó sẽ có tác dụng như một “gợi ý” hay “sức ép” để nhà nước thay đổi chuẩn về giáo sư, phó giáo sư
Đối với các ý kiến này, GS Dũng đưa ra quan điểm:
“Nếu mà người nước ngoài họ làm được 10 công trình, người Việt Nam làm được hai công trình thôi cũng tính được làm giáo sư, cái chuyện đấy thì không sao cả. Tức là anh ở Việt Nam, điều kiện anh ít hơn thì có thể anh làm được ít hơn. Cái đấy theo tôi là bình thường. Cái chuyện mà tôi nêu ra không phải vấn đề đấy. Cái chuyện tôi nêu ra ở đây là giả khoa học, tức là một người không làm, làm bậy bạ, mà vẫn giả vờ như là làm được. Đấy là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.”
Tính chính danh của học hàm giáo sư của ông Nhạ bị nghi ngờ khi cách đây hơn một tuần dư luận xôn xao về số lượng người được công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2017 đã tăng đột biến so với các năm trước.
Sự ồn ào của dư luận đã dẫn đến việc thủ tướng Cộng Sản Việt Nam gửi công văn yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo “xem xét, rà soát” lại quy trình.
Trong một cuộc phỏng vấn, giáo sư lâu năm Đặng Hùng Võ dự báo với VOA rằng một số lượng người “đáng kể” sẽ bị tước học hàm do việc rà soát lại.
Hội đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước hồi đầu tháng này công bố số lượng các tân giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm 2017 là 1,226 người, trong đó đại đa số là giáo sư. Con số này gần gấp đôi năm 2016 và gấp 3 lần năm 2011.
14px
Giáo Sư Việt ở Pháp tố cáo bộ trưởng giáo dục CSVN tự đạo văn, không xứng đáng với chức vụ nào
Bộ Trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ tránh trả lời về nghi vấn “đạo văn.” (GT)
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng tại Đại Học Toulouse, Pháp, đã gửi một báo cáo đến Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước của Việt Nam, đưa ra bằng chứng là bộ trưởng giáo dục và đào tạo của CSVN đã phạm lỗi “đạo văn.” Bản báo cáo cũng được công bố trên mạng, dẫn đến những lời kêu gọi bộ trưởng từ chức.
Theo tin của đài VOA tại Hoa Thịnh Đốn, bản báo cáo 10 trang được Giáo Sư Dũng gửi ngày 18 tháng Hai vừa qua tới tổng thư ký của hội đồng là GS Trần Văn Nhung, nói về “sự giả khoa học” cũng như “thiếu cả về đạo đức và trình độ” của Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Hai vấn đề được đề cập ở các vị trí đứng đầu trong báo cáo là các hành vi “tự đạo văn” và “trích dẫn khống” của ông Nhạ.
GS Dũng và các cộng sự tập trung vào các bằng chứng trong hai bài báo bằng tiếng Anh của ông Nhạ và một tác giả khác, công bố năm 2013 và 2014, để nhận định ông Nhạ đã tự đạo văn, một thuật ngữ chỉ việc sao chép bài viết hoặc báo cáo cũ của bản thân đã từng công bố chính thức, nay giả vờ là mới.
Thẩm định của nhóm GS Dũng với nhu liệu tra cứu Turnitin cho thấy có 48% nội dung của bài năm 2013 được sao chép lại y nguyên vào bài năm 2014. Nhưng nếu tính cả những chỗ được viết lại, vẫn cùng nội dung nhưng dùng câu chữ khác đi để ngụy trang, có thể nói hai bài giống nhau gần 100%, báo cáo do GS Dũng công bố cho hay.
Về vấn đề trích dẫn, bản báo cáo nêu ra ba bài viết khoa học do ông Nhạ và một số người khác làm tác giả. Các dấu hiệu bất thường về trích dẫn trong các bài này gồm viết tên tác giả người Tây Phương bằng tên riêng thay vì tên họ đối với một số bài trong danh sách tài liệu tham khảo; nhiều bài được đưa vào danh sách tham khảo song không thấy được trích dẫn trong bài viết khoa học; một số câu ông Nhạ và đồng tác giả viết là họ trích dẫn từ các học giả khác, song trên thực tế không thể truy ra nguồn, hay còn gọi là trích dẫn khống.
Một điều bất thường nữa mà vị giáo sư tại Đại Học Toulouse nêu ra là hai bài báo của ông Phùng Xuân Nhạ được cho là đã công bố quốc tế thực ra lại đăng trên một tạp chí “giả khoa học.”
Theo GS Dũng, hai bài báo của ông Nhạ được đăng trên tạp chí Asian Social Science năm 2014. Nhưng danh mục Scopus - cơ sở dữ liệu lớn nhất về các tạp chí khoa học có uy tín - không công nhận đó là tạp chí khoa học và đã loại nó khỏi danh sách Scopus từ sau năm 2015.
Báo cáo của GS Dũng cũng lưu ý đến trình độ tiếng Anh kém của Bộ Trưởng Nhạ. Báo cáo nói các bài báo bằng tiếng Anh của ông Nhạ có quá nhiều lỗi sai và cấu trúc câu lủng củng như thể đã được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh một cách gượng gạo (dịch bằng Google?).
Với các bằng chứng thu thập được, báo cáo gửi đến Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước khẳng định ông Phùng Xuân Nhạ “vừa thiếu đạo đức vừa kém về trình độ” và “hoàn toàn không xứng đáng” với chức danh giáo sư mà ông được phong năm 2016.
GS Nguyễn Tiến Dũng và các cộng sự viết trong báo cáo rằng việc phong giáo sư cho ông Nhạ cần được rà soát lại một cách rất nghiêm túc, bởi một hội đồng thẩm định độc lập, không chịu bất kỳ sức ép hay sự thao túng nào nào từ phía ông Nhạ. Bộ Trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ hiện cũng là chủ tịch Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước.
Báo cáo nhấn mạnh những bằng chứng như vậy cho thấy người đang nắm chức bộ trưởng giáo dục và đào tạo lại là “một gương xấu” cho nền giáo dục và khoa học Việt Nam. Không chỉ dừng ở nhận xét đó, vị giáo sư ở Pháp và các cộng sự còn nhận định rằng vì “tính giả khoa học” của bộ trưởng Nhạ, nên các chính sách và khuyến cáo mà ông ta đưa ra “đều không đáng tin cậy và có thể gây ra các thiệt hại lớn cho đất nước.”
Sau khi báo cáo được gửi đi cũng như được đăng trên một số trang mạng và diễn đàn của giới khoa học Việt Nam, nó đã được chia sẻ rộng rãi bởi nhiều người sử dụng mạng xã hội, thu hút hàng nghìn “phản ứng” và hàng trăm ý kiến bình luận.
Một số người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội như nhà báo Trương Huy San, còn biết đến với tên Huy Đức, thậm chí đã kêu gọi ông Nhạ từ chức bộ trưởng.
Không bao giờ có thể hy vọng hệ thống chính trị này có một lời trả lời nào. Sau đó họ có sửa hay không, chúng ta không bao giờ có thể biết được. Nhưng thường là có thay đổi chút ít. Đấy là câu trả lời của họ, nhưng là câu trả lời gián tiếp.
GS Dũng cho VOA biết hôm thứ Ba, 20/2, là sau khi báo cáo của nhóm ông gửi đến hội đồng của Việt Nam và cá nhân ông Nhạ, đã có hồi đáp từ GS Nhung, người đứng đầu hội đồng, rằng họ đã nhận được báo cáo, còn ông Nhạ chưa có hồi âm gì.
Từ bề dày hiểu biết trong công việc và kinh nghiệm sống ở Việt Nam, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh, một giảng viên đại học ở Hà Nội, người cũng quan tâm nhiều đến câu chuyện của liên quan đến vị bộ trưởng GD-ĐT, đưa ra dự báo với VOA về những gì Bộ GD-ĐT nói chung và Bộ trưởng Nhạ nói riêng có thể làm:
“Không bao giờ có thể hy vọng hệ thống chính trị này có một lời trả lời nào. Sau đó họ có sửa hay không, chúng ta không bao giờ có thể biết được. Nhưng thường là có thay đổi chút ít. Đấy là câu trả lời của họ, nhưng là câu trả lời gián tiếp. Họ không bao giờ cho chúng ta một câu trả lời trực tiếp đâu.”
Đánh giá rằng báo cáo của GS Nguyễn Tiến Dũng là một “đóng góp tốt,” song bà Ánh cho rằng chuẩn mực học thuật, điều kiện làm việc, bối cảnh của Việt Nam và thế giới rất xa nhau, do đó, dùng chuẩn thế giới để “đo” giới học thuật Việt Nam có thể là “khiên cưỡng.”
Mặc dù vậy, nữ giảng viên đại học cũng nhận xét rằng việc góp ý, phê phán từ các đồng nghiệp ở nước ngoài là cần thiết để Việt Nam nhìn thấy ngành giáo dục, khoa học của mình đang cách thế giới bao xa. Theo bà, điều đó sẽ có tác dụng như một “gợi ý” hay “sức ép” để nhà nước thay đổi chuẩn về giáo sư, phó giáo sư
Đối với các ý kiến này, GS Dũng đưa ra quan điểm:
“Nếu mà người nước ngoài họ làm được 10 công trình, người Việt Nam làm được hai công trình thôi cũng tính được làm giáo sư, cái chuyện đấy thì không sao cả. Tức là anh ở Việt Nam, điều kiện anh ít hơn thì có thể anh làm được ít hơn. Cái đấy theo tôi là bình thường. Cái chuyện mà tôi nêu ra không phải vấn đề đấy. Cái chuyện tôi nêu ra ở đây là giả khoa học, tức là một người không làm, làm bậy bạ, mà vẫn giả vờ như là làm được. Đấy là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.”
Tính chính danh của học hàm giáo sư của ông Nhạ bị nghi ngờ khi cách đây hơn một tuần dư luận xôn xao về số lượng người được công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2017 đã tăng đột biến so với các năm trước.
Sự ồn ào của dư luận đã dẫn đến việc thủ tướng Cộng Sản Việt Nam gửi công văn yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo “xem xét, rà soát” lại quy trình.
Trong một cuộc phỏng vấn, giáo sư lâu năm Đặng Hùng Võ dự báo với VOA rằng một số lượng người “đáng kể” sẽ bị tước học hàm do việc rà soát lại.
Hội đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước hồi đầu tháng này công bố số lượng các tân giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm 2017 là 1,226 người, trong đó đại đa số là giáo sư. Con số này gần gấp đôi năm 2016 và gấp 3 lần năm 2011.